Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

HỘI CHỨNG SUY NHƯỢC MẠN TÍNH (Kỳ 2) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.14 KB, 5 trang )

HỘI CHỨNG SUY NHƯỢC MẠN TÍNH
(Kỳ 2)

Qua việc phân tích cơ chế bệnh sinh toàn bộ các chứng trạng thường gặp
của YHCT trong hội chứng suy nhược mạn, có thể biện luận về cơ chế bệnh sinh
theo YHCT như sau:

Nguyên nhân của bệnh lý này theo YHCT có thể là:
- Do thất tình (nội nhân) như giận, lo sợ gây tổn thương 3 tạng Tỳ, Can,
Thận.
- Do mắc bệnh lâu ngày (nội thương), làm cơ thể suy yếu, Thận âm, Thận
dương suy. Thận âm suy hư hỏa bốc lên. Thận dương suy chân dương nhiễu loạn ở
trên.
- Do cơ địa yếu (Tiên thiên bất túc - không đầy đủ).

IV- BỆNH CẢNH LÂM SÀNG:

A. THEO YHHĐ:
- Bệnh cảnh điển hình của trường hợp suy nhược mạn xuất hiện đột ngột
trên người trước đó hoàn toàn bình thường. Có những trường hợp bệnh nhân ghi
nhận có tình trạng như “cảm” hoặc có sang chấn tinh thần ngay trước đó (được
bệnh nhân xem như là yếu tố khởi phát).
- Có những triệu chứng như đau đầu, đau họng, đau nhức các hạch ngoại vi,
đau nhức cơ khớp, tình trạng “sốt” thường xảy ra làm nghĩ đến trường hợp có
nhiễm trùng.
- Sau đó vài tuần, những dấu chứng khác của hội chứng bắt đầu xuất hiện
như rối loạn giấcngủ, khó tập trung tư tưởng và trầm uất. Theo SE. Straus, năm
1988, tần suất xuất hiện những triệu chứng của hội chứng suy nhược mạn tính
được trình bày trong bảng sau:
Triệu chứng bệnh


Tỷ lệ
(%)
Triệu chứng bệnh
Tỷ lệ
(%)
Mệt mỏi
Khó tập trung tư
tưởng
Đau đầu
Đau họng
Đau hạch ngoại vi
Đau nhức cơ
100
90
90
85
80
80
Vấn đề tâm lý
Dị ứng
Đau bụng
Sụt cân
Nổi ban
Mạch nhanh
65
55
40
20
10
10

Đau nhức khớp
Nóng trong người
Khó ngủ
75
75
75
Lên cân
Đau ngực
Đổ mồ hôi trộm
5
5
5
Thông thường, các triệu chứng rất biến thiên. Người bệnh thường ghi nhận
tình trạng hoạt động thể lực quá sức hoặc stress làm trầm trọng thêm những triệu
chứng sẵn có.
Do tính phong phú của những triệu chứng trong hội chứng suy nhược mạn
tính mà:
- Người bệnh thường đi khám rất nhiều nơi, nhiều thầy thuốc (tổng quát lẫn
chuyên khoa: dị ứng, thấp khớp, tâm lý, chuyên khoa bệnh truyền nhiễm …) và
kết quả thường không được như mong muốn.
- Để chẩn đoán hội chứng mệt mỏi mạn (hội chứng suy nhược mạn) cần
phải thực hiện việc khám lâm sàng và thực hiện những thử nghiệm cận lâm sàng
thường quy để loại trừ những nguyên nhân gây bệnh có thể của những triệu chứng
xuất hiện.
- Cần chú ý, cho đến nay, không có một phương tiện chẩn đoán nào có thể
chẩn đoán được bệnh lý này cũng như đo lường được mức độ trầm trọng của nó.
Do đó, không nên thực hiện những thử nghiệm đắt tiền trừ trường hợp nghiên cứu
được tiến hành.


×