Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Kiểm soát rủi ro, tối đa hóa lợi nhuận pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.54 KB, 7 trang )

Kiểm soát rủi ro, tối đa hóa
lợi nhuận

Larry Trương, một nhà điều hành cao cấp tại Manulife Việt Nam,
kiêm tư vấn quản lý tài chính cá nhân, đã đưa ra một số lời
khuyên đi ngược lại với số đông. Theo ông, bằng cách đa dạng
hóa đầu tư và lập kế hoạch kỹ lưỡng, bạn có thể nghỉ hưu sớm.

Vàng: Sự lấp lánh chứa đựng rủi ro
Theo Larry Trương, một trong những vấn đề nổi cộm nhất của
người Việt ffice:smarttags" />Nam là ít quan tâm đến chiến lược
dài hạn, mà thường chỉ xem xét việc quản lý tài chính cá nhân
trong ngắn hạn. Điều này dẫn đến việc họ chỉ muốn tối đa hóa lợi
nhuận đầu tư trong thời gian ngắn và không thấy được những rủi
ro của cách đầu tư này.
Những năm gần đây, vàng là loại tài sản đem lại lợi nhuận cao
nhất. Nhằm kiếm lợi nhuận ngắn hạn, một số gia đình Việt Nam
đã chọn đầu tư vào vàng. Tuy nhiên, giá vàng tăng cao không có
nghĩa là sẽ tiếp tục cho lãi cao trong tương lai. Trong vòng mười
năm, giá vàng tăng từ 300 USD/ounce lên hơn 1.200 USD/
ounce, gấp bốn lần. Điều này có nghĩa là nhà đầu tư đang phải
mua vàng với giá rất cao. Đây chính là yếu tố chứa đựng sự rủi
ro.

Larry khuyến cáo: “Bạn có thể có nhiều loại tài sản, nhiều tiền,
nhưng nếu không biết cách đa dạng hóa danh mục đầu tư thì sẽ
có nguy cơ gặp thảm họa”. Ông gợi ý, không nên đầu tư quá 30%
tổng số vốn vào một lĩnh vực duy nhất. Ngoài vàng, các lĩnh vực
có thể phân tán vốn đầu tư gồm chứng khoán, bất động sản, gửi
tiết kiệm
Trong khi nhiều người cho rằng lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng là


thấp so với lạm phát thì ông lại không đồng tình, với lý do: để
phòng khi có rủi ro xảy ra.

Hoạch định cho nhu cầu từng giai đoạn
Lạm phát khiến hàng hóa tiêu dùng tăng giá. Mà các cá nhân thì
không kiểm soát được tình trạng này, vì vậy thường chỉ để dành
tiền cho các chi tiêu ngắn hạn (khoảng 3 tháng thu nhập). Tuy
nhiên, đểchuẩn bị cho những trường hợp bất khả kháng, Larry đề
nghị các gia đình nên lập ra một quỹ bằng 6 tháng thu nhập. Các
khoản như học phí hằng năm, không may ốm đau, hoặc các
trường hợp bất ngờ khác sẽ cần sử dụng số tiền tích lũy này.

Và trong khi phải chuẩn bị cho mục tiêu ngắn hạn và các trường
hợp không mong đợi, thì việc theo đuổi mục tiêu đầu tư trung và
dài hạn cũng không kém phần quan trọng. Những mục tiêu này
bao gồm nhiều thứ, trong đó có cả việc chuẩn bị cho con vào đại
học và lập kế hoạch để nghỉ hưu sớm.

Dù trong bất cứ trường hợp nào, điều quan trọng là phải luôn duy
trì một danh mục đầu tư có khả năng hỗ trợ cho những mục tiêu
trên. Trên nguyên tắc “tiết kiệm trước khi tiêu xài”, ông khuyên
các gia đình nên trích ra một phần trong số lương hằng tháng để
tiết kiệm, 15% hoặc 20%.

Ông nhận xét: “Chúng ta đang sống trong một thế giới ưa chuộng
vật chất. Ở Việt Nam, 50% dân số có độ tuổi dưới 35 đang chi
tiêu nhiều hơn cho các mặt hàng xa xỉ. Kết quả là ngày nay
những người trẻ tuổi sẵn sàng chi từ 3 - 4 tháng lương chỉ để
mua một chiếc điện thoại di động. So với thế hệ trước, ngày nay,
người ta ít quan tâm tới thời điểm họ không còn khả năng làm

việc”.

Kế hoạch nghỉ hưu - không bao giờ quá sớm
Theo Larry, nếu đã kiếm được tiền thì không bao giờ là quá sớm
để lên kế hoạch cho ngày về hưu. “Đừng nên nghĩ bạn phải làm
nhiều
tiền hơn mới tiết kiệm được nhiều hơn. Bạn có thể tiết kiệm ngay
khi kiếm được tiền. 10% hay 20% của tổng thu nhập là tùy.
Nhưng bạn phải tiết kiệm”, ông nói. Chính ông đã lên kế hoạch về
hưu khi ở tuổi 40.

Thoạt nghe việc này có vẻ khó khăn, nhưng vẫn sẽ khả thi nếu
biết cách hoạch định tài chính cá nhân và được một chuyên gia
tư vấn tài chính hỗ trợ. Thực tế cho thấy, có nhiều người tiết kiệm
được hơn 50% thu nhập hằng tháng. Dựa vào việc ăn tiêu tiết
kiệm một cách thông minh, họ có thể tạo dựng được một gia sản
kha khá và lập được kế hoạch dài hạn nhằm có thể nghỉ hưu
sớm.

Larry khẳng định: “Nếu học cách để một ngày nào đó bạn được
độc lập về tài chính thì điều đó không chỉ giúp ích cho bạn mà
còn cho cả người khác nữa. Trẻ con thường lắng nghe và quan
sát cách cha mẹ chúng tiết kiệm và xài tiền, đồng thời lại được
cha mẹ khuyên bảo. Và đó là bài học giá trị cho cả một đời khi
chúng lớn lên và trưởng thành”.

Đầu tư cũng giống như các hoạt động khác, cần rút ra các bài
học từ thất bại của chính mình. Chính vì vậy mà Larry đưa ra lời
khuyên: “Nếu muốn quản lý tài chính cá nhân tốt, bạn phải học.
Học từ sách vở và từ những người xung quanh. Hãy xem internet

là một nguồn cung cấp thông tin hữu ích ".

×