Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đường niệu bệnh, tiêu khát (đái tháo đường) (Kỳ 1) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.47 KB, 5 trang )

Đường niệu bệnh, tiêu khát
(đái tháo đường)
(Kỳ 1)

1.ĐAị CƯƠNG:
1.1.Theo y học hiện đại.
- Đái tháo đường là một bệnh rối loạn nội tiết và chuyển hóa thường gặp;
do nhân tố tiểu đảo tụy bất túc tuyệt đối hoặc tương đối dẫn đến rối loạn chuyển
hóa gluxít. Đặc điểm chủ yếu: đường máu tăng cao và có đường niệu.
Tỷ lệ phát bệnh ở Mỹ là 3% - 5%, Trung Quốc là 0,6 - 1%. Quá trình diễn
biến bệnh kéo dài ảnh hưởng đến toàn thân; thời điểm nguy cấp có thể phát sinh
một loạt biến chứng viêm thận mãn tính,các bệnh mạch máu, tim, não, có thể hôn
mê, đường niệu cao và nhiễm độc.
- Theo phân loại của Tổ chức Vệ sinh thế giới, người ta chia đường niệu
bệnh làm 2 loại:

. Bệnh đái đường típ I: nguyên nhân do tế bào tiểu đảo tụy mất khả năng
tuyệt đối.

. Bệnh đái đường típ II: các tế bào tiểu đảo giảm khả năng tương đối. Ngoài
ra còn nhiều nguyên nhân khác phức tạp, bao gồm các loại bệnh tật hoặc là do
dùng thuốc làm phát sinh đái đường.

- Nguyên nhân sinh bệnh đái đường típ I và II có khác nhau. Típ I là do
khuyết hãm miễn dịch tự thân, có yếu tố di truyền. Bản chất bệnh là do kháng thể
ICA đã phá tế bào tiểu đảo tuỵ làm giảm tiết insulin gây rối loạn chuyển hoá
đường

Đặc điểmcủa bệnh đái tháo đườngtíp I là:

Bệnh phụ thuộc vào insulin, hay ở người trẻ, có kháng thể kháng tế bào tiểu


đảo tụy liên quan đến HLA, gầy sút cân; liên quan chặt chẽ tới hoàn cảnh và yếu
tố ảnh hưởng: các yếu tố nhiễm độc thai nghén, nhiễm độc môi trường, tính mẫn
cảm cá thể có liên quan đến phát bệnh đái đường.

Vì vậy, típ I: thường có kháng thể là ICA.

Típ II: do khuyết hãn thụ thể tiểu đảo tụy là chính; ngoài ra, còn nhiều
nguyên nhân khác dẫn đến đái đường. Thường không phụ thuộc insulin, không có
liên quan với HLA, không có kháng thể kháng tế bào tiểu đảo, gặp ở người béo,
tuổi già (80 - 90%).

Loại đái đường này thường kháng insulin do kháng thể kháng
receptoinsulin gây ức chế sự gắn insulin vào cảm thụ quan đặc hiệu trên màng của
nhiều loại tế bào, làm cho insulin không phát huy được tác dụng chuyển hóa
hydrat cacbon gây nên đái tháo đường.

1.2. Theo Y học cổ truyền.

Cách đây 2000 năm trước công nguyên (Hoàng Đế Nội kinh), người xưa có
ghi lại nhửng biểu hiện của đường niệu bệnh, trong nhiều căn cứ và biểu hiện khác
nhau trong các chứng “tiêu đơn, phế tiêu, cách tiêu, tiêu trung”.

Về sau, các y gia hậu thế thường qui đái tháo đường trong phạm trù “Tiêu
khát”. Nguyên nhân, cơ chế, bản chất bệnh là phụ thuộc vào bản chất bẩm phụ bất
túc, tình chí thất điều, ẩm thực bất tiết, lục dâm xâm lăng, lao dục thất độ dẫn đến
ngũ tạng nhu nhược, uất lâu ngày hóa hoả, tích nhiệt thương tân, hoả trước tổn âm,
hao tinh thương thận.
Cơ chế bệnh có liên quan đến âm tinh hao tổn, tích nhiệt nội thịnh mà dẫn
đến âm hư là chủ yếu.


Âm hư là bản, táo nhiệt là tiêu. 2 yếu tố này là nhân -quả tương hỗ quán
xuyến suốt quá trình bệnh tiêu khát. Bản chất bệnh ảnh hưởng đến nhiều cơ quan
tạng phủ (nhưng chủ yếu là tạng phế, vị, thận) tức là thượng tiêu, trung tiêu, hạ
tiêu; giữa phế, vị và thận thường cho là thận quan trọng nhưng đều hỗ tương ảnh
hưởng; vì vậy ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, cũng là tương hỗ với nhau.

Tiêu khát lâu ngày thường dẫn đến ứ huyết nội đình, ứ huyết lại là nguyên
nhân bệnh lý trở tắc cơ quan tạngphủ mà dẫn đến khí trệ huyết ứ.

×