Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Hướng đề thi cả năm 6,7,8,9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.19 KB, 59 trang )

Cùng anh chị em đồng nghiệp thân mến!
Phần nội dung đề thi và đáp án sau đây chưa hẳn đã bao quát và ưu
việt.Tuy nhiên, thấy hay hay thì tôi sưu tầm và đưa lên đây để tham khảo,
bàn luận, rút kinh nghiệm.
Xin cám ơn!
Phan Văn Sơn
BẢNG CHỦ ĐỀ LOẠI ĐỀ: Tự luận – Môn: Ngữ văn.
Khối lớp: 6 (HKI) – CHƯƠNG TRÌNH: Cải cách giáo dục ( giảm tải).
TT Chủ đề Yêu cầu kỹ năng Phân phối
thời gian
Hệ thống kiến thức Các dạng bài tập
1. Truyện dân gian.
Truyện trung đại.
Tái hiện, vân dụng
đơn giản, tổng hợp,
suy luận.
Vận dụng tổng hợp.
5 phút.
5 phút.
Truyền thuyết, cổ
tích, ngụ ngôn,
truyện cười.
Truyện trung đại.
Nhận dạng và suy luận.
Nhận dạng và suy luận.
2. Từ Tái hiện, vận dụng
đơn giản.
5-7 phút. Cấu tạo từ, nghĩa
của từ, phân loại từ
theo nguồn gốc, từ
loại và cụm từ.


Tái hiện, nhận dạng, tổng
hợp, suy luận.
3. Giao tiếp, văn bản
và phương thức
biểu đạt.
Văn tự sự.
Tái hiện, vân dụng
đơn giản.
Tái hiện, vân dụng
tổng hợp.
5-7 phút.
5 phút; 10
phút; 60
phút.
Giao tiếp, văn bản
và phương thức
biểu đạt.
Thế nào phương
thức tự sự?, các yếu
tố của một bài văn
tự sự, phương pháp
làm văn tự sự.
Nhận dạng, tái hiện.
Tái hiện, tổng hợp, suy luận.
BẢNG MỨC ĐỘ LOẠI ĐỀ: Tự luận – Môn: Ngữ văn.
Khối lớp: 6 (HKI) – CHƯƠNG TRÌNH: Cải cách giáo dục ( giảm tải).
TT Chủ đề Tái hiện Vận dụng đơn
giản
Vận dụng
tổng hợp

Vận dụng suy
luận
1. Truyện dân gian.
Truyện trung đại.
1 câu.
1 câu.
2 câu. 2 câu. 2 câu.
2. Từ. 2 câu. 3 câu. 1 câu.
3.
4
Giao tiếp, văn bản và
phương thức biểu đạt.
Văn tự sự
1 câu.
1 câu.
1 câu.
1 câu. 2 câu.
CÂU HỎI NGỮ VĂN HỌC KÌ I – LỚP 6
1. Truyền thuyết là gì? Kể tên những truyền thuyết mà em đã được học? (2đ).
2. Ý nghĩa sâu xa, lý thú của chi tiết bọc trăm trứng trong truyền thuyết: “ Con rồng cháu tiên”?
(2đ).
3. Truyền thuyết “ Con rồng cháu tiên” thuộc kiểu văn bản nào? Vì sao em biết? (2đ).
4. Từ truyền thuyết “Thánh Gióng” đã học, em hãy lý giải vì sao hội thi thể thao trong nhà trường
phổ thông lại mang tên: “ Hội khỏe Phù Đổng” ? (1đ).
5. Truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm” rất đậm yếu tố lịch sử. Đó là các yếu tố nào? (1.5đ).
6. Hãy kể tên những truyện cổ tích mà em được học và đọc thêm? Em có thích cách kết thúc
truyện “ Thạch Sanh” không? Vì sao? Theo em, có thể kết thúc truyện “ Thạch Sanh” khác
không? (2đ).
7. Hãy so sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa truyện ngụ ngôn và truyện cười? (2đ).
8. Đặc điểm truyện trung đại đã được thể hiện cụ thể ở truyện “ Con hổ có nghĩa” như thế nào?

(1.5đ).
9. Tiếng là gì? Từ là gì? Hãy tìm các từ một tiếng và từ hai tiếng trong câu sau: (2đ)
“ Từ đấy, nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và có tục ngày tết làm bánh chưng, bánh
giầy”.
10. Hãy tìm năm từ gồm hai tiếng trở lên (Trong năm từ đó, từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy)?
(2đ).
11. Thế nào là từ thuần việt? Thế nào là từ mượn? Áp dụng: Cho các từ sau đây, hãy chỉ ra đâu là
từ thuần việt, đâu là từ mượn: Sơn Tinh, sông núi, Thủy Tinh, thần núi, giang sơn, thần nước,
ra-đi-ô, máy phát thanh, xà lách, truyền hình, phôn, tivi, điện thoại, in-tơ-net. (2đ).
12. Nghĩa của từ ứng với phần nào trong mô hình dưới đây? (0.5đ).
Áp dụng: giải thích nghĩa của các từ sau: (1đ).
a. Cây b. Già c. Trung thực d. Cao thượng.
13.Kể tên những từ loại và cụm từ mà em đã được học? (1.5đ)
14.Vẽ mô hình cấu tạo của những cụm tính từ in đậm trong các câu sau: (2đ)
a. Cuối mỗi buổi chiều, Huế vốn đã rất yên tĩnh.
Hình thức
Nội dung
b. […] Trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm và cao, mặt trăng nhỏ lại, sáng vằng vặc ở trên
không.
15.Văn bản là gì? (1đ) Áp dụng: Câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” có phải là văn
bản không? Vì sao? (2đ).
16.Giao tiếp là gì? Căn cứ vào đâu để phân loại văn bản và phương thức biểu đạt của chúng? Thực
hiện điền vào bảng sau: (3đ).
Kiểu văn bản, phương thức biểu đạt. Mục đích giao tiếp.
17. Hãy nêu ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự? (1đ) Áp dụng: Kể vắn tắt cho các
bạn trong lớp nghe về thành tích của bạn Hùng trong khoảng 710 câu. (1đ).
18. Dàn ý một bài văn tự sự gồm mấy phần? Kể ra? (1.5đ).
19. Đề: Hãy kể về người bà kính yêu của em.
20. Đề: Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học. Hãy tưởng
tượng những thay đổi có thể xảy ra.

ĐÁP ÁN NGỮ VĂN HỌC KÌ I –KHỐI 6
1. Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử
thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kỳ ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá
của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.( Con rồng, cháu tiên ; Bánh chưng,
bánh giầy ; Thánh Gióng ; Sơn Tinh, Thủy Tinh ; Sự tích Hồ Gươm ).
2. Ý nghĩa : Bắt nguồn từ thực tế Rồng đẻ trứng, Tiên cũng đẻ trứng . Từ “ Đồng bào” nghĩa là
cùng một bọc. Tất cả người Việt Nam đều sinh ra từ cùng bọc trứng của mẹ Âu Cơ . Dân tộc Việt
Nam vốn khỏe mạnh , cường tráng , phát triển nhanh ( trăm con trai ). Như vậy trong tưởng tượng
của người xưa, nguồn gốc dân tộc ta thật cao quý : Con Rồng, cháu Tiên.
3. Truyền thuyết “ Con Rồng, cháu Tiên” thuộc văn bản tự sự . Vì cả truyện kể việc, kể người và
lời nói, hành động của họ theo một diễn biến nhất định.
4. Lý giải: Thánh Gióng là hình ảnh của thiếu nhi Việt Nam. Sức Phù Đổng từ lâu đã trở thành biểu
tượng cho sức mạnh và lòng yêu nước của tuổi trẻ.
5. Đó là các yếu tố: Tên người thật( Lê Lợi, Lê Thận ); Tên địa danh thật ( Lam Sơn, hồ Tả Vọng,
Hồ Gươm ); Thời kỳ lịch sử có thật: Khởi nghĩa chống Minh đầu thế kỷ XV
6. Những truyện cổ tích được học và đọc thêm: Sọ Dừa, Thạch Sanh, cây bút thần, ông lão đánh cá
và con cá vàng, em bé thông minh. Em rất thích cách kết thúc truyện “ Thạch Sanh”vì kết thúc
có hậu – Không có cách kết thúc nào khác hay hơn.
7. Giống: Đều có yếu tố gây cười.
Khác:
- Truyện ngụ ngôn mượn chuyện loài vật hay chính con người để nói bóng gió chuyện con
người , nêu bài học nhằm khuyên nhủ răn dạy.
- Truyện cười kể về hiện tượng đáng cười trong cuộc sống , nhằm mua vui, phê phán,
châm biếm.
8. Đặc điểm truyện trung đại thể hiện cụ thể: Là thể loại truyện văn xuôi chữ Hán ra đời trong thời
trung đại ( Thường được tính từ thế kỷ X đến cuối thế kỷ XIX ); Nội dung mang tính giáo huấn: Đề
cao ân nghĩa trong đạo làm người. Truyện hư cấu. Cốt truyện đơn giản. Nhân vật được miêu tả qua
ngôn ngữ trực tiếp của người kể chuyện.
9. Tiếng là đơn vị tạo nên từ - từ là đơn vị tạo nên câu.
-Từ hai tiếng: trồng trọt, chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy ( còn lại là từ một tiếng ).

10. Tìm năm từ hai tiếng trở lên:
- Từ ghép : Nhà máy, xe đạp, vô kỷ luật.
- Từ láy : Chuồn chuồn, sạch sành sanh.
11. Từ thuần việt là những từ do nhân dân ta tự sáng tạo ra.
Từ mượn là những từ mượn của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc
điểm… Mà tiếng việt chưa có từ thật thích hợp để biểu thị .
- Từ thuần việt. - Từ mượn.
Thần núi.
Thần nước.
Sông núi.
Máy phát thanh.
Truyền hình.
Điện thoại.
Sơn Tinh.
Thủy Tinh.
Giang sơn.
 Mượn tiếng Hán ( Hán việt ).
Xà lách.
Ra-đi-ô ( Mượn tiếng Pháp ).
Tivi.
Phôn.
In-tơ-net.
12.Ứng với phần nội dung. Áp dụng:
a.Cây: Một loại thực vật có rễ, thân, cành, lá…rõ rệt .
b.Già: Tính chất của sự vật, phát triển đến giai đoạn cao hoặc giai đoạn cuối.
c.Trung thực: Thật thà, thẳng thắn.
d.Cao thượng: Không nhỏ nhen.
13.Những từ loại và cụm từ đã học: Danh từ, động từ, tính từ, số từ, lượng từ, chỉ từ;Cụm danh từ,
cụm động từ, cụm tính từ.
14.Vẽ mô hình cấu tạo của những cụm tính từ in đậm:

Phần phụ trước. Phần trung tâm. Phần phụ sau.
Vốn đã rất Yên tĩnh.
Nhỏ
Sáng
lại.
vằng vặc ở trên không.

15.Văn bản là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết mạch lạc, vận
dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp.
Câu tục ngữ “ Có công mài sắt, có ngày nên kim” là văn bản.Vì có chủ đề ( kiên nhẫn ), có liên kết
( theo trình tự hợp lý ), có mục đích giao tiếp ( khuyên bảo ).
16.Giao tiếp là hành động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn từ.
Căn cứ theo mục đích giao tiếp để phân loại văn bản và phương thức biểu đạt của chúng .
Điền:
Kiểu văn bản, phương thức biểu đạt. Mục đích giao tiếp.
Tự sự. Kể diễn biến sự việc .
Miêu tả. Tả trạng thái sự vật, con người.
Biểu cảm. Bày tỏ tình cảm, cảm xúc.
Nghị luận. Nêu ý kiến, đánh giá, bàn luận.
Thuyết minh. Giới thiệu đặc điểm, tính chất, vấn đề…
Điều hành. Thể hiện quyền hạn, trách nhiệm…

17.Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối
cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen,
chê.
Áp dụng: Học sinh tự kể vắn tắt thành tích của bạn Hùng từ 7- 10 câu.
18. Dàn ý một bài văn tự sự thường gồm có ba phần:
- Mở bài: Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc.
- Thân bài: Kể diễn biến của sự việc.

- Kết bài: Kể kết cục của sự việc.
19. Dàn ý cho bài viết :
I. Mở bài: Giới thiệu vài nét về người bà yêu quý … ( 0.5đ ).
II. Thân bài : Những phẩm chất tốt đẹp của bà: ( 4 đ ).
- Thương con, sẵn sàng hy sinh cho con cháu.
- Thương yêu các cháu, chăm sóccháu tận tình .
- Thuộc nhiều ca dao cổ tích .
- Bà ước ao được về thăm quê.
III. Kết bài: Cảm nghĩ của em.( 0.5đ ).
Rất yêu quý và biết ơn bà ./
20.Dàn ý cho bài viết :
I. Mở bài: Giới thiệu sơ lược về bản thân ( làm gì ?, về thăm trường vào dịp nào? ). (0.5đ)
II. Thân bài: (4 đ). Kể vài nét về khung cảnh ngôi trường .
- Trường cũ đơn sơ hiện lên trong tâm trí. …
- Hình ảnh trường mới to đẹp khang trang….
III. Kết bài: Cảm nghĩ của bản thân. (0.5 đ ). /.
BẢNG CHỦ ĐỀ - LOẠI ĐỀ HỌC KÌ II
KHỐI 6
TT Chủ đề Yêu cầu kĩ năng Phân phối
thời gian
Hình thức kiến
thức
Các dạng bài tập
1.
2.
3.
1.
2.
* Văn bản
Văn học VN

Văn học nước
ngoài
Văn bản nhật
dụng
* Tiếng việt
Các phép tu từ
Cấu tạo câu
Hiểu biết vận dụng
Hiểu biết vận dụng
Hiểu biết vận dụng
Hiểu biết vận dụng
Hiểu biết vận dụng
5-10’
5-10’
5-10’
5-10’
5-10’
Văn học VN
Văn học nước
ngoài
Văn bản nhật
dụng
Các phép tu từ
Cấu tạo câu
Tái hiện, vận dụng đơn
giản, tổng hợp
Tái hiện
Tái hiện, vận dụng đơn
giản
Tái hiện, vận dụng đơn

giản, tổng hợp
Tái hiện, vận dụng đơn
giản, tổng hợp
*Tập làm văn
Văn miêu tả Vận dụng tổng hợp 60’ Văn miêu tả Vận dụng tổng hợp
BẢNG MỨC ĐỘ MÔN NGỮ VĂN –HỌC KÌ II
KHỐI 6
TT Chủ đề Tái hiện Vận dụng
đơn giản
Vận dụng
tổng hợp
Vận dụng suy
luận
1.
2.
3.
1.
2.
* Văn bản
Văn học VN
Văn học nước
ngoài
Văn bản nhật
dụng
* Tiếng việt
Các phép tu từ
Cấu tạo câu
*Tập làm văn
Văn miêu tả
4

1
1
2
2
1
1
2
2
1
1
1
5
1
NGÂN HÀNG ĐỀ THI NGỮ VĂN -HỌC KỲ II – LỚP 6
A.VĂN HỌC:
I/Văn học Việt Nam
1.Nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” (Tô Hoài) (2đ)
2.Qua bài văn “Sông nước Cà Mau” (Đoàn Giỏi), em cảm nhận được gì về vùng Cà Mau cực
nam của Tổ quốc? (1đ)
3.Qua truyện “Bức tranh của em gái tôi” (Tạ Duy Anh), em hãy giải thích tâm trạng của người
anh khi đứng trước bức tranh “Anh trai tôi” của em gái: “Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh
diện, sau đó là xấu hổ”. (2đ)
4.Qua bài văn “Vượt thác” (Võ Quảng), em cảm nhận như thế nào về thiên nhiên và con người
lao động đã được mêu tả? (1đ)
5.Qua câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch, bài thơ “Đêm
nay Bác không ngủ” (Minh Huệ) đã thể hiện điều gì? (1đ)
6.Bài thơ Lượm” (Tố Hữu) vận dụng những phương thức biểu đạt nào? Qua đó, bài thơ khắc họa
hình ảnh chú bé Lượm như thế nào? (2đ)
7.Vì sao có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam. (1đ)
II/Văn học nước ngoài:

8.Truyện “Buổi học cuối cùng” (An-phông-xơ Đô-đê-Pháp) đã thể hiện điều gì? (1đ)
III/Văn bản nhật dụng:
9.Văn bản nhật dụng là gì? Kể tên các văn bản nhật dụng đã học. (2đ)
10.“Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” đã đặt ra một vấn đề có ý nghĩa đối với toàn nhân loại như thế
nào? (1đ)
B.Tiếng Việt:
I/Các phép tu từ:
1. Hoán dụ có gì giống và khác ẩn dụ? cho ví dụ minh họa. (2đ)
2. So sánh là gì? (1đ) Hãy điền vào mô hình cấu tạo phép so sánh.
a/ Áo chàng đỏ tựa ráng pha
Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in. (2đ)
b/ Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. (1đ)
3. Nhân hóa là gì? (1đ). Em hãy tìm phép nhân hóa trong các câu thơ, câu văn sau và cho biết đó
là kiểu nhân hóa nào?
a/ Trâu ơi, ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta. (1đ)
b/ Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước. (1đ)
4. Ẩn dụ là gì? (1đ). Tìm các hình ảnh ẩn dụ trong các ví dụ sau và cho biết chúng thuộc kiểu ẩn
dụ nào?
a/ Ngày ngày Mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ. (1đ)
b/ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. (1đ)
5. Hoán dụ là gì? (1đ) Chỉ ra những phép hoán dụ trong những câu thơ, câu văn sau và cho biết
kiểu hoán dụ nào?
a/ Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. (1đ)
b/ Vì sao? Trái Đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên người: Hồ Chí Minh. (1đ)
II/Cấu tạo ngữ pháp của câu.

6. Thành phần chính của câu là gì? Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi câu và cho biết mỗi chủ
ngữ, vị ngữ có cấu tạo như thế nào? (3đ)
a/ Đôi càng tôi mẫm bóng.
b/ Một buổi chiều, tôi ra đứng của hanh như mọi khi, xem hoàng hôn xuống.
7. Phân biệt câu trần thuật đơn có từ “là” và câu trần thuật đơn không có từ “là” (2đ)
8. Nêu đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ “là”. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu trần
thuật đơn có từ “là” và cho biết chúng thuộc kiểu câu nào? (3đ)
a/ Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều
b/ Tre là cánh tay của người nông dân.
9. Nêu đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ “là”. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những
câu trần thuật đơn không có từ “là” và cho biết chúng là câu tồn tại hay câu mêu tả. (3đ)
a/ Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng
b/ Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy.
10. Câu trần thuật đơn là gì? Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu trần thuật đơn sau: (2đ)
a/ Chúng tôi tụ hội ở góc sân
b/ Tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam
C.Tập làm văn
Đề 1: Tả cảnh một đêm trăng
Đề 2: Tả ngôi nhà em đang ở
Đề 3: Tả quang cảnh sân trường giờ ra chơi.
Đề 4: Tả người thân yêu và gần gũi nhất với em
Đề 5: Tả một thầy (cô) giáo mà em quý mên.
ĐÁP ÁN NGỮ VĂN 6 –HỌC KÌ II
A.Văn học
I/Văn học Việt Nam.
1. Phần ghi nhớ - SGK/11
2. Cảnh sông nước cà Mau có vẻ đẹp sông lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã. Chợ Năm Căn là
hình ảnh cuộc sống tấp nập, trù phú, độc đáo ở vùng đất tận cùng phía nam Tổ quốc.
3. Ngỡ ngàng vì không ngờ em gái lại vẽ mình, hãnh diện vì thấy mình hiện ra với những nét đẹp
trong bức tranh của em gái, xấu hổ vì người anh tự nhận ra được những yếu kém của mình,

thấy mình không xứng đáng được như trong bức tranh của em gái. Vì thế, người anh hiểu rằng
bức chân dung của mình được vẽ nên bằng tâm hồn và lòng nhân hậu của em gái.
4. Thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ. Con người lao động rất mạnh mẽ và hùng dũng.
5. Bài thơ đã thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân,
đồng thời thể hiện tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ.
6. Bài thơ Lượm đã vận dụng mêu tả, kể chuyện và biểu hiện cảm xúc. Bài thơ đã khắc họa hình
ảnh chú bé Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Lượm đã hi sinh những hình ảnh
của em còn mãi với quê hương, đất nước và trong lòng mọi người.
7. vì cây tre có những phẩm chất cao quý của cong người Việt Nam thanh cao, bền bỉ, thẳng thắn,
bất khuất, thủy chung, can đảm . . ., sức sống lâu bền của cây tre Việt Nam cũng là sức sống
của dân tộc Việt Nam.
II/Văn học nước ngoài:
8. Truyện “Buổi học cuối cùng” thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu
tiếng nói của dân tộc và nêu chân lí: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn
giữ vừng tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù. . . .”.
III/Văn bản nhật dụng
9. Văn bản nhật dụng là những bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước
mắt của con người và cộng đồng xã hội hiện đại như thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân
số, quyền trẻ em. . . .
Các văn bản nhật dụng đã học: Cầu Long Biên – chứng nhận lịch sử, Bức thư của thủ
lĩnh da đỏ, Động Phong Nha.
10. “Bức thư của thủ linhx da đỏ” đã đặt ra vấn đề có ý nghĩa toàn nhân loại: con người phải sống
hòa hợp với thiên nhiên, phải chăm lo bảo vệ môi trường và thiên nhiên như bảo vệ mạng sống
của mình.
B.Tiếng việt:
I/Các phép tu từ:
1/ + Giống:
-Gọi tên sự vật, sự việc, hiện tượng này bằng tên sự vật, sự việc, hiện tượng khác.
-Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
+ Khác

Ẩn dụ
-Dựa trên nét tương đồng
+ Ẩn dụ cách thức
+ Ẩn dụ hình thức
+ Ẩn dụ phẩm chất
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
Hoán dụ
- Dựa trên quan hệ gần gũi
+ Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật
+ Lấy vật chứa đựng để gọi vậ bị chứa đựng
+ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
+ Lấy bộ phận để gọi toàn thể
Ví dụ: Ẩn dụ: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
Hoán dụ: Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
2/ Khái niệm so sánh: (SGK/24)
Vế A Pd ss Từ ss Vế B
Áo chành
Ngựa chàng
Lòng ta
đỏ
sắc trắng
vẫn vững
tựa
như là
như
ráng pha
tuyết in
kiềng ba chân
3/ Nhân hóa: Ghi nhớ: SGK/57

a/ ơi Trò chuyện, xưng hô với vật như với người
b/ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ
hoạt động, tính chất của vật.
4/ Ẩn dụ: Ghi nhớ: SGK/68
a/ Mặt trời: ẩn dụ phẩm chất
b/ Mực đen, đèn, sáng: ẩn dụ phẩm chất
5/ Hoán dụ: Ghi nhớ: SGK/82
a/ Bàn tay ta: Lấy một bộ phận để goại toàn thể.
b/ Trái đất: Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng:
II/Cấu tạo câu :
6/ Thành phần chính của câu là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn
đạt được một ý trọn vẹn.
a/ Đôi càng tôi / mẫm bóng
CN VN
CN: Cụm danh từ, VN: Tính từ
b/ Một buổi chiều, tôi / ra đứng …… xuống.
CN VN
CN: Đại từ, VN: Cụm động từ
7/ Phân biệt câu trần thuật đơn có từ “là” và câu trần thuật đơn không có từ “là”
- Ghi nhớ: SGK/114
- Ghi nhớ: SGK/119
8/ Đặc điểm câu trần thuật đơn có từ “là”: Ghi nhớ SGK/114
a/ Bà đỡ Trần / là người huyện Đông Triều
CN VN
Câu giới thiệu
b/ Tre / là cánh tay của người nông dân
CN VN
Câu miêu tả
9/ Đặc điểm câu trần thuật đơn không có từ “là”: Ghi nhớ SGK/119
a/ Dưới gốc tre, tua tủa / những mầm măng

TN VN CN
Câu tồn tại
b/ Măng / trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi
CN VN dậy.
Câu miêu tả
10/ Câu trần thuật đơ: Ghi nhớ SGK/101
a/ Chúng tôi / tụ hội ở góc sân
CN VN
b/ Tre / là người bạn thân của nông dân Việt Nam
CN VN
C.Tập làm văn:
1/ Đề 1:
a)MB: Giới thiệu đêm trăng (1đ)
b)TB:
-Cảnh bao quát đêm trăng (1đ)
-Ánh trăng sáng soi trên cảnh vật cụ thể (1đ)
-Màu sắc, đường nét, âm thanh, hương vị (1đ)
-Những cảm nhận, liên tưởng của người viết khi ngắm trăng (1đ)
-Ấn tượng, kỷ niệm đêm trăng (1đ)
c)KB: cảm nghĩ của em về đêm trăng đó (1đ)
2/ Đề 2:
a)MB: Giới thiệu ngôi nhà em (1đ)
b)TB
-Cảnh vật bên ngoài ngõ, vườn cây, sân … (1,5đ)
-Các phần chính của nhà: phòng khách, phòng ngủ, nhà bếp … (1đ)
-Cảnh trong nhà: + nền nhà (2,5đ)
+ tường nhà
+ bàn ghế, giường tủ….
+ chỗ thờ cúng, ….
+ góc học tập

…………………….
c)KB: Tình cảm của em đối với ngôi nhà (1đ)
3/ Đề 3:
a)MB: Giới thiệu chung về quan cảnh sân trường giờ ra chơi (1đ)
b)TB:
-Tả bối cảnh, không khí chung của sân trường trong giờ ra chơi. (2đ)
-Tả những sự việc, hành động, hình ảnh chính của sân trường: (3đ)
o Các trò chơi
o Các hoạt động giải trí
o Tập thể dục giữa giờ.
c)KB: Cảm xúc của em. (1đ)
4/ Đề 4:
a)MB: Giới thiệu chung về người thân của em (1đ)
b)TB:
-Tả hình dáng trang phục (1đ)
-Tả những sự việc, hành động, lời nói (2đ)
-Tả tính tình, nội tâm, cá tính (1đ)
-Những kỉ niệm đáng nhớ của em đối với người thân đó (1đ)
c)KB: Cảm xúc của em đối với người thân đó (1đ)
5/ Đề 5:
a)MB: Giới thiệu chung về thầy (cô) giáo mà em quý mến (1đ)
b)TB:
-Tả ngoại hình, trang phục (1đ)
-Tả những sự việc, hành động, lời nói của thầy (cô) giáo làm nổi bậc đức tính, phẩm chất khiến em
quý mến (2đ)
-Tả tình cảm, nội tâm … của thầy (cô) giáo (2đ)
c)KB: Tình cảm của em đối với thầy (cô) giáo (1đ)
BẢNG MỨC ĐỘ LOẠI ĐỀ HỌC KÌ I MÔN : NGỮ VĂN
KHốI LỚP 7 CHƯƠNG TRÌNH
TT Chủ đề Tái hiện

Vận dụng
đơn giản
Vận dụng
tổng hợp
Vận
dụng suy
luận
TC
1.
2.
3.
4.
5.
*Phần văn bản
Văn bản nhật dụng
Văn học dân gian
Thơ trữ tình
Văn thơ hiện đại
Tuỳ bút
1
1
2
1
1
1
1
1
1
2
2

3
2
1
1.
2.
3.
4.
*Phần tiếng việt
Cấu tạo từ
Từ loại
Từ vựng
Tu từ
1
1
2
1
1
2
1
1
2
1
5
2
1.
2.
3.
*Phần tập làm văn.
Văn tự sự và miêu tả
Văn tự sự và miêu tả

V ăn biểu cảm
1
1
3

1
1
3
BẢNG CHỦ ĐỀ LOẠI ĐỀ :HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN
KHốI 7 CHƯƠNG TRÌNH
TT Chủ đề Yêu cầu kỹ
năng
Phân phối
thời gian
Hệ thống
kiến thức
Các dạng
Bài tập
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10
.
1.

2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10
*Phần văn bản
Văn bản nhật dụng
Văn bản nhật dụng
Văn học dân gian
Văn học dân gian
Thơ trữ tình
Thơ trữ tình
Thơ trữ tình
Văn thơ hiện đại
Văn thơ hiện đại
Tuỳ bút
*Phần tiếng việt
Cấu tạo từ
Cấu tạo từ
Từ loại
Từ vựng
Từ vựng
Từ vựng
Từ vựng
Từ vựng
Tu từ

Tu từ
*Phần tập làm văn.
-Hiểu biết
vận dụng
-Hiểu biết
vận dụng
- Hiểu biết
vận dụng
-Hiểu biết
vận dụng
-Hiểu biết
vận dụng
-Hiểu biết
vận dụng
-Hiểu biết
vận dụng
-Hiểu biết
vận dụng
-Hiểu biết
vận dụng
-Vận dụng
suy luận
-Hiểu biết
vận dụng
-Hiểu biết
vận dụng
-Hiểu biết
vận dụng
-Vận dụng
hiểu biết

-Vận dụng
suy luận
-Vận dụng
hiểu biết
-Vận dụng
hiểu biết
-Vận dụng
hiểu biết
-Vận dụng
hiểu biết
-Vận dụng
hiểu biết
5-10 phút
5 phút
5 phút
5-10 phút
5-10 phút
5-10 phút
5-10 phút
5-10 phút
5-10 phút
5-10 phút
5-10 phút
5-10 phút
5 phút
5 phút
5-10 phút
5 phút
5 phút
5 phút

5 phút
5 phút
-Tình cảm gia
đình
-Tình cảm gia
đình
-Ca dao dân ca
-Con người và
xã hội
-Yêu nước
-Yêu nước
-Yêu nước
-Yêu nước
-Tình cảm gia
đình
-Tình yêu quê
hương đất nước
-Từ ghép
-Từ ghép
-Đại từ
-Từ đồng nghĩa
-Từ đồng nghĩa
từ trái nghĩa
-Từ đồng âm
-Thành ngữ
-Thành ngữ
-Điệp ngữ
-Điệp ngữ
-Cấu tạo từ
-Cấu tạo từ

-Cấu tạo từ
-Cấu tạocâu
1.
2.
3.
4.
5.
Văn tự sự và miêu tả
Văn tự sự và miêu tả
V ăn biểu cảm
V ăn biểu cảm
V ăn biểu cảm
-Vận dụng
tổng hợp
-Vận dụng
tổng hợp
-Vận dụng
tổng hợp
-Vận dụng
tổng hợp
-Vận dụng
tổng hợp
60 phút
60 phút
60 phút
60 phút
60 phút
-Miêu tả chân
dung ng ười
Thân

-Miêu tả cảnh
đ ẹp
-Cảm nghĩ về
loài cây
-Cảm nghĩ về
người mẹ
-Cảm nghĩ về
thầy cô giáo
NGÂN HÀNG ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN 7 HỌC KÌ I

I. Phần văn bản :
1. Qua văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” (Khánh Hoài ).Em hãy giải thích vì sao khi dắt
thuỷ ra khỏi cổng trường, tâm trạng của Thành lại “kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng
vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật” .(2 đ)
2. Qua câu chuyện này, theo em tác giả muốn nhắn gửi đến mọi người điều gì ?(1đ)
3. Thế nào là ca dao,dân ca ?(1đ)
4. Trong ca dao,người nông dân thời xưa thường mượn hình ảnh con cò để diển tả cuộc đời, thân phận của
mình. Em hãy sưu tầm một số bài ca dao để chứng minh điều đó và giải thích vì sao? (2đ )
5. “Sông núi nước Nam” được coi như là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta được viết bằng thơ.
Vậy thế nào là tuyên ngôn độc lập? Nội dung tuyên ngôn độc lập trong bài thơ này là gì? ( 2đ )
6. Cùng với hình ảnh của nhân vật ta, cảnh tượng Côn Sơn được gọi tả bằng những chi tiết nào? Hãy nhận
xét về cảnh tượng Côn Sơn ? (2đ)
7. Hãy hình dung tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan khi qua đèo ngang.Tâm trang đó được thể hiện qua
hai hình thức mượn cảnh nói tình va trực tiếp tả tình như thế nào? (2đ)
8. Cảnh khuya và rằm tháng giêng được viết trong những năm đầu rất khó khăn của cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp. Hai bài thơ đó đã biểu hiện tâm hồn và phong thái của Bác Hồ như thế nào trong hoàn
cảnh ấy? (2đ)
9.Em cảm nhận được gì về hình ảnh người bà và tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ “Tiếng gà
trưa”? (1đ )
10.Cốm là một thứ quà riêng biệt của đất nước, là thức đân của nhưng cánh đồng lúa bát ngát xanh , mang

trong hương vị tất cả cái mộc mạc giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam.Em cảm nhận như thế
nào về nhận xét ấy của tác giả? (2đ)
II. Phần tiếng việt.
1. Từ ghép có mấy loại? Thế nào là từ chính phụ, v à từ ghép đẳng lập? Cho ví dụ? (2đ)
2.Xếp các từ ghép suy nghĩ,lâu đời,xanh ngắt,nhà máy, nhà ăn,chài lưới,cây cỏ, ẩm ướt, đầu đuôi, cười nụ
theo bảng phân loại sau đây : (2đ)
Từ ghép chính phụ
Từ ghép đẳng lập
3. Thế nào là đại từ? Đại từ có thể đảm nhiệm các giai trò ngữ pháp gì trong câu? (1đ )
4. Thế nào là từ đồng nghĩa ? Từ đồng nghĩa có mấy loại ? Tại sao lại có hiện tượng từ đồng nghĩa ? (2đ)
5. Tìm một số từ đồng nghĩa và một số tư trái nghĩa với mỗi từ : bé ( về mặt kích thước, khối lượng )
thắng, chăm chỉ. (2đ)
6. Thế nào là từ đồng âm ? Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa ? (2đ)
7. Thế nào là thành ngữ ? Thành ngữ có thể giữ những chức vụ gì ở trong câu ? (1đ)
8. T ìm thành ngữ thuần việt dồng nghĩa với mỗi thành ngữ hán việt sau : (2đ)
-Bách chiến bách thắng.
-Bán tín bán nghi.
-Kim chi ngọc diệp.
9. Thế nào là điệp ngữ? Tác dụng của điệp ngữ? (1đ)
10. Tìm điệp ngữ trong đoạn văn sau và nói rõ đấy là những dạng điệp ngữ gì ? (1đ)
Vậy mà giờ đây ,anh em tôi sắp phải xa nhau .Có thể sẽ xa nhau mãi mãi .Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ
.Một giấc mơ thôi.
( Khánh Hoài )
III. Phần tập làm văn.
* Đề 1: Miêu tả chân dung một ng ười thân trong gia đình của em.
* Đề 2: Miêu tả lại một cảnh đẹp mà em thích nhất.
* Đề 3: Cảm nghĩ về cây chuối.
* Đề 4: Cảm nghĩ về người mẹ.
* Đề 5: Cảm nghĩ về thầy cô giáo.
ĐÁP ÁN NGỮ VĂN 7 HKI

I. Phần văn bản :
1.Tâm trạng của Thành khi dắt thuỷ ra khỏi trường Thành kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình
thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật . Đó l à tâm trạng thường
thấy ở những người đang đau buồn mà mọi vật chung quanh vẫn bình thường,kh ông c ó g ì thay đổi. điều này
làm càng tăng thêm nổi đau buồn thấm thía và cảm giác bơ vơ lạc lỏng của nhân vật.(2đ)
2. Lời nhắn gửi từ câu chuyện. (1đ)
- Miêu tả cuộc chia tay thật xót xa,cảm động của hai em bé trong truyện.tác giả muốn nhắn gửi đến mọi
người: gia đình là tổ ấm vô cùng quí giá. Nơi ấy gìn giữ vun đắp tình cảm thiên liêng của cha mẹ anh chị em
ruột. Không thể tách rời chính những làm chủ gia đình là cha mẹ hãy hết sức quan tâm, không nên làm tổn hại
đến những tình cảm tự nhiên trong sáng ấy.
3.Ca dao,dân ca là những khái niệm tương đương, chỉ các thể loại trữ tìnhdân gian , kết hợp lời và nhạc,
diễn tả đời sống nội tâm của con người.(1đ)
4. Hình ảnh con cò trong ca dao: (2đ)
-Một số bài ca dao có hình ảnh con cò:
Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non
Nàng về nuôi cái cùng con
Để anh đi trẩy nước non cao bằng
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con
Trong ca dao,ng ười nông thời xưa thường mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời,thân phận của
mình.Co cò thường xuất hiện trên luống cày,thửa ruộng,cánh đồng,gần gũi người nông dân,hình ảnh này gợi
hứng cho người đọc,hơn nửa con cò có nhiều đặc điểm giống cuộc đời,phẩm chất của người nông dân:chịu
khó nhọc,lặn lội,vất vả để kiếm sống.
5. Bản tuyên ngôn độc lập. (2đ)
-Tuyên ngôn(lời tuyên bố trước toàn dân).về nền độc lập(của một dân tộc) là một văn kiện lịch sử quan

trọng của một dân tộc ,ra đời trong một hoàn cảnh nhất định.Bài thơ sông núi nước Nam ra đời năm 1077,
được coi như là bản tuyên ngôn độc lập, đầu tiên của nước ta viết bằng thơ.
-Bài thơ khẳng định về lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí quyết tâm,bảo vệ chủ quyền đó trước kẻ
thù xâm lược.
6. Cảnh tượng côn sơn: (2đ)
-Cảnh tượng côn sơn được gợi tả bằng các chi tiết.
*Tiếng suối chảy rì rầm như tiếng đàn cầm
*Hình ảnh đá rêu phơi ví như chiếu êm
*Hình ảnh gềnh thông dày đặc đầy bóng mát để nằm
*Hình ảnh rừng trúc xanh mát để ngâm thơ nhàn
-Cảnh tượng côn sơn thật thanh tĩnh,nên thơ,hấp dẫn
7.Tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan (2đ)
-Tâm trạng của tác giả khi qua Đèo Ngang được thể hiện qua:
*Hình thức mượn cảnh nói tình,cảnh vật hoang vu với trời ( bóng xế tà) non (Đèo Ngang),nước(bên
sông), gợi tình cảm nhớ nước thương nhà.
*Hình thức trực tiếp tả tình,nhà thơ xúc động trước cảnh hoang vắng,quay về với lòng mình,càng cảm
thấy buồn hơn:ta với ta
8.Tâm hồn và phong thái của Bác Hồ. (2đ)
-Hai bài Cảnh Khuya và Rằm tháng giêng được Người sáng tác ở Việt Bắc trong thời kỳ lảnh đạo cuộc
kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược(1946-1954) cả hai bài thơ được làm trong thời kỳ đầu của cuộc
kháng chiến đầy khó khăn gian khổ. Đặt trong hoàn cảnh ấy,chúng ta càng thấy rỏ sự bình tĩnh,chủ động,lạc
quan của người lảnh đạo cuộc kháng chiến phong thái ấy,toát ra từ hình ảnh của thiên nhiên tươi đẹp từ những
rung động tinh tế và dồi dào của một tâm hồn nghệ sĩ trước cái đẹp của thiên nhiên,của đất nước,phong thái
ung dung lạc quan cũng được toát ra từ giọng thơ vừa cổ điển ,hiện đại
9.Hình ảnh người bà –Tình cảm bà cháu (1đ)
- Hình ảnh người bà.
*Tần tảo lo toan,chắc chiu trong cuộc sống nghèo
*Trọn vẹn yêu thương,chăm lo cho cháu, chăm lo đàn gà , cuối năm sắm cho cháu quần áo mới
*Bảo ban,nhắc nhở cháu
-Tình cảm bà cháu:

*Tình bà cháu thật sâu nặng,thắm thiết: Bà chắt chiu,chăm lo cho cháu,cháu yêu quí biết ơn bà.
10.Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước,là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh,mang
trong hương vị tất cả cái mộc mạc,giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Đây là lời nhận xét cô
đọng nhất thể hiện bằng ngòi bút tinh tế nhạy cảm và tấm lòng trân trọng,yêu quí của tác giả đối với cốm -một
thức quà giản dị và thanh khiết hình thành từ cái lộc của trời và cái khéo léo của người Việt Nam ta
Lời nhận xét ấy khiến ta cảm nhận được tình yêu quê hương đất nước và niền tự hào của dân tộc,trong
lòng tác giả. Đó là niềm tự hào hết sức chính đáng về khả năng lao động sáng tạo của dân tộc ta về một thức
quà,thức quà thể hiện nét đẹp văn hoá của dân tộc. (2đ)
II . Phần tiếng việt
1.Từ ghép có hai loại :từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập. (2đ)
* Từ ghép chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính .Tiếng chính đứng
trước, tiếng phụ đứng sau .
* Từ ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp (không phân ra tiếng chính tiếng phụ)
Ví dụ: Bà ngoại (từ ghép chính phụ)
Quần áo (từ ghép đẳng lập)
2.Xếp các từ ghép suy nghĩ,lâu đời,xanh ngắt,nhà máy, nhà ăn,chài lưới,cây cỏ, ẩm ướt, đầu đuôi, cười nụ
theo bảng phân loại sau đây : (2đ)
Từ ghép chính phụ xanh ngắt ,cười nụ, nhà ăn, lâu đời .
Từ ghép đẳng lập ẩm ướt , đầu đuôi ,cây cỏ ,chài lưới ,suy nghĩ.
3. Đại từ dùng để trỏ người ,sự vật, hoạt động ,tính chất… được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định
của lời nói hoặc dùng để hỏi .
Đại từ có thể đảm nhiệm các vai trò ngữ pháp như: chủ ngữ ,vị ngữ trong câu hay phụ ngữ của danh từ ,của
động từ ,của tính từ. (1đ)
4.Từ đồng nghĩa : (2đ)
-Từ đồng nghĩa là những từ có ý nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
-Từ đồng nghĩa có hai loại:
-Những từ đồng nghĩa hoàn toàn (không phân biệt nhau về sắc thái ý nghĩa)
-Những từ đồng nghĩa không hoàn toàn (cósắc thái ý nghĩa khác nhau)
-Một từ có thể có nhiều nghĩa,có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa,tạo ra hiện tượng từ đồng
nghĩa

5.Tìm từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa: (2đ)
a. Từ đồng nghĩa
- bé : nhỏ
- thắng : hơn,được
- chăm chỉ:chuyên cần, siêng năng
b.Từ trái nghĩa:
- bé: lớn, to
- thắng : thua , bại
- chăm chỉ: lười biếng, lười nhác
6.Từ đồng âm: (2đ)
a.Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng khác xa nhau,không liên quan gì với nhau
b.Từ đồng âm giống nhau,từ nhiều nghĩa có một âm nhưng có nhiều nghĩa khác nhau
7.Thành ngữ: (1đ)
a.Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định,biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh:
b.Thành ngữ có thể
-Làm chủ ngữ trong câu
-Làm vị ngữ trong câu
-Làm phụ ngữ trong cụm danh từ,cụm động từ
8. Thành ngữ thuần Việt đồng nghĩa với thành ngữ Hán việt (2đ)
a. Bách chiến bách thắng : trăm trận trăm thắng
b. Bán tín bán nghi: nửa tin nửa ngờ
c. kim chi ngọc diệp :cành vàng lá ngọc
9.Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý ,gây
cảm xúc mạnh .Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ ;từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ . (1đ)
10. Điệp ngữ -phân loại (1đ)
-xa nhau…xa nhau : điệp ngữ cách quãng
-một giấc mơ . Một giấc mơ : điệp ngữ nối tiếp .
III. Phần Tập làm văn :
* Đề 1
a. Mở bài: (0,5đ)

Giới thiệu người thân được tả là ai?Cảm nhận chung của em như thế nào?
b. Thân bài: (4đ)
Tả chi tiết: hình dáng,cử chỉ hành động, lời nói tính tình,…
c . Kết bài (0,5đ)
Cảm nghĩ của em đối với người thân.
* Đề 2
a. Mở bài: (0,5đ)
Giới thiệu cảnh đẹp em thích nhất là gì? Ở đâu?Vào dịp nào?
b. Thân bài: (4đ)
Tả cảnh đẹp của cảnh theo các trình tự quan sát thích hợp,có liên tưởng tưởng tượng,so sánh,nhân
hoá…
c.Kết bài: (0,5đ)
-Yêu mến,tư hào về non sông đất nước
-Mong ước của em…
* Đề 3
a. Mở bài : (0,5đ)
Nêu cảm nghĩ chung về cây chuối.
b.Thân bài: (4đ)
Trình bày hiểu biết về cây chuối: điều kiện sinh sống…
- Lí do mà em yêu thích nó?(công dụng gì?Gợi sự liên tưởng nào…?)
- Tả chi tiết về cây chuối:thân,lá,quả…
- Tình cảm con người đối với cây ra sao?
c.Kết bài: (0,5đ)
Khẳng định lại tình cảm của em đối với cây chuối
*Đề 4
a.Mở bài: (0,5đ)
-Giới thiệu cảm xúc chung về người mẹ.
b. Thân bài: (4đ)
-Tả hình dáng người me…
-Kể kỉ niệm đối với mẹ

-Cảm nghĩ đối với mẹ,những khi vắng mẹ…
c. Kết bài: (0,5đ)
-Khẳng định lại tình cảm thương yêu kính trọng mẹ - liên hệ :ca dao
*Đề 5
a.Mở bài: (0,5đ)
-Giới thiệu cảm xúc chung về thầy cô giáo
b. Thân bài: (4đ)
-Tả hình dáng về thầy, cô giáo
-Kể kỉ niệm đối với thầy, cô giáo
-Cảm nghĩ đối với thầy,cô giáo,những khi vắng thầy cô giáo
c. Kết bài: (0,5đ)
-Khẳng định lại tình cảm thương yêu kính trọng thầy cô giáo - liên hệ :ca dao
BẢNG CHỦ ĐỀ NGỮ VĂN HỌC KÌ II - LỚP 7
TT Chủ đề Yêu cầu kĩ năng Phân phối
thời gian
Hình thức kiến
thức
Các dạng bài tập
1.
2.
3.
4.
1.
2.
3.
* Văn bản
Văn học dân
gian
Văn nghị luận
Truyện ngắn

Văn bản nhật
dụng
* Tiếng việt
Cấu tạo câu
Biến đổi câu
Phép tu từ
*Tập làm văn
Văn nghị luận
Hiểu biết vận dụng
Hiểu biết vận dụng
Hiểu biết vận dụng
Hiểu biết vận dụng
Hiểu biết vận dụng
Hiểu biết vận dụng
Hiểu biết vận dụng
Hiểu biết vận dụng
5-10’
5-10’
5-10’
5-10’
5-10’
5-10’
5-10’
60’
Văn học dân
gian
Văn nghị luận
Truyện ngắn
Văn bản nhật
dụng

Cấu tạo câu
Biến đổi câu
Phép tu từ
Văn nghị luận
Tái hiện
Tái hiện, vận dụng đơn
giản
Tái hiện, tổng hợp
Tái hiện
Tái hiện, vận dụng đơn
giản
Tái hiện, vận dụng đơn
giản, tổng hợp
Vận dụng đơn giản
Tái hiện
BẢNG MỨC ĐỘ -HKII -MÔN NGỮ VĂN LỚP 7
TT Chủ đề Tái hiện Vận dụng
đơn giản
Vận dụng
tổng hợp
Vận dụng suy
luận
1.
2.
3.
4.
1.
2.
3.
* Văn bản

Văn học dân
gian
Văn nghị luận
Truyện ngắn
Văn bản nhật
dụng
* Tiếng việt
Cấu tạo câu
Biến đổi câu
Phép tu từ
*Tập làm văn
Văn nghị luận
3
2
1
1
1
4
1
1
2
1
1
1
5
1
CÂU HỎI NGỮ VĂN -HỌC KÌ II – LỚP 7
A/ Văn học:
I/ Văn học gân gian:
1/ Tục ngũ là gì? Em hãy nêu hai câu tục ngữ nói về thiên nhiên và lao động sản xuất, hai câu tục ngữ nói

về con người và xã hội?
2/ Nêu nội dung và nghệ thuật của những câ tục ngữ nói về thiên nhiên và lao động sản xuất.
Tìm một câu tục ngữ đồng nghĩa và một câu tục ngữ trái nghĩa với câu “Một mặt người bằng mười
mặt của”.
3/ Nêu nội dung và nghệ thuật của những câu tục ngữ về con người và xã hội. tìm một câu tục ngữ đồng
nghĩa và một câu tục ngữ trái nghĩa với câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
II. Văn nghị luận:
4/ Trong bài văn “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” (Hồ Chí Minh), tác giả đã sử dụng những hình
ảnh so sánh nào? Nhận xét về tác dụng của biện pháp so sánh ấy?
5/ Nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” (Phạm Văn Đồng). Qua bài văn
ấy em hiểu như thế nào là đức tính giản dị và ý nghĩa của nó trong cuộc sống.
6/ Văn chương có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống con người.
7/ Nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng việt” (Đặng Thái Mai).
III/ Truyện ngắn
8/ Truyện “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” đã được Nguyên Ái Quốc xây dựng hai nhân
vật đối lập nhau như thế nào?
9/ Em hãy nêu giá trị hiện thực của truyện “Sống chết mặc bay” (Phạm Duy Tốn). Tác giả đã vận dụng hai
thủ pháp nghệ thuật tương phản và tăng cấp như thế nào?
IV/ Văn bản nhật dụng
10/ Sau khi học bài “Ca Huế trên sông Hương”, em được biết thêm gì về vùng đất này?
B/ Tiếng việt
I/ Cấu tạo câu
1/ Em hãy phân biệt câu rút gọn và câu đặc biệt. cho ví dụ.
2/ Xác định câu rút gọn và câu đặc biệt trong các ví dụ sau và nêu tác dụng
a/ Đứng trước tổ dế, ong xanh khẽ vỗ cánh, uốn mình, giương cặp răng rộng và nhọn như đôi gọng
kìm, rồi thoắt cái lao nhanh xuống hang sâu. Ba giây … bốn giây …… năm giây …… lâu quá!
b/ Học đi đôi với hành
II/Biến đổi câu:
3/ Trạng ngữ có những đặc điểm gì?
4/ Xác định trạng ngữ trong các ví dụ sau và cho biết trạng ngữ bổ sung ý nghĩa gì cho câu:

a/ Về mùa đông, lá bàng đỏ như màu đồng hun
b/ Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đi kiếm nhị hoa.
5/ Câu chủ động là gì? Cho ví dụ
Câu bị động là gì? Cho ví dụ
6/ Hãy chuyển các câu chủ động sau thành câu bị động
a/ Nhà vua truyền ngôi cho cậu bé
b/ mẹ tặng Lan chiếc cặp sách mới nhân ngày khai trường
c/ Ông tôi xây ngôi nhà này từ ba mươi năm trước đây.
d/ Người ta làm tất cả các cánh cửa chùa bằng gỗ lim
7/ Thế nào là dùng cụm chủ vị để mở rộng câu? Nêu những trường hợp dùng cụm chủ vị để mở rộng câu.
8/ Tìm cụm chủ vị làm thành phần câu hoặc thành phần của cụm từ trong các câu sau. Cho biết trong mỗi
câu, cụm chủ vị làm thành phần gì?
a/ Khí hậu nước ta ấm áp cho phép ta quanh năm trồng trọt, thu hoạch bốn mùa.
b/ Một bàn tay đập vào vai khiến hắn giật mình
9/ Nêu công dụng của trạng ngữ. Tách trạng ngữ thành câu riêng nhằm mục đích gì?
II/ Phép tu từ
10/ Liệt kê là gì? Tìm phép liệt kê trong các ví dụ sau
a/ Tre, nứa, trúc, mai rầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non măng mọc thẳng.
b/ Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng,
ngón phi, ngón rãi.
C/ Tập làm văn:
1/ Đề 1: Nhân dân ta thường khuyên nhau
“Có công mài sắt, có ngày nên kim”
Em hãy chứng minh lời khuyên trên
2/ Đề 2: Trong thư gửi cho học sinh nhân ngày khia trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa,
Bác Hồ viết: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh
quang sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của
các em”.
Em hiểu như thế nào về lời dạy đó ?
3/ Đề 3: Ca dao có câu

“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
Em hãy giải thích câu ca dao trên
4/ Đề 4: Để khuyên bảo mọi người cách ăn nói, tục ngữ có câu:
“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
Em hiểu lời khuyên đó như thế nào?
5/ Đề 5: Hồ CHí Minh đã từng nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì
làm việc gì cũng khó”.
Em hãy giải thích câu nói trên.
ĐÁP ÁN NGỮ VĂN HỌC KÌ II – LỚP 7
A/ Văn học:
I/ Văn học dân gian:
1/ Khái niệm tục ngữ: chú thích * SGK/3-4
2/ Nội dung – nghệ thuật của những câu tục ngữ nói về thiên nhiên và lao động sản xuất: phần ghi nhớ
SGK/5
Câu tục ngữ đồng nghĩa: Người sống, đống vàng
Câu tục ngữ trái nghĩa: Của trọng hơn người
3/ Nội dung – nghệ thuật của những câu tục ngữ về con người và xã hội: phần ghi nhớ: SGK/13
Câu tục ngữ đồng nghĩa: Uống nước nhớ nguồn.
Câu tục ngữ trái nghĩa: Ăn cháo đá bát.
II/ Văn nghị luận:
4/ Hình ảnh so sánh: “Tinh thần yêu nước cũng như …. trong rương, trong hòm”.
Tác dụng: giúp người đọc có thể hình dung rõ ràng hai trạng thái của tinh thần yêu nước: tiềm tàng, kín đáo và
biểu lộ rõ ràng, đầy đủ, thấy được giá trị của lòng yêu nước.
5/ Nội dung – nghệ thuật của văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”. Phàn ghi nhơ: SGK/55
Đức tính giản dị là đơn giản một cách tự nhiên trong cách sống, không màu mè, không cầu kì, trong
việc diễn đạt câu từ dễ hiểu, không rắc rối.

Giản dị - chúng ta mới hòa đồng và khiến mọi người nể phục, yêu thương.
6/ Văn chương hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm
không có, luyện những tình cảm sẵn có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất
nghèo nàn.
7/ Nội dung và nghệ thuật của văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng việt” Phần ghi nhớ SGK/37
III/ Truyện ngắn:
8/ Hai nhân vật đối lập: Va-ren và Phan Bội Châu
-Va-ren: Gian trá, lố bịch, đại diện cho thực dân pháp phản động ở Đông Dương
-Phan Bội Châu: Kiên cường, bất khuất, xứng đáng là “vị anh hùng, vị thiên sứ, đáng xả thân vì độc
lập”, tiêu biểu cho khí phách dân tộc Việt Nam.
9/ Giá trị hiện thực: phản ánh sự đối lập hoàn toàn giữa cuộc sống của bọn quan lại với tính mạng đang bị
đe dọa của nhân dân, qua đó làm nổi bật tính ham chơi, vô trách nhiệm của quan lại phong kiến.
-Nghệ thuậ tương phản: cảnh dân chúng đang hộ đê đối cảnh quan phủ, nha lại ở trong đình.
-Nghệ thuật tăng cấp:
-Độ mưu, độ dâng của nước sông mỗi lúc một nhiều
-Âm thanh càng lúc càng ầm ĩ
-Sức người mỗi lúc một đuối
-Nguy cơ đê vỡ càng lúc càng cao – đê vỡ
-Cuộc đánh bài tổ tôm càng lúc càng hào hứng, sôi nổi
III/ văn bản nhật dụng:
10/ Phần ghi nhớ: SGK/104
B/ Tiếng Việt
1/ Phân biệt câu rút gọn và câu đặc biệt
+Câu rút gọn: là câu bị lược bỏ một số thành phần của câu
Ví dụ: -Bạn đi đâu đấy?
-Đi chơi
+ Câu đặc biệt: là loại câu không cấu tạo theo mô hình CN-VN
Ví dụ: Lan ơi !
2/ a/ Ba giây … bốn giây …… năm giây ……… câu đặc biệt
Xác định thời gian

-Lâu quá ! câu đặc biệt: Bộc lộ cảm xúc
b/ Câu rút gọn. ngụ ý hành động, đặc điểm được nói trong câu là của chung mọi người
3/ Phần ghi nhớ SGK/39
4/ a/ Về mùa đông: bổ sung ý nghĩa về thời gian
b/ trên giàn hoa lí: bổ sung ý nghĩa về nơi chốn.
5/ Câu chủ động: phần ghi nhớ (dấu tròn 1) SGK/57
Câu bị động: ghi nhớ (dấu tròn 2) SGK/57
6/ a/ Cậu bé được nhà vua truyền ngôi cho
b/ Lan được mẹ tặng chiếc cặp sách mới nhân ngày khai trường.
c/ Ngôi nhà này được ông tôi xây từ ba mươi năm trước đây
d/ tất cả các cánh cửa chùa được người ta làm bằng gỗ lim.
7/ Phần ghi nhớ SGK/68, SGK/69
8/ a/ Khí hậu nước ta / ấm áp
C V
Cụm C – V làm thành phần CN
Ta / quan năm trồng trọt, thu hoạch bốn mùa
C V
Cụm C-V làm phụ ngữ trong cụm động từ
b/ Một bàn tay / đập vào vai
C V
Cụm C-V làm thành phần CN
Hắn / giật mình
C V
Cụm C-V làm phụ ngữ trong cụm động từ
9/ Phần ghi nhớ: SGK / 46, SGK / 47
10/ Khái niệm liệt kê: Phần ghi nhớ SGK / 105
a/ Tre, nứa, trúc, mai, vầu
b/ Ngón nhấn, mổ, vỗ, …… ngón rãi
C/ Tập làm văn
Đề 1:

a.MB: Con người ai cũng muốn thành đạt. kiên trì là một trong những yếu tố dẫn đến thành công.
b.TB: Giải thích nghĩa câu tục ngữ
Các cuộc chiến tranh chống quân xâm lược, nhờ tính kiên trì của quân dân ta đã kết thúc thắng lợi.
Nhân dân ta bền bĩ trong việc phòng chống thiên tai
Học sinh kiên trì học tập suốt 12 năm mới đủ kiến thức phổ thông. Những tấm gương vượt khó
c.KB: Câu tục ngữ là bài học quý, chúng ta phải vận dụng một cách sáng tạo để thực hiện thành công mục
đích cao đẹp của bản thân và xã hội.
Đề 2:
a.MB: Bác Hồ luôn quan tâm đến thế hệ trẻ. Bác dặn các cháu. “Non sông Việt Nam …… các
em”
b.TB: Giải thích nghĩa câu nói trên
Nhiệm vụ của học sinh là học tập tót đề làm vẻ vang cho đất nước.
Học tập tốt, học sinh sẽ có kiến thức, trở thành những công dân có trình độ cao, xây dựng đất nước
tiến kịp thời đại.

×