TUẦN 27 - TIẾT 54
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
I. Mục tiêu:
Hs có khả năng:
- Xác định được các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
- Thấy được hiệu quả của việc phát triển bền vững
- Có ý thức bảo vệ môi trường
Rèn kỹ năng quan sát, thu nhận kiến thức từ hình vẽ
II. Phương tiện
- Tranh phóng to hình 54.1 6 sgk
III. Phương pháp
- Nêu vấn đề
- Quan sát
- Nghiên cứu sgk
IV. Tiến trình bài giảng
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài giảng:
Gv – Hs Bảng
Mở bài:
Gv yêu cầu hs đọc sgk để xác
định được ô nhiễm môi trường là gì
Hs đọc sgk, thảo luận nhóm,
đại diện trình bày
Gv: gợi ý: Ô nhiễm chủ yếu do
hoạt động của con người gây ra, và
còn do một số hoạt động của tự
nhiên: núi lửa, thiên tai
Chuyển tiếp:
Gv: yêu cầu hs nghiên cứu
sgk, thực hiện bảng 54.1
Bài 54. Ô nhiễm môi trường
I. Ô nhiễm môi trường là gì
Ô nhiễm môi trường là hiện
tượng môi trường tự nhiên bị bẩn,
đồng thời làm thay đổi các tính chất
vật lí, hoá học, sinh học của môi
trường, gây tác hại đến đời sống của
con người và các sinh vật khác
II. Các tác nhân chủ yếu gây ô
nhiễm
1. Ô nhiễm do các chất khí
thải ra từ hoạt động công nghiệp và
sinh hoạt
Hs nghiên cứu sgk, thảo luận
nhóm, hoàn thành bảng phụ
Gv: các chất CO, SO
2
, CO
2
,
NO
2
và bụi đều là những chất có
hại cho cơ thể sinh vật
Hoạt động Nhiên liệu bị đốt cháy
1. Giao thông vận tải
- ô tô
- Xe máy
- Tàu hoả
- Xăng dầu
- Than đá
-
2. Sản xuất công nghiệp
- Máy cày, máy
bừa
- Máy gặt
- Than đá
- Xăng, dầu
3. Sinh hoạt
- Đun nấu
- Chế biến thực
phẩm
- Than, củi, gỗ, khí
đốt
- Rác thải, bã lên
men
2. Ô nhiễm do hoá chất bảo vệ
thực vật và chất độc hoá học
Gv: yêu cầu hs đọc sgk,
quan sát tranh trả lời câu hỏi:
? Các hoá chất bảo vệ thực
vật và chất độc hoá học thường
tích tụ ở những môi trường nào
? Hãy mô tả con được phát
tán các loại hoá chất đó
Hs quan sát hình, đọc sgk,
thảo luận nhóm, đại diện trình
bày
- Các hoá chất bảo vệ thực vật và
chất độc hoá học thường tích tụ ở trong
hồ, ao, trong đất, trong đại dương và
phát tán trong không khí, bám và ngấm
vào cơ thể sinh vật
- Các hoá chất bảo vệ thực vật và
chất độc hóa học theo mưa thấm xuống
đất làm ô nhiễm nguồn nước ngầm hoặc
chảy xuống ao, hồ hoặc đại dương (một
phần hoà tan trong nước, bốc hơi vào
không khí). Các chất độc trong không
khí theo mưa đi khắp nơi trên mặt đất
Gv: cho hs quan sát hình 54.3
–4 sgk, đọc sgk trả lời câu hỏi:
? Nguyên nhân và tác hại của
ô nhiễm chất phóng xạ là gì
3. Ô nhiễm do chất phóng xạ
- Nguyên nhân gây ô nhiễm
phóng xạ chủ yếu là do chất thải của
công trường khai thác chất phóng xạ,
Hs quan sát hình, đọc sgk,
thảo luận nhóm, đại diện trình bày
Gv: yêu cầu hs nghiên cứu
sgk, hoàn thành bài tập bảng 54.2
sgk
Hs đọc sgk, thảo luận nhóm,
đại diện trình bày
các nhà máy điện nguyên tử và bãi
thử vũ khí hạt nhân
- Tác hại của ô nhiễm phóng
xạ là chất phóng xạ có khả năng gây
đột biến ở người và sinh vật (gây
bệnh di truyền và ung thư)
4. Ô nhiễm do chất thải rắn
Tên chất thải Chất thải từ hoạt động
- Giấy vụn - Sinh hoạt, sản xuất, công
nghiệp
- Túi nilon - Sinh hoạt
- Hồ, vữa xây nhà - Xây dựng nhà, công sở
- Bông băng y tế - Chất thải bệnh viện
- Rác thải - Sinh hoạt
Gv: yêu cầu hs quan sát
hình54.5 -6 nghiên cứu sgk, thực
hiện bài tập sgk
5. Ô nhiễm do vi sinh vật gây
bệnh
- Nguyên nhân của bệnh tả lị là
do thức ăn không vệ sinh, bị nhiễm các
sinh vật gây bệnh như: E. coli
- Nguyên nhân của bệnh giun sán
là ăn thức ăn không nấu chín, không rửa
sạch có mang mầm bệnh như trứng
giun, ấu trùng sán
- Cách phòng tránh bệnh sốt rét là
tiêu diệt muỗi mang kí sinh trùng sốt rét
bằng nhiều cách (diệt bọ gậy, giữ cho
nơi ở thoáng đãng sạch sẽ, giữ vệ sinh
nguồn nước để muỗi không có nơi đẻ
trứng, đi ngủ phải móc màn
Củng cố:
Đánh dấu + vào câu trả lời đúng nhất
? Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường là gì.
1. Các khí thải hoạt động công nghiệp và sinh hoạt*
2. Hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học*
3. Các chất thải rắn*
4. Các chất phóng xạ*
5. Các chất thải do hoạt động xây dựng
6. Ô nhiễm do sinh vật gây ra*
BTVN: Trả lời tất cả các câu hỏi trong sgk