Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.92 KB, 5 trang )

Bài làm
Qua 61 năm giành và giữđộc lập dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội và
bảo vệ tổ quốc, đặc biệt hơn 20 năm đổi mới, với hệ giá trịđó, Đảng Cộng sản
Việt Nam xứng đáng tiêu biểu cho bản lĩnh Việt Nam trong việc giữ vững
đường lối, chính sách đối nội vàđối ngoại, đưa đời sống nhân dân lên ngày
một cao hơn, đưa đất nước và dân tộc ta lên vị thế mới trong cộng đồng quốc
tế. Và ngày hôm nay chúng ta lại thêm một lần nữa làm rõ và chứng minh
luận điểm "Độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội" là sự lựa chọn duy
nhất đúng đắn của Đảng cộng sản Việt Nam.
1. Độc lập Dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội là gì?
Vượt qua những mâu thuẫn và những hạn chế trong việc giải quyết vấn
đềđộc lập theo lập trường phong kiến và tư sản. Độc lập dân tộc gắn liền với
chủ nghĩa xã hội, tức là giải quyết độc lập dân tộc theo lập trường của giai cấp
công nhân, của chủ nghĩa xã hội khoa học. Đó là: Độc lập dân tộc thực sự
phải làđộc lập về chính trị, kinh tế, văn hóa, đối ngoại; xóa bỏ tình trạng áp
bức bóc lột và nô dịch của dân tộc này đối với dân tộc khác về kinh tế, chính
trị và tinh thần. Do đó, độc lập gắn liền với tự do và bình đẳng, công việc nội
bộ quốc gia - dân tộc nào phải do quốc gia - dân tộc đó giải quyết, không có
sự can thiệp từ bên ngoài.
Bản chất của chủ nghĩa xã hội là thực hiện triệt để giải phóng giai cấp,
giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người. Chủ nghĩa xã hội
căn nguyên kinh tế sâu sa của tình trạng bóc lột người do chếđộ chiếm hữu tư
nhân về tư liệu sản xuất sinh ra. Nhờđó, nó xóa bỏ cơ sở kinh tế sinh ra ách áp
bức con người về chính trị và sự nô dịch con người về tinh thần, ý thức và tư
tưởng. Chỉ với chủ nghĩa xã hội, độc lập dân tộc mới đạt tới mục tiêu phục vụ
lợi ích và quyền lực của mọi người lao động, làm cho mọi thành viên của
cộng đồng dân tộc trở thành người chủ thực sự, có cuộc sống vật chất ngày
càng đầy đủ với đời sống tinh thần ngày càng phong phú. Nó cũng bảo đảm
cho dân tộc vượt qua tình trạng đói nghèo, lạc hậu và tụt hậu trong tương
quan với các dân tộc khác trong thế giới và ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn
đểđạt tới sự bình đẳng trong các mối quan hệ giữa con người với con người,


giữa cộng đồng dân tộc này với cộng đồng dân tộc khác. Toàn bộ khả năng
vàđiều kiện bảo đảm chỉ có thể tìm thấy và giải quyết bằng con đường phát
triển chủ nghĩa xã hội.
Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trở thành hệ giá trị phát triển củ
Việt Nam, dưới ngọn cờ của Đảng, trong thời đại ngày nay. Nhận thức và
hành động theo sự lựa chọn và theo hệ giá trịđó. Đảng đã lãnh đạo thành công
cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945, tiến hành thắng lợi hai cuộc kháng chiến
hoàn toàn không cân sức với "hai đế quốc to", mở ra thời kỳ phi thực dân sau
Việt Nam cho cả hệ thống thuộc địa và các nước phụ thuộc trên thế giới.
Qua nửa thế kỷ giành và giữđộc lập dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội
và bảo vệ Tổ Quốc, đặc biệt 15 năm đổi mới, với hệ giá trịđó, Đảng Cộng sản
Việt Nam xưng đáng tiêu biểu bản lĩnh Việt Nam trong việc giữ vững định
hướng xã hội chủ nghĩa, đã tỏ rõ tính độc lập tự chủ trong mọi đường lối,
chính sách đối nội vàđối ngoại, đưa đời sống nhân dân lên ngày một cao hơn,
đưa đất nước và dân tộc lên vị thế mới trong khu vực và trên thế giới.
Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, với Việt Nam không chỉ là mục
tiêu, là nhu cầu, là cương lĩnh hành động, là ngọn cờ hiệu triệu, mà còn
làđộng lực, là niềm tin sắt son của dân tộc Việt Nam ta. Độc lập dân tộc gắn
với chủ nghĩa xã hội là sự gắn kết hai sức mạnh thành một sức bật mới; là cội
nguồn thắng lợi của cách mạng Việt Nam hôm qua, hôm nay và mai sau.
Thế kỷ XXI mởđầu thiên niên kỷ thứ ba của một thế giới đầy biến
động, cũng đồng thời mở ra một kỷ nguyên hội nhập, đau tranh gay gắt của
cộng đồng quốc tế. Dù thời cuộc biến đổi xoay vần ra sao, dù phải đối mặt với
xu thế toàn cầu hóa, thì hệ giá trịđộc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, trong ý
thức và trong hành động vẫn là mục tiêu, lý tưởng, là quốc bảo phù hợp với
xu thế thời đại; sẽđưa nhân dân ta tiếp tục giành thêm nhiều thắng lợi to lớn
hơn nữa trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, đưa đất nước ta sánh vai
cùng các nước trong khu vực và trên thế giới.

2. Cơ sở khách quan của sự lựa chọn "Độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội"
Từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, phong trào yêu nước đã dấy
lên hết sức mạnh mẽ. Liên tiếp nổ ra các cuộc nổi dậy ở khắp nơi của đất
nước, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân, các bậc sĩ phu, kể cả một bộ
phận quan lại phong kiến. Các phong trào Cần Vương, khởi nghĩa Yên Thế;
các phong trào Duy Tân, Đông Du, khởi nghĩa Yên Bái và hàng chục cuộc
đấu tranh khác nữa đều bị thực dân Pháp thẳng tay đàn áp và thất bại. Điều đó
chứng tỏ rằng, vẫn là nhân dân giàu lòng yêu nước, có truyền thống chống
giặc ngoại xâm, sẵn sàng ủng hộ và tham gia các phong trào yêu nước; còn
các bậc sĩ phu, các nhà lãnh đạo các phong trào chống thực dân Pháp đều có
trí dũng, không thiếu quyết tâm, nhưng cả họ, cả giai cấp phong kiến vàđại
diện cho thế lực tư sản khi đóđều không giải quyết được vấn đề dân tộc ở
nước ta vì không tập hợp được lực lượng toàn dân tộc và quan trọng hơn là
không bắt kịp nhịp sống của thời đại…
Trong bối cảnh đó, chưa bao giờ như lúc bấy giờ, độc lập dân tộc trở
nên là yêu cầu cơ bản, khách quan của xã hội Việt Nam - Xã hội thuộc địa
nửa phong kiến.Công cuộc giải phóng dân tộc Việt Nam khi ấy ở trong "tình
hình đen tối như không cóđường ra". Bằng con đường nào và giai cấp nào có
khả năng gánh vác sứ mệnh lịch sử trọng đại là tập hợp được lực lượng toàn
dân để giải phóng dân tộc.
Nhưng rồi chính lịch sửđã có lời giải đáp.Chủ nghĩa Mác ra đời đã vạch
ra cái tất yếu từng bị che lấp bởi màn sương mù trong lịch sử.Chủ nghĩa Mác
khẳng định chủ nghĩa tư bản nhất định phải bị thay thế bằng chếđộ tốt đẹp
hơn - chếđộ cộng sản chủ nghĩa không có người bóc lột người.Đó là một tiếng
sét trong lòng chủ nghĩa tư bản ở vào thời thịnh trị, sau khi nóđã chiến thắng
các chếđộ chuyên chế phong kiến vàđã bành trướng ra khắp thế giới. Các
nước tư bản phát triển khi ấy đang là "trung tâm vũ trụ", chi phối và làm mưa
làm gió mọi mặt đời sống xã hội loài người.
Chính vào thời điểm mà chủ nghĩa tư bản nhưđang cực thịnh ấy thì

Cách mạng Tháng Mười nổ ra.Sựđột phá Tháng Mười mởđầu cho một xu thế
phát triển mới của lịch sử thế giới. Cách mạng Tháng Mười "rung chuyển thế
giới" đã làm cho tính chất thời đại thay đổi, giai cấp trung tâm của thời đại
thay đổi, vai trò lãnh đạo cách mạng cũng thay đổi; và vì vậy con đường để
giải quyết mâu thuẫn của xã hội, lực lượng cách mạng và phương pháp cách
mạng thay đổi.
Toàn bộ tình hình đó của thế giới, bằng nhiều con đường, dội vào và
thấm sâu trong mảnh đất Việt Nam - nơi mà "chính sự tàn bạo của chủ nghĩa
tư bản đã chuẩn bịđất rồi; chủ nghĩa cộng sản chỉ còn phải làm các việc là
gieo hạt của công cuộc giải phóng nữa thôi".Hơn ai hết, chính Nguyễn Ái
Quốclà người gieo hạt, gây mầm cho Cách mạng Việt Nam.
Từ tuổi thanh niên, Nguyễn Sinh Cung đã là một trong những người
con yêu nước ưu tú nhất, tiêu biểu nhất cho dân tộc.Tất cảý nghĩa cuộc sống
đối với Nguyễn Sinh Cung lúc đó là cứu nước, giải phóng dân tộc, cứu đồng
bào khỏi kiếp đọa đầy đau khổ.Người coi đấy là lẽ sống thiêng liêng nhất. "Tự
do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi
muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu". Đối với Người, tất cả mọi kế sách
đều vô nghĩa nếu không nhằm độc lập dân tộc, tự do cho đồng bào. Cả cuộc
đời, Người "chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta
được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có
cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành".
Năm 1911, Nguyễn Tất Thành ra đi mục đích cũng chỉđể tìm đường
cứu nước.
Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Lê-nin trước tiên cũng
vì tìm thấy ở "Luận cương của Lê-nin về các vấn đề dân tộc thuộc địa" là "cái
cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta.
Năm 1941, trong tình hình "nước sôi, lửa bỏng"

×