Ngày soạn:12/12/09
ÔN TẬP
I/Mục tiêu: Sau bài này, HS phải:
- Hệ thống hóa được các kiến thức cơ bản về các kiến thức đã học qua các
chương “tế bào thực vật, rễ, thân, lá và sinh sản sinh dưỡng”.
- Biết vận dụng lí thuyết vào thực tiến sản xuất và đời sống.
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng tư duy lí luận trong đó chủ yếu là kĩ năng so sánh,
tổng hợp, hệ thống hóa.
II.II/Đồ dùng dạy học:
+GV chuẩn bị các câu hỏi theo đề cương ôn tập HKI.
- Đèn chiếu đa năng
+HS ôn tập các kiến thức đã học.
III/Tiến trình dạy học:
*Các hoạt động:
- GV lần lượt trình chiếu các câu hỏi trắc nghiệm lên máy chiếu, HS lựa chọn đáp
án đúng bằng bảng con, sau đó GV cho xuất hiện đáp án đúng, HS tự sửa sai
(nếu có).
- GV cho hs thảo luận các câu hỏi tự luận.
- Nội dung câu hỏi ôn tập ( Đã có trong đề cương kèm theo)
Tuần 17
Tiết 34
IV.Dặn dò:
HS về nhà tiếp tục ôn tập các câu hỏi còn lại. Chuẩn bị kiểm tra HKI.
**********************************
Ngày soạn: 21/11/07
Ngày dạy: 27/11/07
BÀI 20: CẤU TẠO TRONG CỦA PHIẾN LÁ
I/Mục tiêu: Sau bài này, HS phải:
Nắm được đặc điểm bên trong phù hợp với chức năng của phiến lá
Giải thích được đặc điểm, màu sắc của hai mặt phiến lá
II/Đồ dùng dạy học:
GV : Hình 20.4 SGK ; Mô hình : cấu tạo một phần phiến lá
HS: Như đã dặn ở tiết trước.
III/Tiến trình dạy học:
-Kiểm tra bài cũ: Lá có những đặc điểm bên ngoài và cách xếp lá trên cây như thế
nào giúp lá nhận được nhiều ánh sáng?
-Bài mới:
+Hoạt động 1: Tìm hiểu : Biểu bì
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GV : Hướng dẫn HS quan sát hình 20.1
HS : Đọc thông tin SGK, quan sát
hình 20.2 , 20.3
Thảo luận theo nội dung SGK
Đại diện nhóm thông báo kết quả thảo
luận
*HS nêu được:
Tuần 12
Tiết 23
GV chốt ý : Như nội dung sgk
Hoạt động 3 : Gân lá
GV yêu cầu HS nghiên cứu sgk
-Đặc điểm phù hợp với chức năng bảo
vệ:BB gồm 1 lớp tế bào có vách ngoài
dày, xếp sát nhau
-Đặc điểm phù hợp với việc để ánh
sáng chiếu qua được : TB không màu,
trong suốt
-Hoạt động đóng , mở lỗ khí giúp lá
trao đổi khí và thoát hơi nước
*Tiểu kết Phiến lá được cấu tạo bởi :
Lớp tế bào biểu bì trong suốt bảo vệ mặt dưới và mặt trên của lá.
Biểu bì mặt dưới có nhiều lỗ khí giúp lá trao đổi khí với môi trường bên ngoài
và thoát hơi nước .
+Hoạt động 2: Tìm hiểu về thịt lá.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hoạt động 2 : Thịt lá
GV giới thiệu HS quan sát mô hình 20.4
sgk
+GV gợi ý :Khi so sánh chú ý ở những
đặc điểm: hình dạng tế bào, cách xếp của
tế bào, số lượng lục lạp …
HS quan sát mô hình và đọc thông tin
SGK
HS trả lời câu hỏi trong mục SGK
trang 66
HS thảo luận nhóm:
-Đại diện nhóm trình bày kết quả các
+GV nhận xét phần trả lời của các nhóm
và chốt lại kiến thức
- GV cho HS rút ra kết luận
- Tại sao ở rất nhiều loại lá mặt trên có màu
sẫm hơn mặt dưới ?
Những điểm khác nhau giữa các lớp tế
bào thịt lá :
nhóm khác nhận xét , bổ sung .
+ TB thịt lá ở cả hai phía đều chứa
nhiều lục lạp giúp cho phiến lá thu
nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu
cơ cho cây
+ Lớp TB thịt lá phía trên cấu tạo phù
hợp với chức năng chính : chế tạo chất
hữu cơ . lớp TB thịt lá phía dưới có cấu
tạo phù hợp với chức năng chính là
chứa và trao đổi khí .
Các Đ
2
so sánh TB thịt lá phía trên TB thịt lá phía dưới
Hình dạng
TB
Cách xếp TB
* Lục lạp
* Dạng dài
* Sát nhau
* Xếp theo chiều thẳng
đứng
* Dạng tròn
* Không sát nhau
* ít lục lạp hơn,xếp lộn xộn
trong TB
*Tiểu kết: *Thịt lá: Các tế bào thịt lá chứa nhiều hạt diệp lục có vai trò nhận năng
lượng ánh sáng, chế tạo chất dinh dưỡng cho cây .
*Gân lá : Gân lá gồm các bó mạch có chức năng vận chuyển các chất
IV/Kiểm tra, đánh giá :
*Vài HS đọc phần kết luận ở SGK
- Cấu tạo trong của phiến lá gồm những phần nào ? Chức năng của mỗi phần là gì
?
- Cấu tạo của phần thịt lá có những đặc điểm gì giúp nó thực hiện được chức
năng chế tạo chất hữu cơ cho cây ?
- Lỗ khí có những chức năng gì ? Những đặc điểm nào phù hợp với chức năng đó
?
V/Dặn dò: Trả lời các câu hỏi và làm bài tập 1, 2, 3, 4,5 tr. 67 ở SGK.
Đọc mục :Em có biết?
Chuẩn bị trước bài Quang hợp ; Ôn lại các kiến thức đã học ở tiểu học về
quang hợp