Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Bệnh cao huyết áp nguyên phát (tăng huyết áp nguyên phát) (Kỳ 4) ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.79 KB, 6 trang )

Bệnh cao huyết áp nguyên phát
(tăng huyết áp nguyên phát)
(Kỳ 4)
3. Biện chứng luận trị:
3.1. Những điểm trọng yếu trong biện chứng luận trị.
Nguyên tắc điều trị cơ bản là điều can bổ thận, khôi phục lại sự cân bằng
của âm - dương. Cụ thể là phải bình can tiềm dương, tư âm, ích khí dưỡng âm, âm
- dương cùng bổ, đồng thời phải căn cứ vào biểu hiện cụ thể lâm sàng mà kết hợp
hóa đàm, hoạt huyết hóa ứ, hành khí, tiêu trừ đàm trọc huyết ứ và khí trệ trong khi
vận dụng pháp trị lâm sàng; có thể dùng độc pháp hoặc có thể phối hợp các
phương pháp với nhau, phải linh hoạt sử dụng tuỳ theo diễn biến và kết quả lâm
sàng.
3.2. Can dương thượng cang.
- Đầu choáng, đầu chướng mắt hoa (huyền), mặt đỏ tai ù, phiền táo hay
giận dữ, miệng đắng, đầu lưỡi và rìa lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền.
- Phương pháp điều trị: bình can tiềm dương.
- Phương thuốc thường dùng: “thiên ma câu đằng ẩm” hoặc “trấn can tức
phong thang”.
- Châm cứu: thái xung, khâu khư, hành gian, phong trì, nội quan, khúc trì.
3.3. Can thận âm hư.
Chóng mặt, tai ù, mắt hoa, thất miên, tinh thần bất tỉnh, trí nhớ giảm sút,
tâm quí, lưỡng mục khô sáp, chi tê mỏi, miệng khô, lưng gối đau mỏi, di tinh hoặc
kinh nguyệt không đều, 2 gò má hồng đỏ; lưỡi mềm hồng, ít rêu hoặc không có
rêu; mạch tế sác.
- Pháp điều trị: tư thận bổ can.
- Phương thuốc thường dùng: “Lục vị địa hoàng hoàn”.
Nếu chóng mặt, lưng gối đau mỏi, kiện vong, di tinh là biểu hiện âm hư
nhiều hơn thì nên dùng “kỷ cúc địa hoàng hoàn” gia giảm.
Nếu chóng mặt, 2 mắt khô sáp, chi tê mỏi, kinh nguyệt không đều, biểu
hiện can âm hư là chính thì dùng “tần giao thang” hoặc “bát vị hoàn” gia giảm.
Nếu như tâm quí, tâm phiền, thất miên, kiện vong, lưng gối đau mỏi là tâm


thận âm hư, tâm thận bất giao là chính phải dùng “thiên vương bổ tâm đan” gia
giảm.
Nếu chóng mặt, mắt đỏ, tai ù, miệng khô, tâm phiền, gò má đỏ là hư hoả
thượng cang phải dùng “tri bá địa hoàng hoàn” gia giảm.
- Châm cứu: thái khê, thái xung, tam âm giao, túc lâm khấp, phong trì, thận
du, can du, nội quan, thần môn.
3.4. Xung nhâm bất điều.
Phụ nữ tiền mãn kinh hoặc trước hay sau hành kinh thấy huyết áp giao
động kèm theo đầu choáng, đau đầu tâm phiền, dễ nóng tính, xuất hiện mồm khô
họng ráo, thiếu kiềm chế, lưng gối mỏi, lưỡi nhợt hồng ít rêu, mạch huyền tế.
- Phương pháp điều trị: điều lý xung nhâm.
- Phương thuốc thường dùng: “nhị tiên thang” hoặc “tiêu giao tán” gia
giảm.
- Châm cứu: khí hải, quan nguyên, tam âm giao, hành gian, nội quan.
3.5. Huyết ứ trở lạc.
Đầu choáng, đau đầu kéo dài không khỏi, cố định bất đa, lưỡi tía xám,
mạch sáp.
- Phương pháp điều trị: hoạt huyết hóa ứ.
- Phương thuốc: “huyết phụ trục ứ thang” gia giảm.
- Châm cứu: phong trì, bạch hội, thái dương, nội quan, thái xung, thận du.
3.6. Đàm trọc trung trở.
Đầu mắt căng tức, đầu nặng như kìm (ghì), ngực quản bĩ tức, hình thể bệu
phì, miệng hay có dãi, rêu lưỡi trắng dày nhờn hoặc vàng nhờn; mạch huyền hoạt.
- Pháp điều trị: trừ thấp hóa đàm.
- Phương thuốc: “ bán hạ bạch truật thiên ma thang” hoặc “ ngưu hoàng
thanh tâm hoàn” gia giảm.
- Châm cứu: thái bạch, kinh cốt, phong long, khúc trì, dương lăng tuyền.
3.7. Khí âm lưỡng hư.
Huyền vậng tai ù, lưỡng mục can sáp, hầu khô triều nhiệt, mệt mỏi vô lực,
hãn xuất khí đoản khi vận động nặng , chất lưỡi nhợt bệu có hằn răng, rêu lưỡi ít

hoặc không có rêu, mạch trầm tế.
- Phương pháp điều trị: khí âm song bổ.
- Phương thuốc thường dùng: “sâm xích chân khí thang” gia giảm-Thuốc :
đẳng sâm, bạch thược, phục linh, sơn thù du, đại xích thạch, long cốt, mẫu lệ, tô
tử, sơn dược.
- Châm cứu: thái khê, tam âm giao, thận du, túc tam lý, nội quan, thông lý.
3.8. Âm - dương lưỡng hư.
Chóng mặt, tai ù, tai điếc, ngũ tâm phiền nhiệt hoặc sợ lạnh, chi dưới phù
nuy, di tinh, đái đêm nhiều lần, chất lưỡi nhợt mềm, mạch trầm.
- Phương pháp điều trị: dục âm trợ dương.
- Phương thuốc: “kim quĩ thận khí hoàn” gia giảm (bát vị hoàn, “kim qui
yếu lược”): can địa hoàng, sơn thù du, sơn dược, phục linh, trạch tả, đan bì, phụ
tử, quế chi.
- Châm cứu: thái khê, thần môn, quan nguyên, tam âm giao, thận du, can
du.
Bệnh cao huyết áp thường biểu hiện triệu chứng lâm sàng phức tạp, thường
xuyên xuất hiện các dạng thể bệnh trên, cần phải phân biệt chính hay phụ, chọn
dùng 1 phương thuốc hoặc phối hợp nhiều phương thuốc với nhau.
Ví dụ: Khí âm lưỡng hư có kèm theo huyết ứ trở lạc, biểu hiện lâm sàng là
chóng mặt lưỡng mục khô thấp, họng khô triều nhiệt, mệt mỏi vô lực, hãn xuất khí
đoản “động tắc gia nặng”, lưỡi nhợt bệu có hằn răng, lưỡi có ban ứ, ít rêu hoặc
không có rêu, mạch tế sáp nên pháp điều trị vừa phải lấy khí âm song bổ, vừa phải
hoạt huyết hóa ứ hợp dụng. Vì vậy phương thuốc hạch tâm có thể chọn “sâm xích
chân khí thang” hợp với “huyết phụ trục ứ thang” gia giảm.
“Huyết phụ trục ứ thang” (“Kim lâm cái thế”): đương qui, sinh địa, đào
nhân, hồng hoa, chỉ xác, xích thược dược, sài hồ, cam thảo, cát cánh, xuyên
khung, ngưu tất.

×