Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

THOÁI HÓA KHỚP XƯƠNG (Kỳ 3) doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.63 KB, 5 trang )

THOÁI HÓA KHỚP XƯƠNG
(Kỳ 3)

- Thay đổi xương: Sụn bị hủy hoại, xương không được che chở đã tổn
thương vì các đòi hỏi về cơ học, xương dưới sụn phản ứng bằng cách tăng sinh
xương, tái tạo bất thường để bù trừ mất sụn, mở rộng điểm tựa, thành lập gai
xương (osteophytose), xương đặc lại, tăng độ cứng.
- Phản ứng viêm ở bao hoạt dịch: Những mảnh proteoglycan và collagen
được giải phóng vào dịch khớp, với lượng tăng dần. Ở khớp giữ vai trò nơi trút
tháo những sản phẩm thoái hóa của sụn: cytokin và yếu tố tăng trưởng. Những
mảnh đó bị thực bào bởi các đại thực bào. Hiện tượng trên dẫn đến viêm nhiễm
mạn tính ở bao hoạt dịch. Những tế bào hoạt dịch sinh ra cytokin đặc biệt
Interleukin I đến lượt nó lại tác động vào sụn khớp và làm tăng thêm sự tàn phá
sụn.
Cho đến nay, nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy Interleukin I là
một cytokin giữ vai trò chủ yếu trong hiện tượng tàn phá sụn xương, viêm nhiễm
bao hoạt dịch và đồng thời là vai trò sinh bệnh chủ chốt trong thoái hóa khớp.
Kiểm soát được Interleukin I trong thoái hóa khớp là quan trọng. Ức chế
được Interleukin I là chiến lược không những cải thiện đau và hoạt động của khớp
mà còn hạn chế những tổn thương thoái hóa, hỗ trợ cho sự sửa chữa và tái tạo sụn
khớp.

- Vai trò của Interleukin I trong thoái hóa khớp:
a. Interleukin I là yếu tố chủ chốt phá vỡ sự quân bình giữa thoái biến và tái
tạo chất lượng sụn. Do hậu quả nghiêm trọng của nhiều nguyên nhân: Interleukin I
được tăng sản làm thay đổi cân bằng của sụn và giảm tổng hợp các thành phần cấu
tạo của sụn khớp (proteoglycan và collagen). Interleukin I làm thay đổi phenotype
của tế bào sụn, sản sinh ra collagen type I và X, và cả proteoglycan type khác. Do
đó khuôn sụn mất tính chất ban đầu và có cấu trúc bất thường, yếu về cơ học, dễ bị
tổn thương vật lý dẫn đến việc sụn bị phá hủy.
b. Interleukin I hoạt hóa hiện tượng di hóa. Làm tế bào sụn tăng sản xuất


enzyme thoái biến sụn. Làm tăng sự biểu hiện của gene metaloprotease
(collagenase và stromelysine) và gelatinase.
c. Interleukin I làm giảm đồng hóa: Làm giảm tổng hợp proteoglycan và
làm tăng thoái biến proteoglycan trong tổ chức sụn. Interleukin ngăn cản tổng hợp
collagen đặc hiệu của sụn hyalin (collagen II và XI), lại kích thích collagen
nguyên bào sợi không đặc hiệu của sụn (collagen I và III). Những thay đổi này
đưa đến sự sửa chữa không thích hợp khuôn sụn, dẫn đến tổn thương sụn dần dần.
Tóm lại, khi Interleukin I tăng sản làm khởi phát và duy trì quá trình thoái hóa sụn.
Sụn trở thành suy giảm cả về chất lẫn về lượng tế bào sụn khớp.
d. Interleukin I cũng là yếu tố tiêu xương: Hoạt hóa các tế bào hủy xương
và làm nhanh quá trình thoái biến xương dưới sụn.
e. Interleukin I tham gia vào hiện tượng viêm nhiễm của khớp bị thoái hóa:
Interleukin I giữ vai trò chủ chốt trong bệnh sinh của viêm. Interleukin I là nguồn
gốc của viêm và đau. Tế bào sụn tiết ra Interleukin I, Interleukin I lại hoạt hóa tế
bào sụn giải phóng vào dịch khớp những sản phẩm của quá trình thoái biến của
khuôn sụn. Những mảnh collagen và proteoglycan lại kích thích các tế bào đại
thực bào của bao hoạt dịch tiết ra Interleukin I và duy trì viêm bao hoạt dịch.
Interleukin I tác động thúc đẩy tế bào sụn và tế bào hoạt dịch tăng tổng hợp
prostaglandine và Interleukin VI. Những hiện tượng đó làm vĩnh cữu hóa quá trình
thoái hóa và viêm nhiễm ở khớp.


×