Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.81 KB, 5 trang )
BỆNH HỌC NGOẠI CẢM
THƯƠNG HÀN
(Kỳ 1)
I. ĐẠI CƯƠNG
A. TÁC GIẢ
Trương Trọng Cảnh còn có tên là Trương Cơ, người Niết Dương, Nam
Quận đời Đông Hán (nay là huyện Nam Dương, Hà Nam, Trung Quốc). Sinh vào
khoảng 142 - 210 thời Hán Linh Đế (168 - 188), làm quan cho đến đời vua Kiến
An (198 - 219).
Ông học rộng, tài cao, nổi tiếng liêm khiết. Được 2 thầy thuốc truyền nghề
là Hà Ngung và sau đó là Trương Bá Tổ.
Dòng họ ông rất đông, hơn 200 người, nhưng chỉ trong hơn 10 năm (thời
Kiến An) chết mất hơn 2/3, trong đó 70% vì thương hàn. Đó là động cơ thúc giục
ông nghiên cứu, tìm hiểu và viết sách về bệnh Thương hàn.
B. TÁC PHẨM
Trương Trọng Cảnh có 2 tác phẩm: Kim quỹ yếu lược và Thương hàn luận
(Thương hàn tạp bệnh luận).
Quyển Thương hàn luận được ông đúc kết kinh nghiệm lâm sàng từ đời
Hán trở về trước, dựa vào Nội kinh mà biên soạn thành.
Thương hàn luận nguyên bản đã thất lạc. Hiện nay chỉ còn lại bản của
Vương Thúc Hòa (đời Tây Tần) biên tập gồm 10 quyển, 22 thiên, 397 pháp và 113
phương; vận dụng khoảng 80 vị thuốc vào điều trị.
Bộ sách gồm có 2 phần:
* Phần bệnh sốt ngoại cảm với 6 loại bệnh cảnh.
* Phần tạp bệnh : đề cập hơn 40 loại bệnh nội, ngoại, phụ, sản khoa.
C. ĐẶC ĐIỂM CHUNG
·Thương hàn có hai nghĩa:
oRộng: là tên gọi chung tất cả bệnh ngoại cảm có sốt.