Tư Tưởng Hồ Chí Minh
Nhóm 6.
Thảo luận: Bàn về ưu điểm và hạn chế của con người
Việt Nam.
Chủ đề: Ưu điểm và hạn chế của con người Việt Nam trong
văn hóa sản xuất, kinh doanh.
Chương 1. Quan điểm chung của Hồ Chí Minh về phẩm chất đạo
đức cơ bản của con người Việt Nam.
1.1.Trung với nước, hiếu với dân.
Đây là chuẩn mực đạo đức có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Theo quan điểm
của Hồ Chí Minh nước là nước của dân. Vì vậy, “trung với nước, hiếu với dân” là
thể hiện trách nhiệm với sự nghệp dựng nước và giữ nước, với con đường đi lên
và phát triển của đất nước.
Trung với nước là: Trong mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng và xã hội,
phải biết đặt lợi ích của Đảng, của tổ quốc, của cách mạng lên trên hết, trước hết.
Quyết tâm phấn đấu thực hiện mục tiêu cách mạng, thực hiện tốt mọi chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Hiếu với dân là: Khẳng định vai trò sức mạnh thực sự của nhân dân, tin dân,
học dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, chăm lo đời sống vật chất tinh thần của
nhân dân.
1.2.Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
Đây là những khái niệm đạo đức cũ nhưng được Hồ Chí Minh tiếp thu, chọn
lọc, đưa vào những yêu cầu và những nội dung mới. Cần, kiệm, liêm, chính, chí
công vô tư là một biểu hiện sinh động của phẩm chất “ trung với nước, hiếu với
dân”.
Cần – siêng năng, chăm chỉ, cố gắng, dẻo dai
Kiệm - tiết kiệm vật tư, tiền bạc, của cải.
Liêm – trong sạch, không tham lam tiền của, địa vị, danh tiếng.
Chính – không tà, thẳng thắn, đứng đắn.
1
Các đức tính đó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Cần mà không kiệm giống
như một chiếc thùng không đáy. Kiệm mà không cần thì lấy gì mà kiệm. Cần,
kiệm, liêm là gốc rễ của chính. Nhưng một cây cần có gốc rễ, lại cần có cành lá
hoa quả mới là hoàn chỉnh.
Cần, kiệm, liêm, chính càng cần thiết đối với cán bộ đảng viên. Nếu không giữ
đúng cần, kiệm, liêm, chính thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân.
Chính cần, kiệm, liêm, chính là thước đo sự giàu có về vật chất, vững mạnh về
tinh thần, sự văn minh tiến bộ của một dân tộc. Cần, kiệm, liêm, chính là nền tảng
của đời sống mới, nền tảng của thi đua yêu nước, là cái cần để làm việc, làm
người, làm cán bộ, để phụng sự Đoàn thể, phụng sư giai cấp và nhân dân, phụng
sự Tổ quốc và nhân loại.
Chí công vô tư là kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức
cách mạng. Chủ nghĩa cá nhân là một trở ngại lớn cho việc xây dựng chủ nghĩa xã
hội. Vì vậy thắng lợi của chủ nghĩa xã hội không thể tách rời với cuộc đấu tranh từ
bỏ chủ nghĩa cá nhân.
1.3.Thương yêu con người
Hồ Chí minh kết luận: những người bị áp bức, bị bóc lột, những người làm
điều thiện thì dù màu da, tiếng nói, chủng tộc, tôn giáo có khác nhau, vẫn có thể
thực hành chữ “ bác ái”, vẫn có thể đại đoàn kết, đại hòa hợp, coi như anh em một
nhà.
Tình yêu thương con người ở Hồ Chí Minh không chung chung trừu tượng
kiểu tôn giáo mà luôn được nhận thức và giải quyết trên lập trường của giai cấp vô
sản, dành cho các dân tộc và con người bị áp bức, đau khổ.
Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến tư tưởng, công tác, đời sống của từng người,
việc ăn, việc học, việc mặc của mỗi người dân, không quên, không sót một ai.
Tình yêu thương con người ở Hồ Chí Minh luôn gắn liền với hành động cụ thể,
phấn đấu vì độc lập của Tổ quốc, tự do hạn phúc cho con người.
1.4.Tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự thống nhất, hòa quyện giữa chủ nghĩa yêu nước
chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng.
Chủ nghĩa quốc tế là một trong những đặc điểm quan trọng nhất của đạo đức
cộng sản. Nó bắt nguồn từ bản chất quốc tế của giai cấp công nhân và xã hội xã
hội chủ nghĩa. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa đế quốc là sự tôn trọng và
2
thương yêu tất cả dân tộc, nhân dân các nước, chống sự hằn thù, bất bình đẳng dân
tộc và sự phân biệt chủng tộc. Người khẳng định: bốn phương vô sản đều là anh
em, giúp bạn là giúp mình, thắng lợi của mình cũng là thắng lợi của nhân dân thế
giới. Người đã góp phần to lớn, có hiệu quả xây đắp tình đoàn kết quốc tế, tạo ra
một kiểu quan hệ quốc tế mới, đối thoại thay cho đối đầu, kiến tạo một nền văn
hóa hòa bình trên thế giới.
Chương 2. Ưu điểm và hạn chế của con người Việt Nam trong văn hóa
sản xuất, kinh doanh.
2.1. Ưu điểm
2.1.1. Cần cù lao động.
Cần cù là một trong những đức tính nổi bật của người Đông Á, trong đó có
Việt Nam. Từ rất sớm, dân tộc Việt Nam đã phải chống chọi lại những điều kiện
thiên nhiên vô cùng khắc nghiệt cùng với nạn ngoại xâm giày xéo liên miên. Quá
trình đó đã rèn luyện cho người lao động đức tính cần cù "một nắng, hai sương".
Hình ảnh "ăn cơm bằng đèn, đi cấy sáng trăng", "cày đồng đang buổi ban trưa",
hay "tát nước đêm trăng" đã trở nên quá đỗi quen thuộc với mỗi người dân Việt
Nam. Với tính cách một giá trị, cần cù có thể được hiểu là sự nhiệt tình với nghề
nghiệp, lòng yêu lao động, yêu công việc, là tinh thần trách nhiệm đối với công
việc, là đức tính kiên nhẫn, chịu khó trong lao động nhằm đạt được kết quả lao
động tốt nhất.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, với chính sách phát triển nền kinh tế
nhiều thành phần của Đảng và Nhà nước ta, mọi người dân đã chủ động, tích cực,
tự giác hăng say lao động với tinh thần trách nhiệm và hiệu quả lao động cao. Qua
đó, đức tính cần cù, chịu thương, chịu khó cũng được phát huy ở mức độ cao. Việt
Nam bước vào hội nhập kinh tế quốc tế trong điều kiện trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất còn thấp kém, năng suất lao động chưa cao. Chúng ta đang tiến
hành công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước nhưng về cơ bản, nước ta vẫn còn là
một nước nông nghiệp lạc hậu, lao động thủ công chiếm phần lớn, đời sống của
đại đa số người dân còn nhiều khó khăn. Trong khi đó, một thách thức lớn đặt ra là
sự cạnh tranh quyết liệt giữa các đối thủ, yếu tố tích cực, khẩn trương trong lao
động nhằm đạt năng suất và hiệu quả lao động cao vẫn luôn được đặt lên hàng
đầu. Vì vậy, phẩm chất cần cù của người lao động Việt Nam trong sản xuất là một
3
yếu tố thực sự cần thiết để góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế.
Theo Tổng cục thống kê, năm 2001, ở nông thôn, số giờ lao động trung
bình của một lao động trong một tuần là 21,02 giờ, lúc cao điểm lên tới 54,92 giờ.
Đối với những lao động phi nông nghiệp, số giờ lao động trung bình của một lao
động trong một tuần là 44,77 giờ. Ngay cả những người trên 60 tuổi cũng làm việc
tới 26 - 38 giờ/tuần. Số giờ lao động trung bình như vậy là khá cao so với các
nước trong khu vực và trên thế giới. Đó là một trong những dấu hiệu tích cực, chỉ
báo giá trị cần cù của người dân Việt Nam hiện nay.
Lao động sản xuất là một nghĩa vụ thiêng liêng của mọi người công dân đối
với tổ quốc. Ai cũng phải tùy khả năng mình mà tự nguyện, tự giác, tham gia lao
động góp phần xây dựng nước nhà.
2.1.2. Tinh thần đoàn kết cộng đồng.
Nói đến tính cộng đồng ở đây là nói đến sự hợp tác trong việc thúc đẩy sản
xuất, tinh thần đoàn kết vì mục đích chung trong phát triển kinh tế. Tinh thần này
được phát huy rất cao trong sản xuất đặc biệt là trong những thời điểm khó khăn
của đất nước. Nó tạo nên văn hóa trong sản xuất, kinh doanh của Việt Nam.
Ví như trong nền kinh tế mở hiện nay, đối với nông dân, doanh nhân và các
doanh nghiệp là người cung ứng đầu vào (vật tư và vốn) cho sản xuất, người mua
gom, chế biến và tiêu thụ nông sản, giúp cho sản xuất nông nghiệp gắn với thị
trường trong cả nước và thị trường ngoài nước. Sự liên kết nông dân với doanh
nhân và các doanh nghiệp là yếu tố rất quan trọng để phát triển nền nông nghiệp
hàng hoá, mở rộng ngành nghề ở nông thôn, nâng cao đời sống nông dân. Tăng
cường và cải thiện sự liên kết này để bảo đảm hài hoà lợi ích của các bên, khắc
phục tình trạng sản xuất và thu nhập của nông dân không ổn định, chịu thua thiệt.
Trong giai đoạn hội nhập hiện nay, lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh
có sự cạnh tranh rất quyết liệt giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau và nhất
với các doanh nghiệp nước ngoài trong việc nâng cao tỷ trọng sản phẩm sản xuất
trong nước. Do đó, để phát triển và hội nhập, nâng cao thị phần và tỷ trọng sản
phẩm trong nước, đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải đoàn kết, liên kết, hợp tác
chặt chẽ với nhau hơn, để bổ sung năng lực cho nhau, nhân lên được sức mạnh,
tăng sức cạnh tranh, hiệu quả hoạt động và thương hiệu cho mỗi doanh nghiệp và
4
thương hiệu của cộng đồng các doanh nghiệp dược Việt Nam trên thị trường trong
nước và quốc tế.
Các doanh nghiệp Việt Nam luôn đoàn kết, hợp tác trong nhiều lĩnh vực
như sản xuất, nhập khẩu, phân phối sản phẩm.
Đoàn kết tạo ra nguồn sức mạnh vô tận của nhân dân ta, khi phát huy được
tinh thần đoàn kết cộng đồng thì có thể tạo được những công trình lớn… Tiến
trình phát triển của nước ta đã khẳng định chân lý đó.
2.1.3. Linh hoạt, sáng tạo.
Con người Việt Nam sống trong mối quan hệ chặt chẽ với tự nhiên, có khả
năng hòa hợp với thiên nhiên, thích ứng nhanh, giỏi về cải tiến, tái tạo, chắp vá để
tạo những cái mới hữu dụng.
Lối ứng xử có đặc tính mềm dẻo, dễ hội nhập, trọng hiếu hòa khoan dung.
Mến khách, mong muốn được hợp tác, kinh doanh cùng có lợi. Lòng hiếu
khách được xem là tài sản tinh thần và là sản phẩm văn hoá của mọi dân tộc, mọi
quốc gia. Người Việt ta vẫn luôn được xem là nền nã hiếu khách và lịch sự văn
minh. Đó là một thế mạnh trong văn hóa kinh doanh của Việt Nam hiện nay.
“Người Việt trẻ trung và hiếu khách. Đó là nguồn tài sản vô giá để có thể tạo nên
sức bật cho nền kinh tế của các bạn” - Chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu
(EuroCham) Alain Cany nói khi kể lại một kỷ niệm về VN.
2.1.4. Tiết kiệm và tinh tế.
Trong tâm lí tiêu dùng: Người Việt Nam có thói quen cần kiệm thích đồ
bền chắc, có mĩ cảm khá tinh tế và sự nhạy cảm cao.
Qua việc điều tra thị hiếu tiêu dùng của hệ thông các siêu thị và mạng lưới
bán lẻ những năm gần đây, chúng ta có thể thấy là người tiêu dùng, nhất là lớp trẻ
đánh giá cao những tiêu chí như sau khi lựa chọn mua hàng hóa: Một là kết cấu
(cấu tạo) của hàng hóa hoặc vật dụng phải hợp lý và càng gọn nhẹ càng tốt; Hai là
kiểu dáng phải thanh nhã và tinh tế; Ba là công năng hoạt động phải tiện dụng và
tính nặng sử dụng phải lâu bền. Như vậy, tuy đời sống đã thay đổi, nhưng trong
tiêu chí hàng hóa vẫn còn lại sự tiếp nối từ quan niệm của truyền thống cha ông.
Tâm lý tiết kiệm không chỉ có trong người tiêu dùng mà đối với tất cả mọi
người đó là một phẩm chất không thể thiếu. Đối với người sản xuất, việc kinh
doanh của họ dựa trên lợi nhuận. họ phải kinh sản xuất sao cho lợi nhuận của họ là
cao nhất. chính vì vậy, họ phải tính toán giảm thiểu chi phí như thế nào đó mà chất
5
lượng sản phẩm vẫn đáp ứng được người tiêu dùng, trong khi lợi nhuận của họ vẫn
cao. Đối với người tiêu dùng, họ luôn cân nhắc những mặt hàng, những nhu cầu
cho gia đình bản thân sao cho phù hợp với thu nhập của họ. và làm sao giảm thiểu
được những chi phí không cần thiết.
Trong giao tiếp kinh doanh rất nhạy cảm và tế nhị
Thực tế cho thấy, không chỉ trong giao tiếp hàng ngày mà trong giao tiếp
kinh doanh con người việt nam rất nhạy cảm và tế nhị. Tiêu biểu như trong công
sở hoặc ngoài công sở. Cách giao tiếp của người Việt Nam thay đổi linh hoạt cho
phù hợp với môi trường giao tiếp. Ở trong công sở họ giao tiếp theo kiểu lịch sự
xã giao, hay nói cách khác họ giao tiếp trong môi trường văn hóa doanh nghiệp.
Trong doanh nghiệp, môi trường buộc họ phải có thái độ nghiêm túc, chính vì vậy
mà con người phải thay đổi sao cho phù hợp với hoàn cảnh.
Khi giao tiếp ngoài công sở, nếu là về công việc thì thái độ và cách giao tiếp
không khác so với khi họ làm việc trong công ty. Cách nói năng, cách làm việc…
đều phải có chuẩn mực nhất định. Còn khi đi tiệc, họ có thể giao tiếp với nhau như
những người bạn, nói chuyện với nhau thoải mái về tất cả những vấn đề nếu họ
cảm thấy đối phương có thể tin tưởng được.
2.1.5. Ham học hỏi.
Hiếu học
Trong bối cảnh quốc tế , khi làn sóng kinh tế tri thức đang dâng trào, chúng
ta không thể thực hiện công nghiệp hoá đất nước theo mô hinh cũ của các nước đi
trước mà phải gắn công nghiệp hoá với hiện đại hoá. Nói một cách khác, chúng ta
phải chuyển nền kinh tế chủ yếu còn là kinh tế nông nghiệp cùng một lúc vừa sang
nền kinh tế công nghiệp vừa sang nền kinh tế tri thức trên một số lĩnh vực. Từ đó
thể hiện tinh thần hiếu học của người Việt Nam, không phải áp dụng một cách
máy móc, hoặc là sự dụng một cách rập khuôn, mà có sự học hỏi tích cực.
Có truyền thống tôn sư trọng đạo.
Trong thời kì hội nhập hiện nay, đất nước con người Việt Nam không chỉ
biết học hỏi những cái mới, tiếp thu những yếu tố mới của nhân loại mà còn phát
huy mạnh mẽ yếu tố sản xuất truyền thống. điều đó thể hiện tinh thần “ uống nước
nhớ nguồn” , “ tôn sư trọng đạo” của con người Việt Nam ta. Tiêu biểu thông qua
các làng nghề truyền thống không nhưng không bị phai nhạt mà còn được nhân
6
dân ta phát triển mạnh mẽ, biến nó thành tiềm năng của đất nước như: làng muối
Sa Huỳnh, làng tạc tượng Sơn Đồng, hay sản xuất gốm ở Phủ Lãng…
Coi trọng tình nghĩa, tôn trọng tuổi tác.
Trong kinh doanh cũng như bất kỳ ứng xử xã hội đều dựa trên tình và lý,tất
nhiên với mọi ứng xử phải giải quyết trước hết bằng tình nếu không thể thì mới
phải xử bằng lý. Tất cả những hành xử bằng lý thì tình cảm cha con, anh em sẽ
phải để qua một bên, tất cả đều phải tuân theo bằng chứng. Vì thế trong kinh
doanh cần có các hợp đồng giữa các bên. Tuy nhiên trong kinh doanh vẫn giữ “ vĩ
hòa di quý- hòa khí sinh tài” .
Ngoài ra, vấn để tuổi tác cũng được đề cao trong sản xuất kinh doanh. Ví
dụ như, một người giám đốc trẻ tuổi và một người cấp dưới nhiều tuổi hơn, cách
xưng hô của họ cũng rất là trang trọng và thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau. Như, với
người giám đốc thì luôn gọi cấp dưới là bác hoặc chú. Còn đối với người cấp dưới
ấy thì luôn gọi người giám đốc đó là “xếp” hoặc “ giám đốc”.
Coi trọng cả đức và tài
Theo chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “ Có đức mà không có tài thì làm việc gì
cũng khó, có tài mà không đức thì cũng thành người vô dụng". Đó là cái gốc của
một con người, một đời người. Ở Việt Nam chủ thể họat động trong lĩnh vực sản
xuất, kinh doanh vừa phải có đức lại vừa phải có tài, trong đó đức là cơ sở của tài.
Việc kinh doanh của chúng ta đòi hỏi phải thực hiện đúng đạo lý dân tộc và phù
hợp với quy chuẩn về cái thiện và cái tốt chung của nhân loại. Vì sản phẩm và
dịch vụ mà nhà sản xuất kinh doanh bán ra thị trường liên quan trực tiếp đến sức
khỏe và đời sống của nhiều người (đặc biệt là ngành kinh doanh thực phẩm, dược
phẩm ). kinh doanh chỉ có thể phát triển bền vững nếu không trái với văn hóa và
đạo đức dân tộc.
2.2. Hạn chế.
2.2.1. Tâm lí tiểu nông.
Như chúng ta đã biết, tâm lý sản xuất nhỏ là loại hình tâm lý xã hội nảy sinh,
hình thành trực tiếp từ sự phản ánh những điều kiện sinh hoạt xã hội của những xã
hội dựa trên nền tảng sản xuất nhỏ. Với những đặc trưng cơ bản như: mang tính
chất tự cấp tự túc được tiến hành theo kinh nghiệm là chủ yếu, kỹ thuật thủ công
thô sơ, lạc hậu, có tính chất phân tán, khép kín nền sản xuất nhỏ là cơ sở chủ yếu
hình thành nên lối tư duy kinh nghiệm, tầm nhìn thiển cận, thói tự do tùy tiện, vô
7
tổ chức, vô kỷ luật, coi thường luật pháp, cục bộ địa phương Tâm lí tiểu nông
trong sản xuất khiến thiếu tư tưởng làm ăn lớn và yếu về tính nguyên tắc, nhất
quán. Tâm lí này biểu hiện cụ thể như sau:
- Tư duy manh mún, tản mạn là một biểu hiện tâm lý nổi bật của nông dân sống
khép kín sau lũy tre làng, canh tác trên mảnh đất bạc màu, những thửa ruộng nhỏ,
lẻ với công cụ thô sơ "Con trâu đi trước cái cày theo sau" dựa trên những thói
quen, tập quán nhiều đời Chính hoàn cảnh đó đã làm nảy sinh và nuôi dưỡng tư
duy manh mún, tản mạn (thiếu khả năng khái quát tổng hợp) của người nông dân.
Chính vì vậy mà họ chỉ thấy lợi trước mắt, không thấy lợi lâu dài, chỉ thấy lợi ích
cá nhân, không thấy lợi ích tập thể "
(l)
- Thói "lười biếng" suy nghĩ và tính toán, tính ỷ lại và bảo thủ, thiếu tinh thần
trách nhiệm cá nhân đối với công việc và với cấp dưới, sự sùng bái kinh nghiệm
và "coi thường" lớp trẻ là sản phẩm lâu dài của nền kinh tế tiểu nông mà dù muốn
hay không người nông dân vẫn tiêm nhiễm. Trong nền kinh tế tiểu nông, "Lão
nông tri điền", “sống lâu lên lão làng", “đất lề quê thói", “phép vua thua lệ làng"
đã trở thành thói quen ứng xử phổ biến. Hơn nữa, sống trong chế độ phong kiến
dưới sự thống trị của chế độ đẳng cấp, tôn ti, trật tự Nho giáo, người nông dân coi
lớp trẻ như là loại "trứng khôn hơn vịt", “khôn ba năm dại một giờ" Trong khi
nói về những điều cần khắc phục trong tâm lý nông dân, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ:
" nông dân thường có tính thủ cựu, rời rạc, tư hữu "
(2)
- Sống dựa trên nền kinh tế tiểu nông nghèo nàn lạc hậu, dưới chế độ phong kiến
và thuộc địa nửa phong kiến hà khắc, người nông dân còn phải hứng chịu những tệ
nạn xã hội: mê tính dị đoan, cờ bạc, rượu chè, lãng phí Nhận rõ những thói hư,
tật xấu đó, Hồ Chí Minh đã yêu cầu: “ Đồng bào và cán bộ phải đánh lui tư
tưởng bảo thủ.
- Thiếu ý thức kỷ luật lao động và "thừa " tính đố kỵ, ganh ghét, cục bộ, bản vị địa
phương cũng là một đặc điểm tâm lý nổi bật của nông dân. Người nông dân (tư
hữu nhỏ) sản xuất phụ thuộc vào thiên nhiên "nắng mưa bất thường" và "tùy
hứng" cá nhân đã trở thành thói quen phổ biến ở làng xã Việt Nam. Bị quy định
bởi tư hữu nhỏ, bởi trình độ nhận thức và điều kiện kinh tế - xã hội, người nông
dân tuy cần cù, thông minh nhưng thiếu tính tổ chức, kỷ luật chặt chẽ, bộc lộ tính
đố kỵ, ganh ghét, cục bộ "Đèn nhà ai nấy rạng", “ta về ta tắm ao ta", “trâu buộc
ghét trâu ăn"
8
- Yếu về ý thức kỉ luật và thói quen làm việc đúng giờ, thiếu tôn trọng kế hoạch
và hạn định, thói quen tùy tiện dễ mắc bệnh thất tín, bội tín.
- Thói quen coi của công là của chùa, dẫn đến tập quán "chiếm công vì tư".
- Làm việc theo kiểu hành chinh, họp hành nhiều, chậm triển khai các quyết sách.
Nói nhiều làm ít và nói một đằng làm một nẻo.
- Tác phong phổ biến là lề mề chậm chạp và đại khái, yếu về tính tỷ mỷ, chính xác
và ngăn nắp trật tự.
Những biểu hiện tiêu cực này mặc dù đang tồn tại chủ yếu như là những tàn dư
của tâm lý xã hội cũ song đã gây ra những trở ngại, làm giảm hiệu quả hoạt động
lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ nước ta trong giai đoạn hiện nay.
- Trước hết, có thể nói biểu hiện có ảnh hưởng tiêu cực nhất của tâm lý sản xuất
nhỏ tới hoạt động lãnh đạo, quản lý là lối tư duy kinh nghiệm, tầm nhìn thiển cận.
Điều khẳng định này được xuất phát từ một nội dung quan trọng của hoạt động
lãnh đạo quản lý: hoạch định và chỉ đạo thực hiện đường lối, chủ trương, chính
sách, các chương trình, kế hoạch Các đường lối chủ trương, chính sách phải
được hình thành trên cơ sở phân tích chính xác hiện thực khách quan trong những
bối cảnh lịch sử cụ thể và phải thể hiện được đầy đủ quyền lợi, ý chí của nhân dân.
Do đó, để việc hoạch định đường lối, chính sách có hiệu quả người cán bộ lãnh
đạo phải có khả năng phân tích tình hình thực tế sâu sắc có tầm nhìn xa trông
rộng, có trình độ khái quát thực tiễn để từ trong vô số các hiện tượng, các mối liên
hệ đan xen có thể phát hiện đúng quy luật vận động của hiện thực. Nhưng do ảnh
hưởng của tư duy kinh nghiệm, tầm nhìn hạn hẹp của người sản xuất nhỏ nên việc
hoạch định chính sách không phải lúc nào cũng đạt kết quả như mong muốn. Bởi
vì với tư duy kinh nghiệm, chủ thể tư duy chỉ có khả năng dừng lại ở việc phản
ánh những đặc điểm, những mối liên hệ bề ngoài mà không thể đi sâu, chỉ ra bản
chất của sự vật.
- Dễ lúng túng, bất lực khi gặp những vấn đề mới lạ, không có sẵn trong vốn kinh
nghiệm của bản thân. Đặc biệt, trong bối cảnh phức tạp có sự tồn tại đồng thời của
những mặt, những yếu tố khác biệt, thậm chí đối lập nhau như trong điều kiện phát
triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN hiện nay, trong xu thế tất yếu của
quá trình toàn cầu hóa và cùng với nó là việc gia nhập WTO , những cán bộ lãnh
đạo còn chịu ảnh hưởng của lối tư duy kinh nghiệm rất dễ gặp sai lầm hoặc chỉ
đưa ra được những đường lối, chính sách có tính chất chắp vá, tạm thời
9
Nền kinh tế tiểu nông tồn tại lâu đời gây ra những hạn chế trong sản xuất
kinh doanh. Như vậy, công nghiệp hóa, hiện đại hóa (xét theo một nghĩa nhất
định) là quá trình chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp (mà ở nước ta là nền kinh tế
tiểu nông) lên nền kinh tế công nghiệp. Dưới góc độ tâm lý, đó cũng là quá trình
chuyển từ “tâm lý tiểu nông" lên "tâm lý công nghiệp" - Đó là cuộc cải biến mang
tính khoa học và cách mạng trong đời sống tâm lý của người nông dân. Vì vậy,
việc nghiên cứu văn hóa nông thôn, con người nông dân, việc đào tạo, sử dụng
nguồn nhân lực nông dân đòi hỏi phải đặc biệt chú ý đến đặc điểm của bước
chuyển tâm lý này mà có chính sách, kế hoạch, biện pháp, bước đi thích hợp đối
vớ nông nghiệp và nông thôn. Đó là một trong những yếu tố quan trọng góp phần
vào thắng lợi của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta.
2.2.2. Phân biệt đối xử nghề nghiệp.
- Có sự phân biệt đối xử giữa lao động trí óc với lao động chân tay đặc biệt là
khinh miệt lao động chân tay . Ở nước ta, thời kỳ phong kiến; do bị ảnh hưởng
nặng nề bởi tư tưởng Nho giáo nên hàng mấy trăm năm, người ta quá đề cao hình
ảnh các nho sĩ, cố tình hạ thấp vai trò của những người lao động làm các công việc
khác.
Tư tưởng ấy, vẫn còn ảnh hưởng nặng nề mãi đến hôm nay, với những hình
thức khác nhau. Thói ham chuộng hư danh về bằng cấp; hiện tượng “học giả, bằng
thật” đang tồn tại khá phổ biến.
Trong xã hội hiện đại, hàm lượng trí thức luôn hiện diện ở mọi công việc.
Ranh giới giữa lao động chân tay và lao động trí óc sẽ không còn. Nhà khoa học
cũng có thể là người trực tiếp sản xuất.
Chúng ta đang cố gắng trí thức hóa đội ngũ công nhân; đảm bảo những
người trực tiếp lao động sản xuất cũng có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao; đáp
ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, trong quá
trình hội nhập kinh tế thế giới.
- Coi thường buôn bán: Nghề buôn từ xưa không được các triều đại phong kiến
xem trọng. Chẳng những vậy, xã hội Việt Nam thời phong kiến còn xem thường
những người làm nghề buôn bán. Họ gọi những người này là phường con buôn,
10
bọn con buôn Vì lẽ đó, nghề buôn đã không phát triển trong thời phong kiến ở
Việt Nam
Ngày xưa, người ta quan niệm rằng muốn tiến thân không có con đường
nào khác ngoài con đường khoa cử. Chỉ có ở khoa cử mới làm nên danh giá con
người, nâng bậc vị trí con người trong xã hội, mặc dù ai cũng biết rằng “phi
thương bất phú”. Nhưng. Những người Nho học coi khinh việc làm giàu bằng con
đường buôn bán, bởi vì họ quan niệm, làm giàu bằng nghề buôn là lừa gạt, là bất
nhân, “vi phú bất nhân, vi nhân bất phú”. Sau này nghề buôn đã được đánh giá cao hơn,
được xã hội xem trọng hơn.
2.2.3. Tư tưởng không nhất quán.
Nhận thức thường thiếu triệt để và yếu tính hệ thống. Khó tạo ra phát minh
và sáng tạo lớn, khó tiến xa, dễ thỏa mãn với kết quả bước đầu, thói quen xuề xòa
đại khái.
Trong tâm lí liêu dùng: người Việt Nam thường sính đồ ngoại, dễ bị a dua, sĩ diện
trong mua sắm, không có thói quen tiết kiệm thời gian. Hiện tượng chấp nhận và
dễ tin này đã chịu sự thử thách nghiêm trọng khi đất nước va đập vào thị trường
thế giới. Đồ gốm sứ Trung Hoa, tơ lụa và nhung gấm Trung Hoa, vải vóc chăn
đệm Ấn Độ, thảm quý Ba Tư, đồ mỹ nghệ, văn phòng phẩm và các đồ trang trí
nhà cửa nội ngoại thất của Nhật Bản đã du nhập vào nước ta từ nhiều thế kỷ
trước.
Nền văn minh hiện đại phát triển như vũ bão nữa sau thế kỷ 20 cuốn hút con người
vào các tiện nghi tiêu dùng hiện đại. nhu cầu con người được thỏa mãn tối đa, và
con người từ xã hội tiêu dùng đã bước sang một xã hội hưởng thụ. Do trình độ
công nghệ cao hơn của các nước phát triển công nghệ sớm hơn, từ thế kỷ 20 trở đi,
tâm lý hàng hóa của người Việt cũng thay đổi, đó là tâm lý sính hàng ngoại, thậm
chí có lúc là mê tín hàng ngoại đến mức gần như độc tôn.
2.3.4. Không có ý thức bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
Sự phát triển kinh tế - xã hội đã đưa nước ta thoát khỏi tình trạng đói nghèo
lạc hậu so với thời kì trước đây. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất và kinh doanh,
chúng ta đã thể hiện sự yếu kém trong ý thức bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên
nhiên.
11
Như ta đã biết, tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh và sự gia
tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề dối với tài nguyên nước trong vùng lãnh
thổ. Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô
nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. ở các thành phố lớn, hàng trăm cơ
sở sản xuất công nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường nước do không có công
trình và thiết bị xử lý chất thải. Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp là rất nặng.
Hoạt động thương mại không chỉ đáp ứng yêu cầu xuất khẩu mà còn đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng nội địa, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo
đói. Tuy nhiên, nó cũng đang gây ra hậu quả tiêu cực đối với quá trình phát triển
bền vững ở nước ta, đặc biệt là tình trạng ô nhiễm môi trường và mất cân bằng
sinh thái. Quá trình tự do hóa thương mại đã làm gia tăng việc khai thác và sử
dụng các nguồn lực tự nhiên, tập trung khai thác các nguyên liệu thô mà Việt Nam
có lợi thế. Hậu quả là tình trạng ô nhiễm môi trường xảy ra ở khắp nơi, nguồn tài
nguyên bị khai thác không có tổ chức mau chóng cạn kiệt, sức khoẻ của người dân
bị ảnh hưởng và mất cân bằng sinh thái.
Không những vậy, lợi nhuận và áp lực cạnh tranh của thị trường là yếu tố khuyến
khích các nhà đầu tư sử dụng các quy trình công nghệ không thân thiện với môi
trường để giảm tối đa chi phí sản xuất, từ đó tạo ra nguy cơ ảnh hưởng mạnh mẽ
đến môi trường, nhất là ô nhiễm môi trường tài nguyên thiên nhiên, đồng thời tạo
ra rác thải gây ô nhiễm.
Hoạt động của các dự án lấn biển đã ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường nước
biển. Nước đục do chất thải sinh hoạt, do san lấp mặt bằng, do bồi lắng thu hẹp
dòng chảy. Cùng với việc hình thành các dự án lớn, nhà hàng, khách sạn của tư
nhân mau chóng mọc lên dọc bờ biển làm cho hàm lượng chất rắn lơ lửng ven
biển vượt quá giới hạn cho phép.
Môi trường sinh thái khu vực nông thôn nước ta đang bị ảnh hưởng của
chính quá trình phát triển.
Các lĩnh vực kinh tế trọng yếu của nông nghiệp, nông thôn đều đang đối mặt
những vấn đề liên quan đến môi trường sinh thái. Hiện nay nước ta có các làng
nghề truyền thống phát triển tự phát, qui mô sản xuất nhỏ, phân tán xen kẽ trong
khu dân cư và hầu như không có công nghệ thiết bị thu gom, phân loại xử lý rác.
12
100% làng nghề đã xuất hiện đầy đủ các dạng ô nhiễm môi trường: vật lý, hoá
học, sinh học. Và hầu như các khu công nghiệp, chế xuất, liên doanh ít quan tâm
đầu tư công nghệ xử lý môi trường, hoặc nếu có còn chịu tải của nước thải, rác
thải của khu vực đô thị và sản xuất công nghiệp.
Chăn nuôi gia súc, gia cầm ở nông thôn mang tính truyền thống, thiếu khoa học và
không đảm bảo vệ sinh môi trường. Hiện tại, số hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm,
phát triển mạnh về qui mô (trên 90% số hộ gia đình). Phương thức chăn nuôi chủ
yếu là thả rông, chuồng trại dưới nhà sàn, gần nơi ở, phân thải tích chứa lâu không
được xử lý hoặc dọn rửa chuồng trại xả vào nguồn nước làm môi trường sinh
thái nông thôn thêm ô nhiễm
Bảo vệ môi trường sinh thái nông thôn bền vững là chiến lược quan trọng của đất
nước. Nên cần thực hiện nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”
trong các chương trình hoạt động có liên quan đến môi trường, nông dân phải là
trung tâm, nòng cốt trong các quan hệ môi trường. Giải quyết hài hoà các vấn đề
trên sẽ góp phần bảo vệ môi trường sinh thái nông thôn bền vững.
Ví dụ điển hình về ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của người Việt Nam. Vụ việc của công ty Veđan. Công ty Vedan Việt Nam
xả nước thải chưa qua xử lý ra sông Thị Vải. Theo ước tính, Vedan có thể xả nước
thải tới 5000 m
3
/ngày ra sông.
Kết luận
Văn hóa sản xuất và kinh doanh Việt Nam chính là kiểu, cách thức làm
kinh tế của người Việt Nam, nó mang những đặc trưng riêng, những đặc thù văn
hóa có tính bền vững. Không chỉ có tính lịch sử - truyền thống mà còn là một hệ
thống với nhiều thành tố khác nhau trong đó bao gồm cả những ưu, nhược điểm
của con người Việt Nam. Để văn hóa sản xuất và kinh doanh nước ta phát triển
theo hướng tích cực thì chúng ta cần phát huy tối đa những ưu điểm của con người
Việt Nam.
13