Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Hoá học 8 - ĐƠN CHẤT VÀ HỢP CHẤTPHÂN TỬ(tt) ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.76 KB, 5 trang )

ĐƠN CHẤT VÀ HỢP CHẤT-
PHÂN TỬ(tt)

I/Mục tiêu:
1/ Kiến thức : Hiểu được phân tử là hạt gồm một số nguyên tử lien kết với
nhau và thể hiện tính chất hoá học của chất . Các phân tử của cùng một chất
thì đồng nhất với nhau . Phân tử khối là khối lượng của phân tử tính bằng
đvC.
- Biết cách xác định phân tử khối .
- Biết được một chất có thể ở 3 trạng thái .Ở thể hơi các hạt hợp thành rất
xa nhau .
2/ Kĩ năng : - Rèn luyện kĩ năng tính toán
- Biết sử dụng hình vẽ , thông tin để phân tích giải quyết vấn đề .
II/ Chuẩn bị:
* Hình vẽ ( hình 1.14 ) phóng to SGK , sơ đồ ở 3 trạng thái rắn lỏng , khí
của chất .
III/ Tiến trình dạy- học:
1/ Kiểm tra bài cũ :
- Định nghĩa đơn chất , hợp chất . Cho ví dụ minh hoạ .
- Gọi 2 HS lên chữa bài tập 1,2(SGK trang-25)
2/ Giới thiệu bài : Chúng ta đã biết có 2 loại chất : Đơn chất và hợp
chất . Dù là đơn chất hay hợp chất cũng đều do các hạt nhỏ cấu tạo nên .
Các hạt nhỏ đã thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất .

Hoạt động1 :
GV:Yêu cầu HS quan sát các tranh vẽ 1.11 ,1.12
,1.13 .
GV: Giới thiệu các phân tử Hiđro ( trong 1 mẫu
khí H
2


Các phân tử Oxi ( trong 1 mẫu khí Oxi )
Các phân tử nước ( trong 1 mẫu nước )
GV: Em hãy nhận xét về :
Thành phần, hình dạng , kích thước của các hạt
phân tử hợp thành các mẫu chất trên .
GV: Đó là các hạt đại diện cho chất , mang đầy
đủ tính chất của chất gọi là phân tử .
Vậy phân tử là gì ?
- Đối với đơn chất kim loại . Nguyên tử là hạt
hợp thành có vai trò như phân tử
Hoạt động 2:


III/ Phân tử :
1/ Định nghĩa : Phân tử là hạt đại diện
cho chất , gồm một số nguyên tử liên kết
với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hoá
học của chất .


- Yêu cầu HS quan sát tranh vẽ một kim
loại đồng và nhận xét ( đối với đơn chất
kim loại nói chung)




Thảo luận nhóm .
GV: Tương tự nguyên tử khối , hãy định nghĩa
phân tử khối ?

Nêu cách tính phân tử khối của một chất ?
HS nhóm thảo luận phát biểu Yêu cầu
đọc phần 2(III)
GV: Ví dụ 1: Tính phân tử khối của :
a/ oxi
b/ Nước
c/ Muối ăn
Ví dụ 2: Quan sát hình 1.15 (SGK tr .26).
Tính phân tử khối khí Cacbonic?
GV: phân tử khí Cacbonic gồm mấy nguyên tử
?
thuộc những nguyên tố nào?
Ví dụ 3: Tính phân tử khối của :
A/ Axit sunfuric biết phân tử gồm : 2H, 1S
và 4O
B/ Canxicacbonat biết phân tử gồm : 1Ca,
1C và 3O
2/ Phân tử khối : Phân tử khối là khối
lượng của một phân tử tính bằng đơn vị
cacbon .
Ví dụ 1:
- HS1:
Phân tử khối của oxi : 16x2=32(đvC)
- HS2:
Phân tử khối của Nước : 2 x1 + 16 =
18(đvC)
- HS3:
Phân tử khối của Muối ăn : 23+ 35,5 =
58,5(đvC)
Ví dụ 2:

Phân tử khối của khí Cacbonic bằng:
12x1+ 16x2 = 44(đvC)

Ví dụ 3: HS làm vào vở . 2 HS làm trên
bảng
Phân tử khối của axit sunfuric bằng:
1x2 +32 + 16x4 = 98 đvC .

Hoạt động 3:
GV: Thuyết trình 2ý đầu :
- Em có nhận xét gì về khoảng cách giữa các
phân tử trong mỗi mẫu chất ở 3 trạng thái
trên :
HS: -Rắn : Các hạt nguyên tử , phân tử xếp khít
nhau ,
dao động tại chỗ .
- Lỏng : Các hạt gần sát nhau , chuyển động
trượt lên nhau .
- Khí : Các hạt rất xa nhau và chuyển hỗn độn
về mọi phía .


Phân tử khối của Can xicacbonat bằng:
40x1+12x1 + 16x3 =100 đvC
V/ Trạng thái của chất:
- Một mẫu chất là tập hợp vô cùng lớn
những hạt là phân tử hay nguyên tử .
- Tuỳ điều kiện nhiệt độ và áp suất , một
chất có thể thấy ở 3 trạng thái ( rắn ,
lỏng , khí )

- Ở trạng thái khí các hạt rất xa nhau .


Hoạt động 4: Củng cố , dặn dò.
- Đọc phần ghi nhớ SGK .
- Phân tử là gì? Phân tử khối là gì ?
- Khoảng cách giữa các nguyên tử ( hay phân tử ) ở trạng thái khí khác với
trạng thái rắn lỏng như thế nào ?
- Bài tập 2 SGK .
+ Dặn dò : Tiết sau thực hành .
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:

×