BỆNH HỌC
THẬN – BÀNG QUANG
Thời lượng: 2 tiết
Đối tượng: Y4
BS Đỗ Thị Quỳnh Nga
BM Bệnh Học Khoa YHCT
BỆNH HỌC THẬN – BÀNG QUANG
I. MỤC TIÊU:
1. Liệt kê được tên gọi và nguyên nhân gây bệnh của 9
hội chứng bệnh tạng Thận và phủ Bàng quang
2. Giải thích được cơ sở lý luận của các hội chứng (từ
các nguyên nhân gây bệnh đến cơ chế sinh bệnh)
3. Liệt kê được triệu chứng tương ứng của 9 hội chứng
bệnh tạng Thận và phủ Bàng quang
4. Chẩn đoán được các hội chứng bệnh tạng Thận và
phủ Bàng quang (dựa vào triệu chứng )
Nhớ theo sát mục tiêu nha!
II. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
Những kiến thức yêu cầu học viên cần có để học
tốt bài này:
- Nắm được cơ sở lý luận:
+ Đại cương về Kinh dịch
+ Học thuyết tạng tượng
+ Học thuyết Kinh lạc
- Nguyên nhân gây bệnh và cơ chế sinh bệnh theo
YHCT
- Phương pháp chẩn đoán YHCT ( tứ chẩn, bát cương)
LƯU Ý: hình ảnh trong bài chỉ có ý nghĩa minh họa
không có ý nghĩa tương đương.
III. TÀI LIỆU THAM KHẢO :
1. Ngô Anh Dũng. Y lý y học cổ truyền NXB y học Hà
Nội – 2008.
2. Phan Quan Chí Hiếu. Bệnh học và điều trị Đông Y
NXB Y học.
3. Nguyễn Thiện Quyến. Chẩn đoán phân biệt chứng
hậu trong đông y. NXB Mũi Cà Mau.
4. Trần Văn Kỳ. Từ điển Hán-Việt-Anh. nhà xuất bản
thành phố
5. Nguyễn Thiện Quyến, Nguyễn Mộng Hưng. Từ
điển Đông y học cổ truyền. Nhà xuất bản Khoa học
kỹ thuật. 1990.
6. Nguyễn Trung Hòa. Tóm tắt Linh Khu – Tố Vấn.
Hội y học cổ truyền VN. Chi nhánh phía nam. 1988
IV. NỘI DUNG:
1. ĐẠI CƯƠNG:
1.1 SƠ LƯỢC VỀ TẠNG THẬN:
Quẻ khảm
Thủy
Hỏa
TẠNG
THẬN
4.1.2 CHỨC NĂNG SINH LÝ TẠNG THẬN:
Chủ cốt tủy
Khai khiếu ra tai
Gốc tiên thiên
Chủ nhị âm
Tác cường chi quan
Khủng thương thận
Chủ bế tàng
TẠNG
THẬN
SƠ LƯỢC VỀ PHỦ BÀNG QUANG:
1. Ứng với quẻ Kiền của Hậu thiên bát quái
2. Là châu đô, nơi chứa và thải nước tiểu
3. Liên hệ với ngũ tạng trong cơ thể
BỆNH CHỨNG
TẠNG THẬN
HỢP BỆNH
1. Can thận âm hư
2. Tâm thận dương hư
3. Thận tỳ dương hư
4. Thận phế âm hư
5. Thận phế khí hư
6. Tâm thận bất giao
ĐƠN BỆNH
1. Thận âm hư
2. Thận khí bất túc
3. Thận dương hư
thủy tràn
4.2 . NHỮNG BỆNH CHỨNG TẠNG THẬN
BỆNH CHỨNG THẬN ÂM HƯ:
1.NGUYÊN NHÂN :
- Bệnh lâu ngày liên lụy đến thận.
- Tổn thương phần âm dịch của cơ thể, thường gặp trong
những trường hợp sốt cao kéo dài, mất máu, mất tân
dịch.
- Do tinh bị hao tổn như trong trường hợp lớn tuổi hoặc
phòng dục quá độ gây ra
BỆNH SINH THẬN ÂM HƯ:
Các nguyên nhân trên sẽ làm tổn thương chức năng của
thận và tổn thương phần âm của cơ thể.
Chứng trạng xuất hiện có những đặc điểm của:
- Thận hư: đau lưng, mỏi gối, ù tai, răng lung lay, rối loạn
kinh nguyệt…
- Âm hư: nóng trong người nhiều về chiều, lòng bàn tay,
bàn chân nóng, lưỡi đỏ, họng khô.
2. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG:
Trên một bệnh nhân có hội chứng thận âm hư, ta thường
thấy những triệu chứng sau:
-
Người gầy, thường đau lưng, mỏi gối.
-
Ù tai, nghe kém.
-
Di tinh, mộng tinh, rối loạn kinh nguyệt.
-
Nóng trong người, nhất là về chiều và đêm, đạo hãn,
lòng bàn tay bàn chân nóng.
-
Lưỡi đỏ, họng khô,rêu lưỡi vàng
-
Mạch trầm, tế, sác.
THẬN ÂM HƯ :
-
Chức năng bị rối loạn là chức năng bế tàng, tàng tinh
của thận
- Chủ chứng: gầy ốm, đau lưng, ù tai, sốt về chiều
3. BỆNH LÝ YHHĐ THƯỜNG GẶP:
THẬN
ÂM
HƯ
Suy nhược mạn
Suy sinh dụcĐái tháo đường
Lão suy
Lao phổi
THẬN KHÍ BẤT TÚC:
1. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH:
Hậu thiên thất điều
THẬN KHÍ BẤT TÚC
nạp
khí
Di tinh
hoạt tinh
Khó thở
Tiểu nhiều lần
tiểu không tự chủ
tàng
tinh
bế
tàng
Nội thương Tiên thiên bất túc
2. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG:
-
Đau lưng, mỏi gối, ù tai
-
Di tinh, hoạt tinh, liệt dương, vô kinh.
-
Người mệt mỏi, chóng mặt, thở khó, hít vào ngắn, thở
ra dài.
-
Tiểu nhiều lần, tiểu trong, tiểu không tự chủ.
-
Sợ lạnh, tay chân lạnh, mồ hôi tự ra. Thường kêu
bụng đầy trướng, rối loạn tiêu hóa, dễ bị tiêu chảy.
-
Lưỡi bệu rêu lưỡi trắng mỏng.
-
Mạch trầm, vô lực.
THẬN KHÍ BẤT TÚC ( THẬN KHÍ HƯ ):
Chức năng bị rối loạn là chức năng bế tàng, tàng
tinhvà chủ nạp khí của thận
Chủ chứng: mệt mỏi, rối loạn tiết niệu sinh dục
3. BỆNH LÝ YHHĐ THƯỜNG GẶP:
THẬN KHÍ
BẤT TÚC
Suy hô hấp mạn
Suy sinh dục
Suy nhược mạn
BỆNH CHỨNG THẬN DƯƠNG HƯ THỦY TRÀN:
1. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH:
Nội thươngTiên thiên bất túc
THẬN
DƯƠNG
HƯ
THẬN HƯ:
Đau lưng, mỏi gối
…
DƯƠNG HƯ:
Sợ lạnh, tay chân lạnh
Rối loạn tiêu hóa
…
KHÔNG KHÍ HÓA
ĐƯỢC BÀNG QUANG:
Phù tay chân…
Nội thươngTiên thiên bất túc
2.TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG:
Trên một bệnh nhân có hội chứng thận dương hư thủy tràn,
ta thường gặp các triệu chứng lâm sàng sau:
-
Người mệt mỏi, chóng mặt
-
Đau lưng, mỏi gối, ù tai
-
Sợ lạnh, sợ gió. Thường trướng bụng, rối loạn tiêu hóa, dễ
bị tiêu chảy.
-
Sắc mặt nhợt nhạt, tay chân lạnh, mồ hôi tự ra.
-
Phù tay chân
-
Tiểu ít, nước tiểu trong. Phân lỏng.
-
Lưỡi bệu, rêu trắng mỏng. Mạch trầm vô lực.
THẬN DƯƠNG HƯ THỦY TRÀN:
Chức năng bị rối loạn là chức năng khí hóa nước của thận
Chủ chứng: phù thũng các chi,đau lưng, ù tai, sợ lạnh
3. BỆNH LÝ YHHĐ THƯỜNG GẶP:
THẬN
DƯƠNG
HƯ
THỦY
TRÀN
Hội chứng thận hư Suy tim
Viêm cầu thận mạn
BỆNH CHỨNG CAN THẬN ÂM HƯ:
1. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH:
Nội thương
Tổn thương
âm dịch
Tinh bị hao tổn
C
a
n
H
u
y
ế
t
H
ư
T
h
ậ
n
Â
m
H
ư
CAN THẬN ÂM HƯ
2. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG:
Trên một bệnh nhân có hội chứng can thận âm hư, ta
thường gặp những triệu chứng lâm sàng sau:
-
Người gầy, thường đau lưng, mỏi gối, ù tai
-
Di tinh, mộng tinh, rối loạn kinh nguyệt.
-
Đau đầu ( nhất là vùng đỉnh ) cảm giác căng.
-
Người bứt rứt, run, ngủ kém, mắt nhìn kém
-
Nóng trong người nhất là về chiều và đêm, đạo hãn, lòng
bàn tay bàn chân nóng.
-
Lưỡi đỏ, họng khô. Rêu lưỡi vàng
-
Mạch tế sác.
CAN THẬN ÂM HƯ:
- Chức năng bị rối loạn là chức năng bế tàng, tàng tinh
của thận và chức năng sơ tiết, tàng huyết của can
- Chủ chứng: bứt rứt, nóng trong người, sụt cân, rối loạn
giấc ngủ
3. BỆNH LÝ YHHĐ THƯỜNG GẶP:
CAN THẬN
ÂM HƯ
Đái tháo đường
Suy nhược thần kinh
Tăng huyết áp
Cường giáp