Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

cuoc thi tim hieu lich su dang bo cumagar

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (469.48 KB, 16 trang )

ÀI LIỆU THAM KHẢO CUỘC THI TÌM HIỂU VỀ “THÂN THẾ, SỰ NGHIỆP
CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VÀ LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HUYỆN CƯ M’GAR.
(Đây không phải là đáp án của cuộc thi)

VÀI NÉT VỀ HUYỆN CƯM’GAR.
Huyện Cư M’gar cách trung tâm thành phố Buôn Ma thuột 18km về
hướng Đông Bắc. Huyện có 17 đơn vị hành chính (15 xã và 02 thị trấn), xã xa
nhất cách Huyện 40km. Đến nay, toàn huyện có 183 thôn, buôn và tổ dân phố.
Với vị trí địa lí như sau:
- Phía Bắc: giáp huyện Ea Súp;
- Phía Nam: giáp thành phố Buôn Ma Thuột;
- Phía Đông: giáp huyện Krông Buk;
- Phía Tây: giáp huyện Buôn Đôn.
Cư M’gar là vùng đất tương đối bằng phẳng, nằm ở vị trí trung tâm của
cao nguyên Đăk Lăk, đất đai màu mỡ, có nhiều thế mạnh phát triển KT-XH, với
diện tích 824,43 km
2
, dân số là 165.293 người và có 25 dân tộc anh em cùng
sinh sống. Với 197 người/km
2
, Cư M’gar là một huyện có mật độ dân số thuộc
loại đông của tỉnh, trong đó dân tộc Kinh chiếm 53,9%, Ê Đê: 36,42%, các dân
tộc khác chiếm 10%.
Do hoàn cảnh lịch sử, vùng đất Cư M’gar có nhiều tên gọi hành chính
khác nhau. Trước cách mạng tháng Tám năm 1945 là một vùng đất thuộc quận
Buôn Ma Thuột. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cũng có nhiều mật danh
khác nhau: có giai đoạn là bộ phận của K61; có khi là L66; có giai đoạn là H5.
Sau ngày Đăk Lăk giải phóng, H4 và H5 hợp nhất thành huyện Buôn Hồ, tháng
8 - 1975 Cư M’gar thuộc huyện Buôn Hồ. Tháng 7 - 1977, huyện Buôn Hồ tách
ra thành hai huyện Krông Buk và Ea Súp, CưM’gar lại thuộc về huyện Ea Súp.
Ngày 23 -1-1984, theo Nghị định số 15 - HĐBT của Hội đồng Bộ


Trưởng (nay là Chính phủ) thành lập huyện Cư M’gar. Huyện mang tên một
ngọn núi lửa (đã tắt từ lâu) nằm trên địa bàn huyện.

CẤP UỶ ĐẢNG ĐẦU TIÊN CỦA HUYỆN CƯ M’GAR
Tháng 1 – 1959, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị toàn
thể lần thứ X để định ra đường lối cách mạng miền Nam. Với sự ra đời của
Nghị quyết 15(khóa II) của Trung ương Đảng là sự chuẩn bị trực tiếp cho Đồng
khởi trên toàn miền Nam những năm 1959 – 1960, chuyển miền Nam từ thế gìn
giữ lực lượng sang thế tiến công và tiến công liên tục đã phản ánh đúng yêu
cầu lịch sử, giải quyết kịp thời những nhiệm vụ bức thiết của cách mạng miền
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH
TIN MỚI ĐĂNG
Phong trào thi đua
khen thưởng ở huyện
Cư M’gar trong 5 năm
qua
Xã Quảng Hiệp có 74
% số hộ gia đình đạt
gia đình văn hóa
Đại hội đại biểu Đảng
bộ thị trấn Ea Pốk lần
thứ VI nhiệm kỳ 2010-
2015
Hội nông dân xã
Quảng Tiến đẩy mạnh
các hoạt động giúp
nhau phát triển kinh tế
Các hoạt động chăm
sóc sức khỏe cho
nhân dân ở thị trấn

Quảng Phú
Nam trong thời kỳ mới, phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên
và nhân dân miền Nam.
Trong thời gian này, Trung ương và Liên khu uỷ tăng cường cán bộ,
nhất là cán bộ quân sự cho Đắk Lắk. Tháng 9 – 1959 một đoàn cán bộ quân sự
gồm 28 đồng chí được cử vào Đắk Lắk. Năm 1960 Trung ương lại bổ sung cho
Đắk Lắk nhiều cán bộ quân sự và dân sự. Ban Quân sự tỉnh được thành lập,
những đơn vị vũ trang đầu tiên của tỉnh ra đời (cuối 1959 đầu 1960), báo hiệu
thời kỳ đấu tranh mới của nhân dân Đắk Lắk.
Đầu năm 1960, Liên khu uỷ khu V chia tỉnh Đắk Lắk ra làm 4 đơn vị
(mật danh là B3, B4, B5, B6). Địa bàn Cư M’gar là một bộ phận của B6, do
đồng chí Nguyễn Thành làm Bí thư Ban cán sự. Trên địa bàn B6 (bao gồm thị
xã Buôn Ma Thuột và vùng nông thôn xung quanh thị xã) lại chia thành 4 đơn vị,
với mật danh là K (từ K.61 đến K.64). Địa bàn Cư M’gar là bộ phận của K.61.
Tháng 8 – 1960, Ban cán sự Đảng K.61 được thành lập. Đồng chí Lê
Chí Quyết, Tỉnh uỷ viên tỉnh Gia Lai tăng cường cho Đắk Lắk được chỉ định làm
uỷ viên Ban cán sự B6, trực tiếp làm Bí thư Ban cán sự K.61. Có thể coi Ban
cán sự K.61 là cấp uỷ Đảng tiền thân của 3 huyện: Cư M’gar, Ea Súp và Buôn
Đôn ngày nay.
Tính đến đầu năm 1961 số lượng cán bộ quân dân chính đảng của
K.61 có trên 10 đồng chí. Buôn Ea M’Droh và một số buôn lân cận như buôn
Cuôr, buôn Dhung, buôn Ya Wầm được chọn làm căn cứ đứng chân đầu tiên
và một số năm sau này của Ban cán sự K.61.
Sự ra đời của Ban cán sự K.61 cùng với những chủ trương đúng đắn,
kịp thời, đã đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của phong trào cách mạng trên
địa bàn K.61 – trong đó có Cư M’gar. Nhân dân các dân tộc K.61 nói chung và
Cư M’gar nói riêng, đã có nhân tố cơ bản hàng đầu bảo đảm mọi thắng lợi của
sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước: Đó là sự lãnh đạo trực tiếp, thống
nhất, toàn diện của Đảng Cộng Sản.


CÁC KỲ ĐẠI HỘI CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN CƯ M’GAR

Kể từ khi cấp uỷ Đảng Cộng Sản Việt Nam đầu tiên ra đời ở Cư M’gar
cho đến nay, Đảng bộ huyện đã trải qua 6 kỳ đại hội.
- Ngày 27 – 3 – 1985, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Cư M’gar lần thứ
nhất được tiến hành tại hội trường của Tiểu đoàn 303. Đại hội đã kiểm điểm
Đến trường trên lưng
của bạn
Xã CưDliêMnông phấn
đấu đạt danh hiệu Xã
văn hóa vào quý
III/2010
TRƯNG CẦU Ý KIẾN
Để đưa cây cà phê có tiếng
tăm trên thế giới ta cần
Nâng cao chất lượng
Tăng cường quảng bá
Tập trung xuất khẩu
Phát triển nội địa



việc thực hiện nhiệm vụ trong 2 năm 1983 – 1984 và đề ra phương hướng lãnh
đạo Đảng bộ vững mạnh về mọi mặt nhằm đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ
chính trị trong giai đoạn mới. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành gồm 35 đồng
chí; đồng chí Nguyễn Tứ được bầu làm Bí thư Huyện uỷ, đồng chí Phan Tuấn
Pha được bầu làm Phó bí thư Huyện uỷ. Đến tháng 12 – 1985 đồng chí Nguyễn
Tứ điều động về tỉnh, đồng chí Đặng Hanh được điều về làm Bí thư Huyện uỷ
cho đến hết nhiệm kỳ; đồng chí Lê Hồng Thuỷ làm Phó bí thư Huyện uỷ.
- Ngày 7 – 3 – 1989, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Cư M’gar lần thứ

II được khai mạc, tại hội trường xã Quảng Phú (cũ). Đại hội kiểm điểm việc thực
hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ I và quyết định phương hướng,
nhiệm vụ của Đảng bộ huyện nhiệm kỳ II (1989 – 1991), đóng góp ý kiến vào
các dự thảo văn kiện của Trung ương. Đại hội cũng nghiêm túc chỉ ra những
khuyết điểm, tồn tại của Đảng bộ để đề ra phương hướng khắc phục.
Đại hội Đảng bộ nhấn mạnh nhiệm vụ xây dựng Đảng trong thời gian
tới và bầu Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khoá II (1989 – 1991) gồm 39 đồng
chí, trong đó có 11 đồng chí trong Ban Thường vụ Huyện uỷ. Đồng chí Phạm
Xuân Bảng được bầu làm Bí thư Huyện uỷ, đồng chí Y Xuân Mlô và đồng chí
Phạm ngọc Tài được bầu làm Phó bí thư Huyện uỷ.
- Từ ngày 8 đến ngày 9 – 9 – 1991, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Cư
M’gar lần thứ III được tiến hành, tại hội trường Uỷ Ban nhân dân huyện. Đại hội
đã thảo luận và thông qua báo cáo của Ban Chấp hành Đảng bộ, xác định mục
tiêu chung phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới, rút ra bài học trong
tiến trình đổi mới; góp ý cho cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội và Chiến lược ổn định phát triển kinh tế - xã hội đến năm
2000. Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khoá III nhiệm kỳ 1991- 1995
gồm 33 đồng chí. Đồng chí Dương Thanh Tương, Tỉnh uỷ viên được bầu làm Bí
thư Huyện uỷ, đồng chí Y Xuân Mlô và đồng chí Nguyễn Tấn Hùng được bầu
làm Phó bí thư Huyện uỷ.
- Thực hiện Điều lệ Đảng và sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, từ
ngày 18 đến ngày 23 – 3 – 1996, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Cư M’gar lần
thứ IV được tiến hành, tại nhà văn hoá huyện với sự có mặt của 149 đại biểu.
Đại hội đã thảo luận, đóng góp vào Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành
Trương ương trình Đại hội VIII của Đảng và dự thảo Báo cáo của Ban Chấp
hành Đảng bộ Tỉnh lần thứ XII. Đại hội đã đánh giá những thành tích đạt được
trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn huyện
và những tồn tại trong những năm qua, đồng thời rút ra một số nguyên nhân cơ
bản. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khoá IV gồm 33 đồng chí;
đồng chí Y Xuân Mlô được bầu làm Bí thư Huyện uỷ; đồng chí Phạm Văn Trình

và đồng chí Nguyễn Tấn Hùng được bầu làm Phó bí thư Huyện uỷ.
- Từ ngày 11 đến ngày 13 – 12 – 2000, tại nhà văn hoá huyện Đại hội
đại biểu Đảng bộ huyện Cư M’gar lần thứ V được khai mạc, Dự Đại hội có 167
đại biểu thay mặt cho 1.449 đảng viên của 46 tổ chức cơ sở Đảng. Đại hội đã
thông qua báo cáo kiểm điểm kết quả thực hiện Nghị quyết TW 6 (lần 2, khóa
VIII) và Cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng, Đại hội đã đóng góp ý
kiến vào dự thảo văn kiện của TW trình Đại hội IX của Đảng. Đại hội đã bầu 33
đồng chí vào Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khoá V (nhiệm kỳ 2000 – 2005) và
bầu 17 đồng chí đi dự Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lần thứ XIII. Đồng chí Y
Xuân Mlô tiếp tục được bầu làm Bí thư Huyện uỷ; đồng chí Phạm Văn Trình và
đồng chí Nguyễn Tấn Hùng được bầu làm Phó bí thư Huyện uỷ.
Đến cuối năm 2002, do điều kiện sức khoẻ, đồng chí Y Xuân Mlô nghỉ,
Tỉnh uỷ Đắk Lắk phân công đồng chí Trần Hiếu – Tỉnh uỷ viên về làm Bí thư
Huyện uỷ. Đầu năm 2004, Tỉnh uỷ điều động đồng chí Nguyễn Tấn Hùng đi làm
nhiệm vụ mới, đồng chí Võ Đình Hoan được bổ sung làm Phó Bí thư Huyện uỷ,
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện; theo chỉ đạo của Tỉnh uỷ, đồng chí Trần Hoài
Thu được bầu làm Phó Bí thư Huyện uỷ.
- Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ VI chính thức khai mạc từ
ngày 7 đến ngày 8/9/2005 tại nhà văn hoá huyện. Dự Đại hội có 205 đại biểu.
Đại hội tập trung thảo luận và tán thành thông qua Báo cáo chính trị - báo cáo
kiểm kiểm của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khoá V. Đồng thời, Đại hội đã
đóng góp ý kiến cho Văn kiện trình Đại hội XIV Đảng bộ Tỉnh và Đại hội toàn
quốc lần thứ X của Đảng. Đại hội đã bầu 39 đồng chí vào Ban Chấp hành Đảng
bộ huyện khoá VI (nhiệm kỳ 2005 – 2010). Đồng chí Trần Hiếu Tỉnh uỷ viên, Bí
thư Huyện uỷ khoá V tiếp tục được Đại hội bầu làm Bí thư Huyện uỷ khóa VI;
đồng chí Phạm Văn Trình, đồng chí Võ Đình Hoan và đồng chí Trần Hoài Thu
được bầu làm Phó Bí thư Huyện uỷ. Sau đó, đồng chí Trần Hiếu chuyển công
tác khác, đồng chí Phạm Văn Trình được bầu làm Bí thư Huyện uỷ, đồng chí
Trần Thị Hoà được bầu làm Phó Bí thư Huyện uỷ. Sau khi đồng chí Trần Hoài
Thu nghỉ chế độ thì đồng chí Y Thek Niê được bầu làm Phó bí thư Huyện uỷ.


DIỄN BIẾN TRẬN ĐÁNH ĐỒI CƯ M’GAR

Giữa lúc đồng bào chiến sỹ 2 miền Nam – Bắc đang ra sức “Thi đua
giết giặc Mỹ” thì ngày 2 – 9 – 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh – lãnh tụ kính yêu của
nhân dân cả nước ta qua đời. Nhân dân Cư M’gar cũng như đồng bào chiến sỹ
cả nước phải chịu một tổn thất vô cùng lớn lao và mang nỗi đau buồn vô hạn.
Để Tưởng nhớ công ơn của Người huyện đã tổ chức một đợt sinh hoạt chính trị
sâu rộng cho cán bộ, đảng viên, các lực lượng vũ trang và đồng bào các dân
tộc với chủ đề “Học tập và làm theo Di chúc thiêng liêng của Bác Hồ”. Một đợt
thi đua ngắn ngày (từ 15 – 09 đến 15 – 12 – 1969) đã được huyện phát động.
Qua 3 tháng thi đua lập công đền ơn Bác Hồ, quân và nhân dân trong
huyện đã đánh trên 30 trận lớn nhỏ, diệt và làm trọng thương gần 100 tên địch,
bắn hạ 1 máy bay lên thẳng và 1 xe bọc thép M – 113, đưa được trên 1.000
dân trở về buôn ấp cũ.
Nhằm lập thành tích chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày sinh Chủ tịch
Hồ Chí Minh và mở thông hành lang của ta ở phía Bắc thị xã Buôn Ma Thuột,
tỉnh và huyện đã quyết định tiêu diệt cứ điểm đồi Cư M’gar (cao điểm 529). Tiểu
đoàn đặc công 401 được giao nhiệm vụ này. Vào lúc 1 giờ 15 phút sáng ngày
13 – 5 – 1970, mũi điểm nổ bộc phá ra lệnh đánh sập hầm chỉ huy, mũi thứ hai
dùng B.40 diệt các lô cốt vòng ngoài, đạp rào thép gai xung phong vào trung
tâm. Địch gọi trực thăng đến chiếu đèn pha xuống và bắn bừa bãi xung quanh
trận địa. Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt. Các chiến sỹ đặc công tiến đánh
“giáp lá cà” bằng lưỡi lê, dao găm và cả tay không với địch. Sau gần 3 giờ chiến
đấu ta đã làm chủ cứ điểm đồi Cư M’gar. Trên 200 tên địch (trong đó có tên tiểu
đoàn trưởng) bị tiêu diệt, phá huỷ 53 lô cốt, hầm ngầm, 2 kho lương thực, đạn
dược của địch, tịch thu toàn bộ vũ khí, quân trang.
Chiến thắng ở đồi Cư M’gar đã làm cho quân địch vô cùng hoảng sợ
trước sức tấn công dũng mãnh, mưu trí và hiệu quả của lực lượng vũ trang ta.
Vùng Quảng Nhiêu, Phú Học lại được giải phóng. Đồng bào các dân tộc hết

sức vui mừng, phấn khởi trước thành quả mà cách mạng vừa đem lại và hứa
sẽ tiếp tục làm tốt hơn nữa những công việc do cách mạng giao phó.

THÀNH TỰU SAU 25 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
HUYỆN CƯ M’GAR.

Tình hình kinh tế - xã hội những năm đầu thành lập vô cùng khó khăn
và thử thách; kết cấu hạ tầng kỹ thuật chưa phát triển; nạn đói, dịch bệnh
thường xuyên xảy. Trình độ dân trí thấp, những hủ tục, mê tín dị đoan còn nặng
nề; bọn phản động FULRO móc nối, lôi kéo thanh niên ra rừng, liên tục chống
phá chính quyền và phong trào cách mạng làm cho tình hình lại càng phức tạp
hơn về an ninh chính trị; trong khi đó hệ thống chính trị còn non trẻ, đội ngũ cán
bộ còn thiếu. Được sự chỉ đaọ trực tiếp của Tỉnh ủy, sự hỗ trợ giúp đỡ của
Trung ương, của HĐND, của UBND tỉnh và các sở, ban, ngành, đoàn thể của
tỉnh; cùng với sự đoàn kết thống nhất của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc
trong huyện quyết tâm vượt qua mọi khó khăn thách thức, vượt khó vươn lên,
tích cực đổi mới cách nghĩ, cách làm trên tất cả các lĩnh vực đã đem lại hiệu
quả to lớn sau 25 năm xây dựng và phát triển.
- Trên lĩnh vực kinh tế: Năm 2009 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 11,
19%; trong đó: nông, lâm nghiệp tăng 6,48%; Công nghiệp – xây dựng 17,96%;
thương mại – dịch vụ 22,61%. Đồng thời, huy động mọi nguồn lực, đầu tư có
trọng tâm, trọng điểm và hiệu quả theo hướng vững chắc, có nhiều chủ trương,
biện pháp để tổ chức phát triển nông nghiệp theo hướng toàn diện, bền vững.
Tổng diện tích gieo trồng năm 1984 là: 9115 ha, nay đã lên hơn 70.368 ha tăng
gấp 8 lần. Tổng diện tích gieo trồng cây lương thực 13.216 ha, đạt 108,4% KH;
tổng sản lượng 80.352,7 tấn, đạt 104,3% KH (tăng 2.468 tấn so với năm 2008).
Cà phê 34.081 ha, sản lượng 70.000 tấn, cao su 7.975 ha (tăng 74 ha so với
năm 2008), sản lượng 10.174 tấn, tiêu 680 ha, sản lượng 1785 tấn, điều 5.772
ha, sản lượng 4478 tấn.
Công tác trồng, bảo vệ chăm sóc rừng, phòng chống cháy rừng, truy

quét lâm tặc và chống nạn phá rừng làm rẫy được tiến hành mạnh mẽ hàng
năm, tiếp tục trồng mới theo phương thức trồng cây phân tán, rừng vành đai,
rừng phòng hộ để nâng cao độ che phủ, cải tạo sinh thái và sinh lợi từ rừng
cho người dân. Triển khai trồng được 50.000 cây phân tán trên vườn hộ,
nương rẫy đồng bào và tại các nơi công cộng, trục đường; trồng 6,7 ha cây lâm
nghiệp tại khu vực hồ Buôn Joong.
Công tác khuyến nông, chuyển giao kỹ thuật sản xuất cho nông dân
được chú trọng nhằm mục đích nâng cao trình độ, năng suất và hiệu quả trên
một đơn vị diện tích. Công tác thủy lợi được đầu tư đáng kể và đã đầu tư hàng
ngàn triệu đồng cho các dự án kiên cố hóa kênh mương, đặc biệt là công trình
do Trung ương đầu tư xây dựng hồ Buôn Joong có quy mô mặt nước gần 300
ha, với sức chứa 17 triệu m3, với tổng vốn đầu tư 54 tỷ đồng, đã hoàn thành và
đưa vào sử dụng, giải quyết cơ bản về tình trạng thiếu nước trong mùa khô cho
các loại cây trồng.
Một nét mới trong phát triển kinh tế của huyện là nhiều mô hình kinh tế
trang trại hình thành, đến nay có trên 200 trang trại thuộc các lĩnh vực sản xuất
nông – lâm nghiệp như: cà phê, cao su tiểu điền, chăn nuôi điều quan trọng là
có một số hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế trang trại đã
góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, giải quyết việc làm và tăng thu nhập.
Công tác quản lý, sử dụng đất và việc triển khai thực hiện quyết định
132, 134 của Thủ Tướng Chính Phủ đã được xúc tiến mạnh mẽ nhằm giải
quyết đất ở và đất sản xuất, nhà ở, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc tại
chỗ; đến nay giải quyết đất sản xuất cho 90 hộ với diện tích 27,37 ha; đã giải
quyết hoàn thành về hỗ trợ nhà ở, đất ở, nước sinh hoạt; như vậy đến nay
Huyện cơ bản đã hoàn thành chương trình 134 với tổng số hộ được hỗ trợ là
805 hộ.
Sản xuất tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp: ban đầu toàn huyện chỉ
có 1 xưởng chế biến gỗ, 1 xưởng sản xuất nước chấm, 1 nhà máy xay xát lúa,
1 lò đường kết tinh, việc phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp theo hai
hướng vừa mở rộng năng lực sản xuất vừa kêu gọi các thành phần kinh tế đầu

tư. Tập trung phát triển ở những ngành nghề như: chế biến nông sản, cơ khí,
sản xuất các mặt hàng phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, ngành thương mại - dịch vụ có
những bước chuyển biến đáng kể, ngày càng tiếp cận và thích ứng kịp thời với
cơ chế thị trường. Tổng mức bán lẻ hàng hoá tăng cao; lĩnh vực giao thông vận
tải có bước tăng trưởng khá; bưu chính - viễn thông tiếp tục được mở rộng và
phát triển vượt bậc, toàn huyện có 04 chi nhánh viễn thông như: VNPT, EVN.
Viettel và Mobifone với 54 trạm BTS. Hệ thống chợ nông thôn được mở rộng
(đã có 9 chợ). Các hoạt động thương mại – dịch vụ cơ bản đáp ứng được yêu
cầu cho sản xuất và tiêu dùng của người dân.
Tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, huyện đã
huy động và tranh thủ các nguồn vốn, bố trí vốn hợp lý có trọng tâm, trọng điểm
và lồng ghép các chương trình, dự án như: 135, 168 để xây dựng trung tâm
cụm xã, hệ thống lưới điện, kiên cố hóa, cao tầng hóa trường học với tổng
nguồn vốn xây dựng hàng trăm tỷ đồng. Đến nay đã có 100% xã, thị trấn đã kéo
điện về đến trung tâm và trên 80% dân số sử dụng điện sinh hoạt và sản xuất.
Tổng thu ngân sách hàng năm tăng khá cao, đến ngày 20/12/2009 là:
126.955 triệu đồng, đạt 102,8% KH tỉnh, tăng 12,08% so với năm 2008). Trong
đó: Thu thuế, phí, lệ phí ước cả năm đạt 112.372 triệu đồng (tăng 14,48% so
với năm 2008); thu bằng biện pháp tài chính: 14.583 triệu đồng, đạt 130,2% KH
tỉnh; 121,5% KH huyện. Về Tổng chi ngân sách (bao gồm ngân sách huyện và
ngân sách cấp xã) ước thực hiện 259.116 triệu đồng, đạt 119,31 % KH tỉnh;
117,75% KH huyện. Trong đó chi đầu tư phát triển ước cả năm là 63.847 triệu
đồng; chi thường xuyên ước cả năm 196.110 triệu đồng; chi từ nguồn thu để lại
quản lý qua NSNN ước cả năm là 626 triệu đồng.
Nhìn toàn cảnh bức tranh kinh tế của huyện qua 25 năm đã có sự phát
triển vượt bậc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong những năm gần đây
đạt mức 11,29%, trong đó nông – lâm nghiệp tăng 6,48%, công nghiệp - xây
dựng tăng 17,96%, thương mại - dịch vụ tăng 22,61%, GDP bình quân đầu
người vào năm 2009 đạt 950 USD người/năm.

- Trên lĩnh vực văn hóa - xã hội : Tập trung chăm lo phát triển giáo
dục - đào tạo tạo sự chuyển biến tích cực cả về quy mô và chất lượng. Số học
sinh các cấp học đều tăng, quy mô trường lớp ngày càng phát, toàn huyện có
85 trường học từ mầm non đến trung học phổ thông tăng gấp 3 lần so với năm
1984. Đã hoàn thành công tác phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở,
huyện được công nhận đạt chuẩn phổ cập THCS, có 12 trường được công
nhận trường chuẩn quốc gia. Chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao,
đội ngũ giáo viên cơ bản đạt chuẩn theo quy định; công tác xã hội hóa giáo dục
được đẩy mạnh, thành lập được 16 Hội khuyến học đi vào hoạt động có hiệu
quả.
Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân có nhiều tiến bộ, mạng
lưới y tế cơ sở thường xuyên được củng cố, các chương trình y tế quốc gia
được triển khai thực hiện đạt kết quả cao, các xã, thị trấn đều có trạm y tế kiên
cố, bệnh viện đa khoa huyện được đầu tư trang bị các phương tiện kỹ thuật cơ
bản đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân; 100% số xã, thị trấn có
bác sĩ; 100% thôn, buôn, tổ dân phố có nhân viên y tế chăm sóc sức khỏe cộng
đồng, có 13/17 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế.
Các hoạt động văn hóa thông tin, thể dục thể thao, truyền thanh được
chú trọng phát triển, nhất là cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa ở khu dân cư được phát triển sâu rộng. Tính đến nay, toàn huyện
có 09 xã đăng ký ra mắt xây dựng xã văn hóa; 57 thôn, buôn, tổ dân phố văn
hóa; 76 cơ quan, đơn vị văn hóa (trong đó 48 đơn vị trường học và 28 là cơ
quan, đơn vị). Huyện đang triển khai hoàn tất Đề án xây dựng “huyện văn hóa
Cư M’gar” giai đoạn 2010 – 2014; các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan cơ bản
được xóa bỏ. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho công tác tuyên truyền được
đầu tư, nâng cấp nhằm thông tin tuyên truyền các chủ trương đường lối của
Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước đến nhân dân. Đầu tư nâng cấp đài
truyền thanh của huyện và đã xây dựng được trạm truyền thanh FM ở các xã,
thị trấn
Công tác chính sách xã hội: Trong 25 năm qua đã thực hiện tốt việc

phụng dưỡng chăm sóc đối với các bà mẹ Việt Nam anh hùng; xây dựng các
công trình gắn liền với lịch sử anh hùng của huyện nhà như: nhà bia tưởng
niệm, nhà truyền thống, nghĩa trang liệt sĩ trị giá hàng tỷ đồng.
Công tác xoá đói giảm nghèo được quan tâm và triển khai đồng bộ, đã
xoá được 1277 hộ nghèo, hiện hộ nghèo còn 11,37%. Công tác xoá nhà dột
nát, tạm bợ đạt kết quả tích cực, đã bàn giao 26 căn nhà theo đề án xoá nhà
dột nát, tạm bợ. Tiến hành rà soát, lập danh sách các hộ nghèo thuộc diện hỗ
trợ nhà ở theo Quyết định 167 của thủ tướng Chính phủ với tổng số là 771 hộ;
trong đó có 523 hộ đồng bào DTTS. Trong năm 2009 đã hộ trợ cho 212 hộ làm
nhà; đến nay đã có 111 nhà làm xong, trong đó kinh phí Trung ương 7 triệu,
Tỉnh 3 triệu, huyện 3 triệu và quỹ vì người nghèo 01 triệu cho 01 hộ. Huyện đã
chỉ đạo cho các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể tổ chức tốt Cuộc vận động “mỗi
tổ chức, cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”, đến nay đã có 1.823 tổ chức cá
nhân nhận giúp đỡ cho 3.352 địa chỉ nhân đạo, với các hình thức như hỗ trợ
tiền, nuôi ăn học, giúp đồ dùng học tập, làm nhà
Công tác chính sách dân tộc, tôn giáo được tập trung chỉ đạo, triển khai
thực hiện theo đúng chính sách của Đảng và nhà nước, xây dựng hệ thống lưới
điện và kéo điện sinh hoạt cho đồng bào theo chương trình 168 của Chính phủ
với nguồn kinh phí hàng tỷ đồng, đầu tư xây dựng hệ thống giao thông nội
buôn, thủy lợi, bến nước, khôi phục các lễ hội truyền thống tạo ra một diện mạo
mới cho các buôn đồng bào dân tộc thiểu số. Chính sách tôn giáo được thực
hiện đúng theo quy định của pháp luật, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng của
nhân dân.
- Tình hình an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội trên địa bàn
huyện được ổn định, nhưng vẫn tiềm ẩn những nhân tố không thuận lợi dễ xảy
ra điểm nóng do các thế lực thù địch đã và đang tìm mọi cách chống phá Cách
mạng Việt Nam. Đồng thời do sự tác động từ mặt trái của cơ chế thị trường và
có lúc buông lỏng trong việc trấn áp các loại tội phạm xã hội nên có lúc diễn ra
phức tạp.
Các lực lượng vũ trang của Huyện đã thường xuyên triển khai thực

hiện tốt các chỉ tiêu đảm bảo Quốc phòng - an ninh và giữ gìn trật tự an toàn xã
hội, tổ chức tốt công tác đấu tranh phòng chống họat động gián điệp, đảm bảo
an ninh – quốc phòng. Đấu tranh ngăn chặn kịp thời âm mưu diễn biến hoà
bình, bạo loạn lật đổ, vượt biên và các hoạt động lợi dụng tôn giáo hoạt động
trái pháp luật. Đồng thời tích cực đấu tranh phòng chống tội phạm kinh tế, tội
phạm hình sự.
Công tác tuyển quân hàng năm đều đạt 100% kế hoạch. Đảm bảo
công tác xây dựng lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh với số lượng đạt 1,5%
so với dân số toàn Huyện. Thực hiện tốt công tác huấn luyện DQTV theo kế
hoạch. Công tác chính trị, công tác huấn luyện trong lực lượng vũ trang luôn
luôn được tăng cường theo qui định của pháp luật. Luôn chủ động bám địa bàn,
duy trì chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, tổ chức tuần tra, truy quét nắm tình hình
nhằm bảo đảm ổn định tình hình trên địa bàn toàn huyện.
Công tác xây dựng hệ thống chính trị và xây dựng Đảng luôn được kiện
toàn và củng cố nhằm xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Số lượng TCCS
Đảng và đảng viên tăng cả về chất lượng và số lượng; nếu ngày đầu mới thành
lập Đảng bộ chỉ có 26 TCCS Đảng với 420 đảng viên (năm 1985) thì đến năm
2009 toàn Đảng bộ có 60 TCCS Đảng với 2.804 đảng viên.
Tập trung kiện toàn củng cố bộ máy chính quyền từ huyện đến cơ sở
phát huy được vai trò quản lý và điều hành trên các lĩnh vực. Công tác cải cách
hành chính đã đem lại những kết quả bước đầu trong việc giải quyết các thủ tục
hành chính trong nhân dân, thực hiện tốt việc công khai, minh bạch các thủ tục
hành chính góp phần mở rộng dân chủ trong đời sống xã hội. Quy chế dân chủ
ở cơ sở được triển khai sâu rộng, quyền làm chủ của nhân dân, của cán bộ,
công chức, người lao động được phát huy.
Trong công tác cán bộ huyện đã quy hoạch, sắp xếp, tinh giảm tổ chức
bộ máy của các cơ quan của hệ thống chính trị, gắn với đào tạo, luân chuyển,
bố trí, đúng cán bộ, đáp ứng được nguồn nhân lực và đáp ứng được với yêu
cầu nhiệm vụ trong thời kỳ phát triển mới. Trong 25 năm qua, huyện đã chủ
động gửi đi đào tạo trên 2000 lượt cán bộ từ huyện đến xã được cử đi đào tạo,

bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ
trên 10.000 lượt cán bộ cho cơ sở.
Tập trung đẩy mạnh các hoạt động của Dân vận, Mặt trận tổ quốc và
các đoàn thể, mọi hoạt động đều hướng về cơ sở nhằm làm tốt công tác tuyên
truyền giáo dục đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân thực hiện đường
lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Chính sách đại
đoàn kết toàn dân tộc được triển khai đồng bộ góp phần xây dựng khối đại
đoàn kết toàn dân tộc và giữ vững an ninh chính trị trên địa bàn, tạo ra sự đồng
thuận thúc đẩy mọi mặt của đời sống xã hội trên địa bàn huyện phát triển.

HỒ CHÍ MINH VÀ HÀNH TRÌNH TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC

Chủ tịch Hồ Chí Minh, tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung (Nguyễn
Tất Thành), sinh ngày 19-5-1890, tại quê ngoại là làng Hoàng Trù (còn gọi là
làng Trùa), xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (nay
là xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An), trong một gia đình nhà Nho,
nguồn gốc nông dân.
Cha của Người là Nguyễn Sinh Sắc, (1862 – 1929) quê ở làng Kim
Liên (thường gọi là làng Sen) cùng thuộc xã Chung Cự, nay là xã Kim Liên,
huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Là người ham học và thông minh, lại được nhà
Nho Hoàng Xuân Đường hết lòng chăm sóc, dạy dỗ, ông thi đỗ Phó bảng và
sống bằng nghề dạy học. Đối với các con, ông Sắc giáo dục ý thức lao động và
học tập để hiểu đạo lý làm người. Khi còn trẻ, như nhiều người có chí đương
thời, ông dùi mài kinh sử, quyết chí đi thi. Nhưng càng học, càng hiểu đời, ông
nhận thấy: “Quan trường là nô lệ trong những người nô lệ, lại càng nô lệ hơn”.
Do đó, sau khi đỗ Phó bảng, được trao một chức quan nhỏ, nhưng vốn có tinh
thần yêu nước, khẳng khái, ông thường chống đối lại bọn quan trên và thực
dân Pháp. Vì vậy, sau một thời gian làm quan, ông bị chúng cách chức và thải
hồi. Ông vào Nam Bộ làm thầy thuốc, sống cuộc đời thanh bạch cho đến lúc
qua đời. Nguyến Tất Thành chịu ảnh hưởng sâu sắc của người cha – cũng là

người thầy học đầu tiên – về tinh thần hiếu học, lòng thương người, tính cương
trực, cuộc sống giản dị, gần gũi với nhân dân và tinh thần yêu nước. Thương
dân, yêu nước, song cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, cũng như nhiều nhân sĩ
lúc bấy giờ chưa tìm được con đường, phương thức cứu nước.
Mẹ của Người là Hoàng Thị Loan (1868 – 1901) là một phụ nữ cần
mẫn, đảm đang, đôn hậu, sống bằng nghề làm ruộng và dệt vải, hết lòng
thương yêu và chăm lo cho chồng con.
Chị của Người là Nguyễn Thị Thanh, còn có tên là Nguyễn Thị Bạch
Liên (1884 – 1954). Anh của Người là Nguyễn Sinh Khiêm, còn có tên là
Nguyễn Tất Đạt (1888 – 1950). Người em trai mất sớm là Nguyễn Sinh Nhuận
(1900-1901), tên khi mới lọt lòng là Xin). Các anh chị của Người lớn lên đều
chịu ảnh hưởng của ông bà, cha mẹ, chăm làm việc và rất thương người, đều
là những người yêu nước, đã tham gia phong trào yêu nước trong tổ chức Đội
Quyên, Đội Phấn bị thực dân Pháp và triều đình phong kiến bắt bớ tù đày.
Từ lúc ra đời đến tuổi lên 5 tuổi, Nguyễn Sinh Cung sống ở quê nhà
trong sự chăm sóc đầy tình thương yêu của ông bà ngoại và cha mẹ, lớn lên
trong truyền thống tốt đẹp của quê hương, truyền thống hiếu học, cần cù trong
lao động, tình nghĩa trong cuộc sống, bất khuất trước kẻ thù và là mảnh đất
“địa linh nhân kiệt”, nơi hội tụ nhiều anh hùng, chiến sĩ như: Mai Thúc Loan,
Nguyễn Huệ, Phan Bội Châu, Vương Thúc Mậu…nên quê hương đã ảnh
hưởng rất lớn đến Nguyễn Sinh Cung. Tuổi thơ của Người đã chứng kiến kiếp
sống nô lệ lầm than của dân tộc dưới nhiều tầng áp bức; những câu chuyện lịch
sử, những bài dân ca, những lần tiếp xúc với các danh sĩ, nhà yêu nước ở quê
hương – bạn của cụ Nguyễn Sinh Sắc – đã sớm khơi dậy ở Nguyễn Sinh Cung
- Nguyến Tất Thành lòng yêu nước, thương dân.
Những người thân trong gia đình đã có ảnh hưởng lớn đối với Người
lúc còn thơ ấu, đã góp phần hình thành sớm ở Người lòng yêu quê hương, đất
nước, tình thương người. Đặc biệt là cụ thân sinh Nguyễn Sinh Sắc có ảnh
hưởng lớn nhất.
Năm 1895, Nguyễn Sinh Cung cùng với gia đình chuyển vào Huế, hơn

5 năm sống ở kinh thành Huế, Nguyễn Sinh Cung thấy được nhiều điều mới lạ.
Người thấy ở Huế có nhiều lớp người, những người Pháp thống trị nghênh
ngang, hách dịch và tàn ác; những ông quan Nam triều bệ vệ trong những chiếc
áo gấm, hài nhung, mũ cánh chuồn, nhưng khúm núm rụt rè; còn phần đông
người lao động thì chịu chung số phận đau khổ và tủi nhục. Đó là những người
nông dân rách rưới mà người Pháp gọi là bọn nhà quê, những phu khuân vác,
những người cu ly kéo xe tay, những trẻ em nghèo khổ, lang thang trên đường
phố… Những hình ảnh đó đã in sâu vào ký ức của Nguyễn Sinh Cung.
Năm 1901, Nguyễn Sinh Cung cùng gia đình chuyển về sống ở quê nội,
tại quê nhà, Nguyễn Tất Thành được gửi đến học chữ Hán với các thầy giáo
Hoàng Phan Quỳnh, Vương Thúc Quý và sau là thầy Trần Thân. Các thầy đều
là những người yêu nước. Nguyễn Tất Thành được nghe nhiều chuyện qua các
buổi bàn luận thời cuộc giữa các thầy với các sĩ phu yêu nước. Nguyễn Tất
Thành dần dần hiểu được thời cuộc và sự day dứt của các bậc cha chú trước
cảnh nước mất, nhà tan. Trong những người mà ông Sắc thường gặp gỡ có
ông Phan Bội Châu. Giống như nhiều nhà Nho yêu nước lúc bấy giờ, Phan Bội
Châu cũng day dứt trước hiện tình đất nước và số phận của dân tộc.
Năm 1905, Nguyễn Tất Thành và Nguyễn Tất Đạt được cha xin cho
theo học lớp dự bị (cours préparatoire) Trường tiểu học Pháp – bản xứ ở thành
phố Vinh. Chính tại ngôi trường này, Nguyễn Tất Thành lần đầu tiên được tiếp
xúc với khẩu hiệu Tự do – Bình đẳng – Bác ái mà cuộc Cánh mạng tư sản
Pháp 1789 đã nêu lên.
Cuối tháng 5-1906, Nguyễn Tất Thành và anh trai cùng đi theo cha.
Vào Huế, Nguyễn Tất Thành cùng với anh trai được cha cho đi học Trường tiểu
học Pháp – Việt tỉnh Thừa Thiên, lớp dự bị (cours préparatoire, tháng 9-1906);
lớp sơ đẳng (cours Moyen, tháng 9-1907). Ở Huế, lần này xảy ra một sự kiện
đáng ghi nhớ trong cuộc đời của Nguyễn Tất Thành. Tháng 4-1908, anh tham
gia cuộc biểu tình chống thuế của nông dân tỉnh Thừa Thiên, khởi đầu cho cuộc
tranh đấu suốt đời Người vì quyền lợi của nhân dân lao động.
Trong thời gian học tại Trường Quốc học Huế, Nguyễn Tất Thành được

tiếp xúc nhiều với sách báo Pháp. Các thầy giáo của Trường Quốc học Huế có
người Pháp và cả người Việt Nam, cũng có những người yêu nước như thầy
Hoàng Thông, thầy Lê Văn Miến. Chính nhờ ảnh hưởng của các thầy giáo yêu
nước và sách báo tiến bộ mà anh được tiếp xúc, ý muốn đi sang phương Tây
tìm hiểu tình hình các nước và học hỏi những thành tựu của văn minh nhân loại
từng bước lớn dần trong tâm trí của Nguyễn Tất Thành. Cùng thời gian đó,
Nguyễn Tất Thành còn được nghe kể về những hành động của những ông vua
yêu nước như Thành Thái, Duy Tân và những bàn luận về con đường cứu
nước trong các sĩ phu yêu nước.
Tháng 6-1909, Nguyễn Tất Thành theo cha vào Bình Định được cha
gửi học tiếp chương trình lớp lớp nhất ( cours supérieur; tương đương với lớp
Năm bậc tiểu học ngày nay) tại Trường tiểu học Pháp – Việt Quy Nhơn; Cuối
năm 1910, Người xin vào làm trợ giáo được giao dạy một số môn, đồng thời
phụ trách các hoạt động ngoại khoá của Trường Dục Thanh (Phan Thiết). Ở
đây, lần đầu tiên Người được tiếp cận với những tư tưởng tiến bộ của các nhà
khai sáng Pháp như Rútxô (Rousseau), Vônte (Voltair), Môngtétxkiơ
(Montesquieu). Sự tiếp cận với những tư tưởng mới đó càng thôi thúc anh tìm
đường đi ra nước ngoài.
Tháng 2-1911, Nguyễn Tất Thành rời Phan Thiết vào Sài Gòn. Ở Sài
Gòn một thời gian ngắn, Người thường đi vào các xóm thợ nghèo, làm quen với
những thanh niên cùng lứa tuổi. Ở đâu Người cũng thấy nhân dân lao động bị
đọa đày, khổ nhục. Nguyễn Tất Thành cũng hay đến những cửa hàng ở gần
cảng Sài Gòn, nơi chuyên nhận giặt là quần áo cho các thủy thủ trên tàu Pháp,
để tìm cách xin việc làm trên tàu, thực hiện ước mơ có những chuyến đi xa.
Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lên khi nước ta bị thực dân Pháp xâm
lăng và chúng biến nước ta trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến.
Nhân dân bị nô lệ, đói khổ, lầm than. Quê hương có truyền thống đấu tranh anh
dũng, chống giặc ngoại xâm. Thời gian 10 năm sống ở Kinh đô Huế – trung tâm
văn hóa, chính trị của đất nước lúc bấy giờ, tiếp xúc với nền văn hóa mới, với
phong trào Duy Tân, đã cho Nguyễn Tất Thành nhiều hiểu biết mới. Nhìn lại các

phong trào yêu nước như phong trào Cần Vương mà tiêu biểu là cuộc khởi
nghĩa Hương Khê do cụ Phan Đình Phùng lãnh đạo; Phong trào Đông Du của
cụ Phan Bội Châu; Phong trào Đông Kinh nghĩa thục; cuộc khởi nghĩa Yên Thế
do cụ Hoàng Hoa Thám lãnh đạo; cuộc vận động cải cách của cụ Phan Châu
Trinh và phong trào chống thuế của nông dân Trung Kỳ, Anh rất khâm phục và
coi trọng các bậc tiền bối, nhưng Nguyễn Tất Thành không đi theo con đường
đó. Thực tiễn thất bại của các phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX đã đặt ra
nhiều câu hỏi và tác động đến chí hướng của Nguyễn Tất Thành Người có một
quyết định chính xác và táo bạo là xuất dương tìm đường cứu nước.
Ngày 3-6-1911, Nguyễn Tất Thành lấy tên là Nguyễn Văn Ba xin làm
phụ bếp trên tàu Đô đốc Latútsơ Tơrêvin (Amiral Latouche Tréville), đang chuẩn
bị rời cảng Sài Gòn đi Mácxây (Marseille), Pháp.
Ngày 5-6-1911, trên con tàu Đô đốc Latútsơ Tơrêvin, từ bến cảng Nhà
Rồng, thành phố Sài Gòn (nay là thành phố Hồ Chí Minh), Nguyễn Tất Thành
rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước.
Theo hành trình của tàu, Nguyễn Tất Thành đã dừng chân ở cảng
Mácxây, cảng Lơ Havơrơ (Le Havre) của Pháp. Những ngày đầu tiên trên đất
Pháp, được chứng kiến ở Pháp cũng có những người nghèo như ở Việt Nam,
Người nhận thấy có những người Pháp trên đất Pháp tốt và lịch sự hơn những
tên thực dân Pháp ở Đông Dương.
Năm 1912, Nguyễn Tất Thành làm thuê cho một chiếc tàu của hãng
Sácgiơ Rêuyni (Chargeurs Réunis) đi vòng quanh châu Phi, đã có dịp dừng lại
ở những bến cảng của một số nước như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Angiêri,
Tuynidi, Cônggô, Đahômây, Xênêgan, Rêuyniông… Đến đâu Người cũng thấy
cảnh khổ cực của người lao động dưới sự áp bức bóc lột dã man, vô nhân đạo
của bọn thống trị.
Nguyễn Tất Thành theo con tàu tiếp tục đi qua Máctiních (Martinique)
(Trung Mỹ), Urugoay và Áchentina (Nam Mỹ) và dừng lại ở nước Mỹ cuối năm
1912. Tại đây, Người có dịp tìm hiểu cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân
dân Mỹ với bản Tuyên ngôn độc lập nổi tiếng trong lịch sử. Người vừa đi làm

thuê để kiếm sống vừa tìm hiểu đời sống của những người lao động Mỹ. Anh
đã đến thăm quận Brúclin (Brooklin) của thành phố Niu Oóc (New York), khu ổ
chuột Háclem (Harlem – nơi sinh sống của những người da đen Mỹ) để tìm
hiểu đời sống và cuộc đấu tranh chống phân biệt chủng tộc của những người
da đen.
Ngay lúc bấy giờ (năm 1912), khi đến tham quan tượng “Nữ thần Tự
do” Nguyễn Tất Thành đã nhận xét sâu sắc sự cách biệt về quyền con người ở
Mỹ: “Ánh sáng trên đầu Nữ thần Tự so toả sáng trên bầu trời xanh, còn dưới
chân Thần Tự do thì người da đen đang bị chà đạp, số phận người phụ nữ
đang bị chà đạp. Bao giờ người da đen mới có sự bình đẳng giữa các dân tộc,
bao giờ phụ nữ bình đẳng với nam giới”. Người đã sớm nhận ra bộ mặt thật
của đế quốc Hoa Kỳ. Đằng sau khẩu hiệu “cộng hòa dân chủ” của giai cấp tư
sản Mỹ là những thủ đoạn bóc lột nhân dân lao động rất tàn bạo.
Khoảng đầu năm 1913, Nguyễn Tất Thành theo tàu rời Mỹ trở về Lơ
Havơrơ, sau đó sang Anh. Tại Anh, Nguyễn Tất Thành đã hăng hái tham dự
những cuộc diễn thuyết ngoài trời của nhiều nhà chính trị và triết học, tham gia
Hội những người lao động hải ngoại, ủng hộ cuộc đấu tranh yêu nước của nhân
dân Airơlen.
Giữa lúc cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra ác liệt, tình hình
Đông Dương đang có những biến động, vào khoảng cuối năm 1917, Nguyễn
Tất Thành từ Anh trở lại Pháp để có điều kiện trực tiếp hoạt động trong phong
trào Việt kiều và phong trào công nhân Pháp. Đầu năm 1919, Nguyễn Tất
Thành gia nhập Đảng Xã hội Pháp. Ngày 18 - 6 - 1919, đại biểu các nước đế
quốc tham gia chiến tranh họp Hội nghị ở Vécxây (Versailles) (Pháp). Thay mặt
Hội những người yêu nước Việt Nam tại Pháp, Nguyễn Tất Thành cùng Phan
Châu Trinh, Phan Văn Trường thảo ra bản Yêu sách của nhân dân An Nam gửi
tới Hội nghị Vécxây. Dưới bản Yêu sách Nguyễn Tất Thành ký tên: Nguyễn Ái
Quốc. Đây là lần đầu tiên tên gọi Nguyễn Ái Quốc xuất hiện. Nguyễn Ái Quốc
tới lâu đài Vécxây gửi bản Yêu sách cho văn phòng Hội nghị, sau đó lần lượt
gửi bản Yêu sách đến các đoàn đại biểu các nước Đồng minh dự hội nghị.

Bản Yêu sách phản ánh nguyện vọng của nhân dân Việt Nam không
được hội nghị xem xét. Đối với dư luận Pháp, Yêu sách cũng không có tiếng
vang như mong muốn, nhưng lại tác động mạnh mẽ đến người Việt Nam trong
nước và nước ngoài. Từ yêu cầu thực tiễn đấu tranh, Nguyễn Ái Quốc đã tích
cực tham gia viết bài cho các báo: Nhân đạo (L’ Humanité), Dân chúng (Le
Populaire) …
Sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga, phong trào cộng sản
và công nhân quốc tế phát triển mạnh mẽ. Đầu năm 1919, Lênin và những
người theo chủ nghĩa Mác ủng hộ lập trường của Lênin họp đại hội ở
Mátxcơva, thành lập Quốc tế III – tức Quốc tế Cộng sản. Quốc tế Cộng sản đã
kiên quyết ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông. Sơ
thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của
Lênin được Đại hội lần thứ hai Quốc tế Cộng sản họp năm 1920 thông qua, đã
vạch ra đường lối cơ bản cho phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa và
phụ thuộc.
Năm 1920 trong 2 số báo trên báo Nhân đạo đã đăng toàn văn Sơ
thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của
Lênin. Tên đầu bài có liên quan đến vấn đề thuộc địa lập tức thu hút sự chú ý
của Nguyễn Ái Quốc. Luận cương của Lênin đã chỉ cho Nguyễn Ái Quốc con
đường giành độc lập cho dân tộc và tự do cho đồng bào. Sau này, khi kể lại sự
kiện quan trọng đó, Người nói:
“Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ,
tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng
mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị
đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải
phóng chúng ta”!
Từ bản Luận cương của Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy phương
hướng và đường lối cơ bản của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc,
trong đó có cách mạng Việt Nam. Niềm tin ấy là cơ sở tư tưởng để Nguyễn Ái
Quốc vững bước đi theo con đường cách mạng triệt để của chủ nghĩa Mác-

Lênin. Quyết tâm đi theo con đường của Lênin vĩ đại, Nguyễn Ái Quốc xin gia
nhập Uỷ ban Quốc tế III, do một số đồng chí trong Đảng Xã hội Pháp lập ra.
Tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp khai mạc ngày 25 – 12
– 1920 tại thành phố Tua, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành gia nhập
Quốc tế III Quốc tế Cộng sản, trở thành một trong những người sáng lập Đảng
Cộng sản Pháp, và Người cũng trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên.
Đó là một sự kiện chính trị vô cùng quan trọng trong đời hoạt động cách mạng
của Nguyễn Ái Quốc và trong lịch sử cách mạng nước ta. Nếu như cuộc đấu
tranh của Nguyễn Ái Quốc tại Hội nghị Vécxây năm 1919 mới là phát pháo hiệu
thức tỉnh nhân dân ta trong sự nghiệp đấu tranh chống thực dân Pháp, thì việc
Người tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp năm 1920 đã đánh dấu một
bước chuyển biến quyết định, bước nhảy vọt, thay đổi về chất trong nhận thức
tư tưởng và lập trường chính trị của Người: Từ chủ nghĩa yêu nước đến với
chủ nghĩa Lênin.
Như vậy, từ năm 1911 đến năm 1920, là thời kỳ Nguyễn Ái Quốc khảo
sát, nghiên cứu để lựa chọn con đường giải phóng dân tộc Việt Nam khỏi ách
nô lệ của bọn thực dân, phong kiến. Người đã vượt qua bốn châu lục Á, Âu,
Phi, Mỹ; trải qua những tháng năm lao động kiếm sống, thâm nhập đời sống
thực tế của những người lao động nhiều nước trên thế giới, Nguyễn Ái Quốc
thấy rõ cảnh bất công, tàn bạo của xã hội tư bản, Người vô cùng xúc động
trước đời sống khổ cực của giai cấp công nhân và nhân dân lao động các
nước. Đến một số nước thuộc địa châu Phi, Người thấy rõ ở đâu người dân
mất nước cũng khổ cực như nhau. Bước đầu Nguyễn Ái Quốc rút ra kết luận
quan trọng là: ở đâu chủ nghĩa tư bản cũng tàn ác và vô nhân đạo, ở đâu nhân
dân lao động cũng bị áp bức, bóc lột rất dã man; các dân tộc thuộc địa đều có
một kẻ thù chung là bọn đế quốc thực dân. Người nhận rõ giai cấp công nhân
và nhân dân lao động các nước đều là bạn, chủ nghĩa đế quốc ở đâu cũng là
kẻ thù.
Cũng từ thực tế lao động, học tập, thâm nhập đời sống những người
lao động, phân tích tình hình chính trị thế giới, tiếp cận với chủ nghĩa Mác –

Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn con đường cứu nước đúng đắn, đó là con
đường cách mạng vô sản.
Sự lựa chọn và hành động của Nguyễn Ái Quốc phù hợp với trào lưu
phát triển của lịch sử, chuyển từ chủ nghĩa yêu nước sang chủ nghĩa cộng sản,
con đường đúng đắn ấy đã thu hút bao lớp người Việt Nam yêu nước chân
chính đi theo chủ nghĩa Mác-Lênin. Từ đó chủ nghĩa Mác – Lênin bắt đầu thâm
nhập vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, cách mạng
Việt Nam từ đây có một phương hướng mới.
BAN TUYÊN GIÁO HUYỆN UỶ CƯ M’GAR
Tin mới hơn
Thể lệ Cuộc thi tìm hiểu “Thân thế, sự nghiệp của Chủ tịch HCM và lịch
sử Đảng bộ huyện Cư Mar (15/03/2010)
Tình hình TTATXH trên địa bàn huyện tháng 02/2010 (12/03/2010)
Xã Quảng Hiệp cháy 1.5ha rừng trồng sinh thái (09/03/2010)
Tin liên quan
Tháng 1/2010 xã Cư Dliêmnông xảy ra 2 vụ cướp nghiêm trọng
(11/02/2010)
Năm 2009 trên địa bàn xã EaKpam xảy ra 27 vụ TNGT, làm chết 2
người và bị thương 43 người (04/02/2010)
Năm 2009 trên địa bàn xã CưDliêM’nông xảy ra 22 vụ vi phạm pháp luật
(04/02/2010)
Tình hình liên quan đến TTATXH trên địa bàn huyện tháng 01/2010
(03/02/2010)
Bệnh viện đa khoa huyện Cư M’gar phát động nâng cao chất lượng phục
vụ người bệnh (27/01/2010)
Hiệu quả từ trình 135 giai đoạn II (2006- 2009) ở xã Ea Kuêh
(27/01/2010)
Hoạt động của trung tâm giáo dục cộng đồng xã EaKpam trong năm
2009 (25/01/2010)
Tình hình an ninh trật tự trên địa bàn xã Cư Suê (25/01/2010)

Hội Phụ nữ xã Ea KPam bàn giao 1 căn nhà “Mái ấm tình thương” cho
Hội viên nghèo (22/01/2010)
Tuyến đường thôn 6, xã Ea M’nang đi xã Quảng Hiệp liên tục xảy ra các
vụ cướp (22/01/2010)
Buôn ZaWầm A xã EaKiết có 87% số hộ gia đình đạt gia đình văn hóa
(18/01/2010)
Hội CTĐ huyện CưMgar với mô hình công trình giếng-nước sạch cho
đồng bào vùng sâu vùng xa (18/01/2010)
Hội Cựu chiến binh xã EaMnang làm tốt công tác gây quỹ giúp nhau sản
xuất (18/01/2010)
Thị trấn Ea Pốk tập huấn nâng cao kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh
sản (18/01/2010)
Tình hình liên quan đến TTATXH trên địa bàn huyện tháng 12/2009
(11/01/2010)
Huyện Cư M’gar chuẩn bị cho công tác Đại hội Đảng các cấp
(30/12/2009)
Trong 1 tháng xã EaKiết xảy ra 2 vụ cướp giật tài sản (30/12/2009)
Tình hình trật tự an toàn giao thông tháng 12/2009 (29/12/2009)
Kẻ hiếp dâm đã bị bắt (14/12/2009)
Vụ án giết người, cướp tài sản đêm 17/10/2009 tại xã Quảng Tiến (TT)
(09/12/2009)
Trang tiếp>>

×