SỞ GD&ĐT TỈNH KON TUM ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT LẦN 3 HKII
TRƯỜNG PT DTNT ĐĂK HÀ Môn: Sinh học 7
NĂM HỌC : 2009 -2010 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Chọn và khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
I.TRẮC NGHIỆM: (5.0 điểm)
Câu 1: Máu chảy qua tim cá là
A. máu đỏ tươi giàu oxi B. máu đỏ thẩm nghèo oxi
C. máu pha D. máu đỏ tươi qua tâm thất, máu đỏ thẫm qua tâm nhĩ
Câu 2: Cóc nhà đi kiếm ăn chủ yếu vào thời gian nào trong ngày?
A. Ban ngày B. Ban đêm C. Cả ngày lẫn đêm D. Chiều và đêm
Câu 3: Đặc điểm chung của bộ rùa là
A. hàm không có răng, có mai và yếm B. hàm ngắn, có răng nhỏ mọc trên hàm
C. hàm rất dài, có nhiều răng lớn mọc trong lỗ chân răng D. hàm có răng, không có mai và yếm
Câu 4: Thỏ bật nhẩy xa khi chạy nhanh là nhờ
A. chi trước ngắn B. chi sau dài khoẻ C. cơ thể thon và nhỏ D. đuôi ngắn
Câu 5: Vai trò của chim trong tự nhiên:
A.Cung cấp thực phẩm B.Làm cảnh
C.Làm đồ trang trí D.Giúp thụ phấn cho cây, phát tán quả và hạt.
Câu 6: Vai trò của hai chi trước của thỏ là :
A.chống đỡ cơ thể B.chuyển vận, đào hang
C. bảo vệ các nội quan D.chống kẻ thù
Câu 7: Thân thể thằn lằn bóng được bao bọc lớp khô, có vảy sừng bao bọc có tác dụng
A. bảo vệ cơ thể. B. giúp di chuyển dễ dàng trên cạn.
C. ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể. D. Giữ ấm cho cơ thể.
Câu 8: Vào mùa đông, ếch đồng thường ẩn mình trong hang, trong bùn, hiện tượng đó được gọi là
A. sinh sản B. sinh trưởng. C. trú đông. D. ẩn nấp.
Câu 9: Trong lớp da cá, tuyến tiết chất nhầy có tác dụng :
A. bảo vệ da khỏi bị khô. B. giảm sự ma sát giữa da với môi trường nước.
C. giảm sức cản của nước. D. giúp cá hô hấp.
Câu 10: Lông đuôi chim bồ câu có tác dụng
A. như bánh lái giúp chim định hướng khi bay. B. như chiếc quạt để đẩy không khí.
C. để giữ thăng bằng, khi chim rơi xuống. D. làm cho lông không thấm nước.
II. TỰ LUẬN: (5.0 điểm)
Câu 1:(1.0điểm) Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của da ếch thích nghi với đời sống ở cạn?
Câu 3:(2.5điểm) So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa bộ xương của thỏ và bộ xương của thằn lằn?
Câu 4:(1.5điểm) Để bảo vệ đa dạng sinh học của các loài cá, cần tránh làm những việc gì?
HẾT
SỞ GD&ĐT TỈNH KON TUM ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
TRƯỜNG PT DTNT ĐĂK HÀ ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT LẦN 3 HKII ( TN VÀ TL)
NĂM HỌC: 2009 -2010 Môn: SINH HỌC 7
I.TRẮC NGHIỆM:(5.0điểm)
Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10
B D A B D C C C B A
0.5đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ
II. TỰ LUẬN : 5.0( điểm)
CÂU NỘI DUNG ĐIỂM
1 *Cấu tạo ngoài của da ếch thích nghi với đời sống ở cạn:
- Mắt có mí giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra.
- Mĩu thông với khoang miệng và phổi vừa để ngửi, vừa để thở
- Tai có màng nhĩ
- Chi 5 phần có ngón chia đốt, linh hoạt
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
2 Đặc
điểm
Bộ xương thằn lằn Bộ xương thỏ
Giống
nhau
-Xương đầu
-Cột sống: xương sườn,xương mỏ ác.
-Xương chi: đai vai,chi trên,đai hông,chi dưới
0.25 đ
0.25đ
0.5đ
Khác
nhau
- Có nhiều hơn 7 đốt sống cổ
- Xương sườn có cả ở đốt thắt lưng
(chưa có cơ hoành)
-Các chi nằm nganh (cơ thể luôn bò
sát)
- Có 7 đốt sống cổ
-Xương sườn kết hợp với xương đốt
sống lưng và xương ức tạo thành lồng
ngực ( có cơ hoành)
-Các chi thẳng góc nâng cơ thể lên
cao.
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
3 *Một số việc tránh làm:
-Đánh bắt cá bố mẹ trong mùa sinh sản: vì sẽ ảnh hưởng đến số lượng đàn cá những thế
hệ sau
-Dùng chất độc hay mìn để thu bắt cá: vì cách đánh bắt này sẽ tiêu diệt đồng loạt cá kể
cả cá bé.
-Sử dụng quá nhiều các loại thuốc trừ sâu,thuốc diệt cỏ làm ô nhiễm môi trường nước
1. 0 đ
0.5đ
SỞ GD&ĐT TỈNH KON TUM MA TRẬN MỨC ĐỘ YÊU CẦU CỦA ĐỀ
TRƯỜNG PT DTNT ĐĂK HÀ ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT LẦN 3 HKII
NĂM HỌC 2009-2010 Môn: Sinh học 7
I. TRẮC NGHIỆM: (5.0điểm)
Câu Nhận biết Thông
hiểu
Vận dụng Tổng điểm Ghi chú
1 X Lớp cá
2 X Lưỡng cư
3 X Lớp bò sát
4 X Lớp thú
5 X Lớp chim
6 X Lớp thú
7 X Lớp bò sát
8 X Lưỡng cư
9 X Lớp cá
10 X Lớp chim
Tổng
cộng
2.0 1.5 1.5 Lớp chim
II. TỰ LUẬN :( 5.0điểm)
Câu Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng điểm Ghi chú
1 1.0 Ếch đồng
2 2.5 Bài lớp thú và lớp bò sát
Tổng 1.0 2.5 1.5 10.0 Đa dạng và đặc điểm chung
của lớp cá