Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Tài liệu LÀM GÌ ĐỂ PHÒNG NGỪA THOÁI HÓA KHỚP doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.23 KB, 13 trang )

LÀM GÌ ĐỂ PHÒNG NGỪA THOÁI HÓA KHỚP
Thoái hóa khớp là căn bệnh dễ xảy ra ở người cao tuổi và phụ nữ,
gây nên các cơn đau dữ dội và có thể dẫn đến tàn phế. Vậy phải
làm gì để chủ động phòng ngừa thoái hoá khớp?
thoái hoá khớp là gì?
thoái hoá khớp là tình trạng hư hỏng phần sụn đệm giữa 2 đầu
xương, kèm theo phản ứng viêm và giảm thiểu lượng dịch nhầy
giúp bôi trơn ma sát ở điểm nối giữa 2 đầu xương. Tình trạng này
gây đau nhức và cứng khớp, hạn chế cử động khớp. Tuy không gây
tử vong như cao huyết áp, đái tháo đường nhưng bệnh ảnh hưởng
nặng nề đến sinh hoạt do triệu chứng đau, tê, hạn chế cử động
Những đối tượng nào dễ bị thoái hoá khớp?
thoái hoá khớp không phải là bệnh của riêng người lớn tuổi. Nó có
thể phát triển từ những tháng đầu tiên của cuộc đời. Khoảng 30%
người trên 35 tuổi, 60% người trên 65 và 85% người trên tuổi 80
có nguy cơ mắc bệnh. Khoảng 2/3 số bệnh nhân là phụ nữ. Sau
tuổi 45, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cao hơn nam giới (gấp khoảng 1,5 -
2 lần). thoái hoá khớp hay tấn công phụ nữ trẻ sau thời kỳ mang
thai và sinh nở, gây các cơn đau đớn.
Nguyên nhân gây thoái hoá khớp?
thoái hoá khớp ở người cao tuổi phần lớn không có nguyên nhân rõ
rệt. Các yếu tố thúc đẩy quá trình thoái hóa bao gồm tuổi tác, tình
trạng béo phì, chấn thương nhẹ và mạn tính ở khớp. Nhiều nghiên
cứu cho thấy, trong quá trình lão hóa, chức năng chống đỡ của sụn
bị suy giảm và dễ hư hỏng khi khớp cử động. Thêm vào đó, các
chấn thương nhẹ nhưng kéo dài nhiều năm do khuân vác đồ nặng,
cũng làm tăng gánh nặng cho các khớp, khiến sự thoái hóa thêm
trầm trọng. Ngoài ra, yếu tố di truyền và di chứng từ các bệnh lý
khác cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Điều trị thoái hoá khớp
Nếu thấy đau nhức ở các khớp và khó di chuyển trong 2 tuần, bạn


nên đi khám bác sĩ để xác định loại thoái hoá khớp. Việc chẩn
đoán và điều trị sớm sẽ giúp giảm thiểu đáng kể cơn đau và nguy
cơ tàn phế. Hiện có 2 phương pháp điều trị: dùng thuốc và không
dùng thuốc. Tùy theo thể trạng bệnh mà bác sĩ sẽ có phương pháp
áp dụng thích hợp.
Những khớp dễ bị thoái hóa.
Làm gì để phòng ngừa thoái hoá khớp?
Để phòng ngừa và hạn chế các cơn đau do thoái hoá khớp trong
sinh hoạt cũng như ăn uống, bạn nên lưu ý những điều sau đây:
Giảm cân: hãy giảm cân nếu cân nặng của bạn vượt chuẩn. Đây là
yếu tố quan trọng hàng đầu, bởi nó sẽ giúp giảm áp lực cho khớp.
Tập luyện: tập luyện sẽ đem lại những ích lợi nhất định đối với
người mắc chứng viêm khớp. Sẽ là sai lầm nếu cho rằng, khi các
cơn đau hoành hành thì càng ít hoạt động càng tốt, bởi điều đó sẽ
chỉ làm cảm giác đau đớn kéo dài thêm. Tuy nhiên, bạn nên lựa
chọn hình thức luyện tập phù hợp với sức khỏe bản thân. Ví như
các động tác nhẹ nhàng có tác dụng thư giãn các khớp, tránh tình
trạng để cho các khớp bị “ỳ”, ít hoạt động.
Ngoài ra, bạn cũng có thể nhờ đến sự giúp đỡ từ phía các nhà vật
lý trị liệu, để thực hiện các bài tập “chống lại” các cơn đau khớp.
Hoặc áp dụng các biện pháp châm cứu.
Chế độ ăn uống: trong chế độ ăn cũng nên lưu ý những điểm sau:
- Hạn chế đồ uống có cồn. Bạn cần tránh sử dụng những loại đồ
uống như rượu, bia và các đồ uống có chứa nhiều cồn khác.
- Tránh ăn những thực phẩm có hàm lượng purin và fructozo cao
như: cá trích, thịt gia súc, gan và thịt lợn muối.
- Cần tránh tất cả món ăn làm tăng mỡ trong máu như: thịt mỡ, bơ,
xúc xích, dăm bông và ngay cả bánh kẹo cũng nên hạn chế, vì sẽ
làm gia tăng tình trạng viêm tấy. Nên ăn bổ sung thêm thực phẩm
có chứa acid omega -3, tăng cường vitamin D qua chế độ ăn uống

và uống viên nén sẽ có tác dụng giảm đau lâu dài.
- Tăng cường các loại trái cây như: đu đủ, dứa, chanh, bưởi vì các
loại trái này là nguồn cung ứng men kháng viêm và sinh tố C, 2
hoạt chất có tác dụng kháng viêm.
BS. Trọng Nghĩa
Khoẻ 24 - Chất Lượng Cuộc Sống
www.khoe24.vn
Nguồn: SKDS
TRẦM CẢM Ở NGƯỜI CAO TUỔI
Trầm cảm ở người cao tuổi thường biểu hiện bằng sự lo lắng thái
quá về sức khỏe. Nó có thể diễn tiến thành bệnh Alzheimer và các
hình thức khác của chứng mất trí. Bệnh thường khó chẩn đoán và
điều trị vì bệnh nhân không thừa nhận là mình bị trầm cảm.

Triệu chứng phổ biến: Người bệnh
thường thấy chán nản hoặc dễ cáu,
cảm thấy bản thân sống không có ý
nghĩa, không tham gia hoặc không
mặn mà với những hoạt động hằng
ngày, dễ tức giận, dễ bị kích động.
Bệnh nhân thay đổi khẩu vị, thường
ăn không ngon miệng, trọng lượng cơ thể thay đổi (sút hoặc tăng
cân), khó ngủ, thức giấc nhiều lần trong đêm, tỉnh giấc sớm, thèm
ngủ ngày Một số biểu hiện khác là mệt mỏi, mất tập trung, giảm
trí nhớ, tư duy khác thường, có ý nghĩ phạm lỗi và ý định tự vẫn,
thậm chí có kế hoạch hoặc đã thử tự vẫn. Nếu những triệu chứng
trên xuất hiện liên tục hơn 2 tuần nghĩa là người cao tuổi đã mắc
chứng trầm cảm.
Những biểu hiện trầm cảm ở người cao tuổi tương đối phức tạp,
thường thấy nhất là mệt mỏi, chán ăn, khó ngủ đi kèm với quá

trình lão hóa. Ngoài ra, họ còn có các biểu hiện khác như xa lánh
người thân trong gia đình, bạn bè, đau ốm liên miên, không hoạt
bát, hay thất vọng, giảm trí nhớ, khó thích nghi với những thay đổi
như việc chuyển chỗ ở hoặc những thay đổi trong nội bộ gia đình.
Trầm cảm ở người cao tuổi còn biểu hiện bởi sự rối loạn chức năng
não đi kèm với quá trình lão hóa mà người ta thường gọi là bệnh
Alzheimer.
Để cải thiện chứng bệnh này, người cao tuổi cần được giúp đỡ để
thoát khỏi tình trạng bị cách ly hoặc cô đơn. Để làm được điều này,
nên tổ chức các cuộc dã ngoại, hướng người cao tuổi tự rèn luyện
sức khỏe hoặc thường xuyên đưa họ đi thăm hỏi bạn bè, người
thân. Nếu có thể, nên tạo hoàn cảnh tiếp tục hoạt động nghề nghiệp
cho họ, hoặc tổ chức học thêm để bổ sung kiến thức, tăng khả năng
giúp đỡ con cháu.
Điều trị bằng thuốc chống suy nhược cũng góp phần mang lại hiệu
quả tuy nhiên cần lưu ý đến tác dụng phụ và nên dùng với liều
lượng thấp. Các loại thuốc an thần cũng giúp người già giảm nguy
cơ bị kích động. Nếu chúng không mang lại hiệu quả thì liệu pháp
sốc điện có thể được áp dụng. Những biện pháp này cần được thực
hiện theo hướng dẫn của thầy thuốc.
Bác sĩ Hạnh Trinh
Khỏe 24 (nguồn: SKDS)
ĐỐI PHÓ VỚI SA SÚT TRÍ TUỆ Ở NGƯỜI CAO
TUỔI
Sa sút trí tuệ được xác định bằng suy giảm trí nhớ, mất khả năng
phán đoán, rối loạn định hướng và rối loạn nhận thức. SSTT có thể
gặp ở lứa tuổi trung niên hoặc sớm hơn do hậu quả của thiếu ôxy,
chấn thương, nhiễm khuẩn, khối u và các bệnh thần kinh như
Parkinson. SSTT không chỉ là vấn đề của các thầy thuốc mà còn là
vấn đề của toàn xã hội.


Sa sút trí tuệ - Nỗi khổ cần được cảm thông
Não bộ ở người bình thường (bên trái) và người bệnh Alzheimer
(bên phải)
Biểu hiện của SSTT khác nhau tùy theo từng bệnh nhưng triệu
chứng chung của SSTT bao gồm các thay đổi về trí nhớ, trí tuệ,
hành vi và nhân cách. Một số người già than phiền về chứng hay
quên, suy nghĩ không rành mạch.
sa sút trí tuệ thường dẫn đến vệ sinh kém, sử dụng các trang thiết
bị thiếu an toàn, nhầm lẫn trong chi tiêu và đi lang thang, hay lặp
lại các câu hỏi. Rối loạn giấc ngủ ban đêm và các rối loạn hành vi
gây khó khăn cho việc điều trị và săn sóc: kích động, kêu la ầm ĩ,
chống đối khi tắm giặt và thay quần áo. Giải tỏa bản năng tình dục,
đòi hỏi quan hệ tình dục với những người không phải vợ (chồng)
Biểu hiện bên ngoài của người bệnh có thể rất khác nhau, người
sống một mình rất luộm thuộm, những người khác được chăm sóc
nuôi dưỡng chu đáo. Người bệnh thường che giấu sự suy giảm
nhận thức trong một thời gian dài, vì vậy nhiều người vẫn cho rằng
người bị lú lẫn nhẹ vẫn có thể tự quản lý cuộc sống của mình.
Một triệu chứng khá phổ biến khác là rối loạn định hướng về thời
gian, người bệnh thường cho sự nhầm lẫn về thời gian là do họ đã
nghỉ hưu, do nghe nhìn kém và do cách biệt với xã hội, đôi khi họ
không phân biệt được ngày đêm, sáng chiều, không biết thứ, ngày,
tháng. Rối loạn định hướng về không gian ít bị bộc lộ nếu người
bệnh vẫn sống ở một nơi cố định trong nhiều năm. Người bệnh có
thể lo âu, kích động, rối loạn nặng cảm xúc và cơ thể nếu bị đòi hỏi
vượt quá khả năng đáp ứng của người bệnh. Về sau kích động
thường diễn ra vào buổi chiều tối và ban đêm. 5% số người bệnh sa
sút trí tuệ có trầm cảm điển hình kèm theo, đặc biệt sa sút trí tuệ do
bệnh mạch máu, bệnh Parkinson và các bệnh thần kinh khác.

Các biểu hiện trầm cảm
Thu mình khỏi các hoạt động xã hội, kích động, khóc lóc, mất ngủ,
ăn không ngon miệng. Những người già bị lú lẫn, trầm cảm nhìn
vẻ lo âu buồn phiền và có cảm giác bất hạnh. Về ngôn ngữ có các
khó khăn trong chọn từ. Nội dung tư duy đơn giản, rời rạc và lặp đi
lặp lại. Ở giai đoạn tiếp theo, người bệnh sa sút trí tuệ có các triệu
chứng tư duy sai lệch, ảo giác và hoang tưởng. Khi đồ dùng để một
chỗ không nhớ ra được, người bệnh thường cho rằng đã bị ăn cắp.
Các lệch lạc tư duy đó thường ổn định lại khi đồ đạc đó đã được
tìm thấy. Một số trường hợp khác, vợ (chồng) được coi là kẻ giả
dạng, bố mẹ đã chết từ lâu được nghĩ là đang còn sống, những
người hàng xóm bị tố cáo là nhòm ngó tài sản, đồ đạc của người
bệnh. Các ảo giác có thể xuất hiện nhiều dạng song ảo thị là phổ
biến nhất, thường ảo thị về trẻ con và các động vật. Các ảo thị kì
lạ, sặc sỡ thường gợi ý đến mê sảng hoặc sa sút trí tuệ thể
Lewybodies.
Chăm sóc và điều trị
Cần đưa ra một chẩn đoán sa
sút trí tuệ về bệnh căn có thể
nhất, loại ra các nguyên nhân
có thể điều trị được, trầm cảm
và mê sảng là biểu hiện đơn
thuần góp phần làm xảy ra lú
lẫn. sa sút trí tuệ ít khi có thể
hồi phục hoàn toàn ở người
rất già nhưng nếu do máu tụ
dưới màng cứng, u não, não
úng thủy thì nhất thiết phải
được loại bỏ nguyên nhân.
Các nguyên nhân thiếu máu,

đái đường, thiểu năng giáp
trạng và nhiễm độc ma túy
cũng cần được loại bỏ.
Các chất ức chế men
cholinesteraza có thể làm cải
thiện các triệu chứng nhận thức ở bệnh nhân Alzheimer tạo ra sự
tiến bộ tương đương với quá trình hồi phục trong vòng 6 -12 tháng.
Ngược lại các thuốc hướng thần chỉ đóng vai trò hạn chế, có khả
năng làm cho lú lẫn nặng thêm, gây rối loạn sự thăng bằng và gây
ngã. Các thuốc an thần kinh mới như risperidon, olanzapin an toàn
hơn và được chỉ định ưu tiên hơn các thuốc truyền thống. Tác dụng
phụ có liên quan tới liều lượng nên sử dụng thuốc ở liều thấp. Các
thuốc ổn định khí sắc được sử dụng chọn lọc để điều trị kích động,
tấn công và dao động cảm xúc. Oestrogen và cyproteron acetate có
thể điều trị sự mất kiểm soát tình dục và trạng thái tấn công ở nam
giới.
Thuốc chống trầm cảm được sử dụng để điều trị các trạng thái trầm
cảm với các triệu chứng nổi bật như: khí sắc giảm kéo dài, kích
động vật vã hay chậm chạp tâm thần vận động, mất ngủ và mất
ngon miệng. Có tác giả khuyên cho dù đã chẩn đoán xác định là sa
sút trí tuệ vẫn nên điều trị theo hướng trầm cảm cho người bệnh,
nhiều trường hợp lâm sàng sẽ tốt lên rõ rệt. Nên lựa chọn thuốc
Sa sút trí tuệ ở tuổi già.
- Ở người già sa sút trí tuệ do bệnh
Aizheimer chiếm khoảng 50% số
trường hợp.
- Bệnh mạch máu 15%.
- Hỗn hợp Aizheimer và mạch máu
20%.
- Sa sút thể Lewy 17%.

- Các sa sút do nguyên nhân dưới
vỏ não 15%.
- Nghiện rượu 6% và các nguyên
nhân khác.
- sa sút trí tuệ gặp 5-8% ở những
người trên 65 tuổi, 15-20% ở
những người trên 75 tuổi, 25-50% ở
những người trên 85 tuổi.
chống trầm cảm mới như các thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc
serotonin, tránh dùng thuốc chống trầm cảm 3 vòng có tác dụng
kháng cholinergic vì chúng làm nặng thêm trạng thái lú lẫn. Lưu ý
các thuốc chống loạn thần đều có thể gây ra mê sảng nhất là các
thuốc kháng cholinergic, các chất gây ngủ, các thuốc chống co
giật, vì vậy cần chỉ định thận trọng cho người bệnh sa sút trí tuệ.
PGS.TS. Cao Tiến Đức
Khoẻ 24 - Chất Lượng Cuộc Sống
www.khoe24.vn
Nguồn: SKDS
BẤT THƯỜNG ĐƯỜNG HUYẾT Ở NGƯỜI CAO
TUỒI
Đối với người cao tuổi (NCT), những bất thường xảy ra ở bất kỳ
một cơ quan nào cũng là những yếu tố nguy cơ ảnh hưởng lớn đến
sức khỏe, thậm chí là tính mạng. Tăng hay giảm đường huyết (ĐH)
là một trong những bệnh lý cần đặc biệt chú ý. Bài viết sau đây sẽ
giúp độc giả, nhất là NCT có những hướng xử trí cần thiết nếu rơi
vào tình trạng này.

ĐH bình thường (đo khi cơ thể nghỉ, xa bữa ăn) là 4,4-6,6 mmol/l.
Khi ĐH nằm ngoài ngưỡng bình thường này được xem là tăng hay
hạ. Về già, hệ thống điều hòa ĐH kém nhạy bén, do vậy dễ dẫn

đến triệu chứng tăng hoặc hạ ĐH. Những biểu hiện bất thường này
có thể gây ra những hậu quả xấu cho NCT.
Tiêm glucose vào tĩnh mạch bệnh nhân khi hạ ĐH nặng.
Tăng ĐH xảy ra khi nào?
Tình trạng tăng ĐH ở NCT (ngoại trừ người có bệnh đái tháo
đường) trong hầu hết trường hợp là tạm thời (khi vận động, khi ở
trạng thái tâm lý quá phấn khích: cáu giận, hoảng sợ, bực tức, lo
phiền ). Với NCT, chỉ cần nhớ rằng nếu tình trạng trên kéo dài và
xảy ra thường xuyên, có thể làm tiết nhiều adrenalin, gan cạn kiệt
glucid - đe dọa chuyển sang hạ ĐH. Thêm nữa, những trạng thái
tâm lý trên còn ảnh hưởng xấu tới tim mạch, huyết áp. Hình thức
tập luyện khí công và thiền tỏ ra có tác dụng tốt.
Trường hợp tăng ĐH kéo dài gặp trong bệnh đái tháo đường. Ở
NCT, bệnh này không do thiếu insulin mà do các tế bào sử dụng
kém hiệu quả chất này, do vậy nói chung những năm đầu tiên chưa
cần chữa bằng insulin (như với người trẻ). Hiện đã có rất nhiều
loại thuốc chữa, dùng lâu dài, nhưng chọn loại nào thích hợp thì
cần được thầy thuốc hướng dẫn và bệnh nhân tự theo dõi. Phát
hiện sớm bệnh đái tháo đường ở NCT không dễ, vì ĐH tăng
thường không gây ra triệu chứng mà bệnh được phát hiện do tình
cờ.
Do vậy, ở tuổi trên 60 rất nên đo ĐH định kỳ. Không nên đo trong
nước tiểu (vì có đường trong nước tiểu là bệnh đã tiến triển một
thời gian dài). Đái tháo đường ở NCT thường đi liền với các bệnh
khác như: xơ vữa động mạch vành, tăng huyết áp, rối loạn lipid
máu, do vậy những yếu tố này cần được kiểm soát chặt chẽ, NCT
cần có một chế độ ăn uống và tập luyện sau khi đã đi thăm khám
và có ý kiến của bác sĩ.
Xử trí đúng khi bị hạ ĐH
Hạ ĐH do đột ngột tăng lượng sử dụng, trong khi kho dự trữ

đường ở gan không còn dồi dào, hoặc không huy động kịp. Nói
chung, gan NCT giảm khả năng dự trữ glucid, nhất là khi xa bữa
ăn (một số cụ già cần ăn nhiều bữa).
Khi tiếp cận môi trường lạnh (do đột ngột ra lạnh mà không mặc
đủ ấm, hoặc do ở lâu ngoài trời lạnh), người trẻ dễ thích nghi, còn
NCT rất dễ hạ ĐH. Nếu NCT dùng sức đột ngột mà thiếu sự khởi
động cho cơ thể kịp thích nghi, cũng dẫn đến hạ ĐH. Ví dụ, đột
ngột thực hiện một loạt động tác thể dục tương đối mạnh, hoặc tập
khi bụng đói
Khi có cơn nóng giận kéo dài, không tự kiềm chế được
Hạ ĐH do gan giảm dự trữ. Ở NCT, ngay sau khi ăn, tổng lượng
đường ở gan vẫn thấp. Tình trạng này càng rõ nếu mắc các bệnh
gan mạn tính (xơ gan, suy gan), đáng chú ý là gan của người
nghiện rượu Nhiều người nghiện từ thời trẻ, dần dần có thói quen
uống mà quên ăn. Một dấu hiệu nói lên tình trạng hạ ĐH ban đêm
là ngủ mê mệt, trong giấc mơ thấy mình ăn rất nhiều và ngon lành.
Một nguy cơ là dự trữ protein của cơ thể có thể cạn kiệt dần, do
biến thành glucose để chống hạ ĐH. Hậu quả là suy dinh dưỡng
(khó phục hồi).
Hạ ĐH do sử dụng quá
mức các biện pháp chữa
bệnh đái tháo đường.
Có thể do người bệnh sử
dụng một chế độ ăn quá
nghèo glucid với mục đích
tích cực chữa bệnh, phòng
biến chứng. Nên nhớ rằng,
dù mắc bệnh đái tháo
đường, bệnh nhân vẫn cần một khẩu phần glucid đủ mức cần thiết,
chủ yếu là loại glucid nguyên hạt. Tuy nhiên, đa số bệnh nhân đái

tháo đường bị hạ ĐH thường do sử dụng quá mức các thuốc hạ ĐH
(hy vọng kiềm chế bệnh tốt hơn), mà không theo chỉ dẫn của thấy
thuốc và không tự theo dõi định kỳ mức ĐH.
Tế bào não duy nhất chỉ sử dụng glucose làm thức ăn, mà không sử
dụng mỡ, protein như mọi tế bào khác. Do vậy, nếu ĐH hạ đột
ngột xuống dưới 4mmol/l sẽ có ngay các triệu chứng thần kinh: run
rẩy, mắt hoa, xây xẩm; nếu giảm tới 3mmol/l sẽ có bủn rủn,
choáng váng, vã mồ hôi lạnh, tim đập nhanh, mạch yếu Nếu còn
hạ tiếp sẽ có cứng hàm, lú lẫn, mất hẳn trương lực các cơ (ngã vật),
hôn mê. Cùng một mức độ giảm ĐH, NCT thường có bệnh cảnh
nặng hơn, khó cứu chữa hơn (so với người trẻ). Nếu hạ ĐH từ từ,
thoạt tiên thấy đói cồn cào, bộ máy tiêu hóa co bóp mạnh. Sau đó
cũng là run rẩy, mắt hoa, vã mồ hôi lạnh, tứ chi bủn rủn; do diễn
biến kéo dài nên cơ thể trẻ đủ thời gian để kịp điều chỉnh (huy
động protein); trái lại, NCT sự huy động này tỏ ra chậm chạp và
kém hiệu lực, do vậy hậu quả thường nặng nề: có thể hôn mê, có
thể thiểu lực kéo dài, có thể suy cạn kho protein khó hồi phục.
Trong tình trạng này, NCT cần ăn ngay các loại glucid dễ hấp thu:
kẹo, bánh ngọt, khẩn cấp hơn có thể dùng nước đường (không
dùng đường hóa học), nước quả cây, sữa Trường hợp khẩn cấp
phải truyền glucose vào máu.
Tác dụng của insulin lên đường huyết.
GS. Nguyễn Ngọc Lanh
Khỏe 24 (nguồn: SKDS)

×