Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tìm hiểu về bệnh Sỏi mật, sỏi đường mật (Kỳ 3) pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.56 KB, 7 trang )

Tìm hiểu về bệnh Sỏi mật, sỏi
đường mật (Kỳ 3)

SỎI ĐƯỜNG MẬT
- Biểu hiện: Cơn đau quặn mật; Vàng da tắc mật; Viêm đường mật; Viêm
tụy cấp; Xơ gan
- Triệu chứng
+ Tắc nghẽn: Đau, vàng da, ứ mật
+ Nhiễm trùng thứ phát (viêm đường mật): Nhiễm trùng, sốt
I. Điều trị Sỏi đường mật ngoài gan
- Chỉ định: Bắt buộc vì có thể làm tắc nghẽn Oddi, OMC, OGC
- Các biến chứng: mổ cấp cứu hay cấp cứu trì hoãn
- Không biến chứng: mổ chương trình theo lịch
- Phương pháp
+ Lấy sỏi qua Nội soi mật tụy ngược dòng ERCP
+ PT Mở ống mật chủ lấy sỏi (mổ mở hay mổ nội soi)

II. Điều trị Sỏi đường mật trong gan
- Chỉ định: Cùng lần PT Mở ÔMC lấy sỏi ĐM ngoài gan
- Khi có triệu chứng nặng nề: đau nhiều, hay sốt…
- Phương pháp
+ Lấy sỏi qua da xuyên gan sau khi tán sỏi
+ Phẫu thuật Mở OMC lấy sỏi (mổ mở hay mổ nội soi)
Rất khó/không thể lấy hết sỏi vì Đường mật gấp khúc, hẹp nên thường phải
tán sỏi vì sỏi đúc khuôn vào ống mật

III. Lấy sỏi đường mật qua NSMTND ERCP
- Chỉ định
+ Sỏi Đường mật (ĐM) không quá nhiều, không quá lớn
+ Sỏi ĐM chưa hay đã mở OMC lấy sỏi
+ Sỏi ĐM kèm sỏi TM có chỉ định cắt TMNS


+ Rất tốt khi sỏi kẹt ở Oddi, Bệnh nhân có khó khăn khi phải mở bụng

ĐIỀU TRỊ SỎI SÓT SAU MỔ
1. Sớm
- Còn mang Kehr
- Rửa đường mật qua Kehr
- Hàng ngày, trong 1-2 tuần bằng các dung dịch làm tan sỏi, rửa để sỏi nhỏ
trôi ra
- Lấy sỏi qua đường Kehr sau khi nong rộng, tiến hành tại phòng XQ lấy
cho tới khi hết sỏi trong đường mật. Kết quả thường rất tốt
2. Muộn
- Khi đường Kehr đã bị bít kín thì điều trị giống như khi chưa mổ
- PT Mở ống mật chủ lấy sỏi (mổ mở hay mổ nội soi)

3. Lấy sỏi qua đường KEHR
- Chỉ định đặt Kehr
+ Kehr được đặt trong hầu hết các PT Mở ống mật chủ
+ Bắt buộc đặt Kehr khi lấy không hết sỏi hoặc nghi ngờ còn sót sỏi

LẤY SỎI
- 2-3 tuần sau PT Mở OMC, rút Kehr, nong rộng đường Kehr
- Lấy sỏi bằng cách bơm rửa, dùng rọ kéo, tán sỏi, đẩy sỏi xuống ruột
- Sau lấy sỏi, đặt ống thông vào đường Kehr để tránh bít tắc

1. Lấy sỏi đường mật qua da
-Chỉ định: Sỏi trong gan không có hẹp hay có hẹp ĐM dưới sỏi
Sỏi trong gan chưa mổ lần nào hay đã mổ 1-nhiều lần
- Lấy sỏi: Dùng máy tán sỏi thủy điện lực để làm sỏi vụn nhỏ và thường
phải làm nhiều lần


2. Lấy sỏi Đường mật qua Mật-ruột-da
- Chỉ định: Sỏi đường mật ở tất cả mọi vi trí
- Nối mật-ruột kiểu chữ Y với đầu ruột dài khoảng 10cm

3. Sỏi sót sau mổ
- Lấy sỏi bắt đầu 2 tuần sau khi làm miệng nối
- Lấy cho tới khi hết sỏi, rút ống, đánh dấu da nơi đầu ruột

4. Sỏi tái phát
- Rạch ngắn nơi đánh dấu
- Soi đường mật và lấy sỏi

5. Tán sỏi bằng thủy điện lực
- Đối với sỏi: làm vỡ được cả sỏi sắc tố lẫn sỏi cholesterol
- Đối với cơ quan chung quanh: Có thể làm tăng áp lực ống mật, nhưng
không đáng kể
Mô chung quanh chỉ bị tổn thương nếu tiếp xúc trực tiếp hướng thẳng vào

- Đường vào:
+ Qua da
+ Qua đường Kehr
+ Qua miệng nối mật-ruột da

BS. NGUYỄN TUẤN – BV Hoàn Mỹ Sài Gòn



×