Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

NHIỄM TRÙNG TIỂU (Kỳ 3) pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.8 KB, 5 trang )

NHIỄM TRÙNG TIỂU
(Kỳ 3)

IV- PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN
A. THEO YHHĐ:
Các biểu hiện lâm sàng của nhiễm trùng tiểu thường không giúp cho
chẩn đoán cũng như định vị được chỗ nhiễm trùng là đường tiểu trên hay dưới.
Có nhiều bệnh nhân đái ra vi trùng mà lại không có dấu hiệu lâm sàng
nào cả, cũng như có những người có đái ra vi trùng và có hội chứng niệu đạo cấp
thì khoảng 2/3 là nhiễm trùng đường tiểu dưới và 1/3 là nhiễm trùng đường tiểu
trên. Ở phụ nữ có triệu chứng đái khó và đái dắt thì chỉ 60 - 70% trường hợp là có
đái ra vi trùng.
Theo kinh điển, để chẩn đoán xác định là nhiễm trùng tiểu thì số lượng
khúm vi trùng cấy được trên 1 mẫu nước tiểu lấy giữa dòng phải hơn 10
5
khúm/1
ml nước tiểu. Tuy nhiên:
- Nếu phụ nữ có triệu chứng đái ra mủ (bạch cầu), số lượng khúm vi trùng
cấy được trên 1 mẫu nước tiểu lấy giữa dòng chỉ từ 10
2
-10
4
khúm với một trong
các dòng như E.Coli, Kleb và Proteus hoặc S.saprophyte cũng đủ chứng tỏ là
nhiễm trùng tiểu.
- Ở người nhiễm trùng tiểu không triệu chứng nếu 2 mẫu nước tiểu cấy giữa
dòng có số lượng 10
5
khúm vi trùng cùng 1 dòng vi trùng thì chắc chắn không
phải là nhiễm bẩn.
- Số lượng khúm vi trùng cấy được từ mẫu nước tiểu lấy ở đài bể thận và


niệu quản dù dưới 10
5
khúm/1 ml cũng vẫn khẳng định được là nhiễm trùng tiểu.
- Chọc hút nước tiểu từ bàng quang trên xương mu cấy có vi trùng cũng có
thể chẩn đoán (+) bất kỳ số lượng khúm vi trùng nhiều hay ít.
- Số lượng khúm vi trùng cấy từ mẫu nước tiểu lấy bằng ống thông dù chỉ ≥
10
2
khúm vi trùng/1 ml cũng được chẩn đoán (+).
Ngoài ra những kỹ thuật phát hiện sự tăng trưởng của vi khuẩn như
Photometry, Bioluminescen sau 1 - 2 giờ cũng cho kết quả chính xác đến 90%.
- Sự hiện diện của bạch cầu trong nước tiểu là một dấu hiệu chính xác
trong nhiễm trùng tiểu có triệu chứng. Sự vắng mặt của bạch cầu trong nước tiểu
là một điều không thể có trong nhiễm trùng tiểu. Ngoài ra người ta có thể dùng
Leucocyte esterase dipstick để thay thế cho việc soi tìm bạch cầu trong nước tiểu.
- Tiểu mủ (có bạch cầu trong nước tiểu) mà cấy vi trùng (-) thì nên nghĩ tới
vi trùng Trachomatis, Urealyticum, lao và nấm. Ngoài ra tiểu mủ còn gặp trong sỏi
niệu, bất thường hệ niệu về mặt giải phẫu học, calci hóa thận, hồi lưu bàng quang
niệu quản, viêm thận mô kẽ và thận đa nang.

Sau đây là các thể lâm sàng của nhiễm trùng tiểu:

1. Viêm bàng quang:
- Với triệu chứng đái khó, đái dắt và mót đái cùng với đau trên xương mu,
nước tiểu đục và mùi khai, 30% có đái máu, khi có sốt trên 38
o
5C nên nghĩ đến
viêm đài bể thận cấp.
- Chẩn đoán (+) bằng phương pháp cấy, ở phụ nữ thường số lượng khúm vi
trùng chỉ khoảng 10

2
- 10
4
/1 ml và soi kính hiển vi sau khi nhuộm gram thường âm
tính.
- Trong trường hợp này nên khám niệu đạo và âm đạo và khảo sát dịch tiết
(chú ý đến các vi khuẩn hay gây bệnh ở hệ sinh dục).

2. Viêm đài bể thận:
- Phát triển nhanh từ vài giờ đến vài ngày, sốt 39
o
C với rét run, ói mửa, tiêu
chảy, đau cơ, mạch nhanh, đau góc sườn sống. Nước tiểu có bạch cầu hoặc trụ
bạch cầu.
- Chẩn đoán xác định bằng phương pháp cấy hoặc soi tìm vi trùng bằng
phương pháp nhuộm gram trên mẫu nước tiểu không ly tâm. Ngoài ra có thể có
tiểu máu, tuy nhiên nếu tiểu máu kéo dài phải nghĩ đến sỏi, bướu hoặc lao hệ niệu.
Ngoại trừ trường hợp có hoại tử nhú thận hoặc tắc nghẽn đường niệu, các
triệu chứng trên sẽ đáp ứng với kháng sinh sau 3 ngày, tuy nhiên triệu chứng tiểu
ra bạch cầu và vi trùng vẫn còn dai dẳng cũng như trong viêm đài bể thận nặng,
sốt vẫn còn kéo dài dù đã dùng kháng sinh thích hợp.
Hiện nay vẫn chưa có phương pháp chính xác nào để chẩn đoán phân biệt
giữa nhiễm trùng tiểu trên và dưới (thận và bàng quang).
- Phương pháp Fairly quét rửa nước tiểu riêng ở bàng quang và 2 niệu quản
thì tốn kém và phức tạp.
- Phương pháp tìm Antibody coating bacteria trong nước tiểu không nhạy
cảm và không chuyên biệt.
- Sự gia tăng C. reactive protein gặp trong giai đoạn cấp cứu viêm đài bể
thận nhưng cũng có thể gặp trong bệnh lý nội khoa khác.


×