Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Giáo án Sinh học 6 - RÊU - CÂY RÊU potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.32 KB, 5 trang )

RÊU - CÂY RÊU
I/Mục tiêu: Sau bài này, HS phải:
 HS nêu rõ được đặc điểm cấu tạo của rêu , phân biệt rêu với tảo và cây có
hoa .
 Hiểu được rêu sinh sản bằng gì và túi bào tử cũng là cơ quan sinh sản của
rêu .
 Thấy đuợc vaio trò của rêu trong tự nhiên .
II/Đồ dùng dạy học:
 GV : Mẫu vật : cây rêu; Tranh : Cây rêu và cây rêu mang túi bào tử;
Dụng cụ : kính lúp
 HS : Cây rêu
III/Tiến trình dạy học:
+Hoạt động 1: Tìm hiểu rêu sống ở đâu ?
 Mục tiêu: HS phát biểu nơi sống của rêu, đặc điểm bên ngoài →
Rêu sống nơi ẩm ướt
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 Giới thiệu 1 số loài rêu
 Nhận xét môi trường sống của một số
loài rêu ?
HS nêu nơi sống của rêu.

HS nêu được Rêu thường sống thành
đám, những nơi ẩm ướt.
 Rêu mọc đơn độc hay từng đám ?
GV : so sánh môi trường sống giữa rêu và
tảo ?

→ Rêu sống trên cạn; tảo sống trong
nước.
*Tiểu kết: Rêu sống trên cạn, những nơi ẩm ướt như: Chân tường, trên đất


hay trên thân các cây gỗ to…
+Hoạt động 2: Quan sát cây rêu
 Mục tiêu: Phân biệt được các bộ phận của cây rêu và đặc điểm chính
của mỗi bộ phận.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
-GV : giới hướng dẫn HS cách tách một
hoặc hai cây rêu ra để quan sát dưới kính lúp
- Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo cơ quan dinh
dưỡng
- quan sát đặc điểm cấu tạo của rễ , thân , lá
và đọc sgk/126 để hoàn thành phiếu học tập :
Loại cây

Thân Lá Rễ
Tảo
Rêu
Cây có
HS : quan sát cây rêu dưới kính lúp kết
hợp đối chiếu hình 38.1 sgk để nhận biết
các bộ phận của cây rêu
HS lên ghi chú tranh câm .
HS xác định : các bộ phận làm nhiệm vụ
dinh dưỡng , các bộ phận làm nhiệm vụ
sinh sản
HS : thảo luận nhóm theo nội dung phiếu
học tập.
Đại diện nhóm thông báo kết quả thảo
luận
hoa
GV diễn giảng đặc điểm cơ quan sinh dưỡng

của rêu trên tranh
 Cơ quan sinh dưỡng của rêu gồm những
bộ phận nào ?
Tại sao rễ của cây rêu chỉ được xem là rễ giả
?
Vậy rễ thật có cấu tạo như thế nào ?
Qua kết quả trên ta thấy cây rêu và cây có hoa
giống và khác nhau ở những điểm nào ?
Do những đặc điểm nào về cấu tạo mà rêu chỉ
mọc được ở những nơi ẩm ướt và không vươn
cao được ?
So với tảo rêu có điểm gì tiến hoá hơn mà
được xếp vào nhóm thực vật bậc cao ?
Các nhóm khác nhận xét , bổ sung









(Giống : đã phân hoá thành rễ , thân và

Khác : Rêu : thân , lá , rễ chưa có mạch
dẫn
Đậu : thân , lá , rễ có mạch dẫn)
HS tự rút ra những đặc điểm chính trong
cấu tạo cây rêu.


*Tiểu kết: Thân ngắn không phân cành
Lá nhỏ, mỏng
Rễ giả có khả năng hút nước
Chưa có mạch dẫn.
 Hoạt động 3 : Túi bào tử và sự phát triển của cây rêu
+Mục tiêu: Biết được rêu sinh sản bằng bào tử và túi bào tử là cơ quan sinh
sản nằm ở ngọn rêu
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GV yêu cầu HS quan sát tranh cây
rêu có túi bào tử phân biệt các
phần của túi bào tử (Túi bài tử có 2
phần mũ ở trên và cuống ở dưới
,trong túi có bào tử )
GV yêu cầu HS quan sát tiếp H. 38.2
và đọc 
Thảo luận theo nội dung :
 Cơ quan sinh sản của rêu là bộ
phận nào ?
 Rêu sinh sản bằng gì ?
 Trình bày sự phát triển của rêu ?
Quá trình hình thành bào tử diển ra
như thế nào
HS quan sát tiếp H. 38.2 và đọc 
Thảo luận theo yêu cầu của GV.
Đại diện nhóm thông báo kết quả
thảo luận , các nhóm khác nhận xét
bổ sung .



*Tiểu kết: Cơ quan sinh sản là túi bào tử nằm ở ngọn cây.
Rêu sinh sản bằng bào tử. Bào tử chín rơi xuống đất → gặp
đất ẩm → nảy mầm thành cây rêu con.
 Hoạt động 4: Vai trò của rêu
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
-GV yêu cầu HS đọc đoạn  mục 4
→ trả lời câu hỏi: Rêu có lợi ích gì?
-GV giảng giải thêm : Hình thành
đất, Tạo than…
HS đọc thông tin → tự rút ra vai trò
của rêu.
Tiểu kết: Vai trò của rêu (sgk)
IV/Kiểm tra, đánh giá :
*Vài HS đọc phần kết luận ở SGK
HS làm bài tập điền từ SGV
V/Dặn dò:
 Học bài theo nội dung bài ghi và SGK.
 Trả lời các câu hỏi 1, 2 tr.127 ở SGK.
 Chuẩn bị trước bài Quyết – Cây dương xỉ. Chuẩn bị một số cây
dương xỉ già.

×