Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Ý nghĩa của các cặp chỉ tiêu GDP,GNP pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (563.18 KB, 7 trang )

I- Khái niệm:
 Tổng sản phẩm quốc nội(GDP ):
Đo lường tổng giá trị bằng tiền của tất cả các hàng hoá và dịch vụ được tạo
ra trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường
tính là 1 năm)
 Tổng sản phẩm quốc dân(GNP) :
Đo lường tổng giá trị bằng tiền của tất cả các hàng hoá và dịch vụ do công
dân của một nước sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định (thường tính là 1
năm)
 Mối quan hệ GDP&GNP
GNP = GDP + Thu nhập của người dân nước – Thu nhập của người nước
sở tại ở nước ngoài (A) ngoài ở nước sở tại (B)
Chênh lệch giữa A và B được gọi là thu nhập ròng tài sản
từ nước ngoài (NIA)
NIA = A – B
GNP = GDP + NIA
II- GDP tổng số và bình quân đầu người
1.1. GDP tổng số
 Định nghĩa: GDP tổng số đo lường tổng giá trị bằng tiền của tất cả các hàng
hoá và dịch vụ được tạo ra trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia trong
một thời kỳ nhất định (thường tính là 1 năm)
 Ý nghĩa:
 Là thước đo tốt để đánh giá thành tựu kinh tế của một quốc gia.
Ngân hàng thế giới (WB) hay quỹ tiền tệ quốc tế(IMF) cũng như các nhà
kinh tế thường sử dụng hai chỉ tiêu này để so sánh quy mô sản xuất giữa các
nước với nhau. Để thực hiện được điều đó các nhà kinh tế phải tính chuyển
số liệu GDP(GNP) của các nước tính theo đồng nội tệ về một đồng tiền
chung (USD hoặc EURO).
GDP của một số nước châu á
GDP 2006 (triệu usd) GDP 2007 (triệu usd)
Nhật bản 4.367.459 4.345.948


Trung quốc 2.630.113 3.248.520
Indonesia 364.239 410.317
Thai lan 206.258 225.810
Singapore 132.155 153.480
Việt nam 60.995 68.300
Cam puchia 7.096 7.960
 Là cơ sở cho việc lập các chiến lược phát triển kinh tế dài hạn và kế
hoạch tiền tệ, ngân sách ngắn hạn.
GDP(GNP) thường được sử dụng để phân tích những biến động về sản
lượng của một đất nước qua thời gian. Đồng thời, hai chỉ tiêu này cũng giúp
cho các cơ quan hoạch định chính sách đưa ra những phân tích về tiêu dùng,
đầu tư, tỷ giá hối đoái…dựa trên các mô hình hoạch toán kinh tế. Chính vì
vậy mà đòi hỏi công tác thống kê phải thật chính xác, khoa học.
So sánh cơ cấu các ngành kinh tế ở Việt nam trong các giai đoạn từ
năm 1986-2005
Tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ tăng đáng kể, trong khi
nghành nông nghiệp giảm mạnh tiêu biểu là:
Giai đoạn 1986-1990 nghành nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất
(38%) sau đó là ngành dịch vụ và công nghiệp. nhưng đến giai đoạn 1991-
1995 nhờ các chính sách đổi mơi của nhà nước khuyến khích cho công
nghiệp và dịch vụ phát triển?(…), tỷ trọng ngành nông nghiệp đã giảm
xuống còn 22%
 Sử dụng để tính tỷ lệ tăng trưởng kinh tế
Số liệu của Việt Nam những năm gần đây

Năm 2001 2002 2003 2004 2005
ICOR 4,12 4,12 4,92 4,7 4,55
Tăng trưởng GDP
(%)
6,89 7,08 7,34 7,7 8,4

Đóng góp của TFP
trong tăng trưởng
GDP (%)
Thời kỳ 1993-1997: 15%; Thời kỳ 1998-2002: 22,5%
(cho cùng thời kỳ này, có tác giả đưa ra con số
28,2%).
HDI
(thứ hạng trên thế
giới)
0,682
(101/162
)
0,688
(109/173
)
0,688
(109/175
)
0,691
(112/177
)
0,704
MỘT SỐ HẠN CHẾ CỦA CHỈ TIÊU GDP
• Phương pháp tính GDP (GNP) bỏ sót nhiều sản phẩm và dịch vụ mà người
dân làm hoặc giúp đỡ nhau làm (vì những sản phẩm này không được đưa ra
thị trường và không được báo cáo)
• Nhiều hoạt động kinh tế phi pháp hoặc hợp pháp cũng không được đưa vào
nhằm trốn thuế, cũng không được tính vào GDP.
• Những thiệt hại về môi trường (ô nhiễm nước, không khi, tắc nghẽn giao
thông…) cũng không được điều chỉnh khi tính GDP

• GDP phản ánh những hàng hoá dịch vụ được sản xuất ra trong nền kinh tế
nhưng hàng hoá cao cấp nhất của con người là thời gian, sự nghỉ ngơi,…. thì
không thể ghi chép và tính vào GDP
1.2 GDP bình quân đầu người
 Là tỉ lệ giữa GDP tổng số với tổng dân số của một quốc gia trong một
thời kỳ nhất định.
GDP tổng số
GDP bình quân đầu người =
Dân số
Dùng để đánh giá và phân tích sự thay đổi mức sống dân cư thông qua GNP
bình quân đầu người hay GDP bình quân đầu người.
Ý nghĩa:
-GDP bình quân đầu người cho biết mức sống của một nước phụ thuộc vào số
lượng hàng hóa và dịch vụ mà họ sản xuất ra và quy mô dân số của nước đó
-GDP bình quân đầu người là một thước đo tốt hơn về số lượng hàng hóa dịch
vụ sản xuất ra tính bình quân cho một người dân.
Qua bảng số liệu ta thấy từ năm 1995-2007 GDP bình quân đầu người của việt
nam tăng đều qua các năm tiêu biểu từ năm 2006-2007 GDP bình quân đầu người
tăng từ 723USD đến 835USD, tăng 100USD/1 năm.
 Thu nhập bình quân của người dân Việt Nam ngày càng nâng cao. Thế nhưng
cuộc sống của người dân Việt Nam có được nâng cao hơn không?
 Năm 2008, thế giới phải trải qua 1 cuộc khủng hoảng kinh tế lớn, gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến nhiều nước. Điều này đã ít nhiều ảnh hưởng đến nền kinh
tế Việt Nam. GDP bình quân đầu người ở Việt Nam năm 2008 tăng lên nhưng thực
tế là chỉ số giá tiêu dùng còn tăng nhiều hơn với tỉ lệ là 21-22%. Theo ý kiến của
TS.Nguyễn Minh Phong,Viện phát triển Kinh tế xã hội Hà Nội thì : “Lạm phát của
Việt Nam năm nay ước tính 22%. Còn GDP tăng lên phản ánh quy mô nền kinh tế
tăng lên mà trong trường hợp của chúng ta là tăng nhờ đầu tư trực tiếp và cả gián
tiếp (đầu tư FDI chiếm khoảng 40% GDP). Do vậy, tuy có chỉ số GDP tăng nhưng
thu nhập thực tế của người dân chưa chắc đã tăng lên.GDP không phản ánh tất cả.

 Với mức chuẩn Liên Hợp Quốc đưa ra là 960 USD/đầu người/năm, người dân
Việt Nam đang có cơ hội thoát nghèo và tiến dần mức thu nhập trung bình trên thế
giới. Song kết quả này gây không ít ngạc nhiên cho chính nhiều người dân.
 Một cuộc khảo sát nhanh của VTC News với 10 người dân đã cho kết quả thực
tế: 6 người cho biết thu nhập thực tế của họ tăng lên rất ít từ năm ngoái tới năm
nay, 4 người còn lại cho biết thu nhập được điều chỉnh tăng lên nhưng không đáng
kể so với mức độ giá cả hiện nay.
 Một cuộc khảo sát khác trên một tờ báo điện tử cho kết quả: 60,7% người
được hỏi cho rằng GDP bình quân đầu người ở dưới 800 USD, và chỉ 10,9% nhận
định trên 1.000 USD.
2.GDP danh nghĩa và GDP thực tế:
GDP danh nghĩa GDP thực tế:
Định
nghĩa
-GDPn đo lường tổng sản phẩm quốc nội
sản xuất ra trong một thời kỳ, theo giá cả
hiện hành, tức là giá cả của cùng thời kỳ
đó.
GDPn=∑P1*Q1
-GDPr đo lường tổng sản
phẩm quốc nội sản xuất ra
trong một thời kỳ, theo
giá cả cố định ở một thời
kỳ được lấy làm gốc(năm
cơ sở).
GDPr=∑Po*Q1
Yêu cầu
tính toán
Ít yêu cầu tính toán hơn, và nó phản ánh
chính xác hơn sự tham gia của người dân

nước đó vào kinh tế toàn cầu.
Yêu cầu tính toán một
cách chính xác và khoa
học
ứng dụng Dùng khi phân tích nghiên cứu các mối
quan hệ tài chính, ngân hàng…
Dùng khi cần phân tích
tốc độ tăng trưởng kinh tế
Tốc độ
tăng
Lạm phát thường xuyên đưa mức giá
chung lên cao vì vậy,do vậy GDPn có thể
tăng nhanh chóng khi giá trị thực của tổng
sản phẩm không tăng hoặc tăng rất ít
GDPr tăng lên là do số
lượng nguồn lực và hiệu
quả nguồn lực tăng
tăng chậm
III- Kết luận
Vậy chỉ số GDP(GNP) là chỉ tiêu tốt để đánh giá thành tựu kinh tế của một đất
nước
Kết hợp các chỉ tiêu trên sẽ giuos cho việc đánh giá sự tăng trưởng và chất
lượng cuộc sống người dân của một quốc gia chĩnh xá hơn, làm cơ sở cho việc
quản lý và điều tiết cho nền kinh tế

×