Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bài thu hoạch tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác xây dựng Đảng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.42 KB, 4 trang )

ĐẢNG BỘ KHỐI CƠ QUAN TỈNH ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Chi bộ Sở Thông tin và Truyền thông
Cơ quan Sở Thông tin và Truyền thông
Ninh Bình, ngày 2 tháng 10 năm 2009
BÀI THU HOẠCH
Làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta
Thật sự trong sạch, vững mạnh là đạo đức, là văn minh
Họ và tên: Hùng Thị Nam Giang
Sinh ngày: 23/07/1982
Đơn vị công tác: Văn phòng Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Ninh Bình
Qua học tập, nghiên cứu chuyên đề tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về
xây dựng Đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh “là đạo đức, là văn minh”, đã giúp
tôi có nhận thức sâu sắc về Đảng, qua đó xác định rõ thêm nội dung công việc cần làm
trong thời gian tới để góp phần xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, “là
đạo đức, là văn minh” như sau:
1. Những nhận thức sau khi nghiên cứu, học tập chuyên đề: Xây dựng
Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh “là đạo đức, là văn minh”.
Như chúng ta đã biết, xây dựng Đảng luôn luôn là nhiệm vụ quan trọng trong
sự nghiệp cách mạng của Đảng. Trong cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa xã hội và chủ
nghĩa tư bản, giữa cách mạng và phản cách mạng, vấn đề trọng tâm, lĩnh vực diễn ra
gay gắt nhất, quyết liệt nhất là vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và công tác xây
dựng Đảng.
Xây dựng Đảng ta trong sạch, vững mạnh có ý nghĩa quyết định đến việc bảo
vệ chế độ chính trị, con đường phát triển của đất nước lên chủ nghĩa xã hội với mục
tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Tư tưởng xây dựng Đảng của Chủ tịch Hồ Chí Minh có ý nghĩa soi đường cho
Đảng ta xây dựng và trưởng thành. Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng
hiện nay có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, góp phần xây dựng Đảng ta thực sự
trong sạch, vững mạnh, qua đó, làm tăng thêm niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo
của Đảng, vào con đường phát triển của đất nước.
Cách mạng cần có Đảng. “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa Mác LêNin


làm nòng cốt”; cần hiểu đúng chủ nghĩa Mác-Lênin để hành động đúng; vận dụng
sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin cho phù hợp với từng lúc, từng nơi, từng
lĩnh vực. Thường xuyên tổng kết thực tiễn rút ra bài học kinh nghiệm cho mình; đấu
1 1
tranh chống những luận điểm cơ hội, xuyên tạc; xây dựng khối đoàn kết trong phong
trào cộng sản quốc tế “có lý có tình”.
Xây dựng Đảng là phải thực hiện tốt các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng.
- Nguyên tắc tập trung dân chủ;
- Nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách;
- Nguyên tắc tự phê bình và phê bình;
- Kỷ luật nghiêm minh, tự gác;
- Đoàn kết, thống nhất trong Đảng.
Quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có đức, có tài để Đảng xứng đáng
“là đạo đức, là văn minh”.
- Suốt đời phấn đấu hy sinh cho mục tiêu và lý tưởng của đảng
- Tuyệt đối trung thành với Đảng với sự nghiệp cách mạng.
- Đặt quyền lợi của Đảng, của Tổ quốc lên trên hết.
- Thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng.
- Có đời tư trong sáng, là tấm gương sáng trong cuộc sống để nhân dân tin và noi
theo.
- Có mối liên hệ mật thiết với nhân dân.
- Luôn luôn học tập để nâng cao trình độ về mọi mặt.
- Phải có phong cách tốt, sâu sắc, tỉ mỉ.
Tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa Đảng với dân: vì “Đảng là con của nhân
dân” mục đích của đảng là “Đoàn kết toàn dân”. đảng vừa là người lãnh đạo vừa là
người đầy tớ trung thành của nhân dân.
- Mỗi Đảng viên phải bằng hành động thực tế của mình để có niềm tin yêu của
nhân dân, chứ không phải “dán lên trán hai chữ cộng sản” là được dân tin, dân yêu,
dân kính, dân phục.
- Đảng phải nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với dân, “…không ngừng nâng

cao đời sống của nhân dân”.
Đảng phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn: Trong điều kiện cách mạng
chuyển sang giai đoạn mới càng cần quan tâm đến công tác xây dựng Đảng; là “việc
cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng ”.
- Xây dựng Đảng cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức, phương thức lãnh đạo, đạo
đức, lối sống
- Đề phòng và khắc phục những biểu hiện tiêu cực, thoái hoá, biến chất.
- Giáo dục đội ngũ cán bộ, đảng viên để họ luôn toàn tâm, toàn ý phục vụ tổ
quốc, phục vụ nhân dân.
2 2
- Đảng phải vươn lên đáp ứng với yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới.
2. Phương hướng phấn đấu rèn luyện:
Việc học tập tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta
trong sạch, vững mạnh là dịp để các tổ chức Đảng và toàn thể cán bộ, Đảng viên ôn lại
và nâng cao nhận thức lý luận về xây dựng Đảng. Bản thân tôi nhận thấy cần:
Thứ nhất, cần quán triệt sâu sắc lời dạy của Bác: “Mỗi đảng viên và cán bộ phải
thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng”.
Mỗi cán bộ, đảng viên, phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng. “Thật sự”
nghĩa là phải nắm vững nội dung thực chất của đạo đức cách mạng - đạo đức vĩ đại,
không phải vì danh vọng cá nhân, mà phải: "Quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng,
cho cách mạng. Đó là điều chủ chốt nhất. Ra sức làm việc cho Đảng, giữ vững kỷ luật
của Đảng, thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng. Đặt lợi ích của Đảng và của
nhân dân lao động lên trên, lên trước lợi ích riêng của cá nhân mình. Hết lòng hết sức
phục vụ nhân dân. Vì Đảng, vì dân mà đấu tranh quên mình, gương mẫu trong mọi
việc”; đó là “tiêu chuẩn số một của người cách mạng". “Thấm nhuần” đạo đức cách
mạng là có lẽ sống, niềm tin, luôn “trau dồi đạo đức cách mạng” để góp phần xứng
đáng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và giải phóng loài người.
Thứ hai, mỗi cán bộ, đảng viên cần phải “thật sự cầm kiệm liêm chính, chí công vô tư”
Sự gương mẫu của cán bộ, đảng viên có tác động mạnh mẽ tới quần chúng trong
thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

Trong công việc, thực hiện “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”. Theo Hồ Chí
Minh, đây là điểm khác nhau căn bản giữa đạo đức cũ và đạo đức mới, như: "Bọn
phong kiến, ngày xưa nêu cần, kiệm, liêm, chính, nhưng không bao giờ làm, mà lại
bắt nhân dân ta phải tuân theo để phụng sự quyền lợi của chúng. Ngày nay ta đề ra
cần, kiệm, liêm, chính cho cán bộ thực hiện làm gương cho nhân dân theo để lợi cho
nước cho dân".
Thứ ba, “Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh
đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”.
Để xây dựng Đảng vững mạnh, thực sự "là đạo đức, là văn minh", mỗi đảng
viên có đầy đủ cả đức và tài, trong đó đức phải là "gốc". Muốn vậy, cần nhận rõ phận
sự của đảng viên và cán bộ: "Trọng lợi ích của Đảng hơn hết. Ngoài lợi ích của dân
tộc, của Tổ quốc, thì Đảng không có lợi ích gì khác. Cho nên Đảng viên và cán bộ
phải đặt lợi ích của Đảng ra trước, lợi ích của cá nhân lại sau”. Mỗi đảng viên và cán
bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công
vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người
đầy tớ thật trung thành của nhân dân.
3 3
Thứ tư, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình.
Tự phê bình và phê bình là nguyên tắc, quy luật phát triển của Đảng. Chủ tịch
Hồ Chí Minh coi đây là biện pháp tốt nhất để củng cố, phát triển sụ đoàn kết, thống
nhất của Đảng. Phê bình và tự phê phải thường xuyên, nghiêm túc, không nể nang,
qua loa, đại khái, hình thức. Phê bình và tự phê với mục đích giúp cho bản thân và
đồng đội ngày càng tiến bộ hơn, tuyệt đối không vì mâu thuẫn cá nhân, động cơ cá
nhân mà phê bình theo kiểu “ vạch lá tìm sâu” nhằm trù dập, đấu đá, hạ bệ lẫn nhau.
Phê bình và tự phê bình nhằm xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh là việc của
Đảng, của mỗi cán bộ, đảng viên nhưng đó cũng là việc của dân. Xây dựng Đảng
trong sạch, vững mạnh cũng thể hiện mối quan hệ giữa Đảng với dân; không phải
“đóng cửa lại” để xây dựng Đảng mà phải xây dựng Đảng từ phong trào hành động
cách mạng của quần chúng nhân dân. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thắng
lợi trong quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng chính là Đảng đã biết phát huy trí tuệ

của toàn dân vào việc xây dựng đường lối của Đảng. Đảng tin dân, đưa mọi vấn đề để
dân góp ý, thảo luận và cùng tìm cách giải quyết, từ đó có những quyết sách đúng đắn.

Người viết thu hoạch
Hùng Thị Nam Giang
4 4

×