Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Chi khí quản háo suyễn (hen phế quản) (Kỳ 1) doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.68 KB, 5 trang )

Chi khí quản háo suyễn
(hen phế quản)
(Kỳ 1)

1. Đại cương:
1.1. Theo YHHĐ .
Hen phế quản: Là tình trạng khó thở do phế quản bị co thắt. Tuy y- sinh
học đã phát triển và đã tiêu chuẩn hóa chẩn đoán hen phế quản nhưng việc điều trị
hiện nay còn nhiều khó khăn.
Tỷ lệ mắc bệnh ở Việt Nam là 4%, trên thế giới là 6%. Nguyên nhân bệnh
phần lớn do dị ứng , viêm phế quản mạn tính .
+ Đặc điểm lâm sàng: cơn khó thở ở thì thở ra, hay tái phát, khò khè,
khạc đờm trong quánh (đờm hạt trai).
+ Bệnh lý khó thở do:
- Co thắt cơ trơn.
- Phù nề niêm mạc.
- Tăng tiết nhày ở các tuyến phế quản (chủ yếu là phế quản to
và nhỏ).
Bệnh sinh: hậu qủa của phản ứng dị ứng giữa kháng nguyên và kháng thể
IgE; tế bào Mastocyt gắn nhiều kháng thể (tế bào hạt), chứa nhiều chất trung gian
hoá học khi phản ứng kháng nguyên - kháng thể dẫn đến tế bào bị kích thích vỡ
hạt và giải phóng ra chất trung gian hoá học (như: histamin, SRS - A, ECF - A;
PAF ). Các chất này kích thích trực tiếp niêm mạc hoặc gián tiếp qua phản xạ
phó giao cảm gây co thắt cơ trơn phế quản, phù và tăng tiết.
+ Phân loại: 3 loại
- Hen ngoại lai (bên ngoài đưa lại).
- Hen nội lai (nội sinh, do bên trong nhiễm trùng).
- Hen hỗn hợp.
+ Cụ thể theo nguyên nhân:
- Hen phế quản dị ứng (90% ở tuổi < 30, 50% tuổi >40). Do hít
phải nấm, bụi nhà: ở Việt Nam nguyên nhân do bụi chiếm tới 60% trong số các


nguyên nhân.
- Do nhiễm khuẩn: nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và dưới, do
cảm cúm (influenza); ở trẻ em thường do Rhinovirus, Adenovirus, Parainflueuza.
- Do bệnh nghề nghiệp: bụi công nghiệp, chất kích thích.
- Do thuốc và hóa chất.
- Gắng sức và viêm mạch (có thể trước hoặc sau).
+ Điều kiện dễ bị hen: di truyền, hệ thần kinh không ổn định, tăng
quá mẫn phế quản. Trong viêm xoang, có chửa dễ làm bệnh nặng lên.

1.2. Theo Y học Cổ truyền:
Yhọc cổ truyền mô tả bệnh trong các phạm trù “háo chứng, suyễn
chứng, ẩm chứng”; đa phần do đàm túc ở trong (nội túc đàm yếm ở phế), phục tà,
tân ngoại cảm lục dâm, tình chí nội thương, ẩm thực hoặc lao quyện làm cho tà tụ
ở phế, phế khí thượng nghịch mà dẫn đến bệnh. Dựa vào căn nguyên gây bệnh,
YHCT chia ra làm 3 loại:
+ Hợp tà nội ngoại: đàm trọc nội yếm, phục thụ ngoại cảm, nội ngoại
hợp tà, tụ tắc khí đạo, phế mất tuyên giáng dẫn đến khí cấp suyễn súc.
+ Phế tỳ khí hư, tỳ mất kiện vận, đàm thấp nội sinh, phế khí bất tuyên
đàm trọc tụ phế dẫn đến suyễn súc khí cấp.
+ Thận phế dương hư: thận dương hư tắc mệnh môn hỏa suy, bất năng
thượng phế vu tâm, (thủy hoả ký tế) tắc tâm - dương thụ lụy. Phế hư bất năng trị
tiết, tắc khí - huyết vận hành thất điều mà dẫn đến thoát.

1.3. Chẩn đoán xác định.

Bệnh xảy ra khi tiếp xúc với các nguyên nhân : với phấn hoa, bụi nhà hoặc
có viêm nhiễm đường hô hấp trên và có liên quan đến thời tiết (đa số phát bệnh
vào mùa xuân thu).
Chứng trạng và bản chứng có tam lãm “Tam chứng” rõ, hô hấp khó khăn,
khó thở, nghe phổi có tạp âm bệnh lý.

Xét nghiệm: thời kỳ phát bệnh, trong máu có tế bào ái toan tăng cao; khi
viêm nhiễm thì bạch cầu tăng nhiều; trong huyết thanh hàm lượng kháng thể IgE
tăng cao; trong dịch đàm có thể thấy nhiều hạ khoa lôi động kết tinh (tế bào hạt).

×