Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

cuong linh viet nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.68 KB, 3 trang )

Cương lĩnh năm 1930
Ngay trong hội nghị thành lập đảng tổ chức vào tháng 2 năm
1930 tổ chức tại Hương Cảng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã
thông qua bộ cương lĩnh đầu tiên. Do địa vị pháp lý không
được công nhận và phải hoạt động bí mật, nên cương lĩnh
đầu tiên được soạn ở mức vắn tắt để cho đảng viên dễ nhớ.
Cương lĩnh đầu tiên hay còn gọi Cương lĩnh năm 1930 bao
gồm các tài liệu: Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt,
Chương trình tóm tắt đều do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.
Đến tháng 10 năm 1930, cương lĩnh đầu tiên được bổ sung
thêm tài liệu Luận cương cách mạng tư sản dân quyền do
Trần Phú soạn thảo. Trong Cương lĩnh thứ nhất, Đảng
Cộng sản Việt Nam tuyên bố sẽ làm cách mạng tư sản dân
quyền và cách mạng ruộng đất (cương lĩnh dùng cách gọi tư
sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng), cụ thể là
phổ biến khẩu hiệu "Việt Nam tự do", đấu tranh và xây
dựng một xã hội tự do tổ chức, nam nữ bình quyền, phổ cập
giáo dục, đánh đổ thực dân Pháp và chế độ phong kiến, xây
dựng chính phủ công nông binh, thành lập quân đội của
giai cấp công nhân và nông dân, tịch thu sản nghiệp của tư
bản thực dân Pháp, lấy ruộng đất của đế quốc chia cho dân
cày nghèo, Chính cương vắn tắt ghi rõ lực lượng tư bản
người Việt không thuộc phe đế quốc, còn Chương trình tóm
tắt tuyên bố rằng Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ lôi kéo tiểu tư
sản, trí thức, trung nông, phú nông, tư sản và tư sản bậc
trung về phe mình.
[sửa] Cương lĩnh 1991
Năm 1991, tại Đại hội VII của đảng, ĐCSVN thông qua cương
lĩnh thứ hai của mình, gọi là Cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (gọi tắt là Cương
lĩnh 1991). Cương lĩnh 1991 đã tổng kết kinh nghiệm thực


hiện cương lĩnh năm 1930, từ đó tuyên bố ĐCSVN sẽ:
"Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội",
Xác định "sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, vì nhân
dân",
"Không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết",
"Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh
trong nước với sức mạnh quốc tế",
Xác định "sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu
bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam".
Cương lĩnh 1991 và các văn kiện bổ sung sau này khẳng định
sẽ lãnh đạo Việt Nam quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua
chế độ tư bản, xây dựng một xã hội xã hội chủ nghĩa có 8
đặc trưng:
"Là một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn
minh",
"Do nhân dân làm chủ",
"Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất
hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất",
"Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc",
"Con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc
sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện",
"Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết,
tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ",
"Có nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản",
"Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước
trên thế giới".
Cương lĩnh 1991 và các văn kiện bổ sung sau này đề ra 8

phương hướng cơ bản để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam là:
"Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa",
"Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa",
"Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đạm đà bản sắc dân tộc làm
nền tảng tinh thần của xã hội",
"Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn
kết toàn dân tộc",
"Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân
dân, do nhân dân, vì nhân dân",
"Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh",
"Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia",
"Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế".

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×