Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

6 cách thiết lập quan hệ trong phỏng vấn ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.31 KB, 5 trang )

6 cách thiết lập quan
hệ trong phỏng vấn
Phỏng vấn cũng giống hẹn hò vậy, có thể sau phỏng vấn ứng viên và nhà
tuyển gặp gỡ đi ăn hay đi xem phim.Điều này là hoàn toàn dễ hiểu khi
thiết lập được mối quan hệ tốt giữa hai bên.

Hiệu quả cuộc phỏng vấn được đo trên 3 khía cạnh: Tính hợp tác, năng
lực và mức lương. Ở đây chúng ta bàn tới khía cạnh thứ nhất.

Nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm điểm tương đồng từ ứng viên qua buổi
phỏng vấn. Họ không muốn hợp tác với một nhân vật chỉ biết tới cá
nhân mình mà không dễ thích nghi với đồng nghiệp nơi công sở. Bởi
vậy, ứng viên chỉ có kiến thức và kinh nghiệm thì chưa đủ mà cần phải
có kỹ năng sống, biết thiết lập và tận dụng các mối quan hệ. Đây là nhân
tố vô cùng quan trọng trong tác nghiệp cũng như việc tiếp xúc với khách
hàng theo yêu cầu công việc.

Bạn chỉ có cơ hội tiếp xúc với nhà tuyển dụng bằng quãng thời gian hạn
chế trong phỏng vấn. Tuy nhiên không phải ai
cũng biết tận dụng cơ hội này bởi tiếp cận và
tạo mối quan hệ với những người hoàn toàn xa
lạ trong chốc lát là điều không hề đơn giản. Đó
là không kể tới tâm lý của người trong cuộc khi
tham gia phỏng vấn: hồi hộp, căng thẳng, áp
lực…Chính tâm lý này đôi khi tạo áp lực cho ứng viên và họ phải “gồng
mình” để không mắc lỗi trong phỏng vấn.

Để giúp ứng viên vượt qua những trở ngại thông thường này và nhanh
chóng tạo được quan hệ thân thiết với nhà tuyển dụng, Whitcomb,
chuyên gia viết về “nghệ thuật phỏng vấn” đưa ra một số lời khuyên như
sau:


1. Chia sẻ những điểm tương đồng
Bày tỏ niềm đam mê trong lĩnh vực, ngành nghề bạn đang theo đuổi, thể
hiện tâm huyết của mình với một sản phẩm hay công nghệ mới, những
tư tưởng mang tính sáng tạo, sở thích cá nhân…rất có thể sẽ giao với
nhà tuyển dụng ở một vài điểm nào đó.


2. Chăm chú lắng nghe
Kiên trì mục tiêu. Nhạy bén và luôn thận trọng. Im lặng để suy xét.
Trình bày súc tích, tạo điểm nhấn và biết thể hiện quan điểm của mình.
Biết khích lệ đối phương. Chú ý tới những cử chỉ, ngôn ngữ cơ thể của
mình và cả nhà tuyển dụng. Cần nhớ một điều: Không thể tạo được mối
quan hệ và sự hợp tác với người khác nếu bạn không biết lắng nghe họ.

3. Phản ứng nhanh nhạy
Thường trực mục tiêu của bạn; tìm mọi cách để thu hút nhà tuyển dụng.
Chú trọng tới những lợi ích. Đưa ra dẫn chứng. Đừng bao giờ tỏ ra tẻ
nhạt, thiếu hấp dẫn. Luôn hết mình để có một mối quan hệ tốt đẹp.

4. Quan tâm tới cách bạn nói
Không còn là vấn đề bạn nói gì mà là bạn nói như thế nào. Giọng điệu,
cử chỉ, thái độ và sự kết hợp giữa cách bạn nói cũng quan trọng như điều
bạn nói ra vậy. Muốn đạt hiệu quả cao, hãy luôn biết giữ sự tôn trọng, lễ
phép và quan tâm tới sự phát triển của công ty cũng như của người
phỏng vấn.
Dũng ngôn ngữ cơ thể và các cử chỉ để nâng cao hiệu quả giao tiếp,
đồng thời cần thể hiện hài hòa với phong cách nhà tuyển dụng.
5. Nhận biết từ ánh mắt, thái độ đến phong cách của người phỏng
vấn
Bạn có thể phải thể hiện mình trong phỏng vấn theo nhiều phương thức

khác nhau, có thể qua việc trả lời câu hỏi của nhà tuyển dụng, phác thảo
trên bảng một kế hoạch, trình chiếu Powerpoint với những ai muốn được
“thực mục sở thị”. Dù dưới bất cứ hình thức nào bạn cũng nên tỏ ra
người biết hợp tác, hoà đồng và đem đến cho họ cái nhìn thấu đáo hơn
về bạn.

6. Hiểu được đặc tính của người đang phỏng vấn mình
Những người thiên về lý luận chú trọng tới học vấn, thành tích, tính
logic, tính làm chủ hay xu hướng cách tân cũng như khả năng cầu tiến
trong suy nghĩ của ứng viên. Những nhà cải cách thường chú trọng tới
sự hoà hợp trong các mối quan hệ cũng như trong công việc, họ đánh giá
cao ý tưởng cá nhân và môi trường làm việc. Đối với các nhà bình ổn thì
khác, họ chú trọng tới tính thực tế, chi tiết trong từng hành động và suy
nghĩ. Những ông chủ kinh doanh lại chú trọng tới hành động, ý tưởng
thú vị cùng những giải pháp hoàn hảo có thể giúp họ đạt đạt được điều
mình muốn.

Tất cả những đều nêu trên sẽ đưa bạn tiến một bước xa hơn trong việc
tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng và đặt bạn lên vị trí ứng viên hàng đầu.
Thậm chí nếu không giành được lời mời từ nhà tuyển dụng thì họ cũng
có thể sẵn sàng giới thiệu bạn với người khác hoặc hẹn cơ hội hợp tác
trong tương lai.

Whitcomb cho rằng: “khi là con át chủ bài trong cuộc phỏng vấn đồng
nghĩa với việc bạn đã rơi vào tầm ngắm của nhà tuyển dụng và điều này
sẽ rất hữu ích với bạn trong tương lai. Dù thế nào thì họ luôn có trong
tay một mạng lưới các quan hệ, bạn sẽ là một thành tố trong mạng lưới
ấy nếu bạn biết cách tạo được mối quan hệ với họ.”

×