Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Viêm ruột hoại tử docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.75 KB, 5 trang )

Viêm ruột hoại tử

Biện chứng đông y: Thấp nhiệt tà độc, chước thương mạch lạc, ứ huyết nội
trở, kinh khí bất hành.
Cách trị: Thanh nhiệt giải độc, trừ thấp hóa ứ, thông kinh chỉ thống.
Đơn thuốc: Gia giảm bạch đầu ông thang.
Công thức: Bạch đầu ông 30g, Hoàng liên 4,5g, Trần bì 30g, Kim ngân hoa
30g, Bạch thương 18g, Đương qui 10g, Xích tiểu đậu 30g, Điền thất mạt 3g, Địa
du than 12g, Hoạt huyết đằng 30g, Cam thảo 5g.
Sắc uống, mỗi ngày một thang. Với người bệnh mới mắc, chính khí còn
chưa suy, bụng trướng nhiệt thống thì thêm Đại hoàng, Hậu phác, bệnh đã tương
đối lâu ngày, đau dữ dội, mạch tế vô lực thì thêm Nhân sâm; nếu ỉa máu không
thôi, sắc mặt xanh xao thì thêm A giao châu hoặc Đào hoa tán (Xích thạch chi,
Can khương, gạo tẻ); nếu có tẩy giun thì thêm Ô mai, Xuyên tiêu.
Hiệu quả lâm sàng: Mã XX, nữ, 12 tuổi, học sinh, vào viện 15-7-1980.
Người bệnh 5 ngày trước đây đột nhiên đau bụng từng cơn liên tục dữ dội. Phân
như nước màu hồng, ngày đi 4-5 bận. Thân nhiệt 38
o
3 C, thần sắc mệt mỏi, mặt
nhanh nhợt, vẻ mặt đau đớn. Tim phổi không có gì khác thường, bụng trướng đầy,
ấn đau rõ rệ. Xét nghiệm phân chứ huyết dương tính. Xét nghiệm máu: huyết sắc
tố 6,6g, hồng cầu 2,32 triệu/mm3m, bạch cầu 16000/mm3, trung tính 88%. Tây y
chẩn đoán lâm sàng là viêm ruột hoại tử. Mời khám điều trị, thấy mạch huyền sắc,
lưỡi đỏ, rêu vàng bẩn. Cǎn cứ vào mạch chứng, thì đây là thấp nhiệt tà độc thiêu
đốt làm thương tổn mạch lạc, ứ huyết nội trở, kinh khí không chạy. Điều trị phải
thanh nhiệt giải độc, trừ thấp hóa ứ, thông kinh chỉ thống. Cho dùng Gia giảm
bạch đầu ông thang, uống 5 thang, các chứng đều trở lại bình thường, cơn đau cơ
bản khỏi hết, đại tiện bình thường. Tiếp đó cho dùng mấy thang điều lý khí huyết
để củng cố, bệnh khỏi hoàn toàn, bệnh nhân ra viện.
Viêm ruột mạn
Biện chứng đông y: Khí của tì vị vận hóa thất thường, vị khí cực hư.


Cách trị: Bổ hư ôn trung, sáp tràng cố thoát.
Đơn thuốc: Chân nhân dưỡng tạng thang.
Công thức: Đảng sâm 12g, Bạch truật 10g, Cam thảo nướng 3g, Đương qui
6g, Bạch thược 12g, Nhục quế 6g, Nhục đậu khấu 10g, Mộc hương 6g, Kha tử
12g. Túc xác 6g, Can khương 6g.
Sắc uống, ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Chu XX, nam, 30 tuổi, công nhân. Hơn 3 nǎm lại đây,
ngày đêm ngâm ngẩm đau bụng, ỉa chảy mỗi ngày 5 - 6 bận, đã chữa chạy nhiều
mà không khỏi. Chẩn đoán là viêm ruột mạn tính, từng đến bệnh viện tiêm tĩnh
mạch cloramphenicol, lại uống Tứ thần hoàn, hơn 100 thang Phụ tử lý trung hoàn
thang, nhưng bệnh lúc đỡ lúc lại nặng, mãi mà không khỏi. Bệnh nhân thân thể
gầy còm, sợ rét, tứ chi lạnh giá, không muốn ǎn, ǎn xong là đi lỏng, chất lưỡi non,
rêu trắng dầy, mạch trầm trì tế nhược, thuộc chứng tì thận dương hư, không có sức
vận hóa. Tì vị hư thì không tiêu hóa thức ǎn, vận hóa tinh vi dược. Tì thận dương
hư, thì âm thủy không hóa lâu dần thành ra đi ngoài lúc canh nǎm, bệnh không dứt
sẽ tiến tới chứng hoạt thoát. Chứng tỏ khí của tì vị vận hóa bất thường, vị khí cực
hư. Chữa nên bổ hư ôn trung, sáp tràng cố thoát. Cho uống 5 thang bài Chân nhân
dưỡng tạng thang, sau khi dùng thuốc chứng đau bụng và đi ngoài lúc canh nǎm
có chuyển biến tốt rõ rệt, nhưng ngày vẫn đi lỏng 1-3 lần. Bài thuốc đã có công
hiệu, nên nguyên phương thêm Phụ phiến 6g, Bổ cốt chỉ 10g, để ôn bổ thận
dường, ích tì cốt thoát, dùng liền 10 thang. Uống thuốc xong, tứ chi trở nên ấm, ỉa
lỏng ngừng, đại tiện đã bình thường, ǎn uống tǎng lên. Vì vậy bỏ vị can khương,
cho uống tiếp 10 thang nữa để củng cố hiệu quả. Hai tháng sau thǎm lại mọi thứ
đều tốt.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×