Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

371 kiểm định mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận một số giải pháp nhằm tối đa hóa lợi nhuận tại công ty cổ phần may hai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (793.3 KB, 71 trang )

Luận văn tốt nghiệp

Khoa kinh tế

Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
ngày càng sâu và rộng. Đây là cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước
giao lưu học hỏi, mở rộng thị trường nhưng đồng thời cũng là điều kiện để các
doanh nghiệp nước ngồi có cơ hội thâm nhập vào thị trường nước ta. Thị trường
Việt Nam không chỉ là của riêng các doanh nghiệp trong nước nữa mà đã có sự góp
mặt ngày càng đơng đảo của các doanh nghiệp nước ngồi, điều này đã tạo ra sự
cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước với nhau. Để tồn tại
và phát triển các doanh nghiệp Việt Nam cần phải xây dựng những mục tiêu hoạt
động sản xuất kinh doanh cụ thể nhằm nắm bắt, tận dụng các cơ hội và hạn chế
những thách thức do môi trường mang lại nhằm đạt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận
của mình
Như chúng ta đã biết, lợi nhuận là mục tiêu kinh tế cao nhất, là yếu tố quyết
định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Do đó tối đa hóa lợi nhuận luôn là
mục tiêu cuối cùng của hầu hết mọi doanh nghiệp vì lợi nhuận tác động đến tất cả
mọi mặt của doanh nghiệp như giúp tăng tích lũy để mở rộng sản xuất kinh
doanh,tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ nhân viên,
góp phần nân cao uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường. Vì vậy,
việc nghiên cứu mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận nhằm tìm ra các giải pháp
kinh doanh nhằm đem lại hiệu quả cao nhất với mức chi phí thấp nhất là vấn đề
khơng thể thiếu được của bất kì doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh nào.
Dệt may được coi là một trong những ngành trọng điểm của nền công
nghiệp Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là
ngành sản xuất mũi nhọn và có tiềm lực phát triển khá mạnh. Với những lợi thế
như vốn đầu tư không lớn, thời gian thu hồi vốn nhanh, thu hút nhiều lao động và


có nhiều điều kiện mở rộng thị trường trong và ngoài nước với sự tham gia của
nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Tuy vậy, trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực
và quốc tế, ngành dệt may đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, phải cạnh
tranh ngang bằng với các cường quốc xuất khẩu lớn như Trung Quốc, Ấn Độ,
Inđônêxia, Pakixtan, ....Hiện khả năng cạnh tranh của ngành dệt may VN cịn yếu
kém vì đa số ngun phụ liệu, thiết bị máy móc phải nhập khẩu, thiếu thương hiệu,
thiết kế mẫu mã, đa phần là gia cơng cho nước ngồi. Vì thế các doanh nghiệp Việt
Nam phải tăng cường, nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh, đảm bảo chí
phí kinh doanh hợp lý.
Cơng ty cổ phần May Hai là một trong những doanh nghiệp hàng đầu và có
uy tín trong ngành dệt may Việt Nam cũng khơng nằm ngồi xu thế đó. Do phải

SV: Phạm Thị Tươi

1

Lớp: K43F4


Luận văn tốt nghiệp

Khoa kinh tế

nhập toàn bộ nguyên vật liệu từ nước ngồi nên đẩy chi phí sản xuất lên cao, doanh
thu tuy cao nhưng lợi nhuận thu được lại thấp không tương xứng với tiềm lực của
công ty. Hơn nữa, trên thị trường hiện nay có rất nhiều công ty may khác như may
Việt Tiến, May 10, May Sông Hồng, May Nhà Bè…với các nhãn hiệu chủng loại
khác nhau và đều xuất khẩu ra thị trường nước ngoài nên sự cạnh tranh ngày càng
gay gắt hơn. Do đó để đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của mình cơng ty cần
phải có những biện pháp cắt giảm chi phí đặc biệt là các khoản chi phí bất hợp lý

và các khoản không làm ảnh hưởng tới hoạt động của cơng ty, kích cầu để tăng
doanh thu, tăng năng suất lao động…
Đứng trước vấn đề cấp thiết đó, trong q trình thực tập ở cơng ty, được
nghiên cứu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty , tác giả nhận thấy việc
nghiên cứu lợi nhuận và chí phí để chỉ ra mối quan hệ giữa lợi nhuận và chi phí là
rất cần thiết trong cơng tác điều hành và hoạt động quản lý kinh doanh, giúp ban
lãnh đạo công ty đưa ra được những giải pháp kinh doanh hiệu quả góp phần mang
lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp
1.2. XÁC LẬP VÀ TUYÊN BỐ ĐỀ TÀI
Nhận thức từ việc nghiên cứu lợi nhuận và chi phí của doanh nghiệp, thấy
được tính cấp thiết cần phải nghiên cứu để đưa ra giải pháp giúp cho công ty hoạt
động ngày càng hiệu quả, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu: “Kiểm định mối quan
hệ giữa chi phí và lợi nhuận. Một số giải pháp nhằm tối đa hóa lợi nhuận tại
Cơng ty cổ phần May Hai”
Qua q trình thực tập tại cơng ty cổ phần May Hai, tác giả nhận thấy việc
thực hiện chi phí của công ty chưa thực sự hiệu quả nên doanh thu hằng năm của
công ty tương đối cao nhưng lợi nhuận thực tế đạt được lại thấp chưa tương xứng
với tiềm lực của cơng ty. Chính vì thế mà trong đề tài luận văn này tác giả tập
trung nghiên cứu các vấn đề đẻ trả lời các câu hỏi sau:

Tình hình thực hiện chi phí và lợi nhuận của cơng ty như thế nào?

Chi phí và lợi nhuận của cơng ty chịu ảnh hưởng của các nhân tố nào?

Mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận của cơng ty? Mối quan hệ này
được xác định bằng mơ hình kinh tế nào? Từ các mơ hình đó thấy được điều gì?

Các biện pháp cơng ty cổ phần May Hai có thể thực hiện nhằm tối đa
hóa lợi nhuận trong giai đoạn hiện nay?
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài bao gồm các vấn đề cần giải quyết sau:

Về mặt lý luận

SV: Phạm Thị Tươi

2

Lớp: K43F4


Luận văn tốt nghiệp

Khoa kinh tế

Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về chi phí, lợi nhuận, điểm hịa vốn,
mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận, các biện pháp nhằm tối đa hóa lợi nhuận
trong doanh nghiệp

Về mặt thực tiễn

Khảo sát thực tế tình hình chi phí và lợi nhuận trong sản xuất kinh
doanh của công ty cổ phần May Hai để thấy được mối quan hệ giữa chi phí và lợi
nhuận của cơng ty, trong đó làm rõ những mục tiêu khảo sát điều tra và phân tích
dữ liệu sơ cấp, các mục tiêu thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp

Xây dựng mơ hình hàm cầu và mơ hình hàm chi phí biến đổi bình
qn của cơng ty giai đoạn 2007-2010 để xác định mức sản lượng và giá bán tối ưu
của công ty


Đề xuất các giải pháp kiến nghị nhằm tối đa hóa lợi nhuận trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần May Hai
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn này là chi phí, doanh thu và lợi
nhuận của công ty cổ phần May Hai
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

Về thời gian: nghiên cứu đành giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh
của công ty Cổ phần May HAi trong khoảng thời gian từ năm 2007- 2010

Về khơng gian: Đề tài nghiên cứu trong giới hạn công ty cổ phần
May Hai số 216 Trần Thành Ngọ, Quận Kiến An, Hải Phòng
1.5 NGUỒN SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU
Nguồn số liệu sử dụng trong luận văn này được thu thập từ:

Số liệu về doanh thu, chi phí, lợi nhuận, số nhân cơng được lấy ở
phịng kế tốn và các số liệu về sản lượng, giá bán của công ty và của đối thủ cạnh
tranh thu được ở phòng xuất nhập khẩu và phịng giao nhận của cơng ty

Các số liệu sơ cấp được tổng hợp qua quá trình phỏng vấn các chun
gia kinh tế của cơng ty

Ngồi ra, số liệu về tỷ lệ lạm phát các tháng trong năm giai đoạn 2007
- 2010 đươc lấy từ website , số liệu về tỷ gái hối đoái từ trang
website của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam…
1.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng kết hợp 2 phương pháp nghiên cứu
đó là:
 Phương pháp thu thập số liệu: Dữ liệu thu thập được bao gồm những dữ

liệu sơ cấp và thứ cấp về chi phí, lợi nhuận của công ty cổ phần May Hai giai đoạn

SV: Phạm Thị Tươi

3

Lớp: K43F4


Luận văn tốt nghiệp

Khoa kinh tế

2007 - 2010 thông qua phịng kế tốn của cơng ty và thơng qua sự phỏng vấn một
số cán bộ nhân viên trong công ty.
 Phương pháp xử lý số liệu bao gồm các phương pháp như phương pháp
phân tích hồi quy, phương pháp đồ thị thống kê, phương pháp phân tích tối ưu và
phương pháp so sánh đối chiếu.
Tác giả đã sử dụng kết hợp các phương pháp này để phân tích chi phí, lợi
nhuận và mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuậ của công ty trong giai đoạn 2007 2010 nhằm tìm ra các giải pháp giúp cơng ty tối đa hóa lợi nhuận trong giai đoạn
hiện nay.
1.7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Ngồi lời cam kết, tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh muc bảng biểu, danh
mục sơ đồ hình vẽ thì nội dung chính của luận văn có kết cấu 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài
Chương 2: Cơ sở lý luận về chi phí lợi, nhuận và mối quan hệ giữa chi phí
và lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Chương 3: Thực trạng về chi phí và lợi nhuận tronh sản xuất kinh doanh của
công ty cổ phần May Hai giai đoạn 2007-2010
Chương 4: Kết luận và một số giải pháp nhằm tối đa hóa lợi nhuận trong sản

xuất kinh doanh của công ty cổ phần May Hai

SV: Phạm Thị Tươi

4

Lớp: K43F4


Luận văn tốt nghiệp

Khoa kinh tế

Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHI PHÍ, LỢI NHUẬN VÀ MỐI QUAN HỆ
GIỮA CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
2.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI PHÍ
2.1.1. Khái niệm và vai trị của chi phí
2.1.1.1. Khái niệm chi phí
Chi phí là khái niệm cơ bản trong kinh tế học, là sự hao phí về nguồn lực để các
doanh nghiệp đạt được mục tiêu cụ thể. Tức là số tiền phải trả để thực hiện
các hoạt động kinh tế như sản xuất, giao dich… nhằm mua được các loại
hàng hóa dịch vụ cần thiết cho q trình sản xuất kinh doanh.
Chi phí là tồn bộ những phí tổn mà doanh nghiệp phải chi ra để tiến hành
các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa và dịch vụ trong một thời kỳ nhất
định. (Webster, 2003, tr 236)
2.1.1.2. Vai trò của chi phí
Chi phí có vai trị rất quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp sản xuất lẫn doanh nghiệp thương

mại. Chi phí là điều kiện cần của sản xuất và trong bất kỳ quá trình sản xuất kinh
doanh nào cũng ln đi kèm với chi phí. Chi phí sản xuất kinh doanh là khoản mà
doanh nghiệp phải bỏ ra để mua các yếu tố đầu vào phục vụ quá trình sản xuất kinh
doanh của mình. Khối lượng sản phẩm đầu ra càng nhiều thì chi phí đầu vào càng
lớn. Đồng thời, chi phí cũng là cơ sở giúp xác định giá thành và giá bán sản phẩm
của doanh nghiệp một cách hợp lý và cạnh tranh nhất tạo điều kiện gia tăng số
lượng tiêu thụ
Mặt khác, chi phí sản xuất là thước đo trình độ tổ chức quản lý sản xuất của
doanh nghiệp, là cơ sở để các nhà quản trị lựa chọn các phương án kinh doanh hiệu
quả đem lại lợi nhuận cao nhất với mức chi phí thấp nhất
Chi phí kinh doanh khơng chỉ giữ vai trị quan trọng trong doanh nghiệp mà
còn giữ vai trò quan trọng đối với các vấn đề xã hội. Do vậy, giảm chi phí giúp làm
tăng lợi nhuận của doanh nghiệp, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao
động, tăng tính cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường và làm tăng lợi ích của
người tiêu dùng
2.1.2. Phân loại chi phí

Căn cứ theo tính chất thay đổi của chi phí so với mức tiêu thụ hàng
hóa của doanh nghiệp.

SV: Phạm Thị Tươi

1

Lớp: K43F4


Luận văn tốt nghiệp

Khoa kinh tế



Chi phí cố định (FC – Fixed Cost) là những chi phí khơng thay đổi
khi sản lượng thay đổi. (Webster, 2003, tr 236). Đây chính là những khoản chi phí
mà doanh nghiệp phải thanh tốn dù không sản xuất một sản phẩm nào như tiền
thuê nhà, chi phí giữ gìn, bảo dưỡng thiết bị, tiền lương của bộ máy quản lý…

Chi phí biến đổi (VC – Variable Cost) là những khoản chi phí biến
đổi theo mức sản lượng đầu ra. (Jones, 2005, tr 52). Trong thực tế, những chi phí
biến đổi của doanh nghiệp bao gồm: chí phí trả lãi vay, tiền mua nguyên, nhiên, vật
liệu, tiền lương công nhân…

Căn cứ theo tiêu thức tiếp cận chi phí:

Chi phí kinh tế là tồn bộ các khoản mà doanh nghiệp phải bỏ ra để
sử dụng các yếu tố đầu vào bao gồm chi phí hiện và chi phí ẩn. (Webster, 2003, Tr
236). Chi phí hiện là những khoản thanh toán trực tiếp mà doanh nghiệp phải trả
cho các cá nhân và các đối tác bao gồm tiền lương cho công nhân, tiền nguyên vật
liệu, tiền thuê nhà. Chi phí ẩn là những chi phí khơng nhìn thấy được nhưng chi phí
này lại có ảnh hưởng khơng nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp

Chi phí kế tốn là tồn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp đã
thực chi để sản xuất hàng hóa và dịch vụ. (Walter Nicholson, 2003, Tr 171)

Chi phí cơ hội là chi phí liên quan đến những cơ hội đã bị bỏ qua do
nguồn lực của doanh nghiệp không được sử dụng vào những công việc đem lại giá
trị cao nhất . ( Pindyck, Rubinfeld, 2001, Tr 204)
2.1.3. Các chỉ tiêu phân tích chi phí
2.1.3.1. Các chi phí trong ngắn hạn

 Tổng chi phí (TC)
Tổng chi phí bao gồm giá trị thị trường của toàn bộ nguồn lực được sử dụng
để sản xuất ra sản phẩm đó.
TC = TFC + TVC
Trong đó: TVC là tổng chi phí biến đổi, TFC là tổng chi phí cố định

SV: Phạm Thị Tươi

2

Lớp: K43F4


Luận văn tốt nghiệp

Khoa kinh tế

Hình 2.1 Đồ thị các đường tổng chi phí, tổng chi phí cố định, tổng chi
phí biến đổi
Từ hình 2.1 ta thấy:
TFC là một số cố định nên TFC là một đường thẳng nằm ngang song song
với trục hoành và cắt trục tung tại điểm có tung độ chính bằng giá trị của TFC. Có
nghĩa là trong ngắn hạn thì dù sản xuất hay khơng sản xuất thì doanh nghiệp vẫn
phải mất một khoản chi phí cố định tại C 0. Đường TC và TVC có cùng độ dốc,
khoảng cách giữa TC và TVC đúng bằng TFC.
Do trong ngắn hạn TFC là một số cố định nên sự biến động của TC chỉ phụ
thuộc vào sự biến động của TVC
 Các chỉ tiêu chi phí bình qn

Chi phí cố định bình qn (AFC – Average Fixed Cost) là tổng chi

phí cố định được tính trên một đơn vị sản phẩm. (Webster, 2003, tr 238)
AFC =
Do trong ngắn hạn tổng chi phí cố định khơng thay đổi nên chi phí cố định
bình qn chỉ phụ thuộc vào sản lượng Q và đó là mối quan hệ tỷ lệ nghịch. Khi
sản lượng Q tăng thì AFC giảm và ngược lại, vì vậy đường AFC có độ dốc âm

Chi phí biến đổi bình qn (AVC- Average Variable Cost) là tổng chi
phí biến đổi được tính trên một đơn vị sản phẩm. (Webster, 2003, tr 238)
AVC =
Do quy luật hiệu suất cận biên giảm dần nên chi phí biến đổi bình quân
(AVC) ban đầu giảm khi doanh nghiệp tăng sản lượng và sau đó có xu hướng tăng
lên. Vì vậy, đường AVC có dạng hình chữ U

Tổng chi phí bình quân (ATC – Average total cost) là tổng chi phí sản
xuất cho một đơn vị sản phẩm. Chi phí trung bình là chỉ tiêu quan tâm cơ bản của
người sản xuất. (Webster, 2003, tr 238)
ATC = AFC + AVC
hoặc: ATC =

TC
Q

Đường ATC cũng có dạng hình chữ U và tuân theo quy luật hiệu suất giảm
dần. Đường ATC luôn cách đường chi phí biến đổi bình qn (AVC) đúng bằng chi
phí cố định bình qn ( AFC)
 Chi phí cận biên (MC – Marginal Cost)
Chi phí cận biên là mức chi phí tăng thêm khi sản xuất thêm một đơn vị sản
phẩm. ( Bộ giáo dục đào tạo, 2007, tr 113)
MC = = = TC’(Q)
Đường chi phí cận biên có dạng hình chữ U, song trong một số trường hợp

nhất định nó cũng có thể có hình bậc thang hoặc liên tục tăng dần, chẳng hạn khi

SV: Phạm Thị Tươi

3

Lớp: K43F4


Luận văn tốt nghiệp

Khoa kinh tế

cần nhanh chóng tăng sản lượng, người ta phải huy động vào sản xuất tất cả những
máy móc thiết bị kém hồn hảo.
 Mối quan hệ giữa các đường chi phí

Hình 2.2 Đồ thị đường MC, ATC, AVC, AFC
Đồ thị hình 2.2 cho thấy mối quan hệ giữa MC và ATC như sau:

Khi ATC = MC thì ATC min.

Khi ATC > MC thì khi tăng sản lượng, ATC sẽ giảm tương ứng với
sự gia tăng đó.

Khi ATC < MC thì khi tăng sản lượng, ATC sẽ tăng tương ứng với sự
gia tăng đó.
Tương tự về mối quan hệ giữa AVC và MC
2.1.3.2 Các chi phí sản xuất trong dài hạn
Trong dài hạn, tất cả các đầu vào đều biến đổi và xảy ra sự đánh đổi giữa

hai đầu vào vốn (K) và lao động (L).

Chi phí bình qn trong dài hạn (LAC – Long Average Cost) là
mức chi phí tính bình qn cho mỗi đơn vị sản lượng khi tất cả đầu vào có thể thay
đổi
LAC =
Từ đồ thị phụ lục 1 ta thấy, đường chi phí bình qn trong dài hạn có dạng
chữ U và tuân theo quy luật hiệu suất giảm dần. Ở đây, hãng sẽ khơng thể lựa chọn
mức chi phí bình quân nào thấp hơn LAC

Chi phí cận biên dài hạn (LMC – Long Marginal Cost) là sự thay
đổi trong tổng mức chi phí do sản xuất thêm 1 đơn vị sản phẩm trong dài hạn
LMC = = LTC′(Q)
Đường chi phí cận biên trong dài hạn cũng có dạng chữ U, tuân theo quy luật
hiệu suất giảm dần. Đường LMC cắt đường LAC tại điểm LAC min

SV: Phạm Thị Tươi

4

Lớp: K43F4


Luận văn tốt nghiệp

Khoa kinh tế

2.1.3.3. Mối quan hệ giữa các đường chi phí trong ngắn hạn và trong dài
hạn


Hình 2.3 Đồ thị mối quan hệ giữa chi phí trong ngắn hạn và dài hạn
Như hình 2.4 ta thấy:
Mỗi một điểm trên đường chi phí bình qn dài hạn cũng là 1 điểm trên
đường chi phí bình qn trong ngắn hạn, mà tại đó doanh nghiệp đạt mục tiêu tối
thiểu hóa chi phí. Đường LAC được hình thành bởi một tập hợp các đường chi phí
bình qn trong ngắn hạn và là đường bao của tất cả các đường chi phí binh quân
trong ngắn hạn (ATC). Điểm tiếp xúc giữa đường LAC và ATC phản ánh chi phí
ngắn hạn thấp nhất tại mức sản lượng đó. Tại mức sản lượng ở điểm tiếp xúc này ,
SMC = LMC
2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới chi phí sản xuất
Giá cả của các yếu tố đầu vào: Các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp bao
gồm lao động, vốn, nguyên liệu, vật liệu… Ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí sản xuất
của doanh nghiệp. Giá các yếu tố đầu vào có mối quan hệ tỷ lệ thuận với tổng chi
phí sản xuất: TC = w.L + r.K. Trong đó: w là giá thuê nhân công, L là số lao động,
r là giá thuê vốn, K là lượng vốn, TC là tổng chi phí.
Giá đầu vào tăng sẽ khiến chi phí của doanh nghiệp tăng nhanh, giá thành
tăng lên làm doanh nghiệp giảm khả năng tiêu thụ sản phẩm, làm giảm doanh thu
của doanh nghiệp. Khi giá đầu vào giảm làm cho tổng chi phí giảm, làm giảm giá
thành sản phẩm. Như vậy, giảm chi phí đầu vào cũng là một trong các biện pháp
giúp doanh nghiệp tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh
Khối lượng hàng hóa được sản xuất kinh doanh: Do tổng chi phí bao gồm
tổng chi phí cố định và tổng chi phí biến đổi, trong đó chi phí biến đổi phụ thuộc
vào sự thay đổi của sản lượng nên khi sản lượng thay đổi sẽ làm thay đổi tổng chi
phí. Khối lượng sản phẩm sản xuất ra càng nhiều thì tổng chi phí càng tăng. Khi

SV: Phạm Thị Tươi

5

Lớp: K43F4



Luận văn tốt nghiệp

Khoa kinh tế

sản lượng tăng lên sẽ làm chi phí biến đổi bình qn giảm xuống kéo theo chi phí
bình quan giảm và tới lúc nào đó doanh nghiệp sẽ đạt được mức chi phí bình qn
thấp nhất.
Khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất
kinh doanh: Ứng dụng được những tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản
xuất kinh doanh cho phép doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí kinh doanh hạ, giá
thành sản phẩm. Vì nếu áp dụng được những thành tựu đó sẽ giúp doanh nghiệp
nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm có thể tạo ra mức sản lượng
cao hơn với cùng một lượng yếu tố đầu vào
Trình độ quản lý: Đây là nhân tố quan trọng có ảnh hưởng tới mọi q trình
hoạt động của doanh nghiệp trong đó có q trình thực hiện chi phí. Nếu nhà quản
lý có trình độ sẽ huy động được mọi nguồn lực cho mục tiêu của doanh nghiệp, biết
cách phân bổ hợp lý các nguồn lực sẽ góp phần làm giảm những chi phí khơng hiệu
quả, giúp doanh nghiệp hoạt động tốt hơn. Quản lý tốt cũng giúp doanh nghiệp
tránh được thất thốt tổn thất cho doanh nghiệp.
Các nhân tố khác: Ngồi những nhân tố nêu trên chi phí của doanh nghiệp
cịn phụ thuộc vào một số nhân tố khác như: môi trường kinh tế vĩ mô, cơ sở hạ
tầng kinh tế xã hội, hệ thống pháp luật của nhà nước, các đối thủ cạnh tranh…
Trong đó quan trọng nhất phải kể đến hệ thống chính trị và luật pháp của nhà nước
vì sự điều tiết của nhà nước có ảnh hưởng lớn tới các doanh nghiệp nhất là các
doanh nghiệp xuất khẩu như Công ty cổ phần May Hai. Sự biến động của tỷ giá
hay nhà nước quy định mức giá sàn cao hơn mức giá thị trường cho một sản phẩm
nào đó là đầu vào của doanh nghiệp se làm chi phí của doanh nghiệp tăng lên
2.2 LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỢI NHUẬN

2.2.1. Khái niệm và cơng thức tính lợi nhuận
2.2.1.1. Khái niệm
Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian xác định. ( Bộ giáo dục
và đào tạo, 2007, tr 127)
Lợi nhuận là mục tiêu kinh tế cao nhất, là điều kiện tồn tại và phát triển cảu
doanh nghiệp. Động cơ lợi nhuận là một bộ phận hợp thành quyết định tạo ra sự
hoạt động thắng lợi của thị trường hàng hóa và dịch vụ.
Khi nghiên cứu hiệu quả kinh tế của các hoạt động kinh tế vi mô cần phân
biệt các loại lợi nhuận như :

SV: Phạm Thị Tươi

6

Lớp: K43F4


Luận văn tốt nghiệp

Khoa kinh tế

Lợi nhuận kế toán: Được xác định bằng cách lấy doanh thu trừ đi chi phí tính
tốn. Đó là khoản chi phí khơng tính đến những chi phí tiềm ẩn hay chi phí cơ hội.
(Bộ giáo dục và đào tạo, 2007, tr 128)
Lợi nhuận kinh tế: Được xác định bằng tổng doanh thu trừ đi chi phí kinh tế.
So với lợi nhuận tính tốn, lợi nhuận kinh tế nhỏ hơn do khi tính tốn ta phải trừ đi
những khoản chi phí tiềm ẩn hay chi phí cơ hội của doanh nghiệp mất đi khi thực
hiện dự án kinh doanh này. (Bộ giáo dục và đào tạo, 2007, tr 128)
2.2.1.2. Cơng thức tính lợi nhuận

Lợi nhuận được xác định bằng công thức:
Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí
π = TR – TC hoặc π = (P – ATC) * Q
Trong đó : π là tổng lợi nhuận, ATC là chi phí bình qn, Q là khối lượng
sản phẩm bán ra, P là giá bán
2.2.2. Vai trò của lợi nhuận
Các doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh với mục tiêu
kinh tế là để kiếm lợi nhuận. Lợi nhuận là mục tiêu, là thước đo hiệu quả hoạt động
sản xuất kinh doanh, là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp không ngừng sử dụng
hợp lý, tiết kiệm các nguồn lực, nâng cao năng suất, hiệu quả và chất lượng của
quá trình sản xuất.
Lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh tồn bộ kết quả và hiệu quả
của q trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó phản ánh về cả mặt lượng
và mặt chất của quá trình sản xuất kinh doanh. Kinh doanh tốt sẽ cho lợi nhuận
nhiều và khi lợi nhuận nhiều sẽ tạo khả năng để tái đầu tư, tái sản xuất mở rộng,
tiếp tục quá trình kinh doanh có hiệu quả hơn. Ngược lại, làm ăn kém hiệu quả dẫn
đến thua lỗ và phá sản.
Lợi nhuận là nguồn tích luỹ cơ bản của doanh nghiệp. Thông qua lợi nhuận
doanh nghiệp bổ sung vốn kinh doanh, mở rộng hoạt động sản xuất của mình .Lợi
nhuận cịn là địn bẩy kinh tế kích thích đẩy mạnh sản xuất nâng cao năng suất lao
động. Nếu lợi nhuận thu được cao sẽ góp phần nâng cao dời sống cán bộ công nhân
viên, cải thiện hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật góp phần nâng cao năng suất lao
động
2.2.3. Các nhân tố tác động tới lợi nhuận
Lợi nhuận của doanh nghiệp chịu tác động của nhiều yếu tố :
Quy mơ sản xuất hàng hóa dịch vụ : Quan hệ cung cầu về hàng hóa thay đổi
sẽ làm giá thay đổi. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp tới việc quyết định quy mô sản
xuất và tác động trực tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp
Các biện pháp xúc tiến sản phẩm: marketing, PR, xúc tiến bán… các biện
pháp nhằm kích cầu tiêu dùng của khách hàng, làm cho khách hàng hướng đến tiêu


SV: Phạm Thị Tươi

7

Lớp: K43F4


Luận văn tốt nghiệp

Khoa kinh tế

dùng sản phẩm của doanh nghiệp. Cầu tăng thì sẽ làm cho doanh thu tăng cuối
cùng là lợi nhuận sẽ tăng theo.
Giá cả và chất lượng của các đầu vào và phương pháp kết hợp các đầu vào
trong quá trình sản xuất kinh doanh. Những yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến chi
phí sản xuất nên nó cũng ảnh hưởng trục tiếp tới lợi nhuận
Các nhân tố khác: Ngoài những nhân tố kể trên thì lợi nhuận của doanh
nghiệp cịn chịu ảnh hưởng của các nhân tố khác như phương thức và hình thức
kinh doanh của doanh nghiệp, lợi thế thương mại, uy tín và danh tiếng của doanh
nghiệp, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, tỷ giá hối đoái….
Do tinh chất tổng hợp của lợi nhuận, nên các doanh nghiệp ln phải có
chiến lược và phương án kinh doanh tổng hợp, đồng bộ để khơng ngừng tăng lợi
nhuận
2.3. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA NHỮNG CƠNG
TRÌNH NĂM TRƯỚC
Trên thực tế đã có nhiều đề tài nghiên cứu về mối quan hệ chi phí và lợi
nhuận cơng ty. Trong phạm vi trường đại học Thương mại tác giả đã tìm hiểu một
số đề tài như sau: đề tài luận văn của sinh viên Nguyễn Thị Phương, K39F5, đại
học Thương mại, năm 2007 về “Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và lợi nhuận của

công ty cổ phần cao su Hà Nội” và đề tài “Mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận
của công ty cổ phần dệt công nghiệp Hà Nội”. Hai đề tài này mới chỉ đi nghiên cứu
về lý thuyết chưa đi sâu về tình hình thực tiễn cơng ty đồng thời chưa xây dựng
được mơ hình kinh tế về mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận, chưa sử dụng các
phần mềm kinh tế lượng, SPSS nên độ chính xác chưa cao. Đề tài “Mối quan hệ
giữa lợi nhuận và chi phí và một số giả pháp tối đa hóa lợi nhuận trong kinh doanh
thiết bị văn phòng của CTCP Đức Lân trong giai đoạn hiện nay” đề tài của sinh
viên Nguyễn THị Thanh Tiếp, K41F3, năm 2009. Trong luận văn này tác giả phân
tích khá rõ về lý thuyết chung về chi phí, lợi nhuận, tình hình thực hiện chi phí, lợi
nhuận của cơng ty đồng thời cũng đưa ra được các giải pháp nhằm tối đa hóa lợi
nhuận của cơng ty. Tuy nhiên đề tài nghiên cứu về mối quan hệ giữa chi phí và lợi
nhuận trong kinh doanh thiết bị văn phịng mà khơng phải là các sản phẩm may
mặc. Đề tài “ Mối quan hệ giữa lợi nhuận - chi phí và một số giải phấp nhằm tối đa
hóa lợi nhuận sản phẩm thép tại công ty cổ phần SX -DV - XNK Từ Liêm” của
sinh viên Trần Thị Tuyền, K43F3, năm 2010. Đề tài đã phân tích làm rõ được mối
quan hệ chi phí và lợi nhuận, tiếp cận được việc phân tích thực trạng thơng qua các
mơ hình kinh tế lượng, tuy nhiên đề tài chưa chỉ ra được sự biến động chi phí, lợi
nhuận qua các năm và giải thích được sự biến động đó.
Ngồi ra, tác giả cịn tham khảo đề tài “ Giải pháp nâng cao lợi nhuận ở công
ty May 10” luận văn năm 2007, trường Kinh tế quốc dân. Đề tài mới chỉ dừng lại ở

SV: Phạm Thị Tươi

8

Lớp: K43F4


Luận văn tốt nghiệp


Khoa kinh tế

việc giải quyết các vấn đề về lợi nhuận và đưa ra giải pháp nâng cao lợi nhuận của
công ty mà chưa nghiên cứu được mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận
Đối với cơng ty cổ phần May Hai thì cho đến nay chưa có luận văn nào
nghiên cứu về “Kiểm định mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận. Một số giải pháp
nhằm tối đa hóa lợi nhuận tại Cơng ty cổ phần May Hai”. Để khắc phục những
nhược điểm của những luận văn trên và dựa vào thực trạng tình hình hoạt động
kinh doanh của cơng ty trong thời gian vừa qua, trong luận văn này ngồi việc phân
tích cơ sở lý luận về chi phí, lợi nhuận và mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận,
tác giả sẽ sử dụng các số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp đã thu thập được, sử dụng
phần mềm SPSS, Eview để xây dựng mơ hình ước lượng hàm chi phí, hàm cầu,
hàm sản lượng của cơng ty. Từ đó đưa ra những đánh giá về tình hình hoạt động
kinh doanh của công ty, đề ra những giải pháp nhằm tối đa hóa lợi nhuận trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty
2.4. PHÂN ĐỊNH NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Trong bài luận văn này, ngoài việc hệ thống lại những vấn đề lý luận về chi
phí và lợi nhuận, tác giả sẽ đi phân tích thực trạng thực hiện chi phí và lợi nhuận
của cơng ty giai đoạn 2007-2010 thông qua việc sử dụng các phần mềm kinh tế
lượng, SPSS. Từ đó có thể đưa ra được các giải pháp, kiến nghị nhằm tối đa hóa lợi
nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty.
Ngồi ra để thực hiện tốt chương 3 và chương 4 tác giả đi vào nghiên cứu
những vấn đề sau:
2.4.1. Một số chỉ tiêu đánh giá chi phí và lợi nhuận
2.4.1.1. Chỉ tiêu đánh giá chi phí
Trong bài luận văn này, tác giả đã lựa chọn các chỉ tiêu như tổng chi phí
(TC), chi phí biến đổi (VC), chi phí cố định (TFC), tổng chi phí bình qn (ATC),
chi phí biến đổi bình qn (AVC), chi phí cố định bình qn (AFC) để phân tích
tình hình thực hiện chi phí của cơng ty cổ phần May Hai. Trong đó, đối với chi phí
cố định tác giả đi sâu vào phân tích chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí

KHTSCĐ, chi phí lương hành chính, chi phí bảo hiểm, chi phí cho phân xưởng,
văn phịng. Đối với chi phí biến đổi tác giả đi vào nghiên cứu các chi phí như chi
phí ngun liệu, vật liệu, chi phí nhân cơng, chi phí dịch vụ mua ngồi, chi phí bán
hàng và một số chi phí bằng tiền khác nhằm đánh giá xem cơ cấu chi phí của cơng
ty đã hợp lý chưa? Bên cạnh đó tác giả cịn sử dụng các chỉ tiêu như tỷ suất chi phí
trên doanh thu, tỷ suất chi phí cố định trên doanh thu, tỷ suất chi phí biến đổi trên
doanh thu nhằm đánh giá tình hình thực hiện chi phí của cơng ty đã hiệu quả hay
chưa? Từ đó đưa ra được các giải pháp nhằm giảm tối đa hóa lợi nhuận của cơng ty
vơi mức chi phí thấp nhất
2.4.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận

SV: Phạm Thị Tươi

9

Lớp: K43F4


Luận văn tốt nghiệp

Khoa kinh tế


Hệ số lợi nhuận hoạt động
Hệ số lợi nhuận hoạt động cho biết việc sử dụng hợp lý các yếu tố trong quá
trình sản xuất kinh doanh để tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Hệ số lợi nhuận hoạt động = Thu nhập trước thuế và lãi/ Doanh thu
Hệ số này là thước đo đơn giản nhằm xác định địn bẩy hoạt động mà một
cơng ty đạt được trong việc thực hiện hoạt động kinh doanh của mình. Các nhà
quản lý cần phải tìm ra các nguyên nhân khiến hệ số lợi nhuận hoạt động cao hay

thấp để từ đó họ có thể xác định xem cơng ty hoạt động có hiệu quả hay khơng,
hoặc xem giá bán sản phẩm đã tăng nhanh hơn hay chậm hơn chi phí vốn.

Hệ số lợi nhuận rịng
Hệ số lợi nhuận ròng phản ánh khoản thu nhập ròng (thu nhập sau thuế) của
một công ty so với doanh thu của nó.
Hệ số lợi nhuận rịng = Lợi nhuận rịng/ Doanh thu

Hệ số thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE)
ROE = Lợi nhuận rịng/ Vốn cổ đơng
Bên cạnh các hệ số tài chính khác thì ROE là thước đo chính xác nhất để
đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy được tạo ra bao nhiêu đồng lời. ROE càng
cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đơng, có nghĩa là
cơng ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác
lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô.

Hệ số thu nhập trên tổng tài sản (ROA)
ROA = Lợi nhuận ròng/ Tổng giá trị tài sản
ROA cho biết với 1 đồng tài sản của công ty thì sẽ mang lại bao nhiêu đồng
lợi nhuận. Một cơng ty đầu tư tài sản ít nhưng thu được lợi nhuận cao sẽ là tốt hơn
so với công ty đầu tư nhiều vào tài sản mà lợi nhuận thu được lại thấp.
2.4.2. Kiểm định mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận
Để kiểm định mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận, tác giả sử dụng những
lý thuyết sau:
2.4.2.1. Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận
Trước tiên ta đi nghiên cứu mối quan hệ giữa doanh thu cận biên (MR) và
chi phí cận biên (MC). Doanh thu cận biên là mức doanh thu tăng thêm khi bán
thêm được một đơn vị hàng hóa hoặc dịch vụ
Cơng thức tính: MR = TR/Q Hoặc: MR = TR’(Q)
Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp chọn mức sản lượng mà tại đó chênh

lệch giữa doanh thu và chi phí là lớn nhất. Điều này có thể đạt được khi đạo hàm
bậc nhất của hàm lợi nhuận bằng không.

dπ dTR dTC
=

= 0 ⇔ MR − MC = 0 ⇔ MR = MC
dq dq
dq
SV: Phạm Thị Tươi

10

Lớp: K43F4


Luận văn tốt nghiệp

Khoa kinh tế

Từ đồ thị ở phụ lục 2 ta thấy:

Nếu doanh nghiệp sản xuất tại mức sản lượng Q 1 < Q2, khi đó
MR
>MC doanh nghiệp sẽ làm lãng phí mức lợi nhuận là diện tích s 1, do đó doanh
nghiệp phải tăng sản lượng từ Q1 lên Q2

Nếu doanh nghiệp sản xuất tại mức sản lượng Q* > Q 2, khi đó
MC > MR doanh nghiệp tăng sản lượng sẽ làm tăng thêm chi phí nhiều hơn phần
tăng doanh thu, doanh nghiệp sẽ bị lỗ diện tích S2

Như vậy Q2 là mức sản lượng tối ưu tại đó MR = MC
Quy tắc chung để tối đa hóa lợi nhuận: tăng sản lượng khi nào MR cịn
vươti q MC cho đến khi MR = MC thì dừng lại và sẽ đóng cửa tại mức sản lượng
có mức giá bán ra nhỏ hơn AVC
Từ phụ lục 3 ta thấy rằng: trong ngắn hạn thì doanh nghiệp sẽ tối đa hóa lợi
nhuận của mình tại MR = MC và P > AVC
2.4.2.2. Phân tích điểm hịa vốn
• Khái niệm điểm hòa vốn
Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó doanh thu của doanh nghiệp vừa đủ trang
trải chi phí của doanh nghiệp. (Phạm Cơng Đồn, Nguyễn Cạnh Lịch, 2006, tr 84)
Việc phân tích điểm hịa vốn giúp doanh nghiệp thấy được cần tiêu thụ khối
lượng sản phẩm hay doanh thu là bao nhiêu và thời điểm nào sẽ bù đắp được chi
phí. Từ đó doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định hợp lý nhăm nâng cao hiệu
quả hoạt động sản xuất kinh doanh
• Xác định điểm hịa vốn

Hình 2.4 Đồ thị điểm hịa vốn
Doanh nghiệp hịa vốn khi: Lợi nhuận = π = 0 ⇔ TR – TC = 0
⇔ P*Q – (TFC + AVC*Q) = 0
⇔ (P – AVC) * Q - TFC = 0
Vậy sản lượng hòa vốn là:

SV: Phạm Thị Tươi

11

Lớp: K43F4


Luận văn tốt nghiệp


Khoa kinh tế
Q* =

FC
P − AVC

Qua đồ thị ta thấy: F là điểm hịa vốn. Tại đó MR cắt MC tại điểm F
(ATCmin, P*). Nếu doanh nghiệp sản xuất tại F với mức giá P* = ATC min và với
mức sản lượng Q* thì lúc này doanh thu bằng đúng chi phí bằng diện tích OQ*FP*
nên doanh nghiệp sẽ hịa vốn, khơng thu được lãi và cũng không bị lỗ
2.4.2.3. Đồ thị mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận
Từ đồ thị phụ lục 4 ta thấy:
Đường tổng chi phí xuất phát từ điểm chi phí cố định C 0 ban đầu có xu
hướng giảm xuống nhưng sau đó lại đi lên với độ dốc ngày càng tăng. Đường lợi
nhuận xuất phát từ điểm - C 0 tại mức sản lượng Q = 0, tăng dần cho đến khi đạt
mức lợi nhuận tối ưu tại mức sản lượng Q* và sau đó giảm dần

Nếu doanh nghiệp sản xuất tại mức sản lượng nhỏ hơn mức sản lượng
Q1 thì doanh nghiệp sẽ bị lỗ vì lúc đó TC > TR

Nếu doanh nghiệp sản xuất tại mức sản lượng tại Q 1 và Q2 thì doanh
nghiệp sẽ hịa vốn vì TC = TR

Nếu doanh nghiệp sản xuất tại mức sản lượng Q 1 < Q < Q2 thì doanh
nghiệp sẽ thu được lợi nhuận vì TR > TC và doanh nghiệp tối ưu hóa lợi nhuận tại
mức sản lượng Q*. Q* là mức sản lượng tối ưu vì tại đó thỏa mãn điều kiện: MR =
MC

Nếu doanh nghiệp sản xuất tại mức sản lượng Q > Q2 thì doanh

nghiệp sẽ bị lỗ vì tại đó TC > TR
2.4.3. Lựa chọn mơ hình ước lượng
Nhằm phân tích thực trạng thực hiện chi phí của cơng ty giai đoạn 2007 2010 và đưa ra một số giải pháp nhằm tối đa hóa lợi nhuận của cơng ty trong bài
luận văn này tác giả sẽ tiến hành: xây dựng mơ hình kinh tế lượng, thu thập số liệu
về sản lượng, mức giá, chi phí, lợi nhuận của cơng ty. Sử dụng phương pháp ước
lượng bình quân nhỏ nhất OLS và phần mềm SPSS để tiến hành ước lượng hàm
cầu: Q = a + b*P + c*P M ( trong đó: P là giá, PM là giá hàng hóa thay thế của cơng
ty May 10) và hàm chi phí bình qn: AVC = g + h*Q + k*Q 2 . Từ kết quả ước
lượng hàm cầu chúng ta sẽ xác định được P, tổng doanh thu TR và MR. Từ kết quả
ước lượng hàm AVC chúng ta sẽ xác định được TVC và MC. Áp dụng điều kiện để
tối đa hóa lợi nhuận MR = MC tìm được mức sản lượng tối ưu Q*, xác định được
mức doanh thu, chi phí tối ưu để từ đó tìm ra mức lợi nhuận tối ưu ứng với mức sản
lượng đó đồng thời so sánh với thực tế tình hình thực hiện chi phí của công ty trong
giai đoạn 2007 - 2010 để đưa ra những giải pháp nhằm tối đa hóa lợi nhuận của
cơng ty trong giai đoạn tiếp theo

SV: Phạm Thị Tươi

12

Lớp: K43F4


Luận văn tốt nghiệp

SV: Phạm Thị Tươi

Khoa kinh tế

13


Lớp: K43F4


Luận văn tốt nghiệp

Khoa kinh tế

Chương 3
THỰC TRẠNG VỀ CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN TRONG SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN MAY HAI GIAI ĐOẠN 2007 - 2010
3.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.1 Phương pháp thu thập số liệu
Dữ liệu thu thập gồm 2 loại: dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp

Thu Thập số liệu thứ cấp: số liệu về doanh thu, chi phí, lợi nhuận
được thu thập từ báo cáo tài chính tại phịng kế tốn của công ty cổ phần May Hai
trong giai đoạn 2007 - 2010. Những số liệu về sản lượng, giá bán, tổng tài sản và
nguồn vốn chủ sở hữu… còn được thu thập từ một số nguồn khác như: báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính, bảng lưu chuyển tiền tệ
của cơng ty. Q trình thu thập dữ liệu thứ cấp này nhằm phục vụ cho q trình
đánh giá, phân tích tình hình thực hiện chi phí, lợi nhuận và xây dựng mơ hình về
mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận của cơng ty

Thu thập dữ liệu sơ cấp: dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua
việc trực tiếp phỏng vấn một số lãnh đạo và cán bộ công nhân viên của cơng ty
nhằm tìm hiểu về tình hình quản lý chi phí, phương pháp lựa chọn chi phí để tối đa
hóa lợi nhuận, tìm hiểu về mục tiêu lợi nhuận của cơng ty và một số vấn đề cịn tồn
tại. Cụ thể như: phỏng vấn đối với trưởng phòng xuất nhập khẩu bà Trần Thị Kim
Cúc, ông Nguyễn Anh Tuấn trưởng phịng thị trường “ Xin q ơng (bà) cho biết

tình hình thực hiện chi phí và lợi nhuận của cơng ty giai đoạn 2007 - 2010 đã đạt
được những mục tiêu mong muốn của quý công ty hay chưa? Công ty đã có những
biện pháp nào nhằm tối đa hóa lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh sản phẩm may
mặc? và những đánh giá của ông (bà) về việc thực hiện những chính sách đó ?
3.1.2. Phương pháp phân tích số liệu
Để thực hiện đề tài, cần sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau cụ
thể là: phương pháp phân tích hồi quy, phương pháp so sánh đối chiếu, phương
pháp đồ thị thống kê và phương pháp phân tích tối ưu

Phương pháp phân tích hồi quy: Đây là phương pháp quan trọng và
được tác giả sử dụng xuyên suốt trong đề tài. Dựa trên những số liệu thứ cấp thu
được về giá bán, chi phí, sản lượng của cơng ty cổ phần May Hai, tác giả đã sử
dụng phần mềm kinh tế lượng Eviews để xây dựng mơ hình ước lượng hàm cầu và
hàm chi phí biến đổi bình quân để thấy được mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận
của công ty trong giai đoạn 2007 -2010, từ đó đưa ra những giải pháp về mặt định
lượng nhằm tối đa hóa lợi nhuận của cơng ty trong thời gian tới
Phương pháp này được thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Xây dựng mơ hình ước lượng
Hàm cầu đối với sản phẩm của cơng ty có dạng: Q = a + b*P + c*PM +d*QC

SV: Phạm Thị Tươi

14

Lớp: K43F4


Luận văn tốt nghiệp


Khoa kinh tế

Trong đó: P là giá bình qn của các sản phẩm may mặc của cơng ty trong
một quý (1000 đồng/ chiếc)
PM là giá của hàng hóa thay thế của cơng ty May 10 (1000 đồng/ chiếc)
Q là số lượng sản phẩm bán ra trong một q (chiếc)
QC là chi phí quảng cáo (nghìn đồng)
Dự kiến dấu của các hệ số:
b = ∆Q / ∆P mang dấu âm vì sản phẩm may mặc là hàng hóa thông thường nên
giá bán tỷ lệ nghịch với sản lượng
c = ∆Q / ∆PM mang dấu dương vì đây là hàng hóa thay thế
d = ∆Q / ∆PQC mang dấu dương vì chi phí quảng cáo và doanh số bán tỷ lệ thuận
với nhau
và hàm chi phí bình qn:
AVC = k + e*Q + f*Q 2 (k, f >0; e<0)

Bước 2: Thu thập và xử lý các dữ liệu của các biến trong các năm

Bước 3: Sử dụng phần mềm Eviews để ước lượng các hàm
Sử dụng phần mềm Eviews để ước lượng các mơ hình hàm cầu và hàm chi
phí biến đổi bình qn bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS)

Bước 4: Kiểm định sự phù hợp của mơ hình đã ước lượng
Xác định sự phù hợp về dấu của các tham số
Kiểm định ý nghĩa thống kê của các tham số: với mức ý nghĩa α = 5%, kiểm
tra các giá trị P-value của các tham số để đánh giá độ tin cậy của mơ hình
Kiểm định sự phù hợp của mơ hình: dựa vào hệ số xác định R 2 để kiểm định
sự phù hợp của mơ hình

Phương pháp phân tích tối ưu: phương pháp này được sử dụng ở

chương 3 để xác định mức sản lượng tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận với mức chi phí
tối thiểu với điều kiện MR = MC

Bước 1: Từ phương trình hàm cầu ta xác định được hàm phương trình
hàm doanh thu TR và phương trình hàm doanh thu cận biên MR = TR’ (Q)

Bước 2: Từ phương trình hàm AVC ta suy ra phương trình hàm
TVC = AVC*Q. Sau đó ta xác định được hàm MC = TVC’ (Q)

Bước 3: Giải phương trình MR = MC từ đó tìm ra được mức sản
lượng tối ưu Q*

Phương pháp thống kê: là phương pháp sử dụng các con số, đồ thị,
bảng biểu, hình vẽ để trình bày các đặc điểm số lượng của hiện tượng. Sử dụng
phương pháp này giúp người đọc có thể nhìn nhận được những đặc điểm của hiện
tượng bằng trực quan một cách dễ dàng và nhanh chóng. Phương pháp này được
tác giả chủ yếu sử dụng ở chương 3 để cụ thể hóa thực trạng tình hình chi phí, lợi
nhuận của cơng ty giai đoạn 2007 - 2010 bằng các bảng số liệu, các biểu đồ, đồ thị.

SV: Phạm Thị Tươi

15

Lớp: K43F4


Luận văn tốt nghiệp

Khoa kinh tế



Phương pháp so sánh đối chiếu: dựa trên các số liệu đã thu thập
được tiến hành so sánh các chỉ tiêu chi phí, tình hình sử dụng các yếu tố đầu vào và
lợi nhuận của công ty từ năm 2007 - 2010 và đối chiếu với mức chi phí, lợi nhuận
và sản lượng tối ưu tính tốn được để thấy được những mặt mạnh và mặt hạn chế
của cơng ty. Để từ đó đưa ra các giải pháp giúp cơng ty tối đa hóa được lợi nhuận
trong thời gian tới
3.2. THỰC TRẠNG CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN TRONG SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY HAI GIAI ĐOẠN 2007 - 2010
3.2.1. Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần May Hai
3.2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Cơng ty cổ phần May Hai tiền thân là xí nghiệp may xuất khẩu số 2 được
thành lập ngày 06/10/1986 theo quyết định 807/QĐ-TCCQ của HĐND thành phố
Hải Phịng. Đến thàng 03/1987, Cơng ty chính thức bắt đầu vào làm hàng may mặc
xuất khẩu.
Đến tháng 09/2001, thực hiện quyết định số 2198/QĐ-UB ngày 19/9/2001
của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng về việc sát nhập xí nghiệp may xuất
khẩu số 1 Hải Phịng và Công ty may số 2.
Thực hiện chủ trương cổ phần hóa các doanh nghiệp của Đảng và Nhà nước,
ngày 30/6/2005, thành phố đã quyết định cổ phần hóa Cơng ty may số 2 Hải Phịng.
Bắt đầu từ ngày 01/04/2005, Cơng ty đã chính thức đổi tên thành Cơng ty cổ phần
May Hai .
Tên giao dịch: Công ty cổ phần May Hai
Tên giao dịch quốc tế: MayHai Joint Stock Company
Tên viết tắt: MayHai
Vốn điều lệ: 69.000.000.000 đồng (Sáu mươi chín tỷ đồng)
Địa chỉ: Số 216 Trần Thành Ngọ, Q.Kiến An, Hải Phòng
Điện thoại: +84-31-3876069/3876529
Fax: +84-31-3876112
Email:

Website:
3.2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty (phụ lục 6)
Tổng số cán bộ cơng nhân viên của cơng ty tính đến cuối năm 2010 là 1500
người, trong đó: Số nhân lực có trình độ đại học trở lên: 520 người, số nhân lực tốt
nghiệp khối kinh tế và QTKD: 360 người trong đó từ đại học Thương Mại là 10
người, số lượng cơng nhân có trình độ phổ thơng là 980 người, trong đó 80% là
cơng nhân có tay nghề cịn lại 20% là cơng nhân học nghề trình độ chun mơn
chưa cao

SV: Phạm Thị Tươi

16

Lớp: K43F4


Luận văn tốt nghiệp

Khoa kinh tế

3.2.1.3 Lĩnh vực kinh doanh của công ty

Sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc với các sản phẩm chính là Áo sơ
mi nam, áo sơ mi nữ, quần dài, quần soóc, váy, áo jacket, và áo dệt kim , quần áo Pỵjama.

Kinh doanh mặt hàng may mặc trên thị trường trong nước
3.2.2. Thực trạng về chi phí và lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh của
cơng ty cổ phần May Hai
3.2.2.1. Thực trạng tình hình thực hiện chi phí của cơng ty cổ phần May

Hai giai đoạn 2007- 2010
Chi phí của cơng ty cổ phần May Hai bao gồm các khoản chi phí cố định
như chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí nhà xưởng, văn phịng, chi phí
KHTSCĐ, chi phí bảo hiểm, chi phí trả lãi vay và các khoản chi phí biến đổi như
chi phí giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí nhân cơng, chi phí dịch vụ mua
ngồi và chi phí bằng tiền khác. Theo phụ lục 6 thì tổng chi phí kinh doanh của
cơng ty trong giai đoạn 2007- 2010 có xu hướng tăng liên tục, tổng chi phí kinh
doanh năm 2010 gấp 1,54 lần năm 2007, sự gia tăng này chủ yếu là do chi phí biến
đổi tăng lên, cụ thể là sự gia tăng của chi phí giá vốn hàng bán (xem phụ lục 7).
Như chúng ta đã biết, tỷ suất chi phí trên doanh thu cho chúng ta biết được
khoản chi phí mà cơng ty phải bỏ ra để thu được 1 đồng doanh thu. Theo như phụ
lục 6 ta thấy tỷ suất CP/ DT trong năm 2007 là 98,54% nghĩa là để thu được 1 đồng
doanh thu thì cơng ty phải bỏ ra 98,54 đồng chi phí, sang năm 2008 tỷ suất CP/DT
tăng lên nhưng không đáng kể và giảm 2,13% so với năm 2010 chứng tỏ hiệu quả
sử dụng chi phí của cơng ty có xu hướng tăng lên.
Để tìm hiểu rõ nguyên nhân của sự tăng lên của tổng chi phí kinh doanh và
những nhân tố ảnh hưởng nhiều tới sự thay đổi của tổng chi phí chúng ta đi phân
tích hai bộ phận cấu thành lên chi phí là tổng chi phí biến đổi và tổng chi phí cố
định

Xét chi phí cố định của cơng ty trong giai đoạn 2007 - 2010
Đồ thị 3.1: Tình hình thực hiện tổng chi phí cố định của cơng ty
Đơn vị tính: triệu đồng

Nguồn: Phịng kế tốn cơng ty cổ phần May Hai

SV: Phạm Thị Tươi

17


Lớp: K43F4


Luận văn tốt nghiệp

Khoa kinh tế

Nhìn vào đồ thị 3.2 và bảng 3.1 ta thấy tổng chi phí cố định của công ty
trong 4 năm từ 2007 - 2010 liên tục tăng từ 31.516,49 triệu đồng lên 52.151,49
triệu đồng, tương đương với tốc độ tăng trung bình hằng năm là 18,5%. Trong đó,
năm 2010 có mức tăng cao nhất 52.151,49 triệu đồng tương ứng tốc độ tăng
28,56% so với năm 2009, điều này do năm 2010 cơng ty có tiến hành mở rộng quy
mô sản xuất, xây dựng thêm phân xưởng may III và sửa chữa lại văn phòng, nhà
xưởng ở phân xưởng cắt may đồng thời nhập thêm hệ thống thiết bị Groz Beckert
theo công nghệ Đức phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh làm cho chi phí văn
phịng nhà xưởng, chi phí lãi vay tăng lên. Mặt khác những chi phí cịn lại như chi
phí QLDN, chi phí KHTSCĐ, chi phí bảo hiểm cũng tăng lên đáng kể.
Chi phí cố định của cơng ty bao gồm chi phí QLDN, chi phí KHTSCĐ, chi
phí bảo hiểm, chi phí lãi vay, chi phí văn phịng nhà xưởng

Chi phí QLDN: là các khoản chi phí phát sinh trong quá trình tổ chức
quản lý và phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm các chi phí về tiền lương
nhân viên bộ phận QLDN, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chi phí vật liệu văn
phịng…Đây là khoản chi phí rất lớn của cơng ty, chiếm 45,53% đến 54,64% trong
tổng chi phí cố định. Do hoạt động của bộ phận quản lý có tác động rất lớn đến
hoạt động sản xuất kinh doanh của tồn cơng ty nên việc đầu tư cho bộ phận này
với mục đích nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý được công ty rất chú trọng.
Cụ thể từ năm 2007 - 2010 chi phí QLDN tăng từ 15.070,92 triệu đồng lên
23.745,22 triệu đồng tăng 1,57 lần so với năm 2007. Sở dĩ có sự tăng lên của chi
phí QLDN qua các năm là do tình hình lạm phát, giá cả leo thang để giữ chân các

cán bộ quản lý thì cơng ty đã tiến hành tăng lương cho cán bộ công nhân viên trong
cơng ty do đó làm chi phí tăng lên. Cụ thể cơng ty đã tăng mức lương trung bình
của cán bộ nhân viên làm việc trong bộ phận quản lý từ 4 triệu đồng/ tháng lên 5,5
triệu đồng/ tháng, và thực hiện chế độ thưởng theo quý và năm đối với các cán bộ
nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tiền thưởng được tính bằng hệ số lương hiệu
quả là 1,280 triệu đồng/ tháng. Đồng thời do cơng ty có tuyển thêm 3 nhân viên cho
bộ phận quản lý nên chi phí vì thế tăng thêm.
Qua phụ lục 6 ta thấy mặc dù chi phí QLDN liên tục tăng qua các năm
nhưng tỷ suất chi phí QLDN trên doanh thu trong năm 2010 là 3,47% lại giảm so
với năm 2009 là 0,66%, và thấp hơn năm 2008 là 0,72%. Điều đó có nghĩa là năm
2010 để có được 100 đồng doanh thu doanh nghiệp phải bỏ ra 3,47% đồng chi phí
QLDN. Như vậy hiệu quả quản lý doanh nghiệp của cơng ty tăng lên

Chi phí trả lãi vay: Từ phụ lục 7 ta thấy được chi phí trả lãi vay của
công ty trong 4 năm 2007- 2010 liên tục tăng. Năm 2007 chi phí trả lãi vay là
4.489,31 đến năm 2008 là 5.862,497 triệu đồng tăng 1.373,187 triệu đồng so với
năm 2007. Nguyên nhân là do năm 2008 lạm phát tăng cao, lãi suất cho vay của các

SV: Phạm Thị Tươi

18

Lớp: K43F4


Luận văn tốt nghiệp

Khoa kinh tế

ngân hàng tăng có thời điểm lên tới 21% do đó làm chi phí lãi vay tăng. Năm 2009

chi phí lãi vay có xu hướng giảm so với năm 2008 cụ thể giảm 856,01 triệu đồng
nhưng tới năm 2010 chi phí này lại tăng lên tới 6.184,11 gấp 1,37 lần năm 2007.
Nguyên nhâ vì hằng năm ngồi số vốn của cổ đơng góp cơng ty vẫn phải vay vốn
từ bên ngoài. Cụ thể năm 2010 công ty đã vay thêm hơn 3 tỷ đồng từ ngân hàng
Vietcombank chi nhánh Hải Phịng nhằm mục đích đầu tư thêm thiết bị máy móc,
mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh do đó làm chi phí lãi vay tăng lên.
Tuy nhiên tỷ trọng lãi vay trên tổng chi phí cố định và tỷ suất lãi vay trên
doanh thu của cơng ty trong 4 năm qua lại có xu hướng giảm dần. Năm 2007 tỷ
suất lãi vay trên tổng chi phí cố định là 14,24% đến năm 2010 giảm 2,38% cịn
11,86%, tỷ suất chi phí lãi vay trên doanh thu giảm từ 1,03 % năm 2007 xuống còn
0,90% năm 2010. Điều này chứng tỏ công ty đã sử dụng hiệu quả hơn khoản tiền
vay này qua các năm

Chi phí nhà xưởng, văn phịng: là khoản chi phí mà doanh nghiệp sử
dụng để sửa chữa và xây mới hệ thống văn phịng, nhà xưởng của cơng ty. Từ phụ
lục 7 ta thấy chi phí văn phịng nhà xưởng liên tục tăng qua các năm từ 646,818
triệu năm 2007 đến 9.939,76 triệu năm 2010 gấp 15,3 lần. Sở dĩ chi phí tăng cao
như vậy trong năm 2010 là do công ty đã mở rộng sản xuất và xây thêm một số nhà
xưởng cụ thể là xây thêm phân xưởng cắt và phân xưởng may do dó làm chi phí
văn phịng nhà xưởng tăng lên. Đây cũng là khoản chi phí khá lớn trong tổng chi
phí cố định

Chi phí KHTSCĐ: Nhìn vào bảng phụ lục 7 ta thấy chi phí KHTSCĐ
của cơng ty trong 3 năm 2007, 2008, 2009 là tương đối ổn định là 11.000 triệu
đồng nhưng năm 2010 lại tăng lên là 11.839,43 gấp 1,078 lần năm 2007. Nguyên
nhân do năm 2010 công ty mở rộng quy mô sản xuất đã xây dựng thêm phân xưởng
may III, sửa lại phân xưởng cắt may đồng thời nhập hệ thống thiết bị Groz Beckert
theo cơng nghệ Đức phục vụ cho q trình sản xuất của cơng ty do đó làm chi phí
KHTSCĐ tăng lên
Như vậy, qua q trình phân tích trên thì chi phí cố định tăng lên do sự tác

động chủ yếu của 4 nhân tố đó là chi phí QLDN, chi phí lãi vay, chi phi nhà xưởng
văn phịng, chi phí KHTSCĐ. Mặc dù chi phí cố định của cơng ty đã được sử dụng
hiệu quả hơn nhưng vẫn còn thiếu ổn định vì vậy trong thời gian tới cơng ty cần chi
tiết các khoản chi phí này để đánh giá hiệu quả của chúng

Xét chi phí biến đổi của công ty giai đoạn 2007 - 2010
Từ phụ lục 8 ta thấy tổng chi phí biến đổi của cơng ty trong 4 năm 2007 2010 luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp: năm 2007 chiếm 92,67%, năm 2008 chiếm 92,72%, năm 2009 chiếm
92,19%, năm 2010 chiếm tỷ trọng 92,10%. Vì vậy tổng chi phí biến đổi có ảnh

SV: Phạm Thị Tươi

19

Lớp: K43F4


Luận văn tốt nghiệp

Khoa kinh tế

hưởng rất lớn đến tổng chi phí của cơng ty. Trong 4 năm qua tổng chi phí biến đổi
liên tục tăng về số lượng và ln chiếm tỷ trọng trên 92% trong tổng chi phí cụ thể
năm 2007 có tổng chi phí biến đổi là 398.489,1 triệu đồng đến năm 2010 đã tăng
lên là 607.973,84 triệu đồng gấp 1,52 lần năm 2007. Ở đây tổng chi phí biến đổi
tăng lên rất lớn về số lượng nhưng về tỷ trọng trong tổng chi phí lại giảm khơng
đáng kể là do tổng chi phí tăng lên qua các năm và mức tăng của tổng chi phí tương
ứng với mức tăng của tổng chi phí biến đổi. Xét tỷ xuất CPCĐ/ DT trong những
năm qua ta thấy rằng tỷ xuất này có xu hướng giảm qua các năm cụ thể năm 2007
là 91,32% đến năm 2010 là 88,79%. Như vậy để thu được 100 đồng doanh thu thì

doanh nghiệp phải bỏ ra khoản chi phí biến đổi từ 91,32 đồng xuống còn 88,79
đồng, điều này chứng tỏ hiệu suất sử dụng chi phí biến đổi của cơng ty có xu hướng
giảm, cơng ty đã sử dụng hiệu quả hơn chi phí biến đổi.
Tổng chi phí biến đổi của cơng ty bao gồm chi phí giá vốn bán hàng, chi phí
bán hàng, chi phí dịch vụ mua ngồi, chi phí nhân cơng, chi phí bằng tiền khác.
Chúng ta sẽ xem xét từng khoản chi phí để tìm ra ngun nhân chính làm tăng tổng
chi phí biến đổi của cơng ty.

Chi phí giá vốn bán hàng
Từ phụ lục 8 ta thấy rằng chí phí giá vốn bán hàng là khoản chi phí lớn nhất
trong tổng chi phí biến đổi. Nó ln chiếm tỷ trọng trên 70% trong tổng chi phí
biến đổi của cơng ty và có xu hướng tăng lên qua các năm. Năm 2007 chi phí này
là 300.040,954 triệu đồng đến năm 2010 chỉ số này là 485.823,05 triệu đồng gấp
1,62 lần năm 2007. Nguyên nhân của sự tăng liên tục của giá vốn bán hàng là do
ảnh hưởng của lạm phát và tình hình suy thối kinh tế trong những năm qua. Đặc
biệt do năm 2008 tỷ lệ lạm phát tăng cao lên tới trên 22% điều này tác động làm giá
nguyên vật liệu đầu vào của công ty tăng lên. Sự suy thoái kinh tế nhất là sự suy
thoái của một số nền kinh tế lớn là Mỹ, EU, Nhật Bản cũng ảnh hưởng khơng nhỏ
tới tình hình xuất nhập khẩu của cơng ty sang các thị trường lớn này. Hơn nữa do
những bất ổn trên thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái liên tục tăng giảm bất
thường có khi lên đến gần 21.000 USD/ đồng năm 2010 đã gây những khó khăn
lớn trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa của cơng ty và trực tiếp làm tăng giá chi
phí đầu vào của cơng ty lên do nguồn nguyên vật liệu đầu vào công ty đều phải
nhập khẩu từ thị trường EU, Hàn Quốc và Trung Quốc.
Mặt khác từ bảng 3.1 ta thấy tỷ suất chi phí giá vốn hàng bán trên doanh thu
năm 2008, 2009 giảm so với năm 2007 cụ thể là năm 2007 là 68,76%, năm 2008 là
66,25% và năm 2009 là 66,64% giảm 2,12% so với năm 2007. Điều này chi thấy để
thu được 100 đồng doanh thu thì doanh nghiệp phải chi khoản chi phí giá vốn bán
hàng từ 68,76 đồng xuống còn 66,64 đồng chứng tỏ hiệu quả sử dụng chi phí này
của cơng ty hiệu quả hơn trong năm 2008, 2009. Tuy nhiên đến năm 2010 thì hiệu


SV: Phạm Thị Tươi

20

Lớp: K43F4


Luận văn tốt nghiệp

Khoa kinh tế

suất chi phí giá vốn hàng bán là 70,95% tăng 2,27% so với năm 2007 điều này do
tỷ giá hối đoái trên thị trường tăng lên trong khi công ty mở rộng sản xuất lên phải
nhập khẩu thêm nhiều nguyên vật liệu đầu vào với mức giá cao do đó làm chi phí
giá vốn hàng bán tăng lên

Chi phí bán hàng: là những khoản chi phí phục vụ cho việc tiêu thụ
hàng hóa của cơng ty như chi phí vận chuyển, chi phí bảo quản, chi phí kho bãi, chi
phí hoa hồng… đây là khoản chi phí chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng chi phí
biến đổi là do cơng ty cổ phần May Hai chủ yếu là gia công hàng xuất khẩu, sản
xuất hàng hóa theo đơn đặt hàng chỉ một phần nhỏ là kinh doanh trên thị trường
trong nước lên chi phí cho việc bán hàng chiếm tỷ trọng không cao. Cụ thể năm
2007 mức chi phí này là 8.507,82 triệu đồng tới năm 2010 là 10.522,76 triệu đồng
gấp 1,23 lần năm 2007. Sở dĩ có sự tăng lên này là do khối lượng sản phẩm của
công ty năm 2010 tăng lên so với năm 2007 tăng 16,7% làm tăng chi phí vận
chuyển và các chi phí liên quan. Đồng thời để đảm bảo mục tiêu đề ra công ty thực
hiện một số chính sách nhằm tăng mức tiêu thụ sản phẩm của công ty bằng cách
tăng hoa hồng cho đại lý, cửa hàng, hoàn thiện hoạt động của hệ thống phân phối…
Cụ thể công ty thực hiện tăng thêm 10% mức hoa hồng cho các đại lý và cửa hàng

bán sản phẩm của cơng ty vì vậy làm chi phí bán hàng tăng lên

Chi phí nhân cơng: Đây là khoản chi phí lớn thứ 2 trong tổng chi phí
biến đổi của doanh nghiệp. Trong 4 năm 2007 - 2010 chi phí này có xu hướng tăng
lên cụ thể năm 2007 là 54.348,97 triệu đồng đến năm 2010 là 82.913,837 triệu
đồng gấp 1,53 lần năm 2007. Sở dĩ có sự tăng lên như vậy là do cơng ty có mở rộng
sản xuất th thêm gần 100 lao động làm việc trong các phân xưởng cắt, may và
hoàn thiện và 3 nhân viên ở bộ phận quản lý đồng thời do ảnh hưởng của lạm phát
trong những năm qua làm cho giá cả hàng hóa tiêu dùng tăng cao để giữ chân các
cán bộ và nhân viên cơng ty đã thực hiện chính sách tăng mức lương trung bình của
cơng nhân lên 2,3 triệu đồng/ tháng, của cán bộ quản lý lên 5,5 triệu đồng trên
tháng và mức thưởng tính theo mức lương hiệu quả là 1,280 triệu đồng/ tháng
chính vì vậy đã làm chi phí nhân cơng của cơng ty tăng lên

Chi phí dịch vụ mua ngoài bao gồm điện, nước, điện thoại, sửa chữa
tài sản cố định, chi phí quảng cáo, chi phí thuê thiết kế sản phẩm… đây cũng là
khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí biến đổi của cơng ty. Năm 2007
chi phí dịch vụ mua ngồi của cơng ty là 23.406,74 triệu đồng đến năm 2008 tăng
lên là 34.132,282 triệu đồng gấp 1,45 lần năm 2007. Tuy nhiên đến năm 2010 mức
chi phí này lại giảm xuống còn 19.687,93 triệu đồng nguyên nhân là do cơng ty đã
tự mình làm một số dịch vụ mà khơng phải th ngồi, như trước đây tồn bộ khâu
thiết kế sản phẩm cơng ty phải th bên ngồi thì nay cơng ty có thể tự thiết kế

SV: Phạm Thị Tươi

21

Lớp: K43F4



×