Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Những thách thức và những cơ hội của việt nam tham gia vào afta.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.57 KB, 15 trang )

MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN....................................................................2
A. AFTA...........................................................................................................
I. AFTA và quá trình tham gia của Việt Nam..................................................3
II. Tác động của AFTA đối với nền kinh tế Việt Nam.....................................6
B. NHỮNG THÁCH THỨC VÀ NHỮNG CƠ HỘI CỦA VIỆT NAM
THAM GIA VÀO AFTA................................................................................
I. AFTA: Thử thách hội nhập đầu tiên của Việt Nam....................................10
II. Những thách thức và những cơ hội của Việt Nam tham gia vào AFTA. .11
C. QUÁ TRÌNH THAM GIA VÀ LỊCH TRÌNH GIẢM THUẾ CỦA
VIỆT NAM..................................................................................................14
KẾT LUẬN..................................................................................................15
1
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................


...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
2
A. AFTA
I. AFTA và quá trình tham gia của Việt Nam
1. Nội dung cơ bản của AFTA
Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (viết tắt là AFTA từ các chữ cái đầu của ASEAN Free
Trade Area) là một hiệp định thương mại tự do (FTA) đa phương giữa các nước trong khối
ASEAN. Theo đó, sẽ thực hiện tiến trình giảm dần thuế quan xuống 0-5%, loại bỏ dần các
hàng rào phi thuế quan đối với đa phần các nhóm hàng và hài hòa hóa thủ tục hải quan
giữa các nước trong khối.
Sáng kiến về AFTA vốn là của Thái Lan. Sau đó hiệp định về AFTA được ký kết tại Hội
nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 4, tổ chức vào tháng 1/1992 tại Singapore. Ban đầu chỉ
có sáu nước là Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan (gọi chung
là ASEAN-6). Các nước Campuchia, Lào, Myanma và Việt Nam (gọi chung là CLMV)
được yêu cầu tham gia AFTA khi được kết nạp vào khối này. Theo kế hoạch ban đầu,
AFTA được hoàn thành vào năm 2008 với mục đích cơ bản là "tăng cường khả năng cạnh
tranh của ASEAN như một cơ sở quốc tế nhằm cung cấp hàng hóa ra thị trường thế giới".
Tuy nhiên, trước sự phát triển và cạnh tranh mạnh mẽ của các liên kết kinh tế toàn cầu
khác, cũng như do sự tiến bộ của chính các quốc gia ASEAN, năm 1994, khối này quyết
định đẩy nhanh thời hạn lên năm 2003. Gia nhập ASEAN năm 1995, Việt Nam cũng tham
gia AFTA từ năm 1996 với mục tiêu giảm thuế quan nhập khẩu từ các nước thành viên
xuống dưới 5% vào năm 2006 và 0% vào năm 2017.
Cơ chế chính để thực hiện AFTA là Hiệp định thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung
(Common Effective Preferential Tariff - CEPT). Về thực chất, CEPT là một thỏa thuận
giữa các nước thành viên ASEAN về việc giảm thuế quan trong nội bộ khối xuống còn

0-5% thông qua những kế hoạch giảm thuế khác nhau. Trong vòng 5 năm sau khi đạt mức
thuế ưu đãi cuối cùng, các nước thành viên sẽ tiến hành xóa bỏ các hạn ngạch nhập khẩu
và những hàng rào phi quan thuế khác.
Thời hạn thực hiện CEPT của các nước có khác nhau. Cụ thể là:
Với Brunei, Indonesia, Philippines, Singapore, Thái Lan: từ 1993 đến 2003.
Với Việt Nam: từ 1996 đến 2006
Với Lào, Myanmar và Campuchia: từ 1998 đến 2008.
Để thực hiện dần dần việc cắt giảm thuế quan, mỗi nước sẽ phải phân loại tất cả hàng hóa
của mình vào một trong các danh mục sau:
Danh mục giảm thuế (IL)
Danh mục loại trừ tạm thời (TEL)
Danh mục loại trừ hoàn toàn (GEL)
Danh mục nhạy cảm (SL)
Danh mục nhạy cảm cao
Danh mục giảm thuế (IL) bao gồm những mặt hàng sẽ được cắt giảm thuế quan để đến khi
hoàn thành CEPT sẽ có thuế suất 0-5%. Ngay sau khi ký CEPT, mỗi nước ASEAN phải
3
đưa ra IL của mình để bắt đầu giảm thuế quan từ năm 1993. Trên thực tế, không phải mặt
hàng nào trong IL cũng thực sự phải giảm thuế quan, vì có những mặt hàng trước khi đưa
vào IL đã có thuế suất dưới 5%, thậm chí bằng 0%.
Danh mục loại trừ tạm thời (TEL) bao gồm những mặt hàng chưa đưa vào giảm thuế quan
ngay, do các nước thành viên ASEAN phải dành thêm thời gian để điều chỉnh sản xuất
trong nước thích nghi với môi trường cạnh tranh quốc tế gia tăng.
Sau ba năm kể từ khi tham gia CEPT, các nước ASEAN phải bắt đầu chuyển dần các mặt
hàng từ TEL sang IL, tức là bắt đầu giảm thuế quan đối với những mặt hàng này. Quá trình
chuyển từ TEL sang IL được phép kéo dài trong 5 năm, mỗi năm phải chuyển được 20%
số mặt hàng. Điều đó có nghĩa là đến hết năm thứ tám thì IL đã mở rộng bao trùm toàn bộ
TEL, và TEL không còn tồn tại.
Khi đưa mỗi mặt hàng vào IL, các nước đồng thời phải chỉ ra lịch trình giảm thuế quan của
mặt hàng đó cho đến khi hoàn thành CEPT.

Ví dụ: Khi tham gia CEPT vào năm 1993, IL của nước A bao gồm 50 mặt hàng, TEL của
nước này có 100 mặt hàng. Từ năm 1996, nước A phải bắt đầu chuyển TEL sang IL. Nếu
mỗi năm chuyển đều 20% thì năm 1996, IL của nước này có 50 + (100*20%) = 70 mặt
hàng và TEL giảm đi còn 100 - (100*20%) = 80 mặt hàng. Năm 1997, IL sẽ là 90 và TEL
sẽ là 60. Ba năm tiếp sau đó, các con số tương ứng sẽ là 110/40, 130/20 và 150/0. Đến năm
2000, IL của nước A sẽ bao gồm cả 150 mặt hàng và TEL không còn mặt hàng nào nữa.
Danh mục loại trừ hoàn toàn (GEL) bao gồm những mặt hàng không có nghĩa vụ phải
giảm thuế quan. Các nước thành viên ASEAN có quyền đưa ra danh mục các mặt hàng này
nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, đạo đức xã hội, bảo vệ sức khỏe con người, động thực vật;
bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch sử, khảo cổ...
GEL không phải là Danh mục các mặt hàng Chính phủ cấm nhập khẩu (NK). Một số mặt
hàng có trong GEL vẫn được NK bình thường, nhưng không hưởng thuế suất ưu đãi như
các mặt hàng trong danh mục giảm thuế.
Ngoài cơ chế này, để hiện thức hóa AFTA, các nước ASEAN còn ký kết hàng loạt các thỏa
thuận về thống nhất và công nhận tiêu chuẩn hàng hóa giữa các nước thành viên, công
nhận việc cấp giấy xác nhận xuất xứ hàng hóa của nhau, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực
hải quan, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, phát triển công nghiệp và xây dựng Khu vực đầu tư
ASEAN (ASEAN Investment Area - AIA).
2. Quá trình tham gia của Việt Nam
Ngày 28/7/1995, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN và cam kết
tham gia AFTA. Thời hạn hoàn thành AFTA của Việt Nam năm 2006. Việt Nam bắt đầu
4
thực hiện lộ trình giảm thuế quan tham gia AFTA từ ngày 1/1/1996, khi đưa 875 mặt hàng
đầu tiên vào thực hiện CEPT. Tất cả những mặt hàng này đều đã nằm ở khung thuế suất
0-5%.
Đầu năm 1998, Việt Nam công bố lịch trình giảm thuế để thực hiện AFTA vào năm 2006.
Trên thực tế thì đến cuối năm 2002, 5.500 mặt hàng (chiếm khoảng 86% tổng số mặt hàng
trong biểu thuế nhập khẩu) đã được vào chương trình cắt giảm. Toàn bộ các mặt hàng này
đã ở thuế suất dưới 20% và có lộ trình cắt giảm trong thời kỳ 2002-2006. Trong số đó,
65% đã ở mức thuế 0-5%.

Theo số liệu của tờ Dow Jones, vào những ngày đầu năm 2003, mức thuế suất trung bình
của Việt Nam chỉ hơn 2% một chút, và Việt Nam đang là nước có mức thuế suất trung
bình thấp thứ 3 ASEAN, sau Singapore và Brunei.
Theo đúng lộ trình thì việc cắt giảm thuế tham gia AFTA đã được áp dụng chính thức tại
Việt Nam từ ngày 1/1/2003. Tuy nhiên, ngày 10/1/2003, Bộ Tài chính đã thông báo việc
cắt giảm đó sẽ được thực hiện lùi lại 7 tháng, vào ngày 1/7.
Đến ngày 1/7, 1.416 mặt hàng thuộc TEL được chuyển sang IL. Đa số đó là những mặt
hàng hiện đang được bảo hộ với mức thuế suất rất cao (30-100%), hoặc đang được quản lý
bằng hạn ngạch như xi măng , giấy , hàng điện tử, điện gia dụng , cơ khí, vật liệu xây
dựng...
II. Tác động của AFTA đối với nền kinh tế Việt Nam
5
Đối chiếu nội dung của AFTA cũng như những tác động có thể có của nó đối với các nước
thành viên nói chung, đối chiếu với tình hình cụ thể và tiến trình thực hiện AFTA của Việt
Nam, AFTA có thể có những tác động trên các mặt chính sau:
1. Thương mại
1.1. Nhập khẩu:
Trong những năm gần đây, hàng hóa từ ASEAN vào Việt Nam chiếm khoảng 25% kim
ngạch nhập khẩu (NK), trong đó nguyên vật liệu dùng cho sản xuất và hàng công nghiệp
chiếm tỷ trọng lớn. Các mặt hàng này đã có thuế suất dưới 5% trước khi thực hiện CEPT.
Vì vậy, AFTA không có tác động trực tiếp tới việc NK những mặt hàng này.
Ngoài ra, một số hàng NK có kim ngạch đáng kể ở Việt Nam như xăng dầu, xe máy... chưa
được đưa vào danh sách giảm thuế ngay nên trước mắt sẽ nằm ngoài phạm vi tác động của
AFTA.
Về lâu dài, Việt Nam chắc chắn phải đưa thêm những mặt hàng từ danh mục loại trừ tạm
thời có thuế suất trên 20% vào diện cắt giảm ngay, và loại trừ dần các hàng rào phi thuế
quan (nhất là những hạn chế về số lượng nhập khẩu). Khi đó, rất có thể NK, nhất là những
mặt hàng tiêu dùng từ các nước ASEAN vào Việt Nam sẽ tăng lên nếu những mặt hàng
cùng loại sản xuất trong nước không cạnh tranh lại được.
1.2. Xuất khẩu:

a. Xuất khẩu sang các nước ASEAN khác:
Về lý thuyết và dài hạn, AFTA có tác động làm tăng sức cạnh tranh của hàng hóa Việt
Nam trên thị trường ASEAN nhờ giảm thuế quan và loại bỏ các hàng rào phi thuế quan.
Song trong vài năm tới, khả năng AFTA làm tăng kim ngạch xuất khẩu (XK) của Việt
Nam sang các nước này không lớn do các nguyên nhân sau:
Xét về cơ cấu hàng xuất khẩu (XK):
Những năm gần đây, ASEAN thường chiếm khoảng 20-23% kim ngạch xuất khẩu (XK)
của Việt Nam. Đây là một con số đáng kể. Nhưng những mặt hàng được hưởng thuế suất
CEPT lại chỉ chiếm gần 20% kim ngạch XK sang ASEAN, tương đương với dưới 4% tổng
kim ngạch XK của Việt Nam năm 2001. Và mức tăng XK của những mặt hàng này sang
các nước ASEAN khác cũng không lớn.
Hơn nữa, cơ cấu hàng hóa của Việt Nam và ASEAN khá tương đồng. Với trình độ thua
kém hơn, Việt Nam chỉ có thể cạnh tranh trên thị trường ASEAN nhờ tính độc đáo của
chủng loại, mẫu mã và do đó, chỉ mang tính bổ sung cho cơ cấu hàng hóa nước đối tác.
Xét về bạn hàng:
2/3 doanh số buôn bán của Việt Nam với ASEAN được thực hiện với Singapore. Phần lớn
hàng Việt Nam xuất sang Singapore sẽ được tái xuất sang các nước khác. Nhưng ở nước
này, hệ thống thuế xuất nhập khẩu trước AFTA vốn đã thấp, gần như bằng 0%. Do vậy,
khi thực hiện CEPT trên toàn khối ASEAN, 1/3 kim ngạch xuất nhập khẩu còn lại của Việt
Nam với các nước ASEAN khác sẽ chưa làm thay đổi nhiều XK Việt Nam nếu xét theo
khía cạnh được hưởng ưu đãi thuế NK thấp.
6

×