Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

ĐỀ CƯƠNG DỰ GIỜChương IVVIỆT NAM Ở NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.54 KB, 11 trang )

ĐỀ CƯƠNG DỰ GIỜ
Sinh viên lên lớp: Nguyễn Thị Thu
Lớp: 10 A
Sinh viên dự giờ: Liễu Văn Trọng
Giáo viên hướng dẫn: Ngô Thị Khánh Ly
Môn: Lịch sử
Ngày dạy: / / 2013
Tiết ( theo phân phối chương trình): Phòng:
Chương IV
VIỆT NAM Ở NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX
Bài 25: TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, VĂN HÓA
DƯỚI TRIỀU NGUYỄN (Nửa đầu thế kỉ XIX)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1.Về kiến thức. Giúp các em nắm được:
- Tình hình chung về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa ở nước ta nửa đầu
thế kỉ XIX dưới vương triều Nguyễn, trước khi diễn ra cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp xâm lược.
- Triều Nguyễn thống trị nước ta khi chế độ phong kiến Việt Nam đã bước
vào giai đoạn suy vong, lại là những người kế thừa giai cấp thống trị cũ, vương
triều Nguyễn đã không tạo ra được những điều kiện cần thiết để đưa đất nước
bước sang một giai đoạn mới, phù hợp với sự phát triển chung của thế giới.
2. Về tư tưởng, tình cảm, đạo đức.
- Giáo dục cho học sinh có tinh thần vươn lên, đổi mới trong học tập.
- Giáo dục cho các em ý thức quan tâm đến cuộc sống của nhân dân, của đất
nước.
3. Về kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, gắn với sự kiện cụ thể.
- Khai thác tranh, ảnh lịch sử văn hóa.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY- HỌC.
- Lược đồ cải cách hành chính Việt Nam thời Minh Mạng.
- Bảng thống kê các thành tựu văn hóa- giáo dục thời Nguyễn.


- Một số câu thơ, ca dao.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC.
1. Ổn định lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ(3’)
Tình hình phát triển văn hóa giáo dục ở các thế kỉ XVI- XVIII?
3. Giới thiệu bài mới.
Sau khi đánh bại vương triều Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế lập
ra triều Nguyễn. Trong bối cảnh đất nước có nhiều biến động lớn, nhà Nguyễn
đã ra sức củng cố bộ máy thống trị, phục hồi kinh tế, chấn chỉnh văn hóa. Vậy
1
những chính sách mà nhà Nguyễn đã thi hành là gì? và có tác động như thế nào
đến lịch sử dân tộc ta? Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài 25: Tình hình
chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn ( nửa đầu thế kỉ XIX).
* Trọng tâm của bài:
- Nhà Nguyễn tăng cường xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước- chính sách
ngoại giao.
- Tìm hiểu tình hình văn háo giáo dục của nhà Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX.
3. Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp.
Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản HS cần nắm
• Hoạt động 1: Cả lớp- cá nhân.
- GV giới thiệu: Hoàn cảnh triều
Nguyễn ra đời, việc đặt quốc hiệu,
đổi quốc hiệu.
GV phân tích thêm: hoàn cảnh lịch
sử đất nước và thế giới khi nhà
Nguyễn thành lập:
+ Có thể nói lần đầu tiên trong lịch
sử, một triều đại phong kiến Việt
Nam cai quản một lãnh thổ rộng lớn
như hiện nay.

+ Nhà Nguyễn thành lập khi chế độ
phong kiến bước vào giai đoạn suy
vong.
+ Trên thế giới CNTB đang phát
triển mạnh và tăng cường xam lược
thuộc địa.
Trong bối cảnh lịch sử mới yêu cầu
phải củng cố ngay chính quyền thống
trị của nhà Nguyễn, vì vậy ngay sau
khi lên ngôi Gia Long đã bắt tay vào
việc tổ chức bộ máy nhà nước,
- GV phát vấn: Chính quyền TW và
địa phương thời Gia Long được tổ
chức như thế nào? So với bộ máy
nhà nước thời Nhà Lê sơ em có
nhận xét gì?
- HS: Đọc sách và trả lời.
1. Xây dựng và củng cố bộ máy nhà
nước- chính sách ngoại giao.

 Xây dựng và củng cố bộ máy nhà
nước:
- Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi (Gia
Long), lnhà Nguyễn thành lập. Đóng đô
Phú Xuân ( Huế).
2
- GV kết luận:
GV giảng giải chốt ý:
- TW:.
- Địa Phương:

Vua Gia Long, chia cả nước làm 3
vùng:
+ Bắc thành:…
+ Gia Định thành….
+ Các Trực doanh ……
- GV giảng giải thêm:
Mỗi thành có một Tổng trấn trông
coi và có quyền quyết định các công
việc, chỉ báo cáo về Trung ương khi
có công việc quan trọng.
+ Để củng cố bộ máy nhà nước, Vua
Nắm quyền hành một cách độc đoán,
giúp vua có tứ trụ đại thần và 6
bộ… các cơ quan chuyên môn như
Đô Sát viện, Hàn lâm viện,Quốc tử
giám, Thái y viện .
+ Để đề cao hơn nữa uy quyền của
Vua Gia Long đặt ra lệ tứ bất:
- GV tiếp:
+ Sự tồn vong của Bắc thành và Gia
Định thành là giải pháp tình thế, có
tính chất quá độ nhưng gây khó khăn
cho sự cai trị của nhà Nguyễn ( dễ bị
cát cứ) . Do đó yêu cầu cấp bách là
phải có những cải cách kiện toàn bộ
máy hành chính.
- GV: Treo sơ đồ (phục lục1) kết
hợp với lược đồ ( phụ lục 2) các
đơn vị hành chức hành chính thời
Minh Mạng cho học sinh quan sát và

đặt câu hỏi: - GV: Đến thời Minh
Mạng, có một sự cải cách lớn về đơn
vị hành chính. Vậy cuộc cải cách đó
như thế nào?
- HS: Tìm hiểu- trả lời.
- GV: Phân tích thêm, chốt ý:
+ Năm 1831-1832, Vua Minh Mạng
tiến hành cải cách: quyết định bỏ Bắc
+ Trung ương: Chính quyền trung ương
theo mô hình nhà Lê→ tính chuyên chế
cao hơn.
+ Địa phương: chia cả nước làm 3 vùng:
Bắc thành, Gia Định thành và các Trực
doanh ( trung bộ) triều đình trực tiếp cai
quản.

- Năm 1831 - 1832, Minh Mạng thực hiện
cải cách:
3
Thành và Gia Định thành, chia cả
nước làm 30 tỉnh và một phủ Thừa
Thiên. Mỗi phủ đều có Tổng đốc,
tuần phủ cai quản cùng hai ty: Án
sát sứ ti và Bố chính sứ ti, hoạt
động theo sự điều hành của triều
đình.
+ Các phủ, huyện, Châu, Xã vẫn
như cũ.
→ Sang thời Minh Mạng nhà vua đặt
thêm viện cơ mật và tôn nhân phủ

nhằm tập trung quyền lực vào tay
vua.
- GV phát vấn: GV: Cuộc cải cách
hành chính của vua Minh Mạng đã
có ý nghĩa gì?.
- HS trả lời:
- GV giảng giải và chốt ý:
Cải cách hành chính Minh Mạng
1831-1832, …
+ Thể hiện sự thống nhất đất nước
về mặt nhà nước, có tác dụng tăng
cường quyền lực cho nhà nước
phong kiến từ TW đến địa phương.
+ Cơ sở để phân chia các tỉnh
ngày nay. Với ý nghĩa như vậy, cải
cách của Minh Mạng được đánh giá
rất cao.
- GV Liên hệ thực tiễn:
Hiện nay đa số tên gọi 30 tỉnh vẫn
được dùng cho đến nay. Nước ta
hiện nay có 64 tỉnh thành đa số tách
từ 30 tỉnh này ra vì nhiều nguyên
nhân nhưng quan trọng nhất là dân
số tăng nhanh với mục đích tạo điều
kiện cho việc quản lí được dễ dàng,
thuận lợi hơn.
-GV hỏi: Để củng cố bộ máy nhà
nước, nhà Nguyễn còn thực hiện
những biện các chính sách về tuyển
chọn quan lại, luật pháp, quân đội

như thế nào?
- HS trả lời.
- GV: Nhận xét, chốt ý:
+ Xóa bỏ Bắc thành và Gia Định thành.
+ chia cả nước làm 30 tỉnh và 1 phủ
Thừa Thiên.
+ Các phủ, huyện, Châu, Xã vẫn như

Ý nghĩa:
+ Tăng cường tính thống nhất quốc gia.
+ Đặt cơ sở nền tảng cơ sở để phân chia
các tỉnh ngày nay.
4
+ Ban đầu quan lại được tuyển chọn
từ những người trước đây theo
Nguyễn Ánh, về sau giáo dục khoa
cử trở thành nguồn tuyển chọn chính,
chế độ lương bổng được quy định
nhưng có phần ruộng đất và chủ yếu
là tiền và gạo.
+ Nhà Nguyễn cũng ban hành Hoàng
triều luật lệ còn gọi là luật Gia Long,
GV giới thiệu đôi nét về bộ luật này.
Luật quy định rất chặt chẽ bảo vệ
quyền lợi của giai cấp thống trị, các
tôn ti trật tự phong kiến, các vấn đề
kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa.
+ Quân đội được tổ chức chặt chẽ
gồm 20 vạn người, được trang bị vũ
khí đầy đủ, được chia thành 3 bộ

phận:
* Thân binh
* Cấm binh
* Tinh binh với 4 binh chủng: bộ
binh, thủy binh, kị binh và tượng
binh. Vũ khí được trang bị đầy đủ
nhưng nói chung lạc hậu hơn rất
nhiều so với người phương Tây.
Chuyển ý: Ngoài việc củng cố bộ
máy nhà nước, tuyển chọn quan lại,
luật pháp, nhà Nguyễn còn chú trọng
đến chính sách ngoại giao, vấn đề có
vai trò quan trọng đối với sự tồn
vong của một chính quyền.
- GV phát vấn: Vậy nhà Nguyễn đã
thực hiện chính sách ngoại giao gì?
- HS: Đọc sách và trả lời.
- GV- Chốt ý: Đối với nhà Thanh,
nhà Nguyễn giữ thái độ hòa hảo, đối
với các nước như Lào và Chân Lạp,
nhà Nguyễn bắt họ thuần phục. Đối
với các nước phương Tây nhà
Nguyễn có phần dè dặt trong quan
hệ. nhằm bảo vệ phong tục tập
quán và quyền thống trị; lo bị mất
nước.
- GV phát vấn: Nhận xét về chính
- Quan lại: tuyển chọn qua thi cử.
- Luật pháp: Bộ Hoàng Việt luật lệ (luật
Gia Long).

- Quân đội: tổ chức quy củ.
 Chính sách ngoại giao:
- Thần phục nhà Thanh.
- Bắt Lào, Chân Lạp thần phục.
- Phương Tây: “ đóng cửa”.
5
sách ngoại giao của nhà Nguyễn?
( mặt tích cực và hạn chế).
- HS: suy nghĩ, trả lời.
- GV: Chốt ý.
+ Tích cực: Giữ được quan hệ thân
thiện với các nước láng giềng nhất là
Trung Quốc.
+ Hạn chế: Việc thuần phục nhà
Thanh một cách mù quáng và đóng
cửa với phương Tây. Không tạo
được điều kiện giao lưu với các nước
tiên tiến lúc bấy giờ nên không tiếp
cận được với nền công nghiệp cơ khí
mà → tình trạng lạc hậu và bị cô lập.
Dẫn dắt vào mục 2: Cùng với việc
xây dựng và củng cố bộ máy nhà
nước, thực hiện chính sách ngoại
giao nhà Nguyễn đã có những chính
sách gì để phát triển kinh tế?
• Hoạt động 2 (8’):
Giáo viên chỉ giới thiệu khái quát
một số chính sách về kinh tế của
nhà Nguyễn (Theo chương trình
giảm tải của bộ)

GV giới thiệu :
* Nông ngiệp:
+ Năm 1804, nhà Nguyễn thực
hiện chính sách quân điền. (GV giải
thích thêm về chính sách quân điền
dưới thời Nguyễn)
+ Khuyến kích khai hoang bằng
nhiều hình thức,doanh điền.
(doanh điền là…)
+ Huy động nhân dân đắp và sửa
đê điều, nạo vét mương máng
nhưng không có hiệu quả cao.

NX: Nông nghiệp Việt Nam vẫn
là nền nông nghiệp thuần phong kiến
và rất lạc hậu
- GV chốt ý: Mặc dù nhà nước có
chính sách khuyến khích phát tiển
nông nghiệp, song đó chỉ là biện
pháp truyền thống, không vượt qua
2. Tình hình kinh tế và chính sách của
nhà Nguyễn
* Nông nghiệp:

+ Nhà Nguyễn thực hiện Chính sách quân
điền.
+ Khuyến khích khai hoang bằng nhiều
hình thức khác nhau: doanh điền
+ Quan tâm đến thủy lợi.


NX: Nông nghiệp Việt Nam vẫn là nền
nông nghiệp thuần phong kiến và rất lạc
hậu
6
khỏi phương thúc cổ truyền vẫn là
một nền phong kiến rất lạc hậu.
* Thủ công nghiệp nhà nước:
Bộ phận thủ công nghiệp nhà nước
được tổ chức với quy mô lớn với
nhiều nghề: đúc tiền, chế tạo vũ khí,
đóng thuyền….thợ quan xưởng đã
chế tạo được một số máy móc đơn
giản.
+ Thủ công nghiệp trong nhân dân:
tiếp tục duy trì phát triển với các
nghành thủ công truyền thống, nhưng
không phát triển như trước do chế độ
công tượng hà khắc.
Tuy vậy đã xuất hiện một nghề
mới như: in tranh dân gian
*Thương nghiệp:
- GV: chốt ý
+ Nội thương: Phát riển chậm chạp
mang tính địa phương. Việc buôn
bán trong nước vẫn được duy trì. Tuy
nhiên thuyền bè đi xa bị đánh thuế
nhiều lần.
+ Ngoại thương : Nhà nước nắm giữ
độc quyền ngoại thương, chỉ cho
phép thuyền bè nước ngoài chỉ được

vào Đà Nẵng. Nhà nước chỉ được
ũng cho một số thuyền sang các nước
xung quanh để buôn bán: Trung
Quốc, Xiêm,…
 GV Nhận xét: Không tạo điều
kiện cho sự phát triển giao lưu và
mở rộng sản xuất.
•Hoạt động 3: (14’) Học sinh cần
nắm được những thành tựu về văn
hóa-giáo dục thời Nguyễn.
- GV: Phát phiếu học tập cho học
sinh theo mẫu:
Lĩnh vực Thành tựu
Tôn giáo
*Thủ công nghiệp
- Thủ công nghiệp nhà nước: Được tổ
chức quy mô lớn với nhiều nghành nghề
- Thủ công nghiệp trong nhân dân:
+ Các nghề thủ công truyền thống được
duy trì nhưng không phát triển, Chế độ
công tượng hà khắc
+ Nghề mới xuất hiện: in tranh dân gian.
*Thương nghiệp:
+ Nội thương: phát tiển chậm
+ Ngoại thương: chính sác “bế quan tỏa
cảng”
Các đô thị tàn lụi dần.
3. Tình hình văn hóa- giáo dục.
7
Giáo dục

Văn học
Sử học
Kiến trúc
Nghệ
thuật dân
gian.
- GV hướng dẫn hs dựa vào sách
giáo khoa để hoàn thiện phiếu học
tập, sau đó gọi một số học sinh trả
lời. Gv nhận xét chốt ý và treo bảng
hệ thống (đã chuẩn bị - Phụ Lục 3)
lên bảng để học sinh đối chiếu.
- GV phát vấn: tình hình tôn giáo
dưới thời Nguyễn như thế nào?
- HS trả lời
- GV phân tích, giảng giải:
*Tôn giáo dưới thời Nguyễn: ra sức
lập lại trật tự phong kiến, củng cố địa
vị độc tôn Nho giáo bằng việc hạn
chế xây dựng chùa chiền, cấm theo
đạo Thiên chúa.
Minh Mạng soạn ra “nười điều
huấn dụ” và Tự Đức diễn Nôm thành
“ thập điều diễn ca” nhằm truyền bá
tư tưởng Nho giáo.
Tuy nhiên, nhân dân không những
không ủng hộ mà còn thờ ơ và thẳng
tay đả kích bằng câu ca dao sau:
“Vui xem hát
Nhạt xem bơi

Tả tơi xem hội
Bối rối xem đám ma
Bỏ cửa mà đi nghe giảng thập điều".
GV nhận xét:
* Giáo dục:
Như bài trước các em đã học,
Thời nhà Mạc cứ ba năm tổ chức 1
lần, rất đều đặn với 22 lấy 485 tiến
sĩ, có nhiều trạng nguyên giỏi như
Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Thị
Phụ lục 3
8
Duệ. Trong khi đó, Thời Nguyễn kỳ
hạn thi không cố định, số người đi
thi và đỗ đạt ít hơn trước.
* Văn học:
Văn học chữ Nôm phát triển với
các tác phẩm xuất sắc của Nguyễn
Du, tiêu biểu tác phẩm chuyện kiều
của Nguyễn Du là đỉnh cao của
nghệ thuật thơ ca Việt Nam, là mẫu
mực tuyệt vời về sử dụng ngôn ngữ
dân tộc.
Còn Hồ Xuân Hương các bài thơ
tieu biẻu: Tự Tình , Bánh Trôi
Nước. Các tác phẩm nổi lên tài
năng nghệ thuật cũng như cái tôi cá
nhân của b. Bà được mệnh danh là
“bà chúa thơ Nôm”.
Ngoài ra, còn có nhiều tác giả tên

tuổi khác: Bà Huyện Thanh Quan,
Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Văn
Siêu,…

- GV: Vậy theo các em đóng góp
lớn nhất của Vương triều Nguyễn
về văn hóa nghệ thuật là gì?
- HS: trả lời.
- GV: Chốt ý:
Mặc dù triều Nguyễn còn nhiều
hạn chế nhưng đánh giá khách quan
nhà Nguyễn đã có nhiều đóng góp,
cống hiến về mặt văn hóa – nghệ
thuật để lại cho dân tộc một đại thi
hào Nguyễn Du, một bà chúa thơ
Nôm. Để lại cho hậu thế những công
trình được cả thế giới công nhận là di
sản văn hóa thế giới: quần thể di tích
Cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình
Huế-là di sản văn hóa phi vật thể của
dân tộc Để lại dân tộc một khối
lượng văn hóa vật thể và phi vật thể
rất lớn.
9
4. Củng cố.
- Củng cố: Tình hình nước ta nửa đầu thế kỉ XIX:
+ Chính trị: đất nước thống nhất.
+ Kinh tế: Nông nghiệp có nhiều đóng góp, tuy nhiên ngoại thương hạn chế.
+ Văn hóa - giáo dục: đạt nhiều thành tựu.
- Chính sách cai trị lạc hậu của nhà Nguyễn đã kìm hãm sự phát triển kinh tế.

5. Dặn dò:
- Học bài cũ, trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Đọc trước bài mới - bài 26. Chú ý trả lời các câu hỏi:
1. Tình hình xã hội nửa đầu thế kỉ XIX như thế nào?
2. Vì sao dưới thời Nguyễn đời sống nhân dân cực khổ?
3. Các cuộc khởi nhĩa tiêu biểu
Thời gian Địa Bàn Lực lượng Kết quả, ý
nghĩa
+ Trả lời câu hỏi: Đặc điểm của phong trào đấu tranh chống phong kiến ở
nửa đầu thế kỉ XIX
Phong Điền, ngày 07 tháng 03 năm 2012
Giáo viên hướng dẫn Tổ trưởng chuyên môn Sinh viên thực tập
Ngô Thị Khánh Ly Mai Văn khang Liễu Văn Trọng
10
Phụ Lục 3
Lĩnh vực Thành tựu
Tôn giáo
- Độc tôn Nho giáo, hạn chế Thiên chúa giáo.
- Tín ngưỡng dân gian tiếp tục phát triển.
Giáo dục
- Nho học được củng cố; tổ chức đều đặn các kì thi Hương và Hội.
Văn học
- Văn học chữ Nôm phát triển. Tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Du,
Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan.
Sử học
- Quốc sử quán thành lập,
- Nhiều bộ sử lớn được biên soạn: Đại Nam thực lục, Lịch triều
hiến chương loại chí, Lịch triều tạp kỉ, Gia Định thành thống chí
Kiến trúc - Kinh đô Huế, Lăng tẩm, Thành lũy ở các tỉnh, cột cờ Hà Nội.
Nghệ

thuật dân
gian.
- Tiếp tục phát triển (Nhã nhạc cung đình Huế, các loại hình ca
múa nhạc dân gian )
11

×