Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Giới thiệu đại cương về nhóm G20 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.01 KB, 5 trang )

Giới thiệu đại cương về nhóm G20
Nhóm G-20 được thành lập khi nào?
Nhóm G-20 gồm các Bộ trưởng tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung
ương được thành lập năm 1999 bao gồm các quốc gia công nghiệp phát
triển và một số nước đang phát triển để thảo luận những vấn đề quan
trọng của nền kinh tế toàn cầu. Hội nghị khai mạc tổ chức này được tiến
hành vào các ngày 15-16/12/1999 tại thành phố Béc-lin dưới sự chủ trì
của Bộ trưởng tài chính Đức và Canada.
Sứ mệnh của Nhóm G-20
Nhóm G-20 là một diễn đàn không chính thức nhằm thúc đẩy các cuộc
thảo luận cởi mở và xây dựng giữa các quốc gia công nghiệp và các nước
thị trường mới nổi về những vấn đề quan trọng liên quan đến sự ổn định
kinh tế toàn cầu. Bằng việc đóng góp vào công cuộc thúc đẩy cơ cấu tài
chính quốc tế và tạo cơ hội cho các cuộc đối thoại về các chính sách quốc
gia, hợp tác quốc tế và các tổ chức tài chính quốc tế, Nhóm G-20 giúp đỡ
hỗ trợ tăng trưởng và phát triển kinh tế trên toàn cầu.
Xuất xứ của Nhóm G-20
Nhóm G-20 được thành lập ra nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng tài
chính vào những năm cuối thập kỷ 90 và đáp lại sự thừa nhận ngày càng
cao cho rằng các nước thị trường mới nổi quan trọng chưa có đại diện đầy
đủ xứng tầm trong nền tảng của nền quản trị điều hành và các cuộc thảo
luận kinh tế toàn cầu. Trước khi Nhóm G-20 ra đời, các nhóm tổ chức
tương tự nhằm thúc đẩy đối thoại và phân tích đã được thành lập theo
sáng kiến của Nhóm G-7. Nhóm G-22 đã họp mặt tại thành phố
Washington D.C., Hoa Kỳ, vào tháng 4 và tháng 10/1998. Mục đích của
hoạt động này là nhằm đưa những quốc gia không thuộc Nhóm G-7 tham
gia vào việc giải quyết các khía cạnh mang tính toàn cầu của cuộc khủng
hoảng tài chính khi đó tác động tới các nước thị trường mới nổi. Sau đó
lại diễn ra 2 hội nghị với thành phần tham gia đông đảo hơn gọi là Nhóm
G-33 diễn ra vào tháng 3 và tháng 4/1999 để thảo luận việc cải cách nền
kinh tế toàn cầu và hệ thống tài chính quốc tế. Các đề nghị do Nhóm G-


22 và G-33 đưa ra để giảm bớt tình trạng tổn thương của nền kinh tế thế
giới trước các cuộc khủng hoảng cho thấy lợi ích tiềm năng của diễn đàn
hiệp thương quốc tế đều kỳ có sự tham gia của các quốc gia thị trường
mới nổi. Diễn đàn đối thoại đều kỳ như vậy với sự tham gia đều đặn của
nhiều đối tác đã được thể chế hóa bằng việc thành lập Nhóm G-20 vào
năm 1999.
Thành viên Nhóm G-20
Nhóm G-20 bao gồm Bộ trưởng tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung
ương của các nước Ac-hen-ti-na, Ot-xtrây-li-a, Bra-xin, Ca-na-đa, Trung
Quốc, Pháp, Đức, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, I-ta-ly, Nhật Bản, Me-xi-cô,
Nga, A-rập Xê-út, Nam Phi, Hàn quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Vương quốc Anh,
Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu có đại diện luân phiên theo quốc gia giữ
chức Chủ tịch và Ngân hàng Trung ương Châu Âu. Để đảm bảo cho các
diễn đàn kinh tế toàn cầu và các tổ chức tài chính quốc tế hợp tác chặt chẽ
với nhau, Tổng giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Chủ tịch Ngân
hàng Thế giới (WB) cộng với Chủ tịch của Ủy ban Tài chính và Tiền tệ
quốc tế (thuộc IMF) và Ủy ban Phát triển (thuộc WB) cũng tham gia vào
các cuộc họp của Nhóm G-20 với tư cách không chính thức. Do vậy,
Nhóm G-20 đã tập hợp được tất cả các quốc gia thị trường mới nối và
công nghiệp phát triển quan trọng của mọi khu vực trên thế giới. Tính
chung lại, Nhóm G-20 đại diện cho khoảng 90% tổng sản phẩm quốc dân
toàn cầu, 80% kim ngạch thương mại thế giới (bao gồm cả kim ngạch
thương mại giữa các nước EU) và chiếm 2/3 dân số thế giới. Tỷ trọng
kinh tế và hội viên rộng rãi của Nhóm G-20 đã đem lại cho tổ chức này
tính hợp pháp cao và ảnh hưởng to lớn đối với việc quản lý nền kinh tế và
hệ thống tài chính toàn cầu.
Các thành tựu của Nhóm G-20
Nhóm G-20 đã thúc đẩy được hàng loạt các vấn đề kể từ năm 1999 đến
nay, trong đó có cả thỏa thuận về các chính sách tăng trưởng, giảm bớt sự
lạm dụng hệ thống tài chính, giải quyết các cuộc khủng hoảng tài chính,

và chống lại tài trợ cho khủng bố. Nhóm G-20 cũng hướng tới mục tiêu
thúc đẩy việc thông qua những chuẩn mực được quốc tế công nhận bằng
những tấm gương điển hình do các nước hội viên thực hiện trong các lĩnh
vực như minh bạch hóa chính sách tài khóa và chống lại nạn rửa tiền và
tài trợ khủng bố. Năm 2004, các nước hội viên Nhóm G-20 đã cam kết
thực hiện chuẩn mực cao mới về minh bạch hóa và trao đổi thông tin về
các vấn đề thuế khóa. Công việc đó nhằm mục đích chống lại việc thao
túng hệ thống tài chính và các hoạt động bất hợp pháp, kể cả việc trốn
thuế. Nhóm G-20 cũng đã đóng một vai trò quan trọng trong các vấn đề
liên quan đến công cuộc cải cách cơ cấu tài chính quốc tế.
Nhóm G-20 cũng hướng tới mục tiêu xây dựng một quan điểm chung
giữa các nước thành viên về các vấn đề liên quan đến việc thúc đẩy phát
triển hệ thống tài chính và kinh tế toàn cầu và tổ chức cuộc họp bên lề
Hội nghị thường niên năm 2008 của IMF và WB để xác nhận tình hình
kinh tế đương thời. Tại cuộc họp này, phù hợp với sứ mệnh căn bản của
Nhóm G-20 nhằm thúc đẩy đối thoại cởi mở và xây dựng giữa các nước
tiên tiến và các nước thị trường mới nổi về những vấn đề chủ chốt liên
quan đến sự ổn định và tăng trưởng kinh tế toàn cầu, các Bộ trưởng và
các Thống đốc đã thảo luận về cuộc khủng hoảng tài chính hiện thời và
tác động của cuộc khủng hoảng đó đối với nền kinh tế thế giới. Các Bộ
trưởng và Thống đốc đã bày tỏ quyết tâm hợp tác cùng nhau để vượt qua
trình trạng rối loạn tài chính và tăng cường hợp tác để cải tiến quy chế
điều tiết, công tác thanh tra giám sát và hoạt động của các thị trường tài
chính thế giới.
Chức vụ Chủ tịch Nhóm G-20
Không giống các tổ chức quốc tế như Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh
tế (OECD), IMF hoặc WB, Nhóm G-20 (giống như Nhóm G-7) không có
tổ chức biên chế riêng của mình. Chức Chủ tịch Nhóm G-20 được luân
phiên giữa các nước thành viên và mỗi năm được bầu ra từ từng nhóm
các nước thành viên theo khu vực. Năm 2009, Vương quốc Anh làm Chủ

tịch Nhóm G-20 và đến năm 2010 là Hàn Quốc. Chức Chủ tịch là một
phần của Ban điều hành bộ ba bao gồm 3 Chủ tịch của năm trước, năm
nay và năm sau. Vị Chủ tịch đương nhiệm thành lập ra Ban thư ký lâm
thời theo nhiệm kỳ của mình để điều phối công việc của nhóm và tổ chức
các cuộc họp. Vai trò của Ban điều hành bộ ba là nhằm đảm bảo tính liên
tục trong công việc và điều hành của Nhóm G-20 qua các năm.
Các chức vụ Chủ tịch của nhóm trong thời gian qua gồm Canada (1999-
2001), Ấn Độ (2002), Mê-xi-cô (2003), Đức (2004), Trung Quốc (2005),
Ot-xtrây-li-a (2006), Nam Phi (2007), Bra-xin (2008) và Vương quốc
Anh (2009).
Các cuộc họp và các hoạt động của Nhóm G-20
Thông thường, các Bộ trưởng tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung
ương của Nhóm G-20 họp 1 năm 1 lần. Cuộc họp gần đây nhất được tổ
chức tại thành phố Sao Paulo, Bra-xin, vào các ngày 8-9/11/2008. Trước
khi diễn ra cuộc họp của các Bộ trưởng và Thống đốc thường tổ chức 2
cuộc họp của cấp Thứ trưởng và Phó Thống đốc và các nhóm kỹ thuật mở
rộng. Các nhóm kỹ thuật mở rộng thường được tổ chức dưới các hình
thức hội thảo, báo cáo và nghiên cứu các chủ đề cụ thể nhằm cung cấp
cho các Bộ trưởng và Thống đốc những phân tích và đánh giá cập nhật và
chuẩn bị cho các Bộ trưởng và Thống đốc cân nhắc xem xét những thách
thức và lựa chọn về chính sách.
Cuối năm 2008, các nhà lãnh đạo của các nước Nhóm G-20 đã nhóm họp
tại Washington để bàn về các biện pháp đối phó với cuộc khủng hoảng tài
chính thế giới và thông qua 5 nguyên tắc chủ đạo cải cách thị trường tài
chính thế giới. Hội nghị đã giao phó cho các Bộ trưởng tài chính và các
Thống đôc Ngân hàng Trung ương tiếp tục thực hiện các quyết định được
thông qua tại hội nghị này và đồng thời chuẩn bị nội dung cho cuộc họp
thượng đỉnh của Nhóm G-20 được tổ chức tại thành phố London vào
ngày 2/4/2009.
Mối quan hệ với các tổ chức quốc tế khác

Nhóm G-20 hợp tác chặt chẽ với một loạt các tổ chức và diễn đàn quốc tế
quan trọng khác, bởi vì tiềm năng phát triển các lập trường chung về các
vấn đề phức tạp giữa các nước thành viên Nhóm G-20 có thể tạo động lực
chính trị cho việc đưa ra các quyết định tại các tổ chức khác. Việc tham
gia của Chủ tịch WB, Tổng giám đốc IMF và Chủ tịch của Ủy ban tài
chính và tiền tệ quốc tế và Ủy ban Phát triển đảm bảo rằng công việc của
Nhóm G-20 được kết hợp chặt chẽ với hoạt động của các tổ chức tài
chính quốc tế. Nhóm G-20 cũng hợp tác và khuyến khích các nhóm, tổ
chức quốc tế khác để thúc đẩy công cuộc cải cách chính sách kinh tế của
từng quốc gia và của cả thế giới. Ngoài ra, các chuyên gia của các tổ chức
thuộc khu vực tư nhân và các tổ chức phi chính phủ cũng được mời tới
tham dự các cuộc họp của Nhóm G-20 theo từng chủ đề nhằm khai thác
các tiềm năng trong việc phân tích các chủ đề có lựa chọn và tránh tình
trạng trùng lặp. Nội dung và kết quả các cuộc họp của Nhóm G-20 được
công bố rộng rãi trên toàn thế giới.
Theo bản tin của các tổ chức tài chính quốc tế

×