Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Bài thi tìm hiểu Lịch sử Đảng bộ Đồng Phú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.29 MB, 21 trang )

BAN TỔ CHỨC CUỘC THI TÌM HIỂU TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VÀ LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HUYỆN ĐỒNG PHÚ
=====  =====
BÀI DỰ THI
Người thực hiện : Bùi Văn Sơn
Chức vụ : Cán bộ Thư viện – Thiết bò
Đơn vò :Phòng Giáo dục và Đào tạo
1
Câu 1 : Sự ra đời của chi bộ “ Phú Riềng Đỏ” và vai trò của chi bộ trong việc lãnh đạo
nhân dân đấu tranh chống thực dân Pháp giai đoạn 1930 – 1945?
Trả lời :
Tháng 6/1925, tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ra đời ở Quảng Châu
(Trung Quốc ) do Nguyễn Ái Quốc sáng lập và lãnh đạo. Năm 1928, thực hiện chủ
trương “vô sản hóa” của Hội, do Nguyễn Xuân Cừ được cử đến làm việc ở đồn điền cao
su Phú Riềng.
Sau thời gian tuyên tuyền, giác ngộ cách mạng cho công nhân ở đây, tháng 4/1928,
chi bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở đồn điền cao su Phú Riềng được thành lập
gồm 5 hội viên : Nguyễn Xuân Cừ làm Bí thư.
Sau khi Đông Dương Cộng sản Đảng được thành lập 5 hội viên : Nguyễn Xuân
Cừ, Trần Tử Bình, Phan Thu Hồng, Tạ và Hòa do Nguyễn Xuân Cừ làm Bí thư.
Sau khi Đông Dương Cộng sản Đảng được thành lập, Ngô Gia Tự liên lạc với
Nguyễn Xuân Cừ để chuyển tổ chức này thành tổ chức cộng sản. Vào đêm 28/10/1929,
tại bờ suối khu rừng sau lưng làng 3, chi bộ cao su Phú Riềng được thành lập gồm 6
Đảng viên : Nguyễn Xuân Cừ, Trần Tử Bình,Tạ, Hồng, Hòa và Doanh do Nguyễn Xuân
Cừ làm Bí thư.
Đây là chi bộ cộng sản đầu tiên ở Bình Phước, đồng thời là chi bộ đầu tiên của
ngành cao su Việt Nam.
Cuối tháng 1, đầu tháng 2/1930, Chi bộ phát động và lãnh đạo moät cuộc đấu tranh
đòi quyền lợi kinh tế : Cấm đánh đập, cấm cúp phạt lương, miễn sưu thuế, trả lương cho
công nhân nghỉ sinh, bồi thường cho công nhân bị tai nạn lao động, trả về quê cũ những
người hết hạn giao kèo, trả tự do cho những người bị bắt…


2
Ngày 30/1/1930 ( tức mồng 1 Tết ), công nhân lợi dụng việc chúc tết để đưa yêu
sách lên chủ sở Xu ma nhắc, nhưng không được trả lời. Ngày 3/2/1930 là ngày làm việc
3
sau nghỉ tết, 5000công nhân thực hiện bãi công. Chủ sở cho cai, lính thúc ép, đánh đập,
bắt bớ một số người. Ngày 4/2/1930, cuộc biểu tình của công nhân 10 làng buộc lính khố
đỏ ( thuộc quận Bà rá) đến can thiệp phải bỏ chạy, chủ sở phải chấp nhận điều đình, ký
vào biên bản cam kết thực hiện những yêu sách của công nhân.
Thống đốc Nam Kỳ, Chánh mật thám Đông Dương, Công sứ Biên Hỏa cùng 500
lính, xe bọc thép, máy bay cấp tốc đến Phú Riềng sẵn sàng đàn áp nhưng do ta chủ động
đấu tranh ôn hòa, biểu tình ngồi, có người đại diện đối đáp với chúng và đưa yêu sách
nên chúng phải nhượng bộ, rút về.
Cuộc đấu tranh mở đầu ngày 30/1 và kết thúc ngày 6/2/1930 của công nhân Phú
Riềng được gọi là sự kiện “Phú Riềng Đỏ” đã làm rung chuyển cả hệ thống địa ngục cao
su Đông Dương, làm chấn động dư luận báo chí trong nước và nước Pháp, nó chứng
minh năng lực lãnh đạo, uy tín lãnh đạo của chi bộ cộng sản Phú Riềng cũng như của
Đảng, của giai cấp công nhân nói chung. Bài học quý báu nhất của cuộc đấu tranh là biết
bắc đầu đúng lúc, giành thắng lợi và bảo toàn được lực lượng cách mạng.
Trước làn sóng cách mạng đang dâng lên mạnh mẽ trong cả nước, thưc dân Pháp
tập trung mọi lực lượng đàn áp khủng bố dã man. Phong trào trong tỉnh lâm vào tình thế
khó khăn nghiêm trọng. Ở Phú Riềng, chúng bắt nhiều đảng viên cộng sản và hơn 100
công nhân, trong đó có nhiều thanh niên tự vệ và cán bộ nghiệp đoàn. Những chiến sĩ
cách mạng luôn giữ vững khí tiết, không chịu khai báo, biến nhà tù thành trường học
cộng sản, biến phiên tòa thành diễn đàn tố cáo tội ác của thực dân đế quốc.
4
Sự khôi phục phong trào trong tỉnh gắn liền với phong trào chung trong cả nước
và chịu ảnh hưởng cuộc đấu tranh của công dân cao su Dầu Tiếng vào giữa tháng
12/1932. Đó là cuộc đấu tranh của công nhân cao su ở Lộc Ninh – Đakia vào tháng
5/1935, ở Hớn Quản (Bình Long)…
Với truyền thống yêu nước, lòng căm ghét áp bức bất công và tác động mạnh mẽ

của các cuộc đấu tranh của công nhân Phú Riềng, Lộc Ninh, Hớn Quản…, đồng bào dân
tộc ít người đã đứng dậy tự tổ chức nhiều cuộc đấu tranh vũ trang chống Pháp mà tiêu
biểu vụ giết tên Mo-ri-e quận trưởng quận Bà Rá tháng 10/1933 và cuộc đấu tranh của
đồng bào dân tộc năm 1934 trên vùng đất Phước Long, Bù Đăng ngày nay.
Mặc dù thực dân pháp liên tục đàn áp dã man, nhưng phong trào đấu tranh cách
mạng của quân và dân Đồng Phú không ngừng phát triển. Thực hiện chủ trương của Tỉnh
ủy ngày 25/8/1945 nhân dân Đồng Phú cùng nhiều địa phương khác trong tỉnh đã đứng
lên đập tan xiềng xích nô lệ, giải phóng khỏi áp bức bóc lột, thành lập ủy ban nhân dân
đặt tại nhà tên chủ sở ở đồn điền Thuận Lợi, Ủy ban nhân dân đã lãnh đạo công dân dấy
lên một phong trào mới, đồng chí Nguyễn Đình Kính là công nhân cao su được giao
nhiệm vụ thành lập Đoàn thanh niên tiền phong cùng với phụ nữ cứu quốc giữ vai trò
nòng cốt bảo vệ đồn điền.
Cách mạng tháng tám thành công đưa nhân dân ta từ người nô lệ trở thành người
làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình lần đầu tiên sau gần 100 năm thống trị của
thực dân Pháp, nhân dân Đồng Phú được sống trong độc lập tự do.
5
6
Câu 2 : Anh (Chị) trình bày diễn biến, ý nghĩa của chiến dịch Đồng Xoài năm 1965 đối
với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước?
Trả lời :
Tháng 2 năm 1965 khi đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai đẩy cuộc “chiến tranh đặc biệt”
lên một cao điểm mới thì Trung Ương cục cũng đề ra yêu cầu mới về quân sự là : “ …
phải căng địch ra bằng phong trào chiến tranh du kích thật mạnh và rộng khắp, đồng thời
tập trung bộ đội chủ lực để mở những chiến dịch tấn công, đánh những đòn tiêu diệt lớn ở
những chiến trường có lựa chọn và được chuẩn bị tốt, những đòn có ý nghĩa quyết định ở
những thời điểm quyết định”.
Thực hiện nghị quyết của trên, ta mở chiến dịch Đồng Xoài (10/5 22/7/1965)
nhằm tiêu diệt sinh lực địch, giải tỏa hành lang chiến lược giữa căn cứ Đông và Tây, giữa
căn cứ Tây Nguyên và căn cứ Miền Đông, khai thông tuyến liên lạc từ trung bộ về Miến
tây Nam Bộ.

Chiến dịch Đồng Xoài là một trong những chiến dịch tấn công quy mô cấp sư đoàn
do bộ chỉ huy Miền chỉ đạo.
Là một vị trí quan trọng trong hệ thống phòng thủ của địch,chi khu Đồng Xoài nằm
trong kế hoạch tấn công đợt 3 của chiến dịch.
Sau khi nghiên cứu, điều tra kỷ mục tiêu, đánh giá đúng các mặt mạnh của
địch,Đảng ủy trung đoàn 2 thuộc sư 9 bộ binh đã hạ quyết tâm tiêu diệt toàn bộ chi khu
Đồng Xoài trong bất cứ tình huống nào.
Đúng 24 giờ đêm ngày 9 rạng ngày 10 tháng 6 năm 1965, ta nổ súng tiến công chi
khu Đồng Xoài, làm chủ đại bộ phận chi khu. Liên tiếp ngày 10 và 11/6/2965, các đơn vị
chủ lực ta chặn đánh các đơn vị viện quân đổ bộ đường không của quân ngụy, trong đó
có tiểu đoàn 52 biệt động quân và Tiểu đoàn dù số 7 cùng một đại đội của sư đoàn 5, gây
cho chúng nhiều thiệt hại. Các đội công tác đã phát động công nhân kêu gọi một trung
đội dân vệ và một cảnh sát ra hàng, nộp cho cách mạng 41 súng, có 1 trung liên và 3 súng
ngắn. Hệ thống ấp chiến lược trên đường liên tỉnh 2,quần chúng được các đội công tác
7
phát động đã phá banh, phá rõ tòan bộ. Mặc dù ngay từ đầu, trận đánh đã gặp phải nhiều
tình huống phức tạp, mức độ thương vong cao nhưng bộ đội ta vẫn chiến đấu hết sức
dũng cảm, bám chắc trận địa, cương quyết đánh tan quân địch tại chi khu Đồng Xoài.
Chiều ngày 11 tháng 6 năm 1965, bộ đội ta thu dọn chiến trường và rút khỏi trận địa.
Kết quả, trận đánh chi khu Đồng Xoài ta tiêu diệt 608 tên trong đó có 42 tên Mỹ,
thu 148 súng, bắn rơi 7 máy bay và phá hủy 250 súng các loại.
Phục vụ cho bộ đội chủ lực đánh địch tại Đồng Xoài, du kích và nhân dân địa
phương đã đóng góp nhiều sức người, sức của tạo điều kiện thuận lợi cho bộ đội đánh
giặc. Đặc biệt nhân dân xã Phước Sang do có thành tích là nơi tiếp tế nhiều lương thực,
thực phẩm cho chiến dịch đã dược Chính Phủ tặng thưởng huân chương kháng chiến
hạng 2.
Phối hợp với trận đánh vào chi khu, tại phía nam Thuận Lợi, bộ đội ta đã đánh tan
một tiểu đoàn 5 và tiểu đoàn 7 dù ngụy tạo điều kiện cho trung đoàn 2 dứt điểm chi khu
Đồng Xoài.
Trận đánh tiêu diệt quân địch tại đồn điền cao su Thuận Lợi vào ngày 10 và 12

tháng 6 năm 1965 là một trận đánh có ý nghĩa thực tiễn trong việc đánh quân đổ bộ trực
thăng lúc đó.
Công nhân cao su Thuận Lợi đã tạo mọi điều kiện cho trung đoàn 1 bộ binh của ta
thực hiện quyết tâm tiêu diệt địch. Ngày 8 /6 /1965 các cơ sở và lực lượng công nhân
8

×