Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Những cơ hội cuối cùng doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.77 KB, 7 trang )

Những cơ hội cuối cùng
Đi khảo sát một khách hàng về, buồn khó tả. Cái buồn rất phức
tạp, rất “người“, sự uể oải mỗi khi mệt mỏi vì phải tìm đủ chiêu để
giải thích với khách hàng về những cái có thể và không thể, sự
mệt mỏi nội tâm khi phải chứng kiến những éo le của thế thái
nhân tình, và, có tin hay không mặc kệ, là nỗi lo lắng cho khả
năng chống chịu và vượt qua khó khăn của chính khách hàng.


Đã gặp đủ loại khách hàng, chứng kiến nhiều thành công và thất
bại đủ để tôi có một kết luận hết sức riêng tư rằng sự thành bại
của một doanh nghiệp được quyết định bởi sự anh minh của
người lãnh đạo nó:


 Ý chí và tham vọng kinh doanh
 Giá trị mà họ theo đuổi trong kinh doanh và cuộc sống
 Sự nắm chắc những điều cốt lõi trong công việc

Mỗi doanh nghiệp đều thể hiện hoặc ẩn chứa đâu đó những điều
đó. Nhưng ở khách hàng này, tôi thấy mọi thứ đều không rõ ràng
và bị đảo lộn.
Cũng như những doanh nghiệp thuộc hàng đại gia khác, họ cũng
đang trăn trở trong việc tìm cho mình một CEO và những cán bộ
điều hành giỏi. Hình như chưa bao giờ mong ước thuê một CEO
ngừng thôi thúc trong lòng các ông chủ người Việt, đặc biệt trong
những thời điểm khó khăn (có lẽ khi “sướng” thì người ta lo tận
hưởng?!). Nhưng chưa bao giờ tôi tin ý đinh đó thành công và
cũng chưa hề thấy thành công nào trên thực tế. Lý do thì có
nhiều, nhưng cốt lỗi nhất đúng như tâm sự của một đại gia với tôi
từ năm 1998: “Anh Đại à, cho đến giờ này thì chúng tôi đã có thể


thu hút người giỏi, thậm chí từ công ty nước ngoài về với mình,
chúng tôi cũng có đủ tiền để trả lương cho họ. Nhưng trở ngại lớn
nhất là nếu chúng tôi không giỏi bằng họ, thì làm sao quản lý
được họ?“. Cái người đã hỏi tôi câu đó đã không ngừng nỗ lực
học hỏi và đưa công ty họ tăng trường gấp cả chục lấn so với
trước và trở thành một trong những công ty đại chúng thành công
nhất hiện nay. Vậy câu trả lời cho việc tìm thuê CEO là bạn phải
đủ giỏi để quản trị được một ông CEO giỏi. Không có thành công
nào từ trên trời rơi xuống. Nếu làm chủ chỉ cần có tiền và thuê
CEO thì những ông CEO giỏi đã ngồi trên đầu mấy ông chủ từ
lâu rồi.


Bài toán cho việc tái cấu trúc quản lý các doanh nghiệp Việt Nam
hiện nay là phải tái cấu trúc lại cái đầu của các ông chủ. Các ông
chủ phải có cách tiếp cận bài bản và hệ thống hơn đối với các
vấn đề về quản lý. Nhiều ông chủ đang lay hoay tìm nhân viên
giỏi, trong khi chính những nhân viên hiện tại của mình mình
chưa xài hết năng lực của họ, chưa nhìn thấy giá trị và hiệu quả
mà họ làm ra và, nhiều khi, tự mình phá hoại những gì họ đã làm,
vì sự hời hợt và thiếu hiểu biết của mình.


Đúng ra công việc tái cấu trúc này phải làm từ lâu rồi. Nhưng mỗi
lần dấy lên làn sóng tái cấu trúc, nhưng xem ra vấn đề chưa
được giải quyết bao nhiêu, vì tư duy quản lý vẫn lẹt đẹt chạy sau
một bước. Nền kinh tế vẫn tăng trưởng, nhiều doanh nghiệp vẫn
bứt phá lên hàng đại gia… Vấn đề xem ra không có gì nghiêm
trọng.



Nhưng lần này có thể khác. Những rủi ro có thể gây ra từ chính
nội lực và những mất cân đối trong nội bộ nhiều hơn. Những khó
khăn này là tích số của các khó khăn nội tại trong từng doanh
nghiệp. Các nguyên nhân này, nếu không giải quyết được, tất
yếu sẽ diễn ra sự thôn tính ồ ạt, nhiều ông chủ có thể từ ông chủ
to thành ông chủ nhỏ, từ ông chủ nhỏ trở thành không có gì, khi
mà làn sóng mua lại và sáp nhập diễn ra. Khi đó, nền kinh tế vẫn
là nền kinh tế của Việt Nam, nhưng chủ nhân của một phần trong
nó có thể không phải là người Việt.


Đây có thể là cơ hội cuối cùng để các ông chủ người Việt thay đổi
và bứt phá về tư duy quản lý, bởi muốn học thì phải có thầy và có
lực. Trong nhiều năm qua, chúng ta nhận được sự hỗ trợ về kỹ
thuật rất nhiều từ các tổ chức quốc tế (như UNDP, MPDF,
DANIDA…) để phát triển năng lực kinh doanh và quản lý cho đội
ngũ doanh nhân. Nhưng thời hạn cuối cùng cho các hỗ trợ đó
đang đến gần, khi lộ trình đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các
nước nghèo để được ưu tiên hỗ trợ sẽ đến vào năm 2010. Tiền
chưa phải là quan trọng, nhưng khi đó, những nguồn lực về tri
thức và việc phát triển các công cụ, tập hợp đội ngũ chuyên gia
dành cho Việt Nam sẽ không còn rộng rãi và dồi dào như hiện
nay. Lúc đó, muốn tìm thày phải tốn rất nhiều tiền và phải ra công
thuyết phục (kiểu như ký hợp đồng với đội bóng đá Olympic
Brasil hiện nay vậy).

×