Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

giáo án ôn tập Địa 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (343.29 KB, 40 trang )

GIÁO ÁN ÔN TẬP GV: BÙI VĂN NHẤT
Ngày 31/08/09
Tuần 05
Tiết CT: 1, 2
KỸ NĂNG THỰC HÀNH
(BIỂU ĐỒ)
I) Khái niệm biểu đồ
Biểu đồ là một hình vẽ cho phép mô tả một cách dễ dàng:
- Động thái phát triển của một hiện tượng (quá trình phát triển công nghiệp qua các năm )
- Mối tương quan về độ lớn giữa các đối tượng (như so sánh sản lượng lương thực giữa các
vùng.
- Cơ cấu thành phần của một tổng thể (như cơ cấu ngành của nền kinh tế )
II) Các dạng biểu đồ
* Biểu đồ hình cột (hoặc thanh ngang).
* Biểu đồ hình tròn, biểu đồ hình vuông, tam giác đều.
* Biểu đồ đồ thò (hoặc đường biểu diễn).
* Biểu đồ kết hợp (giữa biểu đồ hình cột và đồ thò).
* Biểu đồ miền.
* Biểu đồ cột chồng.
III) Yêu cầu khi vẽ biểu đồ
- Khoa học (chính xác)
- Trực quan (rõ ràng, dễ đọc).
- Thẩm mó (đẹp).
IV) Các bước tiến hành khi vẽ biểu đồ
* B1: Nhận dạng và vẽ đúng dạng biểu đồ.
* B2: Xử lý số liệu (nếu có).
* B3: Vẽ biểu đồ.
* B4: Viết tên biểu đồ (viết chữ in hoa có dấu, có ghi thời gian cụ thể).
* B5: Viết chú giải (nếu có từ 2 đối tượng đòa lí trở lên).
=> Chú ý: Các ký hiệu chú giải thường được biểu thò bằng cách:
- Gạch nền (gạch dọc, gạch ngang, gạch chéo, ô vuông, tam giác )


- Dùng các ký hiệu toán học (dấu cộng, dấu trừ, dấu nhân, dấu chấm )
- Khi chọn ký hiệu cho bản đồ cần chú ý làm sao để biểu đồ dễ đọc, vừa đẹp, tuyệt đối
không được sử dụng viết màu và viết chì để tô lên biểu đồ.
* B6: Nhận xét biểu đồ đã vẽ (theo yêu cầu của đề):
- Cần xem xét thông tin mà đề bài cho.
- Ý nào lớn, thấy trước thì trình bày trước, các ý nhỏ cần phải tư duy thì trình bày sau.
- Lưu ý là các ý nhận xét cần được cung cấp dữ liệu (dựa vào bảng số liệu) để chứng minh
(Tăng hay giảm, cao hay thấp ?)
- Những hiện tượng đòa lí có sự thay đổi hoặc biến động lớn thì cần được lý giải nguyên nhân.
V) Phương pháp nhận dạng và vẽ đối với từng dạng biểu đồ
1) Dạng biểu đồ thể hiện sự phát triển
1
GIÁO ÁN ÔN TẬP GV: BÙI VĂN NHẤT
- Đây là dạng biểu đồ có thể sử dụng để biểu hiện động thái phát triển (sự biến đổi về qui
mô) hay so sánh mối tương quan về độ lớn giữa các đối tượng đòa lí kinh tế – xã hội.
- Các yêu cầu mà đề bài cho thường có chữ:
+ “Biểu hiện tình hình phát triển ”
+ “Biểu hiện tốc độ tăng trưởng ”
+ “So sánh mối tương quan về độ lớn ”
- Để thực hiện được các yêu cầu trên có thể linh hoạt sử dụng một trong hai dạng biểu đồ sau:
+ Biểu đồ hình cột.
+ Biểu đồ đường biểu diễn (đồ thò).
a) Biểu đồ cột:
- Có thể biểu hiện tình hình phát triển hay so sánh mối tương quan về độ lớn của một hay
nhiều đối tượng đòa lí ở vào một hay nhiều thời điểm (mốc thời gian).
- Biểu đồ cột có các dạng sau:
+ Biểu đồ cột đơn: Biểu hiện tình hình phát triển của 1 hiện tượng đòa lí nào đó qua các năm
(ví dụ dân số). Mỗi một mốc thời gian sẽ tương ứng với 1 cột.
+ Biểu đồ cột gộp nhóm: Biểu hiện tình hình phát triển trong mối tương quan so sánh về độ
lớn giữa các đối tượng đòa lí với nhau (ví dụ so sánh diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm và cây

công nghiệp hàng năm qua các năm). Mỗi một mức thời gian sẽ tương ứng với 2 cột trở lên.
+ Biểu đồ thanh ngang: Là 1 dạng bản đồ hình cột khi trục đứng (trục tung) và nằm (trục
hoành) đổi chỗ cho nhau.
Ví dụ: Biểu đồ tháp dân số: Từng cặp thanh ngang (Nam, nữ) được vẽ đối nhau qua trục
đứng (trục thể hiện cơ cấu tuổi).
* Biểu đồ cột đơn:
Vẽ biểu đồ biểu hiện sự phát triển dân số nước ta trong các năm từ 1921 –> 1999 theo bảng
số liệu sau:
(Đơn vò: Triệu người)
Năm 1921 1939 1960 1970 1980 1990 1993 1999
Số dân 15,6 19,6 30,2 41,9 53,7 66,2 70,9 76,5
* Biểu đồ cột gộp nhóm:
Vẽ biểu đồ biểu hiện sự phát triển diện tích gieo trồng cây công nghiệp ở nước ta qua các
năm từ 1975 –> 1998 theo bảng số liệu sau:
Năm 1975 1980 1985 1990 1995 1998
Cây CN hàng năm 210,1 371,7 600,7 542,0 716,7 808,2
Cây CN lâu năm 172,8 256,0 470,3 657,3 902,3 1.202,3
b) Biểu đồ đường biểu diễn: (Đồ thò)
- Biểu đồ này dùng để thể hiện “Tiến trình phát triển”, “Tốc độ tăng trưởng” hay “sự biến
thiên” của các đối tượng đòa lí qua các mốc thời gian.
- Biểu đồ đường biểu diễn có các dạng sau:
+ Biểu đồ chỉ có 1 đường biểu diễn: Thể hiện tiến trình phát triển của 1 đối tượng đòa lí qua
nhiều mốc thời gian (ví dụ: Biểu hiện tốc độ tăng trưởng của sản lượng lúa ở nước ta qua các năm).
2
GIÁO ÁN ÔN TẬP GV: BÙI VĂN NHẤT
+ Biểu đồ có nhiều đường biểu diễn đồng qui: Biểu hiện tiến trình phát triển của nhiều đối
tượng đòa lí qua các mốc thời gian (Ví dụ: Biểu hiện sự gia tăng dân số, gia tăng sản lượng lúa và
gia tăng sản lượng lúa bình quân đầu người qua các năm).
- Chú ý khi vẽ biểu đồ đường biểu diễn:
+ Phải chú ý đến khoảng cách năm (mốc thời gian) trên trục hoành để đường biểu diễn

phản ánh đúng tình hình phát triển.
+ Cần chọn năm đầu tiên biểu diễn trùng với trục tọa độ và đường biểu diễn bắt đầu từ trục
tung tương ứng với giá trò ở bảng số liệu.
+ Nếu vẽ 2 hay nhiều đường biểu diễn có chung 1 đơn vò thì phải có ký hiệu riêng để phân
biệt (đường đậm, đường nhạt, đường bò đứt nét ) và có bảng chú giải kèm theo.
+ Nếu vẽ 2 đường biểu diễn có đơn vò khác nhau. Ví dụ: 1 đường biểu diễn số dân, 1 đường
biểu diễn sản lượng lúa, thì vẽ 2 trucï ở 2 bên biểu đồ, mỗi trục thể hiện 1 đơn vò.
+ Nếu phải vẽ nhiều đường biểu diễn mà số liệu đã cho lại thuộc nhiều đơn vò khác nhau thì
phải tính toán để chuyển từ số liệu tuyệt đối (nghìn tấn, triệu người ) sang số liệu tương đối (%).
Thông thường khi tính toán người ta lấy số liệu, năm đầu tiên làm gốc bằng 100%, số liệu của các
năm tiếp theo là tỉ lệ % so với năm đầu tiên. Sau khi đã xử lý ta vẽ các đường biểu diễn.
_-Ví dụ
* Dạng biểu đồ có 2 đường biểu diễn có đơn vò khác nhau:
Đề: Vẽ biểu đồ biểu hiện sự phát triển dân số và sản lượng lúa ở nước ta qua các năm theo
bảng số liệu sau:
Năm 1982 1984 1986 1988 1990 1992 1994 1996
Dân số
(Triệu người)
55,1 57,3 59,1 60,0 64,9 68,1 70,0 76,3
Sản lượng lúa
(Triệu tấn)
10 12,2 12,5 14,1 15,0 17,4 20,3 26,3
* Dạng biểu đồ có nhiều đường biểu diễn các đơn vò khác nhau:
Đề: Hãy vẽ biểu đồ biểu hiện sự phát triển về diện tích, năng suất và sản lượng lúa cả năm
ở nước ta thời kỳ 1975 ->1997 theo bảng số liệu sau:
Năm
Đối tượng
1975 1980 1985 1990 1997
Diện tích (nghìn ha) 4.856 5.600 5.704 6.028 7.019
Năng suất (tấn/ha) 2,1 2,1 2,8 3,2 3,9

Sản lượng (nghìn tấn) 10.293 11.647 15.874 19.225 27.645
Xử lý số liệu: (Lấy năm 1975 làm gốc = 100%)
(Đơn vò: %)
Năm
Đối tượng
1975 1980 1985 1990 1997
Diện tích 100 115,3 117,5 124,1 144,5
Năng suất 100 100 133,3 152,4 185,7
3
GIÁO ÁN ÔN TẬP GV: BÙI VĂN NHẤT
Sản lượng 100 113,2 154,0 186,8 268,7
Ngày 07/09/09
Tuần 06
Tiết CT: 3, 4
KỸ NĂNG THỰC HÀNH
(BIỂU ĐỒ) tiếp theo
2) Dạng biểu đồ kết hợp: (Giữa biểu đồ cột và đường biểu diễn)
- Đây là dạng biểu đồ biểu hiện sự phát triển của các đối tượng đòa lí qua các thời điểm
(mốc thời gian) khác nhau nhưng chúng có mối quan hệ nhất đònh với nhau (Ví dụ: Biểu hiện sự
phát triển của diện tích và sản lượng).
- Chú ý khi vẽ dạng biểu đồ kết hợp.
+ Các đối tượng đòa lí thường có đơn vò khác nhau (ví dụ: nghìn ha, triệu tấn ) do vậy khi
vẽ biểu đồ ta dùng 2 trục đứng để thể hiện các đơn vò.
+ Các đối tượng đòa lí được thể hiện trong biểu đồ kết hợp thường có mối quan hệ nhất đònh
với nhau. Vì vậy khi chọn tỷ lệ cho mỗi đối tượng cần chú ý làm sao cho biểu đồ cột và đường biểu
diễn không tách rời xa nhau thành 2 khối riêng biệt.
_ Ví dụ:
Vẽ biểu đồ kết hợp biểu hiện sự phát triển về diện tích và sản lượng cà phê của nước ta
trong thời kỳ 1980 – 1987 theo bảng số liệu sau:
Năm

Đối tượng
1980 1985 1990 1995 1997
Diện tích (nghìn ha) 22,5 44,7 119,3 186,4 270
Sản lượng (nghìn tấn) 12,0 22,7 100,3 200,1 400,0
3) Dạng biểu đồ cơ cấu
- Các thông tin mà đề yêu cầu thường có chữ: “Biểu hiện cơ cấu” ;“Biểu hiện sự thay đổi cơ
cấu”; “Biểu hiện tỉ lệ”
=> Ta có thể hiểu là: Các đối tượng đòa lí gồm nhiều thành phần nhỏ (tối thiểu là 2 thành
phần trở lên) hợp thành một tổng thể với đơn vò đúng bằng 100%. Đôi khi nếu đề cho là số liệu
tuyệt đối (triệu tấn, tỉ đô la, nghìn người ) thì ta phải xử lý số liệu từng thành phần để có được một
tổng thể đúng bằng 100%.
- Thuật tính (đổi số liệu từ tuyệt đối sang tương đối).
Số liệu cần tính tỉ lệ x 100
Tổng số
* Lưu ý: Để bảo đảm đúng tỉ lệ của tổng số là 100% ta sẽ lấy: 100 – tỉ lệ đã tính ra.
- Dạng biểu đồ cơ cấu rất đa dạng: Dạng tròn, dạng vuông, tam giác đều, dạng cột
chồng, dạng miền
4
GIÁO ÁN ÔN TẬP GV: BÙI VĂN NHẤT
a) Dạng biểu đồ tròn
- Được dùng để thể hiện cơ cấu các thành phần trong 1 tổng thể (đơn vò đúng bằng 100%)
nhưng từ 2 thời điểm (mốc thời gian) trở xuống. Nếu có từ 3 thời điểm khác nhau trở lên thì việc vẽ
biểu đồ tròn sẽ lâu, vừa chiếm nhiều chỗ (giấy) và đôi khi còn khó thấy được sự thay đổi của các
đối tượng đòa lí bằng trực quan.
- Các bước tiến hành khi vẽ biểu đồ tròn:
• Bước 1: Xử lí số liệu: Nếu số liệu của đề cho là số liệu tuyệt đối (Tỉ đồng, triệu người,
triệu tấn ) thì phải đổi ra số liệu tương đối (%) dựa vào công thức (đã cho).
Ví dụ: Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế
trong các năm 1990 và 1997 theo số liệu sau:
(Đơn vò: Tỉ đồng)

Năm Nông – lâm – ngư nghiệp Công nghiệp và xây dựng Dòch vụ
1990 16.252 9.513 16.190
1997 77.520 92.357 125.819
-Xử lý số liệu đã cho:
Năm 1990 tổng sản phẩm trong nước là:
16.252 + 9.513 + 16.190 = 41.955 (tỉ đồng) <=> 100%
=> Tỉ lệ nông – lâm nghiệp: 16.252 x 100 = 38,7%
41.955
=> Tỉ lệ công nghiệp: 9.513 x 100 = 22,7%
41.955
=> Tỉ lệ dòch vụ: 16.190 x 100 = 38,6%
41.955
Năm 1997 tổng sản phẩm trong nước là:
77.520 + 92.357 + 125.819 = 295.696 tỉ đồng <=> 100%
=> Tỉ lệ nông – lâm nghiệp: 77.520 x 100 = 26,2%
295.696
=> Tỉ lệ công nghiệp: 92.357 x 100 = 31,2%
295.696
=> Tỉ lệ dòch vụ: 125.819 x 100 = 42,6,6%
295.696
=> Chú ý: Khi tính toán ta chỉ lấy 3 chữ số và làm tròn đến hàng chục của số thập phân
nhưng tổng tỉ lệ của các thành phần phải bằng 100%.
- Bảng số liệu đã xử lý: (Đơn vò: %)
Năm Tổng số Nông lâm – Ngư nghiệp Công nghiệp, xây dựng Dòch vụ
1990 100,0 28,7 22,7 38,6
1997 100,0 26,2 31,2 42,6
• Bước 2: Xác đònh bán kính đường tròn
Ta có: 295.696 = 7 (lần)
5
GIÁO ÁN ÔN TẬP GV: BÙI VĂN NHẤT

41.955
Gọi S, R lần lượt là diện tích và bán kính của đường tròn, ta có:
S
1997
Π . R
2
1997
R
2
1997
= = = 7
S
1990
Π . R
2
1990
R
2
1990
<=> R
2
1997

= 7 . R
2
1990
Nếu chọn vẽ R
2
1990
= 1cm thì

R
2
1997

= 7 . 1
2
= 7
=> R
1997
= = 2,6 cm
• Bước 3: Từ tỉ lệ đã có ta đổi ra độ trung hình tròn: (Thí sinh có thể ghi hoặc không ghi vào
bài làm) nhưng nên ghi:
100% <=> 360
o
=>1% <=>3,6
o
• Bước 4: Vẽ biểu đồ
• Bước 5: Viết tên biểu đồ và chú giải.
• Bước 6: Nhận xét
- Tổng giá trò sản phẩm của 3 khu vực kinh tế đều tăng.
- Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước giữa năm 1997 so với năm 1990 có sự chuyển dòch theo
hướng tích cực (công nghiệp hóa, hiện đại hóa).
+ Tỉ trọng khu vực I giảm 12,5%.
+ Tỉ trọng khu vực II tăng 8,5% (xu hướng công nghiệp hóa).
+ Tỉ trọng khu vực III tăng 4% (xu hướng hiện đại hóa).
- Trong năm 1990: Tỉ trọng khu vực I và II gần tương đương nhau, tỉ trọng khu vực II nhỏ
nhất. Đến năm 1997 tỉ trọng khu vực II và III vượt xa khu vực I (khu vực I giảm nhanh).
Ngày 14/09/09
Tuần 07
Tiết CT: 5, 6

KỸ NĂNG THỰC HÀNH
(BIỂU ĐỒ) tiếp theo
b) Dạng biểu đồ cột chồng:
Các yêu cầu mà đề bài cho thường có chữ: “Vẽ biểu đồ cột thể hiện sự thay đổi cơ cấu”.
- Dạng biểu đồ cột chồng có thể coi như dạng biểu đồ Miền nhưng bò đứt quãng vì mỗi mốc
thời gian là 1 cột. Tuy nhiên, muốn thể hiện một hiện tượng đòa lí có tính chất liên tục, tính quan hệ
chặt chẽ và có từ 3 mốc thời gian trở lên thì ta nên vẽ biểu đồ Miền.
- Có thể vẽ dạng biểu đồ cột chồng thay cho biểu đồ dạng tròn nếu có từ 2 mốc thời gian trở
xuống và 3 đối tượng đòa lí trở lên.
- Dạng biểu đồ cột chồng có 2 dạng:
* Dạng biểu đồ cột chồng vẽ theo số liệu tuyệt đối: (triệu người, triệu tấn, tỉ đôla )
Thì độ cao của các cột có thể không bằng nhau (phụ thuộc vào độ lớn của số liệu).
Ví dụ: Cho bảng số liệu về thực trạng việc làm ở nươc ta năm 1998.
(Đơn vò: Nghìn người)
6
GIÁO ÁN ÔN TẬP GV: BÙI VĂN NHẤT
Lực lượng lao động Cả nước Chia ra
Nông thôn Thành thò
Tổng số 37.407,2 29.757,6 7.649,6
Thiếu việc làm 9.418,4 8.219,5 1.198,9
Thất nghiệp 856,3 511,3 345,0
Có việc làm thường xuyên 27.132,5 21.026,8 6.105,7
a) Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện mối quan hệ giữa lực lượng lao động và số lao động cần
giải quyết việc làm trong cả nước, ở nông thôn và thành thò nước ta năm 1998.
b) Rút ra nhận xét:
BL
a)Vẽ biểu đồ
b) Nhận xét:
Năm 1998 cả nước có 37.407,2 triệu lao động; trong đó:
- Lao động thiếu việc làm chiếm 25,2% tổng số lao động.

- Lao động thất nghiệp: 2,3%
=> Đây là tỉ lệ khá cao so với các nước trong khu vực.
- Khu vực nông thôn có tỉ lệ thiếu việc làm cao hơn thành thò (27,6% so với 15,7%).
- Khu vực thành thò có tỉ lệ thất nghiệp cao hơn nông thôn (4,5% so với 1,7%),
=> Việc làm là vấn đề gay gắt ở nước ta hiện nay.
*Dạng biểu đồ cột chồng vẽ theo số liệu tương đối: (Đề đã có tỉ lệ % hay phải xử lí số liệu ra
%): Độ cao của cột phải bằng nhau vì mỗi cột sẽ tương ứng với 100%.
-Ví dụ:
Dựa vào bảng số liệu về khối lượng vận chuyển hàng hóa và hành khách phân theo loại
hình vận tải năm 1997 dưới đây:
Loại hình Đường sắt Đường bộ Đường sông Đường biển
Khối lượng vận tải hành khách (triệu
người)
8,8 557 130 0,7
Khối lượng vận tải hành hóa (triệu tấn) 5,1 65,1 24,1 10,3
a) Vẽ biểu đồ cột thể hiện cơ cấu vận tải hàng hóa và hành khách năm 1997?
b) Nhận xét và giải thích tình hình vận tải hàng hóa và hành khách ở nước ta?
Bải giải
a) Vẽ biểu đồ:
Xử lý số liệu đã cho: (Đơn vò: %)
Loại hình Đường sắt Đường bộ Đường sông Đường biển
KL vận tải hành khách 1,2 80,0 18,7 0,1
KL vận tải hành hóa 4,9 62,2 23,0 9,9
7
GIÁO ÁN ÔN TẬP GV: BÙI VĂN NHẤT
BIỂU ĐỒ, CƠ CẤU KHỐI LƯNG VẬN TẢI HÀNH HÓA VÀ VẬN TẢI
HÀNH KHÁCH PHÂN THEO CÁC LOẠI HÌNH VẬN TẢI NĂM 1997
b) Nhận xét:
- Trong các loại hình vận tải trên đường bộ có vai trò quan trọng nhất, chiếm đại bộ phận
khối lượng vận tải hành khách (80%) và khối lượng vận tải hàng hóa (62,2%) sau đó là đường sông

(18,7% và 23%). Vận tải đường sắt và đường biển có vai trò còn khiêm tốn.
- Nguyên nhân (phân tích ưu điểm của GTVT đường bộ học ở lớp 10).
c) Dạng biểu đồ Miền:
- Thể hiện cơ cấu thành phần của 1 tổng thể nhưng ở nhiều thời điểm khác nhau (từ 3 mốc
thời gian trở lên).
- Có 2 dạng biểu đồ Miền:
* Dạng biểu đồ Miền vẽ theo số liệu tuyệt đối: (Nghìn tấn, tỉ đô la ): Đối với dạng biểu đồ này thì
đường trên cùng của biểu đồ không phải là đường thẳng nằm ngang thể hiện tỉ lệ 100% mà là 1
đường biểu diễn cuối cùng của 1 thành phần nào đó trong 1 tổng thể.
Chú ý: Khi làm bài thi ta không nên vẽ dạng biểu đồ này vẽ sẽ không đạt được điểm tuyệt
đối.
* Dạng biểu đồ Miền vẽ theo số liệu tương đối: (Đề bài cho tỉ lệ % hoặc ta phải xử lí số liệu).
- Toàn bộ biểu đồ là 1 hình chữ nhật hoặc hình vuông trong đó được chia thành các Miền
tương ứng với các thành phần trong 1 tổng thể.
- Cạnh đứng (trục tung) thể hiện tỉ lệ đúng bằng 100%, cạnh nằm ngang (trục hoành) thể
hiện khoảng cách từ nằm đầu đến nằm cuối (chú ý chia khoảng cách năm)
- Cách vẽ:
+ Đối với biểu đồ có 2 miền (có 1 đường biểu diễn): Tức là giới hạn phía trên của Miền thứ
nhất chính là giới hạn phía dưới của Miền thứ 2 và giới hạn phía trên của Miền thứ 2 là đường
thẳng nằm ngang tương ứng 100%.
+ Đối với dạng biểu đồ có 3 Miền (có 2 đường biểu diễn).
• B1: Vẽ đường biểu diễn Miền thứ nhất của thành phần thứ nhất ở dưới cùng biểu đồ, tính
theo số liệu từ dưới lên (0% -> 100%).
• B2: Vẽ đường biểu diễn Miền thứ 3 của thành phần thứ 3 ở trên cùng biểu đồ, tính theo số
liệu từ trên xuống (100% -> 0%).
=> Miền ở giữa chính là Miền của thành phần thứ 2.
+ Đối với dạng biểu đồ có 4 miền trở lên:
Các bước tiến hành giống như vẽ biểu đồ có 3 Miền nhưng các Miền ở giữa phải biểu diễn.
Theo nguyên tắc cộng thêm giá trò.
Ví dụ: Vẽ miền thứ 2 ta thấy giá trò Miền thứ nhất (dưới cùng biểu đồ). Cộng thêm giá trò

Miền thứ 2 và tính từ đáy Miền là 0%.
_Ví dụ:
Cho bảng số liệu về cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam từ năm 1985-1998
(Đơn vò: %)
Năm
Ngành
1985 1990 1995 1998
Nông – lâm – ngư nghiệp 40,2 38,7 27,2 25,8
8
GIÁO ÁN ÔN TẬP GV: BÙI VĂN NHẤT
Công nghiệp và xây dựng 27,3 22,7 28,8 32,5
Dòch vụ 32,5 38,6 44,0 41,7
a) Vẽ biểu đồ biểu hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam từ 1985 – 1998?
b) Nêu nhận xét về sự thay đổi đó?
Bài giải
a) Vẽ biểu đồ:
b Nhận xét:
- Tỉ trọng của khu vực I từ 1985 – 1998 liên tục giảm.
- Tỉ trọng của ngành khu vực II từ 1985 – 1998 giảm do việc sắp xếp lại cơ cấu ngành, sau
đó từ 1990 – 1998 tăng dần tỉ trọng.
- Tỉ trọng các ngành thuộc khu vực III phát triển với tốc độ nhanh nhất là sau công cuộc đổi
mới (1986), từ 1992 trở đi đã vượt tỉ trọng của khu vực I nhưng chưa ổn đònh.
=> Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam có sự thay đổi theo hướng tích cực
(hướng CN hóa và hiện đại hóa) nhưng còn chậm.
Ngày 21/09/09
Tuần 08
Tiết CT: 7, 8
KỸ NĂNG THỰC HÀNH
(BIỂU ĐỒ) tiếp theo
d) Dạng biểu đồ xuất - nhập khẩu:

Biểu đồ xuất - nhập khẩu là biểu đồ có nhiều cách vẽ tùy theo yêu cầu của đề bài. Vì vậy, cần lưu
ý kỹ câu hỏi để có thể và được đúng yêu cầu của đề bài.
Ví dụ:
Cho bảng số liệu sau:
Năm Xuất khẩu Nhập khẩu
2001
2003
2005
1) Vẽ biểu đồ cán cân xuất nhập khẩu
Cán cân: Vẽ biểu đồ cột xuất khẩu và cột nhập khẩu liền nhau cho mỗi năm (Chú ý khoảng cách
năm).
2) Vẽ biểu đồ tình hình xuất nhập khẩu
Vẽ biểu đồ cột giống như trên.
3) Vẽ biểu đồ tình hình phát triển xuất – nhập khẩu
Tình hình phát triển: vẽ biểu đồ đường biểu diễn.
4) Vẽ biểu đồ cơ cấu xuất nhập khẩu
Cơ cấu:
+ Vẽ biểu đồ hình tròn, nếu dưới 4 thời điểm, mỗi năm là một hình tròn.
9
GIÁO ÁN ÔN TẬP GV: BÙI VĂN NHẤT
+ Vẽ biểu đồ hình tròn nếu có cột tổng số thì phải vẽ đúng tỷ lệ R cho mỗi vòng (cách tính
như với biểu đồ tròn).
Cột cơ cấu:
+ Vẽ biểu đồ cột cơ cấu xuất – nhập khẩu.
+ Vẽ biểu đồ cột chồng, lưu ý vẫn giữ khaongr cách năm.
5) Vẽ biểu đồ cơ cấu xuất nhập khẩu chung (hay: vẽ biểu đồ thể hiện rõ nhất cơ cấu xuất – nhập
khẩu)
Cơ cấu chung: Vẽ biểu đồ gồm hai nửa vòng tròn chồng lên nhau (xem hình SGK đòa lý 12, trang
52 , năm 2006).
Thể hiện rõ nhất cơ cấu: vẽ như trên.

6) Vẽ biểu đồ thể hiệ sự thay đổi cơ cấu xuất – nhập khẩu.
Thay đổi cơ cấu:
+ Vẽ biểu đồ miền nếu trên 4 thời điểm.
+ Vẽ biểu đồ cột chồng nếu từ 3 thời điểm trở xuống.
Một số bài tập thực hành:
Bài 1:
Cho bảng số liệu:
Năm Cán cân xuất – nhập khẩu
1989 - 619,8
1990 - 348,4
1992 40,0
1995 - 2.706,5
Yêu cầu: vẽ biểu đồ cán cân xuất – nhập khẩu.
Chú ý: thể hiện được số âm và dương.
Bài 2:
Cho bảng số liệu sau
Năm Xuất khẩu Nhập khẩu
1989 1946 2565,8
1990 2404 2752,4
1995 5448,9 8155,4
Yêu cầu: Vẽ biểu đồ tốt nhất thể hiện cơ cấu xuất nhập khẩu nước ta giai đoạn 1989 – 1995.
Chú ý: sự khác biệt về R.
Một số phép tính về xuất nhập khẩu:
+ Tổng xuất nhập khẩu = Xuất khẩu + Nhập khẩu
+ Cán cân xuất nhập khẩu = Xuất khẩu – Nhập khẩu
Ví dụ:
Cho bảng số liệu:
Năm 1997 1999 2001 2004
Tổng XNK
Cán cân XNK

779711
110203
730629
108105
752585
54407
976000
113400
Yêu cầu: Tính giá trò xuất nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm nêu trên.
Ngày 28/09/09
10
GIÁO ÁN ÔN TẬP GV: BÙI VĂN NHẤT
Tuần 09
Tiết CT: 9, 10
KỸ NĂNG THỰC HÀNH
(PHÂN TÍCH BẢNG SỐ LIỆU)
Phân tích số liệu thống kê là dựa vào một hoặc nhiều bảng thống kê để rút ra những nhận
xét cần thiết và giải thích nguyên nhân.
Khi phân tích số liệu thống kê cần chú ý:
- Đọc kỹ đề thi để thấy được yêu cầu và phạm vi cần phân tích.
- Cần tìm ra tính quy luật hay mối liên hệ nào đó giữa các số liệu.
- Không được bỏ sót các dữ liệu. Giống như trong các bài toán, các số liệu đã được khái
quát hóa và có ý đồ rõ ràng. Nếu bỏ sót số liệu sẽ dẫn đến việc phân tích thiếu chính xác hoặc có
những sai sót đáng tiếc.
- Cần bắt đầu bằng việc phân tích các số liệu có tầm khái quát cao (số liệu mang tính tổng
thể ), sau đó phân tích các số liệu thành phần.
- Tìm những giá trò lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình. Đặc biệt chú ý tới những số liệu mang
tính đột biến (tăng hoặc giảm ).
- Có thể phải chuyển số liệu tuyệt đối sang số liệu tương đối để dễ so sánh, phân tích, tổng
hợp.

- Tìm mối quan hệ giữa các số liệu theo cả hàng ngang và hàng dọc.
- Việc phân tích số liệu thống kê thường gồm hai phần:
+ Nhận xét về các diễn biến và mối quan hệ của các số liệu.
+ Giải thích nguyên nhân của các diễn biến hoặc mối quan hệ đó. Thường phải dựa vào
những kiến thức đã học để giải thích.
NGUYÊN TẮC ĐỌC BẢNG THỐNG KÊ SỐ LIỆU
- Phải sử dụng hết số liệu đã cho
- Nhận xét theo hàng ngang để có kết luận chung về sự phát triển theo thời gian
- Nhận xét từng giai đoạn và giải thích
- Nếu cột dọc có nhiều đối tượng thì xem xét số lượng từng cột để xếp hạng đối tượng
- Sau khi xếp hạng, tìm quan hệ của các cột kế bên để đưa ra nhận xét
- Tìm các cực đại, cực tiểu, từ đó phân ra các giai đoạn theo thời gian để nhận xét và giải
thích
- Khi cần phải biết thực hiện phép tính hợp lý để tìm ra tỷ số mới và sử dụng tỷ số này
để so sánh, nhận xét
- Khái quát hết mọi mối liên hệ cơ bản nhất để đưa đến kết luận chung
CÁCH NHẬN XÉT VÀ GIẢI THÍCH CÁC BẢNG THỐNG KÊ
1. NHẬN XÉT CHUNG
Nhận xét sự tăng giảm của bảng thống kê theo thời gian hoặc theo từng vùng, từng khu vực
kinh tế.
• Nhận xét sự tăng giảm theo thời gian có 3 cách:
11
GIÁO ÁN ÔN TẬP GV: BÙI VĂN NHẤT
+ tăng liên tục theo thời gian. VD:
Bảng 1:
Năm 1901 1956 1981 1989 2001
Dân số (triệu người) 13 27,5 54,9 64,4 78,6
+ giảm liên tục. VD:
Bảng 2:
Năm 1940 1960 1970 1983 2000

DT bình quân đất NN (ha) 0,2 0,16 0,15 0,13 0,12
+ tăng (giảm)không ổn đònh. VD:
Bảng 3:
Năm 1935 1955 1965 1975 1985 2000
Sản lượng lúa (triệu
tấn)
7 6,2 11,1 10,5 15,9 32,5
• Với các bảng thống kê thể hiện cơ cấu ngành, vùng lãnh thổ, ta nhận xét các vùng
ngành lớn nhất nhỏ nhất như bảng sau:
Bảng 4:
Khu vực Tỷ lệ diện tích (%) Tỷ lệ dân số (%)
Miền núi và trung du Bắc
bộ
31,1 17,1
Đồng bằng Sông Hồng 3,7 19,4
Duyên hải miền Trung 29,1 24,4
Tây Nguyên 17 4,3
Đông Nam Bộ 7,1 12,8
Đồng bằng Sông Cửu Long 12 22
2. NHẬN XÉT TỪNG GIAI ĐOẠN, TỪNG CỘT, TỪNG KHU VỰC… VÀ GIẢI THÍCH
• Phân chia giai đoạn:
Vd:
Bảng 1 chia 3 giai đoạn
Năm 1901 – 1956: Tăng chậm, tăng bao nhiêu? Thời gian máy năm? Lý do?
Bảng 2 cũng chia 3 giai đoạn
Bảng 3: chia 4 giai đoạn
• Giải thích:
12
GIÁO ÁN ÔN TẬP GV: BÙI VĂN NHẤT
- Lý do tăng

+ Đất nước hòa bình, kinh tế phát triển (giai đoạn 2, bảng 3)
+ Đường lối đổi mới của Đảng và nhà nước qua các Đại hội VI (1986), VII (1991), VIII (1996)
như ở giai đoạn 4, bảng 3
+ p dụng khoa học kỹ thuật làm cho năng suất tăng, sản lượng tăng (giai đoan 4, bảng 3)
+ Dân số tăng nhanh do tỷ lệ sinh cao (bảng 1)
+ …
- Lý do giảm
+ Chiến tranh nên diện tích giảm, sản lượng giảm (giai đoạn 1, 3 bảng 3)
+ Thiên tai (hạn hán, bão lũ, …) nên diện tích giảm, sản lượng giảm
+ Dân số tăng nên bình quân diện tích đất, lương thực/đầu người… giảm
+ ….
Suy nghó, kết hợp với kiến thức đã học để tìm lý do thích hợp.
VÍ DỤ:
ĐỌC BẢNG THỐNG KÊ ĐƠN GIẢN
1. nhận xét và giải thích sản lượng lúa của nước ta theo bảng thống kê dưới đây (bảng 3):
Năm 1935 1955 1965 1975 1985 2000
Sản lượng lúa (triệu
tấn)
7 6,2 11,1 10,5 15,9 32,5
- Nhận xét theo hàng ngang: trong 65 năm, sản lượng lúa nước ta tăng nhanh nhưng thiếu ổn
đònh. Năm 2000 gấp hơn 4,6 lần năm 1935.
- Nhận xét theo giai đoạn và giải thích;
2. nhận xét và giải thích sự gia tăng dân số của nước ta qua bảng thống kê số liệu dưới đây:
Thời kỳ Tỷ suất sinh %o Tỷ suất tử %o Tỷ lệ gia tăng TN %
Pháp thuộc 40 25 1,5
1945 – 1975 40 12 2,8
Năm 1986 27,8 6,9 2,09
+ Nhận xét theo từng cột:
- tỷ suất sinh rất cao thời Pháp thuộc, giảm nhanh đến 1986 là 27,8%o.
- tỷ suất tử thời Pháp thuộc rất cao, giảm nhanh đến 1986 còn 6,9%o.

- tỷ lệ tăng tự nhiên cao nhất 2,8% (1945-1975), thấp nhất thời kỳ Pháp thuộc (1,5%), năm
1986 tỷ lệ tăng tự nhiên giảm còn 2,09%
+ Nhận xét theo từng giai đoạn và giải thích:
- thời Pháp thuộc tỷ lệ tăng tự nhiên thấp (1,5%) vì tỷ suất sinh cao và tỉ suất tử cũng cao, do
chính sách bóc lột hà khắc của thực dân Pháp
13
GIÁO ÁN ÔN TẬP GV: BÙI VĂN NHẤT
- thời kỳ 45-75 tỷ lệ sinh cao nhất vì tỷ suất tử giảm nhanh (còn 12%o) do Đảng và nhà nước
hết sức chăm lo cho sức khỏe và đời sống nhân dân. Đây còn gọi là thời kỳ bùng nổ dân số
- 1986 tỷ lệ tăng tự nhiên giảm còn 2,09% do tỷ suất sinh giảm nhanh. Do Đảng và nhà nước
phát động cuộc vận động kế hoạch hóa gia đình có hiệu quả. Tỷ suất tử giảm đến mức thấp
nhất (6,9%o)
3. dựa vào số liệu gia tăng dân số dưới đây (bảng 1), nhận xét và giải thích.
+ Nhận xét chung: dân số nước ta tăng nhanh, năm 2001 tăng hơn năm 1901 là 65,6 triệu người
+ Nhận xét qua các giai đoạn:
- 1901 – 1956: dân số nước ta tăng chậm, tăng gấp đôi (14,5 triệu) trong 55 năm vì mặc dù tỷ
lệ sinh cao nhưng tỷ lệ tử cũng cao
- 1956 – 1981: dân số nước ta tăng rất nhanh, tăng gấp đôi trong 25 năm vì tỷ lệ sinh còn cao,
tỷ lệ tử giảm nhanh (12%o), do đất nước trong giai đoạn hòa bình và nhà nước chăm sóc tốt
về mặt y tế và đời sống nhân dân
- 1981 – 2001: dân số tăng nhanh (23,7 triệu) trong 20 năm, do đời sống nhân dân được nâng
cao, y tế phát triển, tỷ lệ tử giảm thêm 6 – 7%o và việc kế hoạch hóa gia đình được thực
hiện tốt trong nhân dân
4. dựa vào cơ cấu các nhóm tuổi của nước ta năm 1999:
- dưới độ tuổi lao động: 33,1%
- trong độ tuổi lao động: 59,3%
- ngoài độ tuổi lao động: 7,6%
Hãy nhận xét về gia tăng dân số, nguồn lao động, tuổi thọ của nước ta.
Nhận xét và giải thích:
- Dân số nước ta thuộc loại dân số trẻ vì số dân dưới độ tuổi lao động cao (33,1%), trong độ

tuổi lao động rất cao (53,9%), ngoài độ tuổi lao động thấp
- Dân số nước ta tăng nhanh do tỷ lệ người dưới tuổi lao động cao, trong độ tuổi sinh đẻ lớn
- Nguồn lao động dồi dào (59,3%) tiếp thu khoa học kỹ thuật công nghệ nhanh, đó vừa là
nguồn lợi lớn của đất nước vừa là khó khăn về xã hội vì nền kinh tế nước ta phát triển chưa
cao
- Tuổi thọ TB còn thấp vì số người ngoài tuổi lao động chiếm tỷ lệ nhỏ
5. Theo số liệu hiện trạng các loại đất của nước ta năm 2000 dưới đây:
Đất nông nghiệp 28,4%
Đất lâm nghiệp 35,2%
Đất ở và đất chuyên dùng 6%
Đất chưa sử dụng 30,4%
Dựa vào kiến thức đã có, hãy cho biết xu hướng thay đổi tỷ lệ của từng loại đất? Giải thích tại
sao?
Ngày 05/10/09
14
GIÁO ÁN ÔN TẬP GV: BÙI VĂN NHẤT
Tuần 10
Tiết CT: 9, 10
KỸ NĂNG THỰC HÀNH
(NHẬN XÉT, GIẢI THÍCH BẢNG SỐ LIỆU)
Hướng dẫn nhận xét, giải thích:
Nhận xét theo hàng ngang trước (tăng hay giảm, ) rồi đến hàng dọc (xếp hạng nhất, nhì, ba, )
và kết luận. Đôi khi phải quy đổi ra tỷ lệ % để có thể nhận đònh chonhs xác về độ lớn, mối tương
quan.
Giải thích: nếu ddeeff bài không yêu cầu thì không nên giải thích, vì vừa mất thì giờ vừa có thể sai
(sẽ bò trừ điểm).
+ Giải thích về tự nhiên: cần lưu ý những vấn đề sau:
- Vò trí đòa lý có thuận lợi hay không?
- Đòa hình đất đai thế nào? Loại đất nào phát triển cây gì?
- Khí hậu ra sao? Trồng được loại cây gì? Có khó khăn gì?

- Sông ngòi thế nào? Khó khăn, thuận lợi?
- Tài nguyên: Sinh vật, khoáng sản? Thuận lợi, khó khăn?
+ Giải thích về kinh tế xã hội: cần lưu ý:
- Xã hội: dân cư đông hay ít? Có kinh nghiệm gì không? Trình độ?
- Chính sách nhà nước: có chính sách gì? Thúc đẩy ngành nào phát triển?
- Kinh tế: nhận xét về các ngành kinh tế
Nông nghiệp: lưu ý về đất, nước, phân, giống, trình độ cơ giới, khí hậu, đồng
cỏ,
Cây dài ngày hay ngắn ngày? Nhiệt đới hay cận nhiệt?
Thò trường? Có ổn đònh không?
Chăn nuôi: thức ăn, đồng cỏ, thú y, chế biến?
Công nghiệp: có phải là ngành trọng điểm không?
Có nguồn tài nguyên gì (khoáng sản, đất, sinh vật, ) để phát triển
công nghiệp?
Trình độ lao động? Đầu tư nước ngoài?
Cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật?
Thò trường, chính sách nhà nước về CN?
Ví dụ minh họa:
1. Cho bảng số liệu sau:
Sản xuất lương thực, thực phẩm Đơn vò tính Đồng bằng sông Cửu Long Cả nước
Diện tích cây lương thực có hạt
Sản lượng cây lương thực có hạt
Nghìn ha
Nghìn tấn
4002,9
16342,8
8345,4
33146,9
Diện tích lúa cả năm
Sản lượng lúa cả năm

Nghìn ha
Nghìn tấn
3985,2
16294,7
7653,6
31393,8
Bình quân lương thực Kg/người 1009,8 432,7
Sản lượng thủy sản Tấn 1024004,0 2006753,0
Sản lượng tôm nuôi Tấn 41400,2 57433,0
a. Hãy so sánh các chỉ tiêu của Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước rồi rút ra kết luận về vai
trò của Đồng bằng sông Cửu Long trong việc trồng sản xuất lương thực, thực phẩm.
15
GIÁO ÁN ÔN TẬP GV: BÙI VĂN NHẤT
b. So sánh diện tích lúa và sản lượng lúa cả nước với diện tích và sản lượng lúa Đồng bằng sông
Cửu Long.
2. Cho bảng số liệu năm 1999 như sau:
Diện tích (%) Dân số (%) Mật dộ DS
(người/km
2
)
BQ đất tự
nhiên
(ha/người)
BQ đất
canh tác
(ha/người)
BQ lương
thực
(kg/người)
Cả nước 100 100 231 0,43 0,12 448

ĐB sông Hồng 3,8 19,4 1180 0,08 0,05 414
Hãy so sánh và rút ra kết luận về tình hình dân số ở ĐB sông Hồng. Nêu nguyên nhân, hậu quả và
biện pháp giải quyết vấn đề dân số ở đây.
3. Cho bảng số liệu sau:
Sản lượng thủy sản năm 2000
(Đơn vò: tấn)
Cả nước ĐB sông Cửu Long
Tổng sản lượng thủy hải sản:
+ Sản lượng cá biển
+ Sản lượng cá nuôi
+ Sản lượng tôm nuôi
2250499
1075303
391053
93503
1169060
465732
234755
68994
Hãy nêu nhận xét và giải thích về tình hình phát triển thuy hải sản của ĐB sông Cửu Long so với
cả nước.
4. Cho bảng số liệu sau:
Cơ cấu xuất nhập khẩu theo thò trường năm 1985 và 1997
(Đơn vò: %)
Thò trường
Xuất khẩu Nhập khẩu
1985 1997 1985 1997
Châu Á 20,8 65,5 11,8 78,4
Châu u 60,3 24,0 78,0 14,9
Các thò trường khác 18,9 10,5 10,2 6,7

Cho nhận xét và giải thích.
Ngày 12/10/09
Tuần 11
Tiết CT: 13, 14
KỸ NĂNG THỰC HÀNH
(HD HỌC VÀ KHAI THÁC ATLAT ĐỊA LÝ VIỆT NAM)
Thông thường khi phân tích, đánh giá một đối tượng đòa lý cần tái hiện vốn tri thức đòa lý đã có của
bản thân vào việc đọc các trang atlat
I-/ Những vấn đề yêu cầu chung:
Atlat đòa lý Việt Nam là một cuốn sách giáo khoa đối với học sinh trong khi học đòa lý, nhằm giúp
học sinh nhớ lại kiến thức đã học trong sách giáo khoa, để làm bài kiểm tra. Mặc khác, Atlat còn
giúp học sinh biết khai thác trực tiếp kiến thức từ bản đồ, bổ sung và cập nhật kiến thức nhằm phân
tích sâu hơn, tổng hợp tốt hơn.
Muốn đọc và phân tích Atlat tốt cần phải:
16
GIÁO ÁN ÔN TẬP GV: BÙI VĂN NHẤT
- Nắm được phương pháp thể hiện bản đồ sử dụng trong Atlat.
- Nắm được các ký hiệu trong chú giải của bản đồ.
- Nắm được mục đích yêu cầu khi đọc để tìm kiếm và rút ra các thông tin cần thiết, nhanh.
- Biết huy động kết hợp các kiến thức đã học trong sách giáo khoa hay tài liệu vào việc cắt nghóa
sự phát triển và phân bố của các hiện tượng đòa lý cần tìm hiểu qua Atlat. Hoặc biết tìm ra mối liên
hệ giữa các trang Atlat để khai thác một cách có hiệu quả nhất.
- Biết đọc Atlat theo trình tự khoa học:
1. Nắm được vấn đề chung nhất của trang Atlat.
2. Tìm ra các nội dung chủ yếu của trang.
3. Tìm ra mối liên hệ các trang Atlat để khai thác nội dung chủ yếu trên.
4. Phân tích và giải thích được nội dung chủ yếu trang Atlat.
5. Rút ra được các nhận xét chung.
- Biết cách trả lời có hiệu quả nhất.
1. Đọc kỹ đề để tìm ra yêu cầu chính của bài.

2. Tìm ra mối liên hệ liên quan của các yêu cầu trên với các trang Atlat.
3. Sử dụng dữ kiện nào để trả lời tốt các yêu cầu chính của đề bài: màu, ký hiệu, số liệu qua các
biểu đồ-bản đồ, đòa điểm phân bố, phân tích nhận xét, giải thích thông qua các yếu tố trên.
II-/ Đọc một bản đồ:
Trước hết phải đọc bảng chú giải. Cho phép ta nắm được chìa khoá để hiểu nội dung được thể hiện
trên bản đồ. Không những thế, còn rút ra được các kiến thức nhất đònh có tính tổng quát.
Đọc bản đồ phải đi từ nhận đònh khái quát đến chi tiết.
Ví dụ: đọc bản đồ công nghiệp chung, trước hết cần thấy quy luật chung phân bố công nghiệp ở
nước ta là:
1. Các trung tâm công nghiệp lớn và trung bình chủ yếu phân bố ở đồng bằng sông Hồng và phụ
cận, Đông Nam Bộ, rải rác ở duyên hải miền Trung.
2. Các trung tâm công nghiệp lớn có cơ cấu ngành đa dạng, các trung tâm công nghiệp nhỏ thì có
cơ cấu ngành đơn giản hơn, còn các điểm công nghiệp thậm chí chỉ có một hoặc hai ngành chủ yếu.
3. Sau đó đi sâu vào một số trung tâm công nghiệp, cơ cấu ngành của các trung tâm này…
Rèn luyện kỹ năng đọc bản đồ cần thiết đi từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao. Có thể qua 5
bước sau đây:
1. Rèn luyện kỹ năng nhận biết, chỉ và đọc tên các đối tượng đòa lý trên bản đồ.
2. Rèn luyện kỹ năng xác đònh phương hướng, đo đạc tính toán trên bản đồ.
3. Rèn luyện kỹ năng xác đònh vò trí đòa lý, mô tả từng yếu tố thành phần của tự nhiên, kinh tế, xã
hội, chính trò được biểu hiện trên bản đồ.
4. Rèn luyện kỹ năng xác đònh các mối liên hệ đòa lý trên bản đồ.
5. Rèn luyện kỹ năng mô tả tổng hợp đòa lý một khu vực, tức mô tả khu vực đó về nhiều mặt: vò trí
đòa lý, đòa hình, khí hậu, thuỷ văn, thực vật, động vật, dân cư, kinh tế.
III-/ Đọc một số bản đồ theo chủ đề cho trước:
Khi phân tích một vấn đề kinh tế-xã hội của một ngành hay một vùng trên cơ sở đọc và phân tích
Atlat, trước hết phải căn cứ vào các kiến thức đã học trong sách giáo khoa về vấn đề liên quan để
đònh hướng phân tích Atlat và biết chọn ra những bản đồ chính và những bản đồ bổ sung.
Trước hết, phải biết phân tích vò trí đòa lý. Vò trí đòa lý toán học thể hiện ở tọa độ đòa lý của đối
tượng đòa lý trong không gian: kinh độ và vó độ. Đối với một số vùng cũng như nước ta nói chung,
17

GIÁO ÁN ÔN TẬP GV: BÙI VĂN NHẤT
vò trí này có thể xác đònh bằng các điểm cực Bắc, cực Nam, cực Đông, cực Tây. Đối với vò trí theo
điểm, ví dụ như thành phố, một trạm khí hậu thì bên cạnh kinh, vó độ cần xác đònhcả độ cao. Vò trí
đòa lý tự nhiên thể hiện ở quan hệ không gian giữa các đối tượng đòa lý tự nhiên. Cần chú ý điều
này nhất là khi phân tích ảnh hưởng đòa hình đối với sự phân hóa khí hậu. Mặc khác, phải chú ý
phân tích sâu vò trí đòa lý kinh tế.
Sau đó, để phân tích các nguồn lực phát triển (tài nguyên thiên nhiên, dân cư và nguồn lao động,
cơ sở vật chất kỹ thuật) cần sử dụng bản đồ tương ứng về đòa hình, đòa chất-khoáng sản, đất, thực
và động vật, dân cư và dân tộc và các bản đồ về ngành kinh tế. Chú ý quan hệ không gian giữa các
yếu tố đọc được từ từ bản đồ riêng lẻ (ta thường gọi là chồng xếp bản đồ).
Cuối cùng, các bản đồ kinh tế tương ứng sẽ cho biết hiện trạng phân bố của ngành kinh tế (toàn
ngành hay trong vùng nói riêng). Còn các biểu đồ có thể cho biết về cơ cấu hay động thái phát
triển của toàn ngành.
IV-/ Viết báo cáo về một ngành hay một vùng trên cơ sở phân tích Atlat và bảng số liệu:
Là một dạng bài tập tổng hợp các kiến thức cơ bản và lỹ năng đã nêu ở phần trên. Các bản đồ là
cơ sở để phát triển các kiến thức cơ bản về các nguồn lực phát triển, hiện trạng phân bố, còn các
bảng số liệu sẽ cho biết thêm về ý nghóa của vùng trong cả nước, của ngành trong cơ cấu kinh tế,
cũng như về hiện trạng phát triển của vùng hay của ngành.
Ngày 19/10/09
Tuần 12
Tiết CT: 15, 16
KỸ NĂNG THỰC HÀNH
(HD HỌC VÀ KHAI THÁC ATLAT ĐỊA LÝ VIỆT NAM) tiếp theo
I. Nội dung Atlát đại lý gồm 3 phần chính:
-Các bản đồ đòa lý tự nhiên
-Các bản đồ đòa lý kinh tế xã hội
-Bản đồ các vùng kinh tế Việt Nam
II. Nội dung
Hướng dẫn sử dụng các bản đồ
1.Bản đồ hành chính Việt Nam

+ Tên bản đồ: Bản đồ hành chính trang 2 – Atlát đòa lý Việt Nam
+Nội dung chính
-Thể hiện toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam gồm 64 tỉnh thành, vùng lãnh thổ, hải đảo, vùng trời
-Giáp với các nước Trung Quốc; Lào; Campuchia
-Diện tích biển: > 1 triệu km2
-Diện tích đất liền
-Diện tích đảo; quẩn đảo thuộc tỉnh nào thì sẽ mang màu nền của tỉnh đó. Có ranh giới các tỉnh
trong đó thể hiện tên tỉnh, thành phố, tên thủ đô, các thành phố trực thuộc trung ương, các đường
quốc lộ, tên các đảo, quần đảo, hệ thống sông.
+ Nội dung phụ
18
GIÁO ÁN ÔN TẬP GV: BÙI VĂN NHẤT
-Vò trí Việt Nam trên thế giới, khu vực Đông Nam á
-Diện tích, tên, dân số các tỉnh thành phố
+ Phương pháp thể hiện:
-Phương pháp khoanh vùng diện tích
+ Phương pháp sử dụng:
Bước 1: Cho học sinh đọc tên bản đồ
Bước 2: Xác đònh ranh giới:
?Đòa giới
?Màu sắc
?Tên tỉnh
?Tỉnh lỵ (trung tâm)
?Đảo, quần đảo thuộc tỉnh nào, màu sắc thuộc tỉnh đó
Bước 3: Cho học sinh tìm hiểu sâu hơn các tỉnh bằng cách cho học sinh tra bảng diện tích, dân số
các tỉnh
Giáo viên có thể rèn luyện cho học sinh kó năng đọc bản đồ bằng cách đặt câu hỏi:
-Nhận xét vò trí đòa lý nước ta trong khu vực; giáp với các nước nào trên thế giới? Toạ độ đòa lý?
-Nhận xét màu sắc của bản đồ
-Các tỉnh giáp biển

-Những thuận lợi và khó khăn do vò trí đòa lý đem lại
2. Bản đồ hình thể Việt Nam
+ Tên bản đồ: Bản đồ hình thể Việt Nam trang 4 – Atlát đòa lý Việt Nam
Bản đồ hình thể Việt Nam trang 4,5 Atlát tỷ lệ 1:6.000.000
+Nội dung chính
-Thể hiện nét khái quát về hình thể lãnh thổ Việt Nam
-Phạm vi cả nước, biển, đảo
+Nội dung phụ
-Thể hiện một số hình ảnh các miền ở nước ta
+Phương pháp sử dụng
Phương pháp đường đẳng trò
-Đối với đất liền: Dùng đẳng cao
-Đối với biển : Dùng đẳng sâu
+ Phương pháp sử dụng:
Cho học sinh sử dụng bản đồ với các gợi ý:
-Bản đồ này thể hiện từ khái quát tổng thể đến chi tiết
-Thể hiện đòa hình đồng bằng; vùng đồi núi bằng các màu sắc
19
GIÁO ÁN ÔN TẬP GV: BÙI VĂN NHẤT
-Vùng đồng bằng: - Các đồng bằng lớn
- Nhận xét các đồng bằng
-Vùng núi: - Các dãy núi lớn
- Hướng các dãy núi
- Các sơn nguyên, cao nguyên
-Đặc điểm hình thái biển Đông ? ý nghóa kinh tế
-Nhận xét 4 cảnh quan tiêu biểu ở nước ta
-Vùng núi cao: Phanxipăng
-Cao nguyên: Mộc Châu
-Đồng bằng: Nam Bộ
-Biển: Vònh Hạ Long

-Cho xây dựng lát cắt đòa hình ở một số khu vực
3. Bản đồ đòa chất khoáng sản Việt Nam
+ Tên bản đồ: Bản đồ đòa chất khoáng sản Việt Nam trang 6 Atlát
+ Nội dung chính
-Thể hiện các mỏ khoáng sản chính của nước ta
-Thể hiện đòa chất, đòa tầng nước ta
-Các đối tượng đòa chất khác như phun trào axít; maphic; xâm nhập axít; trung tính …
-Bản đồ nhỏ thể hiện đòa chất biển Đông và các vùng kế cận
+ Nội dung phụ
-Bản đồ nhỏ góc trái dưới cùng trang thể hiện sự toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam
+ Phương pháp thể hiện
-Phương pháp nền chất lượng : thể hiện đòa tầng
-Phương pháp ký hiệu dạng đường: thể hiện ranh giới đòa chất, đường đứt gãy
-Phương pháp vùng phân bố: Các đối tượng đòa chất khác như phun trào maphic; axít; xâm nhập
axít …
-Ký hiệu trên nền màu: Ví dụ ký hiệu các mỏ khoáng sản
+ Phương pháp sử dụng:
-Bản đồ này được sử dụng nhằm khai thác các nội dung đòa chất, khoáng sản Việt Nam nên giáo
viên thể hiện cho học sinh khai thác theo gợi ý:
-Nhận xét đặc điểm phân bố các mỏ khoáng sản Việt Nam?
-Đặc điểm đòa chất Việt Nam: Nhận xét các thang đòa tầng ở nước ta (đơn vò phân chia lớn nhất
thang đòa tầng là giới ?kỷ (hệ) ? thế (thống) ? kỳ ? thời) ? cho học sinh đọc các đơn vò đòa tầng.
-Bản đồ đòa chất và các vùng kế cận thể hiện đòa chất vùng kề phần đất liền Việt Nam
-Mối quan hệ giữa đòa chất với khoáng sản
20
GIÁO ÁN ÔN TẬP GV: BÙI VĂN NHẤT
4.Bản đồ khí hậu
+Tên bản đồ : Bản đồ khí hậu trang 7 Atlát đòa lý Việt Nam
+ Nội dung chính:
-Thể hiện khí hậu chung Việt Nam

+ Nội dung phụ:
-Các bản đồ phụ thể hiện nhiệt độ, lượng mưa trung bình năm, các tháng trong năm
+ Phương pháp thể hiện
-Phương pháp nền chất lượng: Mỗi miền gắn với một nền màu
-Phương pháp ký hiệu chuyển động: Thể hiện yếu tố gió, bão
ví dụ : - mũi tên màu đỏ thể hiện chế độ gió mùa mùa hạ
- mũi tên màu xanh thể hiện chế độ gió mùa mùa đông
- Màu mũi tên thể hiện bản chất gió (nóng, lạnh)
- Hướng mũi tên chỉ hướng gió
- Độ lớn, chiều dài mũi tên chỉ cường độ, hiện tượng gió mạnh, yếu khác nhau, loại gió khác nhau
-Hướng gió và tần suất gió biểu hiện: Biểu đồ gió, lượng mưa, nhiệt độ: Phương pháp biểu đồ đònh

- Biểu đồ phụ: Phương pháp thể hiện nền đònh lượng
+ Phương pháp sử dụng: Cho học sinh tiến hành các bước
-Bước 1: Đọc các miền khí hậu nước ta về:
-Nhiệt độ
-Lượng mưa
-Hướng gió
-Mối quan hệ giữa chúng
- Bước 2 : Phân tích từng yếu tố khí tượng
-Có sự phân hoá:
-Theo mùa
-Theo vó độ
-Theo độ cao
5. Bản đồ đất – thực vật và động vật
+ Tên bản đồ: Bản đồ đất, thực vật và động vật trang 8 Atlát đòa lý Việt Nam
+ Nội dung chính:
-Thể hiện đất, thực vật và động vật nước ta
Đất: - Thể hiện các loại đất chính ở nước ta
Thực vật: - Các thảm thực vật

Động vật: - Các loại động vật chính
+ Nội dung phụ
-Thể hiện sông ngòi
-Một số điểm quần cư
+ Phương pháp thể hiện
- Nền chất lượng:
- Thể hiện các loại đất, mỗi loại đất chiếm vùng phân bố riêng
21
GIÁO ÁN ÔN TẬP GV: BÙI VĂN NHẤT
-Vùng phân bố thông qua các ký hiệu: Thảm thực vật; không có đường viền đứt đoạn
-Riêng rừng quốc gia, điểm dân cư dùng phương pháp ký hiệu đònh vò đặt đúng vò trí nơi đối tượng
đó
-Ký hiệu dạng đường: Thể hiện sông
+ Phương pháp sử dụng:
Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng bản đồ này bằng cách đi từ toàn thể đến cục bộ theo gợi ý:
-Nhìn màu sắc tỷ lệ loại đất nào chiếm nhiều nhất
-Đọc từng loại đất
-Nhận xét sự phân bố các thảm thực vật nước ta
-Sự phân khu vực động vật, đọc tên các động vật chính trong khu vực này
6. Bản đồ các miền tự nhiên
+ Tên bản đồ: Các miền tự nhiên
A.Miền Bắc và Đông Bắc Bộ (trang 9)
B.Miền Tây Bắc và Nam Trung Bộ
C.Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ (trang 10 Atlát)
+ Nội dung chính
-Thể hiện các miền tự nhiên nước ta
+ Nội dung phụ
-Bản đồ nhỏ thể hiện vò trí đòa lý các miền tự nhiên nước ta
-Lát cắt đòa hình ở một số vò trí đặc biệt
-Hệ thống sông ngòi: - Để đònh hướng đòa hình

- Các điểm quần cư; đường giao thông
+ Phương pháp thể hiện
-Phương pháp đường bình độ kết hợp phân tầng màu độ cao thề hiện đòa hình, mỗi tầng màu chỉ
nhiều chỉ số có số lượng
-Phương pháp điểm độ cao: Thể hiện một số ngọn núi cao ở nước ta
+ Phương pháp sử dụng
Giúp học sinh đọc bản đồ miền với gợi ý:
-Đòa hình nào là chính; phụ
-Các dãy núi chính ở Việt Nam: Hoàng Liên Sơn; Trường Sơn
-Các sơn nguyên; cao nguyên: Tên; vò trí, hướng
-Các ngọn núi cao > 2000m
-Các đồng bằng lớn, nhỏ
-Đọc các lát cắt: Từ nơi xuất phát (cao nhất) đến thấp nhất qua những dạng đòa hình nào
7. Bản đồ dân số Việt Nam
Tên bản đồ : Bản đồ dân số Việt Nam
Nội dung chính: - Thể hiện đặc điểm dân số Việt Nam
Nội dung phụ : - Số dân Việt nam qua các thời kì
-Cơ cấu dân số theo giới tính và độ tuổi
-Các điểm dân cư đô thò năm 2003
-Cơ cấu dân số hoạt động theo các nghành kinh tế năm 2000
22
GIÁO ÁN ÔN TẬP GV: BÙI VĂN NHẤT
Phương pháp thể hiện : - Phương pháp nền đònh lượng kết hợp với phương pháp đồ giải
- Phương pháp kí hiệu
Phương pháp sử dụng :
- Bước 1: Cho học sinh đọc tên bản đồ và bản chú giải
- Bước 2 :Cho học sinh quan sát bản đồ và trả lời câu hỏi sau:
+ Nhận xét màu sắc mật độ giữa các khu vực trong cả nước
- Nhận xét mật độ dân số giữa các vùng
- So sánh mật độ dân số giữa các vùng đồng bằng và trung du miền núi, vùng ven biển

- Từ đó rút ra qui luật phân bố dân cư nước ta
+ Nhận xét số dân nước ta qua các thời kì dựa theo biểu đồ thể hiện số dân Việt Nam từ năm 1921
đến năm 2003
+ So sánh 2 tháp dân số năm 1989 và năm 1999 với các nội dung :
-Hình dạng tháp tuổi nói lên điều gì
-Cơ cấu dân số theo độ tuổi, giới tính
-Tỉ lệ dân số theo nhóm tuổi
-Xu hướng phát triển dân số trong tương lai
-Từ đó rút ra những thuận lợi, khó khăn, biện pháp giải quyết
+ Phân tích biểu đồ cơ cấu dân số hoạt động theo nghành năm 2000-Từ đó rút ra xu hướng chuyển
dòch dân số theo nghành
- Bước 3 : Cho học sinh tổng kết đặc điểm dân số Việt Nam
8. Bản đồ dân tộc Việt Nam
Nội dung chính :
-Thể hiện sự phân bố các dân tộc ở nước ta
-Thể hiện sự phân bố các ngôn ngữ chính ở nước ta
Nội dung phụ :
-Thể hiện 54 dân tộc có trên lãnh thổ nước ta và số dân của các dân tộc này
-Tỉ lệ các dân tộc chính ở nước ta
Phương pháp thể hiện :
-Phương pháp vùng phân bố : Được thể hiện bằng các màu sắc khác nhau biểu thò các nhóm ngôn
ngữ trên các vùng lãnh thổ nhất đònh hoặc xen kẽ lẫn nhau
9. Bản đồ nông nghiệp chung
+Tên bản đồ: Bản đồ nông nghiệp chung trang 13 Atlát đòa lý Việt Nam
+ Nội dung chính
-Thể hiện vùng nông nghiệp chung nước ta
-Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp Việt Nam
+ Nội dung phụ
-Hệ thống sông, điểm dân cư
-Giá trò sản xuất các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản

-Một số hình ảnh minh ohạ các cây trồng nông nghiệp quan trọng
-Bản đồ phụ thể hiện quần đảo Trường Sa
+ Phương pháp thể hiện
23
GIÁO ÁN ÔN TẬP GV: BÙI VĂN NHẤT
-Phương pháp vùng phân bố: Thể hiện các loại đất nông nghiệp khác nhau
-Phương pháp ký hiệu:
-Tượng hình: Chỉ một số loại cây, con chủ yếu
-Dạng đường: Thể hiện ranh giới, sông ngòi ? đều nằm trong vùng phân bố
-Chữ số La mã từ I ? VII thể hiện 7 vùng nông nghiệp Việt Nam
+ Phương pháp sử dụng
Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng bản đồ qua gợi ý:
-Nhận xét sự phân bố, diện tích các loại đất nông nghiệp chính ở Việt Nam
-Sự phân bố các loại cây, con chủ yếu ở nước ta.
10. Bản đồ nông nghiệp
+ Tên bản đồ: Bản đồ nông nghiệp trang 14 Atlát đòa lý Việt Nam
+Nội dung chính:
-Thể hiện diện tích lúa, hoa màu, cây công nghiệp và sản lượng lúa các tỉnh; diện tích trồng lúa so
với diện tích trồng cây lương thực
-Số lượng gia súc; gia cầm các tỉnh
-Tỷ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng đã được sử dụng
-Sự phân bố một số loại cây, con chủ yếu ở nước ta
+ Nội dung phụ:
-Diện tích và sản lượng lúa cả nước qua các năm
-Cơ cấu giá trò sản lượng ngành chăn nuôi qua các năm
-Số lượng gia súc bình quân
+ Phương pháp thể hiện:
-Phương pháp bản đồ – biểu đồ
-Phương pháp đồ giải: Có diện tích, tên tỉnh, ký hiệu
+ Phương pháp sử dụng

Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng bản đồ qua các gợi ý:
-Nhận xét về diện tích và sản lượng lúa các tỉnh; cho học sinh đo, tính trên bản đồ
-Số lượng gia súc và gia cầm các tỉnh
-Sự phân bố lúa; chăn nuôi; hoa màu; các cây công nghiệp chính ở nước ta
-Nhận xét về diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực
-Tỷ lệ diện tích trồng cây hoa màu so với tổng diện tích trồng cây lương thực từ đó rút ra nhận xét?
-Nhận xét diện tích trồng hoa màu và tổng sản lượng hoa màu?
-Cơ cấu giá trò sản lượng ngành chăn nuôi qua các năm?
-Tỷ lệ diện tích trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng đ• sử dụng
-Diện tích gieo trồng cây công nghiệp qua các năm (cây lâu năm, hàng năm)
Ngày 26/10/09
Tuần 13
Tiết CT: 17, 18
KỸ NĂNG THỰC HÀNH
(HD HỌC VÀ KHAI THÁC ATLAT ĐỊA LÝ VIỆT NAM) tiếp theo
24
GIÁO ÁN ÔN TẬP GV: BÙI VĂN NHẤT
11. Bản đồ lâm – ngư nghiệp
+ Tên bản đồ: Bản đồ lâm nghiệp và ngư nghiệp (trang 15) Atlát đòa lý Việt Nam
+ Nội dung chính
-Thể hiện diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh
-Quy mô giá trò sản xuất lâm nghiệp của các tỉnh và thành phố
-Sản lượng thuỷ sản đánh bắt và nuôi trồng của các tỉnh và thành phố
+ Nội dung phụ
-Thể hiện sản lượng thuỷ sản cả nước qua các màu
-Quần đảo Trường Sa thể hiện toàn vẹn lãnh thổ
-Hình ảnh đặc trưng của hai ngành lâm nghiệp, thuỷ sản
11. Bản đồ lâm nghiệp và thuỷ sản Việt Nam
+ Phương pháp thể hiện
-Phương pháp đồ giải: Thể hiện tỷ lệ diện tích rừng

-Phương pháp cartodiagran: Thể hiện quy mô giá trò sản xuất lâm nghiệp của các tỉnh và thành
phố. Sản lượng thuỷ sản đánh bắt và nuôi trồng các tỉnh và thành phố
+ Phương pháp sử dụng
-Giáo viên cho học sinh sử dụng bản đồ theo gợi ý
-Nhận xét về tỷ lệ diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh chung cả nước
-Tỉnh có tỷ lệ diện tích rừng so với diện tích rừng nhiều nhất ? là bao nhiêu
-Tính quy mô giá trò sản xuất lâm nghiệp lớn nhất? nhỏ nhất? vì sao?
-Nhận xét chung về tình hình sản xuất lâm nghiệp nước ta
-Nhận xét sản lượng thuỷ sản đánh bắt và nuôi trồng các tỉnh và thành phố nước ta? Nhận xét
chung về sản lượng thuỷ sản nước ta qua các năm
-Kể tên các ngư trường lớn của nước ta
-Nhận xét chung về ngành thuỷ sản nước ta
12. Bản đồ công nghiệp chung
+ Tên bản đồ: Bản đồ công nghiệp chung trang 16 Atlát đòa lý
+ Nội dung chính:
-Thể hiện các trung tâm công nghiệp, các điểm công nghiẹpp phân theo giá trò sản xuất công
nghiệp
-Các ngành công nghiệp cơ bản của các trung tâm công nghiệp
+ Nội dung phụ
-Thể hiện giá trò sản xuất công nghiệp qua các năm
-Giá trò sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế
-Giá trò sản xuất công nghiệp phân theo nhóm ngành công nghiệp
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×