Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

BỆNH HỌC THẬN - BÀNG QUANG (Kỳ 10) pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.22 KB, 7 trang )

BỆNH HỌC THẬN - BÀNG QUANG
(Kỳ 10)

5. HỘI CHỨNG THẬN TỲ DƯƠNG HƯ
a- Bệnh nguyên:
Nguồn gốc bệnh là ở Thận dương hư, Thận khí bất túc. Do đó, nguyên nhân
bệnh bao gồm tất cả những nguyên nhân gây nên Thận khí bất túc, Thận dương
hư.
b- Bệnh sinh:
Thận dương, ngụ ở mệnh môn, là chân hỏa của tiên thiên, là cội nguồn
nhiệt năng của tất cả cơ thể, tất cả Tạng Phủ. Hỏa của hậu thiên Tỳ Vị cần có hỏa
của tiên thiên nung nấu mới có thể phát huy tác dụng chuyển vận tiêu hóa tốt.
Bệnh gây nên do dương khí của Thận suy yếu dẫn đến dương khí của Tỳ
thổ cũng suy theo, sinh ra chứng tiêu hóa rối loạn. Hợp bệnh gồm các triệu chứng
mang đặc điểm:
- Dương hư: tay chân lạnh, sợ lạnh, mệt mỏi.
- Tại Thận : ngũ canh tả, di tinh, liệt dương, hoạt tinh, lạnh cảm.
- Tại Tâm: tiêu chảy, cầu phân sống, rối loạn tiêu hóa.
c- Triệu chứng lâm sàng:
- Người mệt mỏi, không muốn hoạt động. Chóng mặt, tai ù, mắt kém.
Thường than đau mỏi thắt lưng.
- Sợ lạnh, sợ gió, mồ hôi tự ra. Thường than đau bụng, lạnh bụng, bụng
trướng, tiêu hóa rối loạn, dễ tiêu chảy, ngũ canh tả. Chườm ấm thấy dễ chịu.
- Tiểu nhiều lần, tiểu trong, tiểu không tự chủ.
- Di tinh, hoạt tinh, liệt dương, vô kinh.
- Lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng mỏng. Mạch trầm trì, vô lực.
d- Bệnh lý YHHĐ thường gặp:
- Suy nhược cơ thể.
- Rối loạn tiêu hóa mạn tính.
- Viêm đại tràng mạn.
- Viêm thận mạn.


e- Pháp trị: Ôn bổ Tỳ Thận.
Những bài thuốc YHCT có thể sử dụng
- Hữu quy ẩm.
- Tứ thần hoàn.
* Phân tích bài thuốc Hữu quy ẩm: Xem ở mục 2 “HỘI CHỨNG THẬN
KHÍ BẤT TÚC”
* Phân tích bài thuốc Tứ thần hoàn:
Có nhiều bài thuốc cùng tên Tứ thần hoàn được ghi nhận với nhiều xuất xứ
và chỉ định sử dụng khác nhau. Bài thứ nhất xuất xứ từ Thụy Trúc Đường kinh
nghiệm phương trị Thận hư, mắt hoa, mắt có màng. Bài thứ 2 xuất xứ từ Cảnh
nhạc toàn thư trị Tỳ Thận hư hàn, ỉa chảy lúc gần sáng gồm Mộc hương, Phá cố
chỉ, Nhục đậu khấu, Đại táo. Bài thứ 3 xuất xứ từ Thẩm thị tôn sinh dùng trị sán
khí ho hàn, thiên trụy (thoát vị bẹn). Bài thứ 4 có xuất xứ từ Huyết chứng nhân
dùng ôn bổ Tỳ Thận, trị chứng Thận tả. Bài thứ 5 xuất xứ từ Cổ kim y thông trị
tiểu vặt, tiểu không tự chủ do hư yếu.
Bài thuốc dưới đây có xuất xứ từ “Nội khoa trích yếu” (theo chứng trị
chuẩn thằng). Tác dụng điều trị: Ôn Thận ấm Tỳ.
Chủ trị: Cố trường chi tả (ngũ canh tả).
Phân tích bài thuốc: (Pháp Ôn)
Vị thuốc Dược lý YHCT
Vai trò
của các vị thuốc
Phá cố chỉ
Cay, đắng, đại ôn.
Bổ mệnh môn tướng hỏa. Nạp Thận
khí, chữa chứng ngũ lao thất thương, cốt tủy
thương bại, Tỳ Thận hư hàn
Quân
Ngũ vị tử
Chua, mặn ôn. Cố Thận, liễm Phế.

Cố tinh, chỉ mồ hôi. Cường gân ích khí,
bổ ngũ tạng
Quân
Ngô thù
du
Cay, đắng, ôn, hơi độc. Chữa ăn không
tiêu, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy
Thần - Tá
Nhục đậu
Cay, ôn, hơi độc. Ôn Tỳ sáp tràng, chỉ Thần
khấu
nôn, chỉ tả lỵ, tiêu thực
Can
khương
Cay, ấm. Ôn dương, tán hàn.
Hồi dương, thông mạch
Thần
Đại táo
Ngọt, ôn. Bổ Tỳ ích khí. Dưỡng Vị sinh
tân dịch, điều hòa các vị thuốc.
Tá - Sứ
* Công thức huyệt có thể sử dụng:
Tên huyệt Cơ sở lý luận Tác dụng điều trị
Thận du
Du huyệt của Thận ở lưng. Ích
Thủy Tráng Hỏa
Tư âm bổ Thận,
chữa chứng đau lưng
Tam âm
giao

Giao hội huyệt của 3 kinh
âm/chân.
Tư âm
Mệnh
môn
Đặc hiệu dùng chữa chứng
chân hỏa hư. Bổ mệnh môn tướng
Bồi nguyên-Bổ
Thận
hỏa
Quan
nguyên
Cửa của nguyên khí, nguyên
dương. Bồi Thận cố bản, bổ khí hồi
dương
Chữa chứng Thận
dương suy.
Cấp cứu chứng
thoát của trúng phong.
Khí hải
Bể của khí. Bổ huyệt này giúp
ích được cho chân tạng vãn hồi được
sinh khí, ôn hạ nguyên, chấn được
Thận dương
Điều khí ích
nguyên. Bồi Thận bổ hư.
Chữa chứng mệt mỏi, suy
nhược, ăn uống khó tiêu
Thái bạch
Chương

môn
Túc tam

Kinh nghiệm phối hợp các
huyệt bên (châm cứu tư sinh kinh) trị
đau bụng, ăn uống kém
Chữa chứng đầy
bụng, ăn uống kém tiêu
Trung
Mộ huyệt của Vị Kiện Vị, chữa
quản
chứng đầy trướng bụng

×