Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

mot so de thi HSG co dap an Van 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.7 KB, 30 trang )

ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN : VĂN - TIẾNG VIỆT
SBD: PHÒNG: Thời gian: 150 phút
(Không kể thời gian giao đề)
VĂN - TIẾNG VIỆT: (3 điểm)
Câu 1: (1,5 điểm)
Viết đoạn diễn dịch với câu chốt :" Thơ Nguyễn Trãi
thể hiện tình yêu quê hương tha thiết." ( Đoạn dài không
quá 15 dòng giấy thi, có ít nhất 2 dẫn chứng )
Câu 2: (1,5 điểm)
Theo em, trong truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" của
O.Henri, Giôn-xi hay Be-man là nhân vật nổi bật nhất của
truyện ? Vì sao ?
A. LÀM VĂN: (7 điểm)
Nhận xét về hình thức nghệ thuật của một tác phẩm
văn học, Sách văn học 9 - Tập 2 có viết:
" Hình thức hay là hình thức sáng tạo, sinh động, phù
hợp nhất với nội dung, có sức biểu hiện nội dung hùng
hồn nhất, gây được ấn tượng sâu sắc nhất"
( Sác
h đã dẫn - Trang 116 )
Qua việc phân tích vẻ đẹp hình thức của bài thơ sau, em hãy
bày tỏ cách
1
HƯỚNG DẪN CHẤM
A. VĂN- TIẾNG VIỆT: (3 điểm)
Câu 1: (1,5 điểm)
- Viết đoạn diễn dịch với câu chốt ở đầu đoạn, đảm
bảo yêu cầu đề (không quá 15 dòng giấy thi, có 2 dẫn
chứng), diễn đạt trôi chảy, thuyết phục.
(1,5 điểm)
- Viết đoạn diễn dịch với câu chốt ở đầu đoạn, đạt


được các yêu cầu của đề, nhưng nội dung chưa thuyết
phục, diễn đạt chưa trôi chảy.
(1,0 điểm)
- Lạc đề
(0 điểm)
Câu 2: (1,5 điểm)
- Học sinh có thể nêu ý kiến riêng của mình về việc
chọn nhân vật nổi bật nhất của truyện "Chiếc lá cuối cùng
" (O. Henri ) là Gion-xi hay Be-man với các lý do thuyết
phục.
- Tuy nhiên, nếu HS chọn và lý giải về nhân vật
Gion-xi , điểm không thể đạt tối đa.Vì nhân vật Be-man
mới thật sự là nhân vật trung tâm chuyển tải ý nghĩa tư
tưởng của truyện.
- Qua Be-man, O.Henri muốn nói đến ý nghĩa to lớn
của nghệ thuật trong đời sống (Vì cuộc sống, vì con
người ) và sứ mệnh cao cả của người nghệ sĩ chân chính
(Sáng tạo nghệ thuật với tất cả tấm lòng, tâm huyết và tài
năng đích thực ).
B. BÀI LUẬN: (7 điểm)
I. Yêu cầu chung:
2
- Học sinh nắm vững phương pháp làm bài văn nghị
luận, có kiến thức lý luận văn học (LLVH), biết gắn kết
với tác phẩm văn học cụ thể.
- Nắm chắc các biểu hiện hình thức của một tác phẩm
thơ ( Bài thơ "Ánh trăng" của Nguyễn Duy ) để liên hệ với
vấn đề LLVH.
- Bố cục bài tốt, diễn đạt trôi chảy.
II. Yêu cầu cụ thể:

Học sinh cần biết lồng ghép 2 yêu cầu của đề; qua
việc phân tích giá trị hình thức của bài thơ để bày tỏ cách
hiểu về vấn đề LLVH.
1. Vấn đề LLVH:
- Đây là nhận định về hình thức nghệ thuật của một
tác phẩm văn học. Thực chất là một dạng định nghĩa thế
nào là hình thức nghệ thuật hay, đẹp.
- Các phẩm chất của hình thức cần được chú trọng khi
phân tích tác phẩm văn học là "sáng tạo ", "sinh động ",
"phù hợp ", biểu hiện nội dung "tốt nhất, ấn tượng nhất ".
- Đó vừa là mục tiêu cần đạt tới của người cầm bút,
vừa là tiêu chí để thẩm định giá trị của tác phẩm văn
chương.
2. Phân tích vẻ đẹp hình thức của bài thơ "Ánh trăng
":
- Học sinh có thể phân tích nhiều cách, từ nhiều góc
độ. Lưu ý là phải gắn với vấn đề LLVH đã nêu. Sau đây là
một số gợi ý:
a. Thể thơ, nhịp điệu thơ: Thể thơ 5 chữ mộc mạc,
giản dị, cùng nhịp thơ lúc ngân vang, tha thiết (khổ 1,2),
lúc trĩu nặng, lắng sâu (khổ 5,6) góp phần thể hiện thành
công lời tâm tình, tự nhủ, thổ lộ tự đáy lòng không chỉ của
một Nguyễn Duy mà là của cả một thế hệ.
3
b. Kết cấu: Bài thơ có kết cấu giản đơn như một câu
chuyện kể (kết hợp tự sự và trữ tình ), từ chiều quá khứ
xuôi về hiện tại, gắn liền với mạch cảm xúc của nhà thơ.
. Chú ý một số điểm "gút ": "ngỡ không bao giờ quên
", "từ hồi về ", "Thình lình đèn điện tắt ","vội bật tung cửa
sổ ", "đột ngột vầng trăng tròn ","ánh trăng im phăng phắc

" khắc đậm ấn tượng, cảm xúc.
. Chú ý hình thức: chỉ những chữ đầu khổ thơ được
viết hoa, cuối khổ thơ mới có dấu chấm câu tạo nên tính
đặc sắc và liền mạch cho ý thơ.
c. Hình tượng: Hình ảnh "Vầng trăng " xuyên suốt 5
khổ thơ và trở thành hình tượng "Ánh trăng " ở khổ thơ
cuối, tạo nên sự ám ảnh, khắc sâu ý tưởng, suy tư, tạo "độ
xoáy" cho tứ thơ. Ý nghĩa của hình tượng :
- Là biểu tượng đẹp đẽ của một thời gian lao, đầy tình
nghĩa mà những người lính - trong đó có nhà thơ - từng
gắn bó, yêu thương.
- Là biểu tượng sâu sắc về sự bao dung, độ lượng; sự
thủy chung, nghĩa tình - vốn là phẩm chất của đất nước,
nhân dân bình dị, sắt son.
- Là biểu tượng giàu tính triết lý về sự bất diệt, vĩnh
cửu của thiên nhiên mang dấu ấn tâm tư con người.
d. Ngôn ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ:
- Ngôn ngữ giản dị, giàu tính đời thường, như lời kể
tâm tình, gần gũi, thiết thân.
- Hình ảnh giản đơn mà sâu sắc, giàu tính sáng tạo, có
sức biểu hiện nội dung hùng hồn, ấn tượng.
4
- Biện pháp tu từ được sử dụng không nhiều nhưng cơ
bản và đặc sắc (nhân hóa, so sánh, ẩn dụ ) góp phần làm
lời thơ sinh động, giàu ý nghĩa
ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút

Câu 1: (2 điểm)
Trong văn bản tự sự có mấy hình thức kể chuyện theo
ngôi? Vai trò của ngườ

kể chuyện là gì? Em thích loại ngôi kể nào nhất? Phân
tích ngắn gọn một ví dụ đ
minh họa.
Câu 2: (2 điểm)
Bằng một văn bản nghị luận (dài không quá một trang
giấy thi), hãy phân tích
giá trị của tình huống bé Xi-mông hỏi bác thợ rèn Phi-lip:
"Bác có muốn làm bố
cháu không?" ( Bố của Xi-mông - Guy đơ Mô-pa-xăng).
Lý giải tại sao tác phẩm mang tên "Bố của Xi-mông"?
Câu 3: (6 điểm)
Trong bài "Tiếng nói của văn nghệ", Nguyễn Đình Thi có
viết:
"Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ
xuống
được. Ta sẽ dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi, và
đọc lại bài thơ. Tấ
cả tâm hồn chúng ta đọc "
Em có suy nghĩ gì về ý kiến trên?
Từ đó hãy trình bày cảm nhận về một bài thơ theo em là
hay trong chương
5
trình Ngữ văn lớp 8 hoặc lớp 9, phần Văn học Việt Nam.

HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1: (2 điểm)
Yêu cầu của câu hỏi gồm hai phần:
1.1 Lý thuyết: (1 điểm)
- Trong văn bản tự sự có hai hình thức kể chuyện theo
ngôi:

+ Ngôi thứ nhất : Người kể xưng "tôi", tham gia hoặc
chứng kiến câu chuyện.
(0,25 điểm
+ Ngôi thứ ba: Người kể giấu mình, nhưng có mặt khắp
nơi trong văn bản
dường như biết hết mọi việc, mọi nhân vật.
(0,25 điểm)
- Vai trò của người kể chuyện là dẫn dắt người đọc đi vào
câu chuyện: giới thiệu
nhân vật và tình huống, tả người và tả cảnh vật, đưa ra các
nhận xét, đánh giá về
những điều được kể.
(0,5 điểm
1.2 Vận dụng: (1 điểm)
- Xác định loại ngôi kể yêu thích.
(0,25 điểm
- Phân tích ngắn gọn một ngôi kể trong một tác phẩm tự
sự.(Chú ý: Nhấn mạnh lý
do chọn ngôi kể, ý nghĩa và vai trò của ngôi kể ấy đối với
giá trị của tác phẩm).

(0,75 điểm)
Câu 2: (2 điểm)
Yêu cầu của câu hỏi gồm hai phần:
6
2.1 Hình thức: ( 0,5 điểm)
Văn bản nghị luận có lý lẽ và dẫn chứng; dài không quá 1
trang giấy thi.
2.2 Nội dung: (1,5 điểm)
* Phân tích giá trị tình huống bé Xi-mông hỏi bác Phi-

líp :"Bác có muốn làm bố
cháu không?": (1 điểm)
- Đây là tình tiết mang giá trị bước ngoặc đối với tác
phẩm. (0,25 điểm)
- Đây cũng là tình tiết góp phần thúc đẩy sự bộc lộ của
các nhân vật:
+ Sự khát khao có được một người bố của Xi-mông.
(0,25 điểm)
+ Sự "hổ thẹn, lặng ngắt và quằn quại", thể hiện nhân
phẩm tốt đẹp của ch
Blăng-sốt.
(0,25 điểm)
+ Sự chuyển biến trong suy nghĩ và tình cảm của bác Phi-
líp. (0,25 điểm)
* Lý giải tên tác phẩm: (0,5 điểm)
- "Bố của Xi-mông" gắn với khát vọng được yêu thương
của nhân vật Xi-mông.
(0,25 điểm)
- "Bố của Xi-mông" cũng gắn với vai trò, ý nghĩa của
nhân vật bác Phi-líp, ngườ
mang thông điệp của tác giả Guy đơ Mô-pa-xăng về lòng
nhân đạo và sự ứng xử đầy
tình thương yêu giữa người với người.
(0,25 điểm)
Câu 3: (6 điểm)
I. Yêu cầu về kỹ năng:
7
- Bài viết đủ 3 phần : Mở - Thân - Kết.
- Nắm kỹ năng làm bài nghị luận văn học: suy nghĩ về
một nhận định, trình bày

cảm nhận về một bài thơ.
- Bố cục chặt chẽ, lý lẽ thuyết phục, cảm nhận chân thành;
diễn đạt trôi chảy; bà
sạch, chữ rõ.
II. Yêu cầu về kiến thức:
Đề bài có hai yêu cầu:
1. Trình bày suy nghĩ về nhận định:
- Đây là một cách hiểu về thơ hay: Thơ hay là thơ tạo
được ấn tượng ngay từ
khâu đọc văn bản. Và càng đọc đi đọc lại càng thấy bài
thơ thực sự hay.
- Tác động của bài thơ hay đối với người đọc, làm cho
người đọc nghĩ suy
trăn trở.
- Đối với bài thơ nói chung, bài thơ hay nói riêng, người
đọc phải đem cả tâm hồn
mà đọc bài thơ; đọc cho đến lúc tự bài thơ phát sáng, làm
rung lên mọi cung bậc trong
tâm hồn người đọc.
2. Trình bày cảm nhận về một bài thơ hay:
- Bài thơ được chọn thuộc chương trình Ngữ văn lớp 8
hoặc lớp 9, phần Văn học
Việt Nam (không giới hạn giai đoạn).
- Bài thơ thực sự là một tác phẩm văn chương có giá trị
(về nội dung, nghệ thuật)
- Người viết cần trình bày cảm nhận ở cả hai phương diện
nội dung và hình thức
của tác phẩm.
8
- Phần cảm nhận này phải gắn với ý giải thích ở trên một

cách hợp lý.
ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Ngữ văn

Câu 1: (1,5 điểm)
Đọc đoạn trích sau và hoàn thành các yêu cầu bên
dưới :
“ Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân
thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ
làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa
chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh
hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu !”
(Cây
tre Việt Nam - Thép Mới)
1.1 Xác định các phép tu từ từ vựng có trong đoạn
trích. Phân tích ngắn gọn giá trị của các phép tu từ đó.
1.2 Xét về cấu tạo, câu văn “ Tre giữ làng, giữ nước,
giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.” thuộc kiểu câu gì ?
Vì sao ?
Câu 2: (2,0 điểm)
Trong văn bản tự sự :
2.1 Người kể chuyện có vai trò gì ?
2.2 Người kể chuyện có thể xuất hiện trong những
ngôi kể nào ?
2.3 Xác định ngôi kể và ưu thế của việc lựa chọn ngôi
kể trong hai tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành
Long) và Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê).
9
Câu 3: (2,5 điểm)
Suy nghĩ về ý nghĩa của tình yêu thương.
Câu 4: (4,0 điểm)

4.1 Tại sao trong suốt bài thơ Ánh trăng, Nguyễn Duy
đều dùng từ “vầng trăng”, đến cuối bài lại là “ánh trăng” ?
4.2 Hình ảnh “ánh trăng im phăng phắc - đủ cho ta
giật mình” giúp ta hiểu thêm gì về nhân vật trữ tình trong
bài thơ ?
4.3 Trong cuộc đời, khi nào con người nên có những
lúc “giật mình” như thế ?
Em hãy lí giải những vấn đề nêu trên bằng một bài
văn.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu hỏi Nội dung trả lời Điểm
Câu 1
(1,5
điểm)
1.1 - Xác định phép tu từ :
+ Phép điệp ngữ ( tre, giữ, anh hùng)
+ Phép nhân hóa (tre)
- Phân tích giá trị của hai phép tu từ
trên :
+ Phép điệp ngữ: Nhấn mạnh hình ảnh
cây tre với nhiều chiến công; tạo sự
nhịp nhàng cho câu văn.
+ Phép nhân hóa: Làm cho hình ảnh
cây tre gần gũi với con người, gây ấn
tượng mạnh cho người đọc.
1.2 - Xét về mặt cấu tạo, câu văn “
0,25
0,25
0,25
0,25

0,25
0,25
10
Tre…lúa chín.” thuộc kiểu câu đơn.
- Vì câu trên chỉ có một kết cấu C-
V.
Câu 2
(2,0
điểm)
2.1 Vai trò của người kể chuyện trong
văn bản tự sự :
Dẫn dắt người đọc đi vào câu
chuyện
( giới thiệu nhân vật và tình huống; tả
người, tả cảnh; đưa ra những nhận xét,
đánh giá về những điều được kể…).
2.2 Người kể chuyện có thể xuất hiện
trong các ngôi kể :
- Ngôi thứ nhất: Người kể chuyện là
một nhân vật trong truyện và xưng tôi.
- Ngôi thứ ba: Người kể chuyện giấu
mình nhưng có mặt khắp nơi trong văn
bản.
2.3 Xác định ngôi kể, ưu thế của sự lựa
chọn ngôi kể trong hai tác phẩm :
* Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long):
+ Ngôi kể: Ngôi thứ ba - người kể
chuyện giấu mình, nhưng có mặt khắp
nơi trong văn bản.
+ Ưu thế: Giúp người kể chuyện có thể

vừa linh hoạt miêu tả bao quát các đối
tượng, vừa đưa ra những nhận xét,
đánh giá về nhân vật, tạo nên cái nhìn
nhiều chiều, giọng kể đa dạng, phong
phú…
* Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
11
Khuê):
+ Ngôi kể: Ngôi thứ nhất - người kể
chuyện là Phương Định, nhân vật
chính xưng tôi.
+ Ưu thế: Phù hợp với nội dung tác
phẩm; tạo điều kiện thuận lợi để tác giả
thể hiện thế giới tâm hồn, những cảm
xúc và suy nghĩ của nhân vật một cách
sâu sắc.
Câu 3
(2,5
điểm)
■ Yêu cầu về kỹ năng :
- Học sinh viết bài có kết cấu ba phần:
Mở - Thân - Kết; bài viết có văn

phong phù hợp (nghị luận xã hội), có
thể kết hợp các phương thức biểu đạt;
học sinh biết cách giải thích, chứng
minh, phân tích … để làm sáng tỏ vấn
đề.
- Bố cục hợp lí, chặt chẽ; diễn đạt trôi
chảy; bài sạch, chữ rõ; khuyến khích
những bài viết sáng tạo và độc đáo.
■ Yêu cầu về kiến thức : Học sinh nêu
suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của
tình yêu thương. Đây là đề bài mở, học
sinh có thể trình bày bằng nhiều cách.
Sau đây là một số gợi ý :
- Học sinh nắm bắt được nội dung vấn
đề: Ý nghĩa sâu sắc, lớn lao, kì diệu
của tình yêu thương. (có thể là tình
cảm yêu thương người thân, gia đình,
0,5
0,25
0,5
0,5
0,5
12
quê hương, bạn bè … và rộng hơn là
tình yêu thương giữa con người với
con người.)
- Trình bày được các ý chính :
+ Tình yêu thương đem đến cho con
người niềm vui hạnh phúc, lòng tin
yêu; tiếp thêm sức mạnh để con người

có thể vượt qua mọi khó khăn, thử
thách.
+ Tình yêu thương giúp con người
biết thông cảm, thấu hiểu, vị tha …để
con người có cơ hội hiểu nhau, sống
tốt đẹp, thân ái với nhau hơn.
+ Tình yêu thương có thể cảm hóa cái
xấu; bắc nhịp cầu nhân ái, xóa bỏ
những ngăn cách, hận thù …
0,25
Câu 4
(4,0
điểm)
■ Yêu cầu về kỹ năng :
- Học sinh viết bài văn có kết cấu ba
phần: Mở - Thân - Kết; cần gắn ba câu
hỏi của đề bài trong cùng một kết cấu
bài văn, không trả lời từng câu hỏi
một; bài thể hiện kỹ năng nghị luận về
đoạn thơ, hướng tới lí giải vấn đề xã
hội.
- Văn phong phù hợp; bố cục hợp lý;
diễn đạt trôi chảy, bài sạch, chữ rõ;
khuyến khích những bài viết sáng tạo
và độc đáo trong cách cảm nhận.
■ Yêu cầu về kiến thức :
- Học sinh nắm chắc ý nghĩa của bài
0,5
0,25
1,0

13
thơ, đặc biệt là khổ cuối để lí giải các
vấn đề trong ba câu hỏi.
- Sau đây là một số gợi ý :
* Tại sao trong suốt bài thơ Ánh trăng,
Nguyễn Duy đều dùng từ “vầng trăng”,
đến cuối bài lại là “ánh trăng” ?
+ “vầng trăng” là hình ảnh được nhân
hóa, trở thành bạn đồng hành của nhân
vật trữ tình trong nhiều hoàn cảnh cuộc
sống…
+ “ánh trăng” là hình ảnh được ẩn dụ,
mang ý nghĩa biểu trưng sâu xa cho
nhiều vấn đề mang tính triết lí, trong
đó quan trọng là sự soi chiếu, ám
ảnh…
* Hình ảnh “ánh trăng im phăng phắc
- đủ cho ta giật mình” giúp ta hiểu
thêm gì về nhân vật trữ tình trong bài
thơ ?
+ Nhân vật trữ tình là con người có
chiều sâu nội tâm với những cảm nhận
tinh tế, sâu xa.
+ Nhân vật trữ tình luôn có sự nhìn
nhận, soi chiếu lại mình.
+ Nhân vật trữ tình sống ân tình, ân
nghĩa, trải qua nhiều biến động cuộc
đời, dẫu có lúc lãng quên song không
hề thay đổi bản chất.
* Trong cuộc đời, khi nào con người

nên có những lúc “giật mình” như thế ?
+ Con người nên có những lúc “giật
1,5
0,75
14
mình” trước khi, trong khi và cả sau
khi làm một việc gì đó, nhất là với
những vấn đề có phạm vi ảnh hưởng
sâu rộng.
+ Con người phải luôn có những lúc
“giật mình” như thế trước mọi biến
động của xã hội và của chính bản thân
để điều chỉnh và hoàn thiện mình hơn.
ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN : NGỮ VĂN
SBD: PHÒNG: Thời gian làm bài: 150 phút
Câu 1: (2 điểm)
Kể tên các văn bản nhật dụng được học trong
chương trình Ngữ văn lớp 8 và lớp 9.
Trong số đó, văn bản nào để lại ấn tượng sâu sắc
nhất cho em ? Bằng một đoạn nghị luận (dài không quá
15 dòng giấy thi) theo phép lập luận quy nạp, hãy trình
bày về ấn tượng đó.
Câu 2: (2 điểm)
Đọc kỹ đoạn thơ sau:
" Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân,
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.
Bốn bề bát ngát xa trông,
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm

lòng."
15
(Nguyễn Du -
Truyện Kiều)
Hãy viết một văn bản (dài không quá một trang
giấy thi) để phân tích hoàn cảnh và tâm trạng của nhân
vật trữ tình trong đoạn thơ. Trong văn bản có sử dụng các
yếu tố: khởi ngữ, thành phần biệt lập, lời dẫn trực tiếp
(xác định bằng cách gạch chân).
Câu 3: (6 điểm)
Từ việc trình bày cảm nhận về một tác phẩm văn
học Việt Nam trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ
sở, hãy nói về góc đẹp nhất trong lòng em.
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN
Câu 1: ( 2 điểm)
a. Kể tên các văn bản nhật dụng: (1 điểm)
+ Lớp 8: - Thông tin về Ngày Trái Đất năm
2000.
- Ôn dịch, thuốc lá.
- Bài toán dân số.
+ Lớp 9: - Phong cách Hồ Chí Minh
- Đấu tranh cho một thế giới hoà bình.
-Tuyên bố thế giới về sự sống còn,
quyền được bảo vệ và phát triển của
trẻ em.
16
b. Xác nhận văn bản để lại ấn tượng sâu đậm - Trình bày
về ấn tượng: (1 điểm)
+ Hình thức: Một đoạn nghị luận (không xuống
dòng) theo phép lập luận quy nạp. (0,5 điểm)

+ Nội dung: Ấn tượng về văn bản nhật dụng. (0,5
điểm)
Câu 2: (2 điểm)
a. Hình thức:(1 điểm)
- Văn bản không dài quá một trang giấy thi.
- Văn bản có đủ các yếu tố: khởi ngữ , thành phần
biệt lập (thành phần tình thái, thành phần cảm thán, thành
phần gọi - đáp, thành phần phụ chú) và lời dẫn trực tiếp.
b. Nội dung: (1 điểm)
Học sinh có thể phân tích theo trình tự đoạn thơ hoặc
phân tích theo từng vấn đề. Sau đây là gợi ý chung:
- Hoàn cảnh:(0,5 điểm)
+ Kiều bị Tú Bà giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.
+ Không gian trước lầu Ngưng Bích mở ra mênh
mông, "bát ngát" đến rợn ngợp. Thời gian tuần hoàn song
khép kín đến tù đọng.
- Tâm trạng:(0,5 điểm)
+ Sự cô đơn, lẻ loi, buồn tủi.
+ Nỗi đau xót, ê chề, "bẽ bàng".
Câu 3: (6 điểm)
A. Yêu cầu về kỹ năng:
- Bài viết đủ ba phần: Mở bài - Thân bài - Kết bài.
- Nắm kỹ năng làm loại bài tổng hợp.
- Biết gắn kết giá trị của một tác phẩm văn học với
đời sống tư tưởng, tình cảm, tâm hồn của cá nhân người
viết.
17
- Lý giải thuyết phục, mạch lạc. Diễn đạt trôi chảy,
chữ viết rõ ràng.
B. Yêu cầu về kiến thức:

Đề bài có hai yêu cầu:
- Yêu cầu 1: Nêu cảm nhận về một tác phẩm văn
học trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở.
- Yêu cầu 2: Trình bày về "Góc đẹp nhất trong lòng
em".
* Thực chất, yêu cầu (2) vừa là khởi nguyên, vừa là
đích tới của yêu cầu (1).
* Học sinh có thể tách biệt hay lồng ghép hai yêu cầu
này sao cho hợp lý, nhuần nhuyễn và thuyết phục.
* Học sinh phải xác định chính xác "góc đẹp nhất"
trong lòng mình là ở đâu, chứa đựng điều gì, từ đó mới có
định hướng lựa chọn tác phẩm, lựa chọn các giá trị thích
hợp để thẩm bình, nhằm làm sáng rõ "góc đẹp nhất" đó.
1. Yêu cầu 2:
- "Góc đẹp nhất trong lòng em" có thể thuộc về tư tưởng
hay tâm hồn, tình cảm
- "Góc đẹp nhất" phải thể hiện sự chính chắn và sâu
sắc trong nhận thức của người viết; đồng thời phù hợp với
quan niệm về đạo đức của xã hội, đạo lý của dân tộc.
2. Yêu cầu 1:
- Lựa chọn tác phẩm có các giá trị thể hiện tốt nhất
nội dung trên.
- Tác phẩm có thể có nhiều giá trị, ý nghĩa. Người
viết phải biết lướt qua (hoặc bỏ qua) các khía cạnh thứ
yếu, biết nhấn mạnh ở những khía cạnh chính yếu (cả nội
dung và hình thức) có sự gắn kết với "góc đẹp nhất" của
tâm hồn mình.
18

ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN : NGỮ VĂN (CHUYÊN)

Câu 1: (3 điểm)
Đọc văn bản sau và hoàn thành các yêu cầu bên dưới:
" Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão
cũng có thể làm liều như ai hết Một người như
thế ấy ! Một người đã khóc vì trót lừa một con
chó! Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi
không muốn liên luỵ đến hàng xóm, láng giềng
Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót
Binh Tư để có ăn ư ? Cuộc đời quả thật cứ mỗi
ngày một thêm đáng buồn
* * *
Không ! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn,
hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một
nghĩa khác."
(Na
m Cao - Lão Hạc )
1.1 Theo em, đoạn văn bản trên là lời độc thoại hay
độc thoại nội tâm ? Giải thích ngắn gọn lý do.
1.2. Từ nội dung đoạn trích và toàn tác phẩm, hãy tìm
hiểu hàm ý của hai câu : " Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày
một thêm đáng buồn Không ! Cuộc đời chưa hẳn đã
đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo
một nghĩa khác".
Câu 2: (7 điểm)
" Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng
bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ
sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn
nói một điều gì mới mẻ. Anh gởi vào tác phẩm một
19
lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần

của mình góp vào đời sống chung quanh."
(Nguyễn Đình Thi
-Tiếng nói của văn nghệ)
Em hiểu thế nào về nhận định trên ?
Chọn phân tích hai tác phẩm văn học Việt Nam
(trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở), một thuộc
thời kỳ trung đại, một thuộc thời kỳ hiện đại để làm sáng
rõ vấn đề.
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN (CHUYÊN)
Câu 1: (3 điểm)
1.1. - Đoạn văn là lời độc thoại nội tâm. (0,25 điểm)
- Lý do:(0.75 điểm)
+ Độc thoại là lời của một người nào đó nói với
chính mình hoặc với ai đó trong tưởng tượng. Trong văn
bản tự sự, khi người độc thoại nói thành lời thì phía trước
câu nói có gạch đầu dòng; còn khi không thành lời thì
không có gạch đầu dòng. Trường hợp sau gọi là độc thoại
nội tâm.
+ Lời trong văn bản là lời độc thoại nội tâm của
nhân vật "Tôi "(Ông giáo)
1.2. Tìm hiểu hàm ý ở hai câu văn:
a. Câu "Cuộc đời đáng buồn " :
- Sự ngỡ ngàng, thất vọng của ông giáo trước việc
làm và nhân cách của lão Hạc (hiểu nhầm) (0,5 điểm)
- Nỗi chán ngán, chua chát của ông giáo trước cuộc
đời và thế thái nhân tình. (0,5 điểm)
b. Câu "Không ! Cuộc đời nghĩa khác":
- Sự khẳng định mạnh mẽ, niềm vui, niềm tin của ông
giáo về nhân cách cao đẹp của lão Hạc - nhân cách của
một người lao động lương thiện.(0,5 điểm)

20
- Nỗi buồn, nỗi xót xa cho số phận, cuộc đời tăm tối,
bế tắc của người nông dân nghèo trong xã hội cũ.(0,5
điểm)
Câu 2: (7 điểm)
A. Yêu cầu về kỹ năng :
- Bài viết đủ ba phần: Mở bài - Thân bài - Kết bài.
- Nắm vững kỹ năng làm loại bài tổng hợp.
- Lý giải mạch lạc , thuyết phục. Hành văn trôi chảy.
Chữ viết rõ ràng, sạch sẽ.
B. Yêu cầu về kiến thức:
Đề bài có hai yêu cầu:
- Giải thích nhận định.
- Chứng minh vấn đề.
Học sinh có thể tách biệt hay gộp chung hai yêu cầu
trên một cách thuyết phục. Sau đây là một số gợi ý cho
từng yêu cầu:
1. Giải thích:
Nhận định nêu lên một đánh giá về nội dung của văn
nghệ , liên quan đến tác phẩm văn học và nhà văn.
- Chất liệu của tác phẩm là hiện thực đời sống khách
quan.
- Người nghệ sĩ không dừng lại ở việc mô phỏng, sao
chép đời sống khách quan đó mà luôn hướng tới những
giá trị cao hơn- giá trị của sự sáng tạo không ngừng (về
nhận thức, về nội dung).
- Tác phẩm là đứa con tinh thần của nhà văn, cũng là
nơi nhà văn gửi gắm bao tâm tư, tình cảm, bao khát vọng,
dâng hiến cho đời.
21

2. Chứng minh:
- Học sinh lựa chọn hai tác phẩm phù hợp với nội
dung giải thích trên.
- Hai tác phẩm thuộc nền văn học Việt Nam, song ở
hai thời kỳ khác nhau, do đó học sinh cần tìm ra được
tiếng nói đồng điệu giữa chúng để phân tích đạt tới hiệu
quả hô ứng.
- Phân tích tác phẩm phải hướng tới vấn đề trên từng
luận điểm một; không chung chung, đại khái.
ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN : VĂN - TIẾNG VIỆT
SBD: PHÒNG: Thời gian: 150 phút
(Không kể thời gian giao đề)
B. VĂN - TIẾNG VIỆT: (4 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
Phân tích các đặc điểm về cách thức sử dụng từ
ngữ, câu, biện pháp tu từ để rút ra kết luận về kiểu phong
cách văn bản của đoạn văn sau:
" Trên những dãy núi hanh hao đã lất phất mưa
bụi liêu riêu của mùa xuân. Hoa đào chúm chím nở
trong sương trắng như những đôi môi đỏ thắm của
những người thiếu nữ Ánh hồng của hoa đào bừng
trong mưa bụi của mùa xuân như những ngọn lửa
nhỏ lấp ló đốt lên bao khát vọng trong lòng người."
(Thầm thì mùa xuân - Ngô Quyền)
Câu 2: (2 điểm)
- Ghi lại đoạn thơ tả chân dung Thuý Kiều trong đoạn
trích " Chị em Thúy Kiều" (Truyện Kiều - Nguyễn Du)
22
- Nêu ngắn gọn dụng ý của Nguyễn Du khi đặc tả chân
dung nàng Kiều.


C. LÀM VĂN: (6 điểm)
" Văn học phản ánh cuộc sống bằng hình tượng
( ). Nhưng văn học không phản ánh máy móc, thụ
động như một tấm gương mà thông qua tư tưởng,
tình cảm, cách nhìn, cách đánh giá của từng nhà
văn."
(Sách Văn học 9 - T.2 - Trang 115)
Em hiểu vấn đề trên như thế nào ?
Phân tích hình tượng người lính trong hai bài thơ"
Đồng chí" (Chính Hữu) và " Bài thơ về tiểu đội xe không
kính" (Phạm Tiến Duật) để làm sáng tỏ cách hiểu đó.
A. VĂN- TIẾNG VIỆT: (4 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
- Phân tích cách thức sử dụng:
+ Từ ngữ: Dùng nhiều từ láy gợi hình, gợi cảm
( hanh hao, lất phất, liêu riêu, chúm chím, lấp ló).
(0,5 điểm)
+ Câu : Dùng kiểu câu nhiều thành phần để miêu tả
chi tiết cảnh sắc thiên nhiên.
( 3 câu).
(0,5 điểm)
+ Biện pháp tu từ: Các biện pháp đảo ngữ ( câu 1),
nhân hoá (câu 2), so sánh ( câu 2,3) làm cho lời văn
sinh động, giàu hình ảnh, giàu tính thẩm mỹ.
(0,5 điểm)
23
- Kết luận : Đoạn văn thuộc kiểu văn bản nghệ thuật.
(0,5 điểm)
Câu 2: (2 điểm)

- Ghi lại đúng, đủ 12 câu tả chân dung Thúy Kiều
trong đoạn trích " Chị em Thúy Kiều".
(1 điểm)
+Cứ sai 3 lỗi từ, chính tả thì trừ 0.25 điểm.
- Dụng ý của Nguyễn Du:
+ Miêu tả và làm nổi bật vẻ đẹp, tài năng, phẩm cách,
tâm hồn của Thúy Kiều so với Thúy Vân.
(0,5 điểm)
+ Dự báo về cuộc đời, số phận đầy gian truân, sóng
gió của Thúy Kiều.
(0,5 điểm)
B.LÀM VĂN: (6 điểm)
I.Yêu cầu chung:
- Có kiến thức lý luận văn học (LLVH) về một trong
những đặc điểm nội dung cơ bản của tác phẩm văn học là
hình tượng nghệ thuật.
- Phân tích được vẻ đẹp của hình tượng người lính
qua từng bài thơ để làm rõ vấn đề LLVH trên.
- Bố cục chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy.
II.Yêu cầu cụ thể: Học sinh có thể tách biệt hoặc gộp
chung hai phần giải thích và phân tích. Sau đây là một số ý
cơ bản ở từng phần :
1. Giải thích :
- Hình tượng là phương tiện của văn học để phản ánh
hiện thực. Đó là bức tranh sinh động về con người và
cuộc sống.
24
- Hình tượng văn học vừa chứa nội dung hiện thực -
trực tiếp miêu tả cuộc sống, vừa mang nội dung tư tưởng -
biểu hiện lý tưởng, cách nhìn, cách nghĩ, cảm xúc của mỗi

cá nhân nhà văn. Nghĩa là vừa có tính chung sâu sắc, vừa
mang tính riêng độc đáo.
- Phân tích hình tượng văn học là làm nổi bật vẻ đẹp
con người - cuộc sống được thể hiện qua đó; phát hiện sự
đóng góp riêng của nhà văn trong việc chọn lựa các yếu tố
để xây dựng hình tượng.
2.Phân tích hình tượng người lính trong hai bài thơ:
a. Vẻ đẹp của hình tượng: Chân dung người lính là
biểu tượng cao đẹp của con người Việt Nam trong những
năm tháng chiến tranh vệ quốc với các phẩm chất đáng
quí:
+ Có trái tim yêu nước cháy bỏng.
+ Có lý tưởng cao đẹp, chiến đấu, hy sinh vì độc lập
dân tộc.
+ Đoàn kết, gắn bó trong tình đồng chí, đồng đội keo
sơn.
+ Dũng cảm, kiên cường vượt qua mọi gian khó,
hiểm nguy để sống, chiến đấu và chiến thắng.
b. Sự phát hiện riêng của hai nhà thơ:
*
" Đồng chí " ( Chính Hữu ):
+ Vẻ đẹp giản dị, mộc mạc, hiền hòa của người nông
dân mặc áo lính trong những ngày đầu của cuộc kháng
chiến chống Pháp.
+ Tình đồng chí, đồng đội hòa quyện với tình giai
cấp.
+ Sự thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ của nhà thơ trước
hoàn cảnh và tình cảm của người lính.
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×