Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

QUẢN TRỊ ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM BẢO VIỆT doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.35 KB, 26 trang )

Tiểu luận
QUẢN TRỊ ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY
BẢO HIỂM BẢO VIỆT
Mục lục
Mục lục 2
I. Giới thiệu về công ty Bảo hiểm Bảo Việt 4
1.1. Một vài nét chính 4
1.2. Các sản phẩm bảo hiểm chính 6
II, Hoạt động quản trị đầu tư của công ty 14
2.1 Khái quát tình hình đầu tư của công ty 14
2. Các hoạt động đầu tư chủ yếu 15
2.1 Chứng khoán 15
2.2 Quản lý quỹ đầu tư 18
2.3 Ngân hàng 19
2.4 Bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ 19
Bảo hiểm Bảo Việt tiếp tục giữ vững mục tiêu dẫn đầu thị trường bảo hiểm phi nhân thọ
Việt Nam với thị phần 30,4%, kế tiếp là PVI với thị phần 20,6%, Bảo Minh 17,1% và
PJICO là 9,7% 19
3.1 Một số hạn chế trong hoạt động đầu tư của công ty 21
3.1.1 Đầu tư tài chính: thua lỗ 22
Bảo Việt có nguồn vốn điều lệ lớn (trên 5.700 tỉ đồng), vốn huy động lớn nhưng đáng
tiếc trong mấy năm qua, nhiều phi vụ đầu tư tài chính của tập đoàn này không đạt hiệu
quả. Nhiều khoản đầu tư tài chính của Bảo Việt mấy năm qua vào một số công ty, quỹ
đầu tư đều không có kết quả tốt do các đơn vị này bị thua lỗ. Ví dụ, tính đến 31.12.2009,
công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt (BVSC) lỗ hơn 122 tỉ đồng, quỹ đầu tư chứng
khoán Việt Long lỗ trên 112,8 tỉ đồng… Nguyên nhân chủ yếu do các đơn vị trên kinh
doanh nhiều loại cổ phiếu năm 2008, 2009, khi thị trường chứng khoán suy giảm mạnh
năm 2008, đến kỳ báo cáo tài chính phải trích lập dự phòng giảm giá dẫn đến lỗ hoặc sụt
giảm giá trị đơn vị quỹ.
Bảo Việt còn rót tiền vào dự án Bảo Việt resort tại Mũi Né, Bình Thuận. Dự án này dự
kiến đi vào hoạt động từ năm 2007 nhưng đến tháng 3.2010 vẫn chưa được xây dựng.


Hay khoản đầu tư của tập đoàn này vào công ty Đầu tư và xây dựng quốc tế từ năm 2001
nhưng đến hết năm 2009, dự án vẫn chưa có lãi. Bảo Việt còn đầu tư vào công ty cổ phần
giải trí Hà Nội nhưng tỷ suất lợi nhuận bình quân chỉ đạt 4,4%/năm – mức tỷ suất lợi
nhuận rất thấp so với các dự án thông thường.
Nhìn vào các dự án này đều thấy có vấn đề: đây là những lĩnh vực mà tập đoàn Bảo Việt
chưa có nhiều kinh nghiệm: du lịch, bất động sản, giải trí… cho thấy khả năng đánh giá,
lựa chọn đối tác, dự án của tập đoàn này là có vấn đề.
3.1.2 Uỷ thác cho vay, thu chi không bình thường 22
3.1.3 Sai nguyên tắc nghiệp vụ bảo hiểm 23
3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư của công ty bảo hiểm Bảo Việt 24
1. Về cơ chế chính sách 24
2. Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước 25
3.2.2 Giải pháp đối với công ty 25
1. Công ty cần phải xây dựng chiến lược đầu tư phù hợp: 25
2. Về biện pháp nâng cao tính chuyên nghiệp trong đầu tư: 25
3 .Về đa dạng hóa hình thức đầu tư 25
4. Áp dụng tiến bộ của khoa học công nghệ: 26
I. Giới thiệu về công ty Bảo hiểm Bảo Việt
1.1. Một vài nét chính
Thành lập ngày 15/1/1965, đến nay Bảo Việt đã trở thành Tập đoàn Tài chính -
Bảo hiểm hàng đầu Việt Nam. Không chỉ có mạng lưới rộng khắp trên toàn quốc,
Bảo Việt còn được biết đến là thương hiệu mạnh, uy tín số 1 trong lĩnh vực bảo
hiểm. Với khả năng tài chính mạnh, sự thông hiểu thị trường trong nước, Bảo Việt
là doanh nghiệp duy nhất tại Việt Nam kinh doanh cả 2 loại hình bảo hiểm nhân
thọ và phi nhân thọ. Bảo Việt đã được công nhận là một trong số 25 doanh nghiệp
lớn nhất của Việt Nam; là doanh nghiệp bảo hiểm lâu đời, được tin cậy đối với
đông đảo các tầng lớp dân cư, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.


Ngày 31/5/2007 đánh dấu một sự kiện, một mốc lịch sử quan trọng của Bảo Việt,

đó là việc Bảo Việt bán cổ phần lần đầu ra công chúng chính thức trở thành công
ty cổ phần kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực. Ngày 15/10/2007, Tập đoàn Bảo
Việt đã hoàn thành Đăng ký kinh doanh công ty cổ phần có sự tham gia của đối
tác chiến lược là các tập đoàn kinh tế hàng đầu trong nước (Vinashin) và nước
ngoài (HSBC Insurance (Asia - Pacific) Holdings Limited); hình thành Tập đoàn
Tài chính – Bảo hiểm Bảo Việt.


Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của mình, Bảo Việt đã vinh dự được
Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Độc Lập Hạng Ba, Chính phủ xếp hạng
Doanh nghiệp Nhà nước hạng Đặc biệt và nhiều danh hiệu, giải thưởng do các tổ
chức uy tín của trong và ngoài nước trao tặng. Bảo Việt được tổ chức BVQI
(Vương quốc Anh) cấp chứng chỉ quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO
9001:2000 từ tháng 8/2001.
Về hoạt động kinh doanh, trong quá trình phát triển, Bảo Việt liên tục đạt được
những thành tích vượt trội, doanh thu, lợi nhuận và các khoản đóng góp ngân sách
Nhà nước liên tục tăng, doanh thuphí bảo hiểm tăng bình quân trên 20% trong 5
năm qua. Năm 2007, tổng doanh thu kinh doanh của Tập đoàn Tài chính – Bảo
hiểm Bảo Việt đạt 7.800 tỷ đồng, tăng trưởng 13,5% so với năm 2006. Tổng tài
sản đạt 28.581 tỷ đồng (tính đến ngày 15/10/2007).
Về nhân sự, Bảo Việt là doanh nghiệp bảo hiểm duy nhất của Việt Nam có quy
mô với các chi nhánh rộng khắp trên toàn quốc, thu hút một lực lượng đông đảo
cán bộ nhân viên lên tới trên 5.000 người, với khoảng 34.000 đại lý tận tâm với
khách hàng, tận tình với công việc trải đều trên khắp các tỉnh thành. Trong số đó,
nhiều cán bộ có kinh nghiệm am hiểu thị trường bảo hiểm Việt Nam và nhiều cán
bộ trẻ được đào tạo chuyên ngành chính quy có trình độ chuyên môn cao, tạo ra
một lực lượng đan xen đồng bộ nhằm mang lại dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.
Các hoạt động kinh doanh chủ yếu
Với tiềm lực tài chính hùng mạnh (vốn điều lệ hiện lên tới 5.730 tỷ đồng), Tập
đoàn Bảo Việt đã, đang và sẽ không ngừng mở rộng các loại hình kinh doanh dịch

vụ:
- Bảo hiểm nhân thọ (với hơn 43 sản phẩm)
- Bảo hiểm phi nhân thọ (với hơn 80 sản phẩm)
- Tái bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ
- Đầu tư tài chính
- Quản lý quỹ đầu tư
- Chứng khoán
- Ngân hàng
- Kinh doanh bất động sản
- Các lĩnh vực kinh doanh khác theo quy định của pháp luật


Bảo Việt đã thiết lập quan hệ với nhiều công ty tái bảo hiểm và môi giới tái bảo
hiểm hàng đầu trên thế giới như Munich Re, Swiss Re, CCR, Hannover RE, AON,
Athur Gallagher, Marsh… Mối quan hệ hợp tác quốc tế rộng lớn của Bảo Việt vừa
giúp Tập đoàn tăng cường khả năng hợp tác, vừa giúp phân tán rủi ro, tăng khả
năng thanh toán.


Với hoạt động kinh doanh đa ngành, với mô hình tổ chức, cơ chế quản lý kinh
doanh mới, với thế và lực mới, Bảo Việt luôn là sự lựa chọn đúng đắn, là người
bạn đồng hành tin cậy của các cá nhân và tổ chức.
1.2. Các sản phẩm bảo hiểm chính
1.2.1 An Gia Phát Lộc: giải pháp tài chính linh hoạt kết hợp “bảo hiểm + tiết
kiệm + đầu tư”, giúp Bạn hoạch định tài chính theo những giai đoạn khác nhau
của cuộc đời để thực hiện các dự định như: lập gia đình, nuôi dạy con cái trưởng
thành, mua nhà, mua xe, đi du lịch, nghỉ hưu
Quyền lợi của khách hàng
· Thực hiện những dự định, kế hoạch lớn
Vào ngày đáo hạn hợp đồng, Số tiền bảo hiểm gia tăng cùng Quà tặng đáo hạn có

giá trị bằng 5% Số tiền bảo hiểm gia tăng được Bảo Việt Nhân thọ thanh toán,
giúp Bạn thực hiện những dự định, kế hoạch lớn.
· Vừa tiết kiệm vừa đầu tư
- Sau mỗi năm, Số tiền bảo hiểm được tăng thêm 5% trên Số tiền bảo hiểm gốc để
luôn đảm bảo giá trị đồng tiền.
- Ngoài các quyền lợi được bảo đảm, Bạn còn được hưởng Lãi chia theo kết quả
kinh doanh của Bảo Việt Nhân thọ.
· Được bảo vệ tài chính và chia sẻ kịp thời khi có rủi ro
- Quyền lợi bảo hiểm tử vong được Bảo Việt Nhân thọ thanh toán nếu Người được
bảo hiểm không may qua đời.
- Được nhận trợ cấp 100% Số tiền bảo hiểm gia tăng, đồng thời Hợp đồng được
duy trì miễn phí với đầy đủ các quyền lợi khác nếu Người được bảo hiểm không
may bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn do tai nạn.
- 50% Quyền lợi bảo hiểm tử vong được ứng trước, giúp trang trải các chi phí rất
lớn phát sinh trong giai đoạn khó khăn nhất nếu Người được bảo hiểm không may
mắc bệnh hiểm nghèo.
Được hưởng nhiều ưu đãi, hỗ trợ
- Tham gia Số tiền bảo hiểm gốc càng lớn, càng được hưởng nhiều lợi ích.
- Định kỳ đóng phí bảo hiểm càng dài, càng được hưởng lợi về phí bảo hiểm.
- Được tạm ứng từ Giá trị giải ước, tự động tạm ứng từ Giá trị giải ước để đóng
phí, dừng đóng phí mà vẫn duy trì hợp đồng giúp Bạn vượt qua những khó khăn
tạm thời về tài chính.
Giải pháp ưu việt và phù hợp
- Tuỳ ý lựa chọn: Số tiền bảo hiểm gốc, thời hạn bảo hiểm (8, 10, 12 hoặc 15
năm), định kỳ đóng phí bảo hiểm (năm, 06 tháng, quý, tháng), phù hợp với mục
tiêu và hoàn cảnh của mình.
- Có thể mua bảo hiểm cho bản thân hoặc cho những người thân yêu.
- Được bảo hiểm trong thời gian dài nhưng chỉ đóng phí bảo hiểm trong 5 năm.
- Có thể mua thêm các sản phẩm bổ trợ để được bảo vệ về mọi mặt.
An Gia Phát Lộc dành cho ai ?

Người được bảo hiểm: không quá 60 tuổi vào thời điểm tham gia bảo hiểm.
Bên mua bảo hiểm: bản thân, bố, mẹ, người thân, người giám hộ hợp pháp, tổ
chức
1.2.2 An Sinh Giáo Dục: giải pháp tài chính linh hoạt kết hợp “bảo hiểm + tiết
kiệm + đầu tư”, giúp Bạn đảm bảo nguồn tài chính vững chắc cho đứa con thân
yêu của mình có thể bay cao, bay xa trên đường học vấn, tự tin và thành công
trong lập nghiệp. Con bạn sẽ luôn cảm nhận được tình yêu thương và sự chăm lo
của Bạn từng ngày, giúp con Bạn hình thành những đức tính tốt: biết yêu thương
và chăm lo cho mọi người, sống có mục đích, biết sử dụng đồng tiền đúng cách
Quyền lợi của khách hàng
· Thực hiện mục tiêu giáo dục và lập nghiệp
Toàn bộ Số tiền bảo hiểm gia tăng được thanh toán vào ngày đáo hạn, giúp con
bạn trang trải chi phí học đại học, cao học, tiến sỹ, học nghề và lập nghiệp
· Vừa tiết kiệm vừa đầu tư
- Sau mỗi năm, Số tiền bảo hiểm được tăng thêm 5% trên Số tiền bảo hiểm gốc để
luôn đảm bảo giá trị đồng tiền.
- Ngoài các quyền lợi được bảo đảm, bạn còn được hưởng Lãi chia theo kết quả
kinh doanh của Bảo Việt Nhân thọ.
· Được bảo vệ tài chính và chia sẻ kịp thời khi có rủi ro không mong đợi đối
với cả Bên mua bảo hiểm và trẻ em
- Được miễn đóng phí và duy trì Hợp đồng với đầy đủ quyền lợi nếu Bên mua bảo
hiểm không may bị tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn do tai nạn.
- Khoản trợ cấp hàng năm bằng 25% Số tiền bảo hiểm gia tăng được Bảo Việt
Nhân thọ thanh toán cho đến khi kết thúc Hợp đồng, giúp trang trải các chi phí
chăm sóc trẻ em, đồng thời Hợp đồng được duy trì miễn phí với đầy đủ quyền lợi
khác nếu trẻ em không may thương tật toàn bộ vĩnh viễn do tai nạn.
- Quyền lợi bảo hiểm tử vong được Bảo Việt Nhân thọ thanh toán nếu trẻ em
không may qua đời.
- 50% Quyền lợi bảo hiểm tử vong được ứng trước, giúp trang trải các chi phí rất
lớn phát sinh trong giai đoạn khó khăn nhất nếu trẻ em không may mắc bệnh hiểm

nghèo.
Được hưởng nhiều ưu đãi và hỗ trợ:
Tham gia Số tiền bảo hiểm gốc càng lớn, càng được hưởng nhiều lợi ích.
Định kỳ đóng phí bảo hiểm càng dài, càng được hưởng lợi về phí bảo hiểm.
Được tạm ứng từ Giá trị giải ước, tự động tạm ứng từ Giá trị giải ước để đóng phí,
dừng đóng phí mà vẫn duy trì hợp đồng giúp Bạn vượt qua những khó khăn tạm
thời về tài chính.
Giải pháp ưu việt và phù hợp
Tuỳ ý lựa chọn: Số tiền bảo hiểm gốc, thời điểm nhận tiền đáo hạn tại bất kỳ độ
tuổi nào từ 18 đến 23, định kỳ đóng phí bảo hiểm (năm, 06 tháng, quý, tháng),
phù hợp với mục tiêu và hoàn cảnh của mình.
Được bảo hiểm trong suốt thời gian dài với phí bảo hiểm cạnh tranh và đóng trải
đều trong suốt thời gian bảo hiểm.
Có thể mua thêm các sản phẩm bổ trợ để được bảo vệ về mọi mặt cho cả Bên mua
bảo hiểm và trẻ em.
An Sinh Giáo Dục dành cho ai?
Người được bảo hiểm: không quá 15 tuổi vào thời điểm tham gia bảo hiểm.
Bên mua bảo hiểm: bố, mẹ, người thân, người giám hộ hợp pháp
1.2.3 An Sinh Hiếu Học: giải pháp tài chính linh hoạt kết hợp “bảo hiểm + tiết
kiệm + đầu tư”, giúp Bạn đảm bảo nguồn tài chính vững chắc cho đứa con thân
yêu của mình có thể bay cao, bay xa trong học vấn, tự tin và thành công trong lập
nghiệp. Và từng ngày, từng ngày con Bạn sẽ hình thành những đức tính tốt: biết
yêu thương và chăm lo cho mọi người, sống có mục đích, biết sử dụng đồng tiền
đúng cách
Quyền lợi của khách hàng
· Đảm bảo nguồn tài chính cho học tập
Số tiền bảo hiểm được Bảo Việt Nhân thọ thanh toán vào ngày đáo hạn, giúp con
bạn trang trải chi phí học đại học, cao học, tiến sỹ, học nghề và lập nghiệp
· Vừa tiết kiệm vừa đầu tư
Ngoài các quyền lợi được bảo đảm, Bạn còn được hưởng Lãi chia theo kết quả

kinh doanh của Bảo Việt Nhân thọ.
· Được bảo vệ tài chính và chia sẻ kịp thời khi có rủi ro không mong đợi
- Quyền lợi bảo hiểm tử vong được Bảo Việt Nhân thọ thanh toán nếu trẻ em
không may qua đời.
- Khoản trợ cấp hàng năm bằng 25% Số tiền bảo hiểm được Bảo Việt Nhân thọ
thanh toán cho đến khi kết thúc Hợp đồng, giúp trang trải các chi phí chăm sóc
cho trẻ em nếu trẻ em không may thương tật toàn bộ vĩnh viễn do tai nạn.
- 50% Quyền lợi bảo hiểm tử vong được ứng trước, giúp trang trải các chi phí rất
lớn phát sinh trong giai đoạn khó khăn nhất nếu trẻ em không may mắc bệnh hiểm
nghèo.
Được hưởng nhiều ưu đãi và hỗ trợ
- Tham gia Số tiền bảo hiểm gốc càng lớn, càng được hưởng nhiều lợi ích.
- Định kỳ đóng phí bảo hiểm càng dài, càng được hưởng lợi về phí bảo hiểm.
- Được tạm ứng từ Giá trị giải ước, tự động tạm ứng từ Giá trị giải ước để đóng
phí, dừng đóng phí mà vẫn duy trì hợp đồng giúp Bạn vượt qua những khó khăn
tạm thời về tài chính.
Giải pháp ưu việt và phù hợp
Tuỳ ý lựa chọn: Số tiền bảo hiểm, thời điểm nhận tiền đáo hạn tại bất kỳ độ tuổi
nào từ 18 đến 23, định kỳ đóng phí bảo hiểm (năm, 06 tháng, quý, tháng), phù
hợp với mục tiêu và hoàn cảnh của mình.
Được bảo hiểm trong thời gian dài với phí bảo hiểm cạnh tranh và đóng trải đều
trong suốt thời gian bảo hiểm.
Có thể mua thêm các sản phẩm bổ trợ để được bảo vệ về mọi mặt cho cả Bên mua
bảo hiểm và trẻ em.
An Sinh Hiếu Học dành cho ai?
Người được bảo hiểm: không quá 15 tuổi vào thời điểm tham gia bảo hiểm.
Bên mua bảo hiểm: bố, mẹ, người thân, người giám hộ hợp pháp, tổ chức.
1.2.5 An Sinh Lập Nghiệp
Mục đích chương trình bảo hiểm
+ Thể hiện tình yêu thương dành cho con em.

+ Chuẩn bị đủ điều kiện cho con em vững bước thành công khi đến tuổi lập
nghiệp.

Đối tượng bảo hiểm
+ Trẻ em từ 0 đến 13 tuổi.

Đối tượng tham gia bảo hiểm
+ Người tham gia bảo hiểm từ 18 tuổi trở lên.

Thời gian bảo hiểm
+ Từ 10 đến 23 năm

Thời gian đóng phí
+ Từ 5 đến 18 năm

Quyền lợi của Quý khách
+ Được gia tăng 5% mỗi năm số tiền bảo hiểm lựa chọn ban đầu;
+ Được nhận Quyền lợi lập nghiệp định kỳ hàng năm trong vòng 5 năm kể từ khi
trẻ em tròn 18;
+ Được nhận Quà tặng lập nghiệp trị giá bằng 30% số tiền bảo hiểm đã gia tăng
khi trẻ em tròn 23 tuổi.
+ Được nhận trợ cấp hàng năm trị giá 25% số tiền bảo hiểm gia tăng hàng năm
cho đến khi người được bảo hiểm tròn 23 tuổi, nếu trẻ em không may bị tai nạn
dẫn đến thương tật toàn bộ vĩnh viễn.
+ Được nhận quyền lợi bảo hiểm tử vong tối đa bằng 150% số tiền bảo hiểm đã
gia tăng nếu chẳng may bị tử vong.
+ Được trả 50% của Quyền lợi bảo hiểm tử vong nếu người được bảo hiểm bị
bệnh hiểm nghèo ở giai đoạn cuối.
+ Được giảm tỷ lệ phí khi tham gia số tiền bảo hiểm lớn.
+ Được giảm phí khi tham gia bảo hiểm sớm.

+ Được lựa chọn phương thức nộp phí (năm, nửa năm, quý, tháng) và địa điểm
nộp phí.
+ Được mua thêm các sản phầm bổ trợ như Bảo hiểm thương tật toàn bộ vĩnh viễn
do tai nạn, Bảo hiểm chi phí phẫu thuật, Bảo hiểm chết hoặc thương tật toàn bộ
vĩnh viễn do tai nạn, Quyền lợi miễn nộp phí bảo hiểm và Quyền lợi miễn nộp phí
bảo hiểm đặc biệt
+ Được vay theo hợp đồng, vay phí tự động, dừng nộp phí và duy trì hợp đồng với
số tiền bảo hiểm giảm (khi hợp đồng đã có hiệu lực từ 24 tháng trở lên và trước
ngày người được bảo hiểm 18 tuổi).
Và còn nhiều sản phẩm bảo hiểm khác của công ty.
3, Kết quả kinh doanh của công ty
Bảng kết quả kinh doanh của công ty 2 năm 2009 và 2008 :
Chỉ tiêu 2009 2008
Các khoản giảm trừ doanh thu 1,036,848 1,269,741
Chi bồi thường bảo hiểm gốc, trả tiền bảo hiểm 4,050,561 4,950,625
Chi bồi thường nhận tái bảo hiểm 46,247 60,385
Chi khác hoạt động kinh doanh bảo hiểm 860,364 868,965
Tổng chi trực tiếp hoạt động kinh doanh BH 860,364 868,965
Lợi nhuận gộp 5,193,425 6,766,103
Chi phí bán hàng 122,023 111,761
Chi phí quản lý doanh nghiệp 1,453,572 1,444,041
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh -838,462 69,922
Doanh thu hoạt động tài chính 2,393,476 3,293,074
Chi phí tài chính 331,877 2,676,612
Thu nhập khác 20,453 23,915
Chi phí khác 6,570 774
Lợi nhuận khác 13,883 23,141
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 1,250,077 502,667
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 234,020 175,181
EPS 683 N/A

P/E 45 N/A
Giá giao dịch cuối quý 31 N/A
Khối lương 573,026,605 573,026,605
Chỉ tiêu 2009 2008
Tài sản ngắn hạn 13,673,103 9,240,786
Tiền và các khoản tương đương tiền 2,532,644 480,837
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 8,576,064 6,553,384
Các khoản phải thu ngắn hạn 2,427,630 2,142,913
Hàng tồn kho 107,122 24,620
Tài sản ngắn hạn khác 29,644 39,032
Tài sản dài hạn 17,416,756 16,076,789
Các khoản phải thu dài hạn N/A N/A
Tài sản cố định 1,702,679 1,208,962
Bất động sản đầu tư 23,449 23,449
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 15,630,165 14,787,789
Tài sản dài hạn khác N/A N/A
Tổng cộng tài sản 33,714,617 25,317,575
Nợ phải trả 23,777,029 16,526,706
Nợ ngắn hạn 2,450,955 1,039,137
Nợ dài hạn 73,239 47,075
Vốn chủ sở hữu 8,588,671 8,301,511
Nguồn kinh phí và quỹ khác 49,856 36,500
Tổng cộng nguồn vốn 33,714,617 25,317,575

Nửa đầu 2010, BVH vẫn lỗ thuần 196 tỷ đồng từ HĐKD bảo hiểm; tuy nhiên,
mức lỗ này đã giảm đáng kể so với con số 673 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước.
Tập đoàn Bảo Việt (BVH) công bố báo cáo tài chính soát xét hợp nhất 6 tháng
đầu năm 2010. Kết quả hợp nhất của BVH bao gồm kết quả của công ty mẹ - Tập
đoàn Bảo Việt và các công ty con là Bảo hiểm Bảo Việt, Bảo Việt Nhân thọ,
Chứng khoán Bảo Việt, Ngân hàng Bảo Việt, Công ty quản lý quỹ Bảo Việt…

Doanh thu phí bảo hiểm gốc trong 6 tháng đầu năm nay đạt 3892,6 tỷ đồng, tăng
367 tỷ, tương ứng tăng 10,4% so với cùng kỳ năm trước.
Doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh (HĐKD) bảo hiểm đạt 3.130 tỷ đồng,
tăng 850 tỷ, tương ứng tăng 37,3%.
Đáng chú ý là HĐKD bảo hiểm vẫn bị lỗ thuần gần 196 tỷ đồng; tuy nhiên, mức lỗ
này đã giảm hơn 477 tỷ so với mức lỗ 673 tỷ đồng của cùng kỳ.
Tuy nhiên, lợi nhuận từ hoạt động tài chính – nhân tố chính đem lại lợi nhuận cho
BVH – lại giảm 472 tỷ, từ 1.267 tỷ đồng xuống 795 tỷ đồng.
Mức tăng của của hoạt động bảo hiểm đã bị triệt tiêu bởi mức giảm của hoạt động
tài chính. Nguyên chính làm cho lợi nhuận của BVH vẫn tăng so với cùng kỳ là từ
hoạt động ngân hàng: Lợi nhuận thuần từ hoạt động này (hợp nhất từ BaoViet
Bank) tăng từ 31,5 tỷ đồng lên 171,6 tỷ đồng.
LNTT đạt 716,7 tỷ đồng, tăng 148 tỷ, tương ứng tăng 26% so với 6 tháng đầu năm
2009. LNST thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 533,7 tỷ đồng, tăng 123,4 tỷ
(30,1%).
EPS 6 tháng đạt 859 đồng.

Kết quả kinh doanh hợp nhất của BVH
Đầu năm nay, BVH đã phát hành riêng lẻ cho đối tác chiến lược là HSBC
Insurance để tăng vốn từ 5.730 tỷ lên 6.267 tỷ đồng. Hiện HSBC Insurance nắm
18% vốn của BVH.
Tại ngày 30/6/2010, tổng tài sản và vốn chủ sở hữu hợp nhất của BVH đạt lần lượt
là 38.977 tỷ và 10.302 tỷ đồng.
II, Hoạt động quản trị đầu tư của công ty
2.1 Khái quát tình hình đầu tư của công
ty
Ngày 11/6/2010, Bộ Tài chính đã cấp Giấy phép điều chỉnh số
45/GPDDC3/KDBH, cho phép Tổng Công ty Bảo Hiểm Bảo Việt ( Công ty
con của tập đoàn Bảo Việt - MCK: BVH) tăng vốn điều lệ lên 1.500 tỷ đồng.
Việc tăng vốn điều lệ nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của Bảo hiểm Bảo

Việc trong thời gian tới.
Để tăng cường quản lý và kiểm soát rủi ro, mô hình kinh doanh của Bảo Hiểm
Bảo Việt chuyển đổi theo hướng tập trung hóa, thực hiện phương châm "Quản lý
tập trung, phục vụ tại chỗ" .
Và để thực hiện được những mục tiêu cơ bản đó, Bảo Hiểm Bảo Việt đã được Hội
đồng quản trị Tập đoàn Bảo Việt phê duyệt nâng mức vốn điều lệ từ 1.000 tỷ đồng
lên 1.500 tỷ đồng.
Năm 2010, Bảo Hiểm Bảo Việt đặt mục tiêu đạt tổng doanh thu trên 4.800 tỷ
đồng, trong đó doanh thu phí bảo hiểm gốc đạt trên 4.200 tỷ đồng, tăng trưởng
15% so với năm 2009.
Lợi nhuận 2010 dự kiến đạt gần 300 tỷ đồng.
Theo đó, để tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao mức phí bảo hiểm giữ lại, thực
hiện chiến lược phát triển giai đoạn 2011 – 2015, Bảo hiểm Bảo Việt đã và đang
tập trung đầu tư vào công nghệ thông tin, trong đó triển khai các phần mềm quản
lý nghiệp vụ thuộc dự án phần mềm Insure J; phần mềm kế toán - Sun Account,
Lotus Note , hỗ trợ tích cực cho việc chuyển đổi mô hình kinh doanh của Bảo
hiểm Bảo Việt theo hướng tập trung hóa, thực hiện phương châm "Quản lý tập
trung, phục vụ tại chỗ" để tăng cường quản lý và kiểm soát rủi ro.
Riêng năm 2010, Bảo hiểm Bảo Việt đặt mục tiêu đạt tổng doanh thu trên 4.800 tỷ
đồng, trong đó doanh thu phí bảo hiểm gốc đạt trên 4.200 tỷ đồng, tăng trưởng
15% so với năm 2009; Lợi nhuận 2010 dự kiến đạt gần 300 tỷ đồng; Khẳng định
vị trí dẫn đầu thị phần về bảo hiểm phi nhân thọ trên thị trường Việt Nam.
Với chiến lược đa dạng hóa kênh phân phối, bên cạnh kênh phân phối trực tiếp tại
66 công ty thành viên và trên 300 phòng bảo hiểm khu vực trên toàn quốc, Bảo
hiểm Bảo Việt tiếp tục mở rộng kênh phân phối qua ngân hàng - Bancassurance;
đẩy mạnh kênh đại lý thông qua việc phát huy thế mạnh của Tập đoàn Tài chính -
Bảo hiểm Bảo Việt trong việc bán chéo sản phẩm giữa các đơn vị thành viên. Bảo
hiểm Bảo Việt cũng sẽ bước đầu phát triển kênh phân phối mới như: E -
commerce và Telesales trong năm 2010, triển khai xây dựng tổng đài dịch vụ
khách hàng - Call Center để cải tiến nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, đáp

ứng nhu cầu thực sự của khách hàng bằng các dịch vụ tốt…
Như vậy, với số vốn điều lệ tăng lên thành 1.500 tỷ đồng, Bảo hiểm Bảo Việt sẽ
có thêm thế và lực mới phát triển trên thị trường bảo hiểm.
2. Các hoạt động đầu tư chủ yếu
2.1 Chứng khoán
Công ty Cổ phần Chứng Khoán Bảo Việt là công ty chứng khoán đầu tiên được
thành lập tại Việt Nam với cổ đông sáng lập là Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam
(Bảo Việt), trực thuộc Bộ Tài chính. Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt
(BVSC) chính thức hoạt động kể từ ngày 26/11/1999 theo giấy phép hoạt động số
01/GPHĐKD do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp.
Ngày 28/11/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 310/2005/QĐ-TTg
phê duyệt Đề án Cổ phần hoá Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam và thí điểm thành
lập Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt. Ngày 15 tháng 10 năm 2007, Tập
đoàn Bảo Việt đã hoàn tất quá trình cổ phần hóa và chính thức chuyển sang hoạt
động theo mô hình cổ phần. Với mô hình mới, Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo
Việt là một thành viên của Tập đoàn Bảo Việt với các sản phẩm dịch vụ chính
như:
- Môi giới chứng khoán
- Lưu ký chứng khoán
- Tư vấn đầu tư
- Đấu giá uỷ thác
- Dịch vụ khác
Trong lĩnh vực dịch vụ chứng khoán, tư vấn đầu tư
Với sự phục hồi của thị trường chứng khoán trong năm 2009, BVSC đã
hoàn thành kế hoạch năm 2009 đạt doanh thu 293 tỷ đồng, tăng trưởng
35,8% so với năm 2008. Lợi nhuận trước thuế của công ty đạt 174 tỷ
đồng.Công ty đã tập trung hoàn thiện mô hình quản trị lien quan tới hoạt
động kiểm toán, tuân thủ , quản lý rủi ro, triển khai phần mềm CMS
Securities, đẩy mạnh các nghiệp vụ ngân hàng đầu tư. Kỷ niệm 10 năm hoạt
động, BVSC đã đạt được nhiều thành tích và danh hiệu trong nước và quốc

tế, giữ vững vị trí và uy tín trên thị trường việt nam.
Tình hình đầu tư chứng khoán của công ty bảo việt:
Trong năm 2009, HĐQT Tập đoàn Bảo Việt đã chỉ đạo triển khai kịp thời các
Nghị quyết ĐHĐCĐ trong năm 2009: chi trả cổ tức năm tài chính đầu tiên (từ
16/10/2007 – 31/12/2008); thực hiện niêm yết thành công hơn 573 triệu cổ phiếu
của Tập đoàn Bảo Việt tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
(HOSE); thực hiện chuyển giao xong toàn bộ 20,4 triệu cổ phần của Tập đoàn
Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) tại Tập đoàn Bảo Việt cho Tổng Công
ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC); ký thỏa thuận hợp tác chiến lược
với cổ đông SCIC; hoàn tất việc phát hành riêng lẻ 53.682.474 cổ phần của Tập
đoàn Bảo Việt cho đối tác chiến lược nước ngoài HSBC. Hoàn tất chiến lược phát
triển thương hiệu Bảo Việt; chú trọng thực hiện công tác quản trị doanh nghiệp
theo chuẩn mực quốc tế; tiếp tục phát triển, mở mang doanh nghiệp. Đẩy mạnh sự
kết nối, phối hợp giữa các đơn vị trong Tập đoàn để tương xứng với tiềm lực của
các công ty thành viên: bảo hiểm, ngân hàng, đầu tư; phát huy lợi thế, đa dạng hóa
sản phẩm Một số giải pháp cụ thể cũng được HĐQT đưa ra nhằm thực hiện mục
tiêu chiến lược đã đề ra.

Đối với Bảo Việt, năm 2009 đánh dấu những chuyển biến lớn trong nâng cao năng
lực tài chính, năng lực cạnh tranh và phục vụ khách hàng, kết quả kinh doanh
trong lĩnh vực kinh doanh cốt lõi gồm bảo hiểm, đầu tư, chứng khoán và ngân
hàng đạt được những thành tựu đáng ghi nhận.

Năm 2009, Tập đoàn Bảo Việt đã hoàn thành tốt các mục tiêu tăng trưởng và hiệu
quả đã được ĐHĐCĐ giao. Tổng doanh thu hợp nhất toàn Tập đoàn đạt 10.567 tỷ
đồng. Doanh thu từ hoạt động bảo hiểm đạt 7.640 tỷ đồng, tăng 8,16% so với năm
2008; doanh thu hoạt động tài chính đạt 2.393 tỷ đồng. Tổng lợi nhuận hợp nhất
trước thuế đạt 1.250 tỷ đồng; lợi nhuận hợp nhất sau thuế toàn Tập đoàn đạt 1.011
tỷ đồng. Tổng tài sản hợp nhất của Tập đoàn Bảo Việt đã đạt 33.715 tỷ đồng, tăng
trưởng 33,17% so với đầu năm.


Doanh thu của Công ty Mẹ - Tập đoàn Bảo Việt đạt 930 tỷ đồng, hoàn thành vượt
mức 45,08% so với kế hoạch ĐHĐCĐ đã thông qua. Lợi nhuận sau thuế của Công
ty Mẹ đạt 808 tỷ đồng, hoàn thành vượt mức 59,36% kế hoạch, đạt tỷ suất lợi
nhuận sau thuế trên vốn điều lệ (vốn điều lệ 5.730 tỷ) là 14,1% của năm tài chính
2009, hoàn thành 159,36% kế hoạch.
Năm 2010, Tập đoàn Bảo Việt đặt mục tiêu kinh doanh hợp nhất toàn Tập đoàn là
11.720 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 1.395 tỷ đồng, lợi nhuận sau
thuế hợp nhất đạt 1.104 tỷ đồng. ĐHĐCĐ cũng nhất trí với mục tiêu kinh doanh
của Công ty Mẹ - Tập đoàn Bảo Việt đạt doanh thu 1.157 tỷ đồng; lợi nhuận sau
thuế của công ty mẹ đạt 848 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn điều lệ (vốn điều
lệ 6.267 tỷ đồng) kế hoạch đạt 13,5%.

Để đạt được các phương hướng và mục tiêu kinh doanh đề ra, Tập đoàn Bảo Việt
tập trung triển khai các giải pháp trọng tâm trong năm 2010 từ việc xây dựng cơ sở
hạ tầng công nghệ thông tin; tập trung triển khai các quy chế,… đến việc phối hợp
nhằm phát huy tối đa sức mạnh và tăng cường khai thác chéo giữa các đơn vị của
Tập đoàn, triển khai đổi mới thương hiệu,…

ĐHĐCĐ đã nhất trí thông qua vấn đề thù lao cho HĐQT và Ban Kiểm soát, việc
phân phối lợi nhuận sau thuế, chi trả cổ tức năm 2009 và kế hoạch chi trả cổ tức
năm 2010. Đại hội cũng tiến hành bầu thay thế một thành viên Ban Kiểm soát
nhiệm kỳ 2007 - 2012; thông qua lựa chọn đơn vị kiểm toán độc lập; phương án
tăng vốn điều lệ; bổ sung ngành nghề kinh doanh…

Thực hiện kế hoạch tăng vấn điều lệ của Tập đoàn lên 6.800 tỷ đồng theo chiến
lược đã được để ra khi thực hiện cổ phần hóa; đồng thời nhằm nâng cao tài chính,
năng lực cạnh tranh, phục vụ mục tiêu phát triển chiến lược: đầu tư bổ sung tăng
vốn điều lệ trong các lĩnh vực kinh doanh nòng cốt, tiếp tục phát triển hệ thống
công nghệ thông tin,… Phương án phát hành tăng vốn điều lệ năm 2010 với số

lượng cổ phần dự kiến phát hành là 53.896.980 cổ phần (mệnh giá cổ phần 10.000
đồng); giá phát hành là 12.000 đồng; Tỷ lệ phát hành 8,6% trên số vốn cổ phần
hiện hữu.
2.2 Quản lý quỹ đầu tư
Với nền tảng hơn 40 năm của một Tập đoàn Bảo hiểm lớn mạnh bậc nhất Việt
Nam, kinh nghiệm gần 15 năm trong lĩnh vực đầu tư, kết hợp cùng đội ngũ nhân
sự thường xuyên được củng cố, được hoàn thiện, Công ty Quản lý quỹ Bảo Việt
hiện đã khẳng định được vị thế là một trong những nhà đầu tư tài chính chuyên
nghiệp hàng đầu trên thị trường Việt Nam.
Với tiền thân là Trung tâm Đầu tư của Tập đoàn Bảo Việt, được thành lập theo
Giấy phép số 05/UBCK-GPHĐQLQ ban hành ngày 08/11/2005 và điều chỉnh bổ
sung tại Quyết định số 10/UBCK-GPĐCQLQ ngày 14/12/2007 của Ủy ban Chứng
khoán nhà nước với vốn điều lệ 50 tỷ đồng, Công ty Quản lý quỹ Bảo Việt đã
cung cấp các dịch vụ quản lý danh mục đầu tư, lập và quản lý quỹ đầu tư chứng
khoán cho nhiều Công ty bảo hiểm lớn cũng như các Công ty có nhu cầu đầu tư tài
chính trên thị trường.
Trong bối cảnh thị trường tài chính không ngừng biến động, hoạt động đầu tư
Công ty Quản lý quỹ Bảo Việt đã đạt được là rất khả quan: tăng trưởng doanh thu
đầu tư luôn cao hơn tăng trưởng nguồn vốn đầu tư, hoạt động đầu tư tuân theo các
chuẩn mực, nguyên tắc an toàn, hiệu quả và tăng trưởng bền vững. Trong thời gian
ngắn tổng tài sản do Công ty quản lý liên tục tăng trưởng ổn định và đến nay đã
đạt gần 16.000 tỷ đồng – đây được coi là một bước tiến lớn so với các Công ty
Quản lý quỹ đang hoạt động trên thị trường.
Với những kết quả hoạt động khả quan và mục tiêu đầy tham vọng, với đội ngũ
cán bộ trẻ, năng động, chuyên nghiệp, hoạt động dưới mô hình quản lý hiện đại,
Công ty Quản lý quỹ Bảo Việt tự hào khi nhận được sự tín nhiệm của các nhà đầu
tư trong và ngoài nước, xứng đáng là một trong những Công ty quản lý quỹ hàng
đầu tại Việt Nam và là một trong những trụ cột quan trọng của Tập đoàn Tài chính
- Bảo hiểm Bảo Việt.
Các sản phẩm dịch vụ mà công ty cung cấp

- Quản lý danh mục đầu tư
- Quản lý quỹ
2.3 Ngân hàng
Được thành lập theo giấy phép hoạt động số 328/GP-NHNN, ngày 11/12/2008 của
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ngân hàng TMCP Bảo Việt
(BAOVIET BANK) đã chính thức trở thành thành viên trẻ nhất của tập đoàn Tài
chính - Bảo hiểm Bảo Việt cũng như hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt
Nam. Sự ra đời của BAOVIET Bank góp phần hình thành thế chân kiềng vững
chắc giữa Bảo hiểm - Ngân hàng - Chứng khoán, tạo nên sức mạnh tổng hợp, đảm
bảo cho sự phát triển bền vững, toàn diện cho toàn hệ thống Bảo Việt.

Với các cổ đông sáng lập là Tập đoàn Bảo Việt, Tổng Công ty sữa Việt Nam
(Vinamilk) và Công ty Cổ phần Tập đoàn CMC cùng một số cổ đông là các tổ
chức có uy tín khác trong nước, BAOVIET BANK có nhiều điều kiện thuận lợi
trong việc phát triển quan hệ đối tác với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước,
ứng dụng công nghệ ngân hàng tiến tiến và hiệu quả nhất để tạo nên sức mạnh
cạnh tranh cho ngân hàng, tạo tiền đề để trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại
Việt Nam vào năm 2015.
2.4 Bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ
Bảo hiểm Bảo Việt tiếp tục giữ vững mục tiêu dẫn đầu thị trường bảo hiểm
phi nhân thọ Việt Nam với thị phần 30,4%, kế tiếp là PVI với thị phần
20,6%, Bảo Minh 17,1% và PJICO là 9,7%

Theo thông tin từ Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt, năm 2009 doanh thu phí bảo
hiểm gốc của Bảo hiểm Bảo Việt đạt trên 3.650 tỷ đồng, mức tăng trưởng đạt gần
10%; lợi nhuận trước thuế đạt gần 220 tỷ đồng, tăng gần 20% so với năm 2008.
Theo số liệu thống kê của doanh nghiệp này, các nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm,
bảo hiểm y tế và sức khỏe có tỷ lệ tăng trưởng cao - trên 40%; Bảo hiểm tàu thủy,
bảo hiểm xe cơ giới và bảo hiểm kỹ thuật cũng đạt tỷ lệ tăng trưởng gần 20% so
với năm trước.

Năm 2009 là năm có bối cảnh cạnh tranh trong bảo hiểm y tế, sức khỏe diễn ra
mạnh mẽ: giảm phí và mở rộng quyền lợi bảo hiểm đến mức không thể kiểm soát
được rủi ro; trục lợi bảo hiểm ở nghiệp vụ này đang có chiều hướng tăng nhanh.
Trong năm này, Bảo hiểm Bảo Việt thực hiện sự chuyển dịch cơ bản về sản phẩm,
chuyển từ bảo hiểm kết hợp con người sang bảo hiểm sức khỏe, y tế kết hợp; đồng
thời triển khai một loạt các nội dung hiệu quả như triển khai phần mềm BV Care
để quản lý cấp đơn và bồi thường bảo hiểm cho các sản phẩm bảo hiểm y tế, tai
nạn trách nhiệm cao cá nhân và nhóm bán qua ngân hàng; thí điểm thành công cấp
đơn trên máy đối với một số hợp đồng có mức trách nhiệm cao; tham gia các
mạng lưới Pool gồm: Insurope, ING, Maxis và hợp tác với các Pool để khai thác
bảo hiểm con người từ các khách hàng toàn cầu và các tập đoàn quốc tế. Những
bước đi này đã đem lại sự tăng trưởng mạnh mẽ cho nghiệp vụ này.
Năm 2009 cũng đánh dấu sự phát triển thuyết phục của loại hình bảo hiểm
bancassurance - sản phẩm bảo hiểm kết hợp với ngân hàng của Bảo hiểm Bảo
Việt.
Tính tới hết tháng 12/2009, doanh thu phí bảo hiểm bancassurance của Bảo hiểm
Bảo Việt tăng trưởng 207%, so với năm 2008. Trong đó doanh thu từ kênh phân
phối qua Ngân hàng HSBC chiếm tới 90% doanh thu sản phẩm bancassurance.
Năm 2010, với sự mở rộng và phát triển bancassurance qua hệ thống các ngân
hàng Techcombank, Bảo Việt Bank, VIB, HD Bank và Habubank,
bancassurance hứa hẹn nhiều triển vọng tích cực.
Các nghiệp vụ bảo hiểm khác như bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm con người, bảo
hiểm hàng hóa, bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm kỹ thuật, do Bảo hiểm Bảo Việt đã
kiên quyết thực hiện kiểm soát bồi thường, loại bỏ các rủi ro xấu và tình trạng trục
lợi bảo hiểm, nên tỷ lệ bồi thường các nghiệp vụ trong năm 2009 đã giảm đáng kể
so với 2008. Qua đó, đem lại kết quả kinh doanh tích cực ở các nghiệp vụ này.
Cũng trong năm 2009, mặc dù số lượng đại lý chuyên nghiệp đã được chọn lọc kỹ
và giảm đáng kể so với 2008, nhưng với việc nâng cao chất lượng đào tạo đại lý
theo quy định của Nhà nước, cùng với các chính sách hỗ trợ hoạt động đại lý,
doanh thu từ kênh phân phối này vẫn đạt mức tăng trưởng tốt, tăng gần 13% so

với 2008.
Xét về thị phần ở từng nghiệp vụ trên toàn thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, Bảo
hiểm Bảo Việt vẫn chiếm ưu thế ở các nghiệp vụ chủ chốt với bảo hiểm con người
chiếm 48,7% thị phần, bảo hiểm hàng không gần 51%, bảo hiểm trách nhiệm trên
34%, bảo hiểm tàu thủy và bảo hiểm hàng hóa, bảo hiểm xe cơ giới gần 30%
Bảo hiểm Bảo Việt tiếp tục giữ vững mục tiêu dẫn đầu thị trường bảo hiểm phi
nhân thọ Việt Nam với thị phần 30,4%, kế tiếp là PVI với thị phần 20,6%, Bảo
Minh 17,1% và PJICO là 9,7%
Bước sang năm 2010 Bảo hiểm Bảo Việt đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu phí
bảo hiểm gốc là 15%, so với năm 2009; lợi nhuận trước thuế gần 300 tỷ đồng;
doanh thu từ hoạt động đầu tư tài chính gần 260 tỷ đồng.
Để đạt được mục tiêu đề ra, Bảo hiểm Bảo Việt cần tiếp tục thực hiện các giải
pháp chiến lược nhằm phát triển các nghiệp vụ trong năm 2010 và các năm tiếp
theo.
Trong đó, ưu tiên triển khai trung tâm dịch vụ khách hàng, nâng cao chất lượng và
đáp ứng dịch vụ trực tiếp; củng cố dịch vụ cứu hộ trực tiếp 24/24; đẩy mạnh khai
thác qua kênh môi giới, bancassurance; có chính sách khuyến khích phát triển bảo
hiểm tàu sông tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long khi thị trường này được xác
định có tiềm năng lớn; triển khai và phát triển mạnh sản phẩm bảo hiểm tín dụng
xuất khẩu, tận dụng lợi thế Chính phủ ủy nhiệm cho Bảo hiểm Bảo Việt thực hiện
độc quyền sản phẩm bảo hiểm này.
Bên cạnh đó Bảo hiểm Bảo Việt tiếp tục đầu tư và ứng dụng công nghệ thông tin
với các phần mềm BVPROP, BV Care, Insur J, Sun Account để nâng cao công tác
quản lý và hỗ trợ phát triển nghiệp vụ hội nhập quốc tế theo cung cách hiện đại và
chuẩn hóa cao. Tăng cường công tác quản lý, giám sát hoạt động nội bộ sẽ góp
phần lành mạnh hóa hoạt động của Bảo hiểm Bảo Việt và đem lại hiệu quả tốt hơn
trong hoạt động chung
III Giải pháp cho hoạt động đầu tư của công ty bảo hiểm Bảo Việt
3.1 Một số hạn chế trong hoạt động đầu
tư của công ty

Không chỉ thể hiện cách thức quản trị nội bộ có vấn đề như việc mua trái
phiếu không bảo đảm của Vinashin, gửi tiền quá hạn mức tự đề ra tại công ty
Tài chính của Vinashin hàng trăm tỉ đồng , tập đoàn tài chính – bảo hiểm
Bảo Việt (gọi tắt là tập đoàn Bảo Việt) còn thể hiện nhiều yếu kém trong quản
lý, đầu tư tài chính.
Những kết quả kiểm tra mới đây về các hoạt động đầu tư, kinh doanh của cơ quan
chức năng tại tập đoàn này cho thấy rõ điều này.
3.1.1 Đầu tư tài chính: thua lỗ
Bảo Việt có nguồn vốn điều lệ lớn (trên 5.700 tỉ đồng), vốn huy động lớn
nhưng đáng tiếc trong mấy năm qua, nhiều phi vụ đầu tư tài chính của
tập đoàn này không đạt hiệu quả. Nhiều khoản đầu tư tài chính của Bảo
Việt mấy năm qua vào một số công ty, quỹ đầu tư đều không có kết quả
tốt do các đơn vị này bị thua lỗ. Ví dụ, tính đến 31.12.2009, công ty cổ
phần chứng khoán Bảo Việt (BVSC) lỗ hơn 122 tỉ đồng, quỹ đầu tư chứng
khoán Việt Long lỗ trên 112,8 tỉ đồng… Nguyên nhân chủ yếu do các đơn
vị trên kinh doanh nhiều loại cổ phiếu năm 2008, 2009, khi thị trường
chứng khoán suy giảm mạnh năm 2008, đến kỳ báo cáo tài chính phải
trích lập dự phòng giảm giá dẫn đến lỗ hoặc sụt giảm giá trị đơn vị quỹ.
Bảo Việt còn rót tiền vào dự án Bảo Việt resort tại Mũi Né, Bình Thuận.
Dự án này dự kiến đi vào hoạt động từ năm 2007 nhưng đến tháng 3.2010
vẫn chưa được xây dựng. Hay khoản đầu tư của tập đoàn này vào công ty
Đầu tư và xây dựng quốc tế từ năm 2001 nhưng đến hết năm 2009, dự án
vẫn chưa có lãi. Bảo Việt còn đầu tư vào công ty cổ phần giải trí Hà Nội
nhưng tỷ suất lợi nhuận bình quân chỉ đạt 4,4%/năm – mức tỷ suất lợi
nhuận rất thấp so với các dự án thông thường.
Nhìn vào các dự án này đều thấy có vấn đề: đây là những lĩnh vực mà tập
đoàn Bảo Việt chưa có nhiều kinh nghiệm: du lịch, bất động sản, giải
trí… cho thấy khả năng đánh giá, lựa chọn đối tác, dự án của tập đoàn
này là có vấn đề.
3.1.2 Uỷ thác cho vay, thu chi không bình thường

Một vụ uỷ thác cho vay kém hiệu quả khác là năm 2004, Bảo Việt uỷ thác cho
ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Hà Nội cho vay 3 triệu
USD để thực hiện dự án nhà máy sản xuất đèn màu số 2 của công ty TNHH đèn
hình Orion Hanel. Cho đến cuối tháng 9.2009, nợ gốc quá hạn còn trên 2 triệu
USD và nợ lãi quá hạn trên 66.400 USD. Công ty TNHH đèn hình Orion Hanel đã
nộp đơn xin phá sản nên việc đòi được nợ vay, với Bảo Việt còn là cuộc hành
trình dài ngày.
Cơ quan chức năng còn phát hiện những vấn đề quản lý thu, chi bất thường khác
của tập đoàn Bảo Việt và một số đơn vị thành viên. Ví dụ, trong việc bán đấu giá
cổ phần đợt tháng 11.2006 của công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt, có hai quỹ
đầu tư nước ngoài và hai cá nhân đã đặt cọc tiền mà không tham gia đấu giá.
Nhưng hội đồng quản trị công ty này đã trả lại tiền đặt cọc hơn 2 tỉ đồng cho các
nhà đầu tư trên, vi phạm các quy định của uỷ ban Chứng khoán nhà nước tại quyết
định số 491/2005/QĐ-UBCK. Việc trả lại tiền đặt cọc này cũng làm giảm thu nhập
trước thuế của công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt hơn 2 tỉ đồng và giảm thuế
thu nhập doanh nghiệp 407 triệu đồng.
Việc hạch toán doanh thu hoạt động tài chính cũng có vấn đề: năm 2007, tổng
công ty bảo hiểm Bảo Việt xác định các khoản doanh thu từ hoạt động đầu tư tài
chính được giảm trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp cao hơn với số thông báo
của các đơn vị tập đoàn Bảo Việt, công ty quản lý quỹ Bảo Việt, quỹ chứng khoán
Bảo Việt là hơn 3 tỉ đồng. Việc này dẫn đến thuế thu nhập doanh nghiệp nộp bị
thiếu so với quy định là 850 triệu đồng.
Công ty TNHH quản lý quỹ Bảo Việt lại thông báo thiếu cho tổng công ty bảo
hiểm Bảo Việt và tổng công ty Bảo Việt nhân thọ dư nợ lãi quá hạn tại một đơn vị
năm 2009 số tiền 1,6 tỉ đồng dẫn đến hai đơn vị này không hạch toán đủ doanh
thu, làm giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp của tổng công ty Bảo Việt nhân thọ
và tổng công ty bảo hiểm Bảo Việt 410 triệu đồng.
3.1.3 Sai nguyên tắc nghiệp vụ bảo hiểm
Theo kết quả xác minh của cơ quan chức năng tại một số công ty bảo hiểm trực
thuộc tập đoàn Bảo Việt, tổng công ty bảo hiểm Bảo Việt, ngay tại hoạt động kinh

doanh chính – bảo hiểm của các thành viên tập đoàn Bảo Việt đã thấy một số hồ
sơ được bồi thường trái nguyên tắc.
Ví dụ như đơn bảo hiểm ngày 6.11.2006 của công ty Bảo Minh cấp cho ban quản
lý dự án đường Hồ Chí Minh, được cấp sau ngày xảy ra tổn thất, phí bảo hiểm đơn
vị mua còn chưa nộp. Hay như qua kiểm tra 11 hồ sơ bồi thường bảo hiểm hàng
hoá cho công ty thương mại xuất nhập khẩu Thanh Lễ (Bình Dương) và hai hồ sơ
bảo hiểm hàng hoá cho công ty TNHH Vedan Việt Nam (Đồng Nai), cơ quan
chức năng đã xác định, có việc sửa đổi bổ sung đơn bảo hiểm về tên tàu vận
chuyển, số vận đơn, số lượng hàng, giá cả được thực hiện khi việc bốc dỡ lên tàu
đã hoàn thành. Việc này là sai với quy tắc chung về bảo hiểm do chính tổng công
ty Bảo hiểm Việt Nam (nay là tập đoàn Bảo Việt) đã quy định.
Tất cả những sai phạm được kết luận tại tập đoàn Bảo Việt và một số thành viên
tập đoàn này cho thấy, mặc dù có những tiến bộ trong quản lý, đầu tư dẫn đến kết
quả có lợi nhuận tăng dần qua các năm gần đây nhưng với nhiều sai phạm, có
những sai phạm khá nghiêm trọng ở nhiều khâu: đầu tư tài chính, quản trị nội bộ,
quản lý vốn… , bộ Tài chính, các cơ quan hữu quan cần có biện pháp chấn chỉnh
về quản lý đối với tập đoàn Bảo Việt và các công ty con trực thuộc tập đoàn này.
Có như vậy, mới giảm nguy cơ tập đoàn Bảo Việt và nhiều công ty lỏng lẻo, tuỳ
tiện trong quản lý vốn, tài sản, đầu tư tài chính gây thất thoát nguồn vốn nhà
nước tại tập đoàn kinh tế – tài chính lớn này.
3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư của công ty bảo hiểm Bảo
Việt
3.2.1 Các giải pháp vĩ mô
1. Về cơ chế chính sách
- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, hành lang môi trường pháp lý.
- Cần sớm nghiên cứu và ban hành Luật cạnh tranh để hạn chế tình trạng cạnh
tranh không lành mạnh giữa các đơn vị.
- Nhà nước có chính sách khuyến khích người dân tham gia bảo hiểm.
- Phát triển mạng lưới bảo hiểm chuyên nghiệp, môi giới bảo hiểm và các kênh
phân phối khác.

- Khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm hiện đại hoá công nghệ thông tin
- Thực hiện ưu đãi thuế thu nhập từ hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo
hiểm.
- Phát hành thêm các trái phiếu chính phủ.
2. Tăng cường vai trò quản lý của Nhà
nước
- Đổi mới phương thức và nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với hoạt động
kinh doanh bảo hiểm.
- Kiện toàn bộ máy tổ chức của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam.
- Sắp xếp lại các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước hiện có.
- Khuyến khích các doanh nghiệp nhà nước mở rộng phạm vi hoạt động kinh
doanh, kể cả thị trường khu vực và quốc tế.
3.2.2 Giải pháp đối với công ty
1. Công ty cần phải xây dựng chiến lược
đầu tư phù hợp:
Vì một chiến lược đầu tư đúng đắn sẽ có tác dụng làm tăng khả năng mang lại
lợi nhuận của đồng người được bảo hiểm, nâng cao phúc lợi trong xã hội.
2. Về biện pháp nâng cao tính chuyên
nghiệp trong đầu tư:
+ Doanh nghiệp chú trọng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, am
hiểu về thị trường tài chính và đầu tư tài chính.
+ Mỗi công ty bảo hiểm nên thành lập một công ty đầu tư để nâng cao vai trò,
trách nhiệm của công tác đầu tư
3 .Về đa dạng hóa hình thức đầu tư
+ Giải pháp trước mắt: công ty nên ưu tiên cho hình thức đầu tư hiện có nhiều ưu
điểm về độ an toàn, tính thanh khoản và hiệu suất sinh lời là gửi tiền tại các tổ
chức tín dụng.

×