Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Câu hỏi ôn tập môn triết học ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.8 KB, 3 trang )

Cau 7: Lý tính là một thuật ngữ dùng trong triết học và các khoa học khác về con người
để chỉ các năng lực nhận thức của tâm thức con người. Nó miêu tả một dạng tư duy hay
khía cạnh tư duy, đặc biệt là tư duy trừu tượng, và khả năng tư duy trừu tượng - cái được
cho là chỉ con người mới có
Là giai đoạn nhận thức diễn ra do sự tiếp xúc trực tiếp của các cơ quan
cảm giác với sự vật, hiện tượng đem lại cho con người những hiểu biết về
đặc điểm bên ngoài của chúng.
Ví dụ: Mắt chúng ta nhìn thấy, tai chúng ta nghe thấy,… một sự vật, hiện
tượng nào đó. Mắt nhìn thấy muối có màu trắng, mũi ngủi được muối không
có mùi, lưỡi nếm được muối có vị mặn…
Nhận thức lý tính (hay còn gọi là tư duy trừu tượng) là giai đoạn phản ánh gián tiếp
trừu tượng, khái quát sự vật, được thể hiện qua các hình thức như khái niệm, phán đoán,
suy luận.

Khái niệm: là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng, phản ánh những đặc tính
bản chất của sự vật. Sự hình thành khái niệm là kết quả của sự khái quát, tổng hợp
biện chứng các đặc điểm, thuộc tính của sự vật hay lớp sự vật. Vì vậy, các khái
niệm vừa có tính khách quan vừa có tính chủ quan, vừa có mối quan hệ tác động
qua lại với nhau, vừa thường xuyên vận động và phát triển. Khái niệm có vai trò
rất quan trọng trong nhận thức bởi vì, nó là cơ sở để hình thành các phán đoán và
tư duy khoa học
[3]
Cau 6
I. Lí do.
Cùng với sự phát triển của xã hội hiện nay, bên cạnh những mặt tích cực
cũng xen vào đó là những mặt hạn chế, luôn có sự tồn tại giữa cái thật và cái
giả, cái xấu và cái tốt. Nếu như chúng ta nhận thức không đầy đủ thì rất dễ
đưa ra những quyết định sai lầm. Do đó mỗi người chúng ta cần phải có quá
trình nhận thức toàn diện để từ đó đưa ra kết luận, lựa chọn cũng như cách
giải quyết vấn đề hợp lí. Đó là lí do Tôi viết chuyên đề này.


II. Nội dung.
1. Khái quát về hai giai đoạn nhận thức.
a. Các quan niệm vế nhận thức:
Bàn về quá trình nhận thức có nhiều quan niệm khác nhau:
- Duy tâm: Nhận thức là do bẩm sinh hoặc thần linh mách bảo.
- Duy vật trước Mác: Nhận thức chỉ là sự phản ánh đơn giản, máy móc, thụ
động về sự vật hiện tượng.
- Triết học Mác- Lênin: Quá thình nhận thức diện ra phức tạp và trải qua
hai giai đoạn là nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính.
b. Nhận thức cảm tính:
Là giai đoạn nhận thức diễn ra do sự tiếp xúc trực tiếp của các cơ quan
cảm giác với sự vật, hiện tượng đem lại cho con người những hiểu biết về
đặc điểm bên ngoài của chúng.
Ví dụ: Mắt chúng ta nhìn thấy, tai chúng ta nghe thấy,… một sự vật, hiện
tượng nào đó. Mắt nhìn thấy muối có màu trắng, mũi ngủi được muối không
có mùi, lưỡi nếm được muối có vị mặn…
c. Nhận thức lí tính:
Là giai đoạn nhận thức dựa trên các tài liệu của nhận thức cảm tính. Nhờ
các thao tác của tư duy như phân tích, so sánh, tổng hợp,… tìm ra bản chất,
quy luật của sự vật, hiện tượng.
Ví dụ: Nhìn thấy trời mưa, nghe tiếng sấm sét,…  nghiên cứu, phân
tích, tổng hợp  giải thích được vì sao có mưa, vì sao có sấm sét…

2. Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính:
Nhận thức cảm tính làm cơ sở cho nhận thức lí tính. Nhận thức lí tính
tuy diễn ra gián tiếp nhưng giúp ta hiểu về sự vật, hiện tượng đầy đủ hơn,
sâu sắc hơn và bổ sung cho nhận thức cảm tính.

3. Tầm quan trọng vận dụng lí luận về hai giai đoạn nhận thức vào thực tiễn:
Từ trên cho chúng ta thấy trong thực tế khi xem xét hay đánh giá một sự

vật, hiện tượng hay một vấn đề nào đó, nếu ta không có quá trình tiếp xúc
trực tiếp với sự vật, hiện tượng đó thì không có cơ sở để chúng ta nhìn nhận,
đánh giá được.
Vì vậy, giai đoạn nhận thức cảm tính có tầm quan trọng rất lớn đối với
quá trình nhận thức của con người. Bởi vì giai đoạn này chúng ta tiếp xúc
trực tiếp với sự vật, hiện tượng, giúp chúng ta có những hiểu biết ban đầu về
sự vật, hiện tượng đó, làm cơ sở để chúng ta nghiên cứu, tìm hiểu những đặc
điểm bên trong của sự vật, hiện tượng. Tuy nhiên, trong quá trình nhận thức
nếu chúng ta dừng lại ở giai đoạn nhận thức cảm tính thì chúng ta không
hiểu được đầy đủ, sâu sắc về sự vật, hiện tượng. Từ đó sẽ có những kết luận
không chính xác về sự vật, hiện tượng đó và như vậy sẽ không tốt và đôi khi
xảy ra những hậu quả đáng tiếc. Cụ thể như: Trong thức tế cuộc sống chúng
ta thấy có rất nhiều người nhìn vẻ bề ngoài tỏ vẻ nhân ái, đi làm công việc
từ thiện như bán tăm cho người mù, bán tăm cho trẻ em khuyết tật, giả danh
sư Thầy chùa bán nhang cầu phúc… nhưng thực ra họ chỉ là những đối
tượng xấu luôn dùng nhiếu thủ đoạn khác nhau họ lợi dụng sự tốt bụng và
thương người của nhều người để lường gạt thu lợi cho mình…. Và có những
sản phẩm với mẫu mã bắt mắt, nhưng chất lượng rất kém. Với những lời
quảng cáo phô trương và thực tế đã có rất nhiều người bị lừa với nhiều hình
thức và thủ đoạn khác nhau khi tin vào vẻ bề ngoài. Hay hiện nay chúng ta
thấy có rất nhiều trường đại học ra đời với những hình thức quảng cáo hấp
dẫn nhưng thực tế chất lượng lại không đạt. Và còn rất nhiều những mặt xấu
khác vẫn đang tồn tại trong xã hội hiện nay. Cho nên trong thực tế chúng ta
không dừng lại ở giai đoạn nhận thức cảm tính, không nên chỉ nhìn thấy,
nghe thấy đã vội tin đó là thật, mà chúng ta cần phải có giai đoạn nhận thức
tiếp theo là nhận thức lí tính. Bởi vì nhờ giai đoạn nhận này, sẽ giúp chúng
ta có những hiểu biết đầy đủ hơn, sâu sắc hơn về sự vật, hiện tượng. Chẳng
hạn như khi đánh giá một người nào đó chúng ta phải có sự tiếp xúc trực tiếp
thường xuyên với người đó, xem xét, thái độ, hành vi, việc làm và những
mối quan hệ của người đó… rồi so sánh, đối chiếu với người khác. Từ đó

mới có thể đi đến kết luận. Hay khi nghe thấy, nhìn thấy các quảng cáo về
các trường đại học mới chúng ta cần có sự nghiên cứu, tìm hiểu kỹ rồi mới
đi đến quyết định có nên chọn trường đó hay không… Từ những vấn đề nêu
trên đòi hỏi trong cuộc sống hàng ngày mỗi người chúng ta cần thiết phải kết
hợp cả hai giai đoạn nhận thức cảm tính và lý tính để có những quyết định
cũng như lựa chọn sáng suốt để không bị đối tượng xấu lợi dụng, lừa đảo…

III. Kết Luận.
Từ thực tế những vấn đề trên chúng ta thấy được hai giai đoạn nhận thức
có tầm quan trọng rất lớn đối với mỗi người chùng ta trong cuộc sống hằng
ngày, giúp chúng ta nhận thức đúng đắn hơn.
Vì vậy mỗi người cần phải và nhất thiết phải kết hợp cả hai giai đoạn
nhận thức, giúp chúng ta hiểu biết về vấn đề đầy đủ hơn, sâu sắc hơn  kết
luận chính xác, để có được quyết định sáng suốt trong cuộc sống hàng ngày.

×