Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Thiết lập quan hệ bạn bè mới và biến họ thành khách hàng docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.42 KB, 6 trang )

Thiết lập quan hệ bạn bè mới và
biến họ thành khách hàng










Nếu bạn vừa mới thành lập một doanh nghiệp nhỏ ngay tại nhà và cảm thấy
thật khó khăn để thu hút khách hàng mới, do bạn không có nhiều mối quan
hệ, thì bài viết này sẽ mang đến cho bạn một số gợi ý về cách tìm kiếm và tạo
ra các mối quan hệ.

Con người vốn thích được hưởng cuộc sống an toàn, yên ổn, tiện nghi, đồng thời
luôn tìm cách lảng tránh những điều phiền toái khiến họ không thoải mái, hài lòng.
Nhiều kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng có nhiều người rất sợ phát biểu
trước đám đông, từ đó có thể suy ra rằng một trong những việc khó khăn nhất mà
họ phải làm là gặp gỡ và làm quen với những người hoàn toàn xa lạ. Và lại càng
khó khăn hơn để biến họ thành khách hàng của mình. Vậy có cách nào khiến công
việc này trở nên dễ dàng hơn không?

Dễ hay khó?

Bạn có bao giờ trông thấy cảnh các anh thợ xây dựng chọc ghẹo, huýt sáo, thậm
chí la hét khi các cô gái lạ tình cờ đi ngang chỗ họ trong giờ nghỉ giải lao? Nếu
ngồi một mình, liệu họ có dám mạnh dạn làm như vậy với các cô gái không? Hầu
như không bao giờ, trừ một số rất ít người. Tại sao lại thế? Bởi vì họ không cảm


thấy tự tin, không có cảm giác được tập thể bảo vệ. Khi ở trong một nhóm người,
họ có thể dùng tập thể đó như một chỗ dựa an toàn.

Các trường đại học ở Mỹ thường hay tổ chức những khoá học ngắn hạn dạy cho
bạn cách nói trước đám đông. Nếu bạn là học viên mới, giáo viên sẽ không bao
giờ bắt bạn một mình đứng nói trước mọi người ngay từ buổi đầu tiên đâu. Ví dụ,
nếu có cả thảy 25 người, thì lớp học sẽ được chia thành 2 nhóm: 10 người và 15
người. Nhóm 15 người sẽ đứng trước nhóm 10 người, lần lượt giới thiệu tên mình.
Sau khi tất cả mọi người đã tự giới thiệu xong, cả nhóm sẽ được ngồi xuống cùng
lúc. Bạn không lẻ loi và cảm giác e dè, sợ sệt được chia đều cho tất cả mọi người
trong nhóm.

Mỗi tuần trôi qua, số thành viên trong nhóm sẽ giảm dần, giảm dần cho đến khi
bạn có thể một mình đứng nói trước mọi người một cách tự tin. Tiếp theo, cả lớp
sẽ được yêu cầu liệt kê ra những điều mà bạn đã làm đúng chứ không phải là chỉ ra
lỗi sai. Vì thế, càng nói bạn càng nhận được sự khích lệ của bạn bè. Kết quả, sự tự
tin của bạn cũng theo đó tăng lên.

Tìm kiếm đối tượng

Bạn hoàn toàn có thể áp dụng phương pháp trên để giúp ích cho doanh nghiệp nhỏ
của mình. Bước đầu tiên là phải tìm cho được nhóm hỗ trợ. Những sinh viên từ
các tỉnh lên thành phố lớn trọ học thường không có bạn bè, không quen biết một
ai. Nếu họ có anh em hoặc người quen, thường họ sẽ đi chung với những người đó
để cùng đến trường để có cảm giác an tâm hơn. Đó là một ví dụ về vai trò của
nhóm hỗ trợ.

Hãy tưởng tượng bạn hoàn toàn đơn độc ở một địa điểm hoàn toàn xa lạ, bạn sẽ
làm gì?


Trước tiên, để có được chỗ ở, bạn phải gặp gỡ và tiếp xúc với chủ nhà trọ. Khi xin
được một công việc để làm, bạn cũng buộc phải làm quen với các nhân viên ở đó.
Ngay cả khi bạn không chủ động tiếp xúc mà chỉ “thu về một góc” thì cũng vẫn có
những người biết đến và tiếp cận bạn. Rồi tiếp theo là việc phải tìm một nhà thờ
gần nơi ở, nếu bạn theo đạo. Những người ở nhà thờ và cả những đồng nghiệp tại
nơi làm việc sẽ muốn biết về bạn. Đây chính là những nhóm người đầu tiên mà
bạn có thể nghĩ đến cho việc thiết lập các mối quan hệ mới.

Xây dựng các mối quan hệ

Hãy xây đắp các mối quan hệ vừa kể trên để tạo dựng và dựa vào sức mạnh tập
thể. Những người sống quanh bạn sẽ làm gì khi có thời gian rảnh rỗi? Họ tham gia
vào những nhóm người nào? Hãy tìm ra những người cởi mở, thân thiện nhất
trong các nhóm đó để làm quen. Khéo léo để mọi người có thể cảm thấy rằng bạn
rất muốn hòa nhập vào cộng đồng của họ, nhưng không biết thực hiện điều đó
bằng cách nào.

Làm thế nào để biến bạn bè thành khách hàng?

Tất cả chúng ta đều mong muốn ủng hộ bạn bè của mình. Khi một người cảm thấy
an tâm, thoải mái với bạn là lúc bạn có thể bắt đầu xây dựng quan hệ làm ăn với
họ. Hãy ghi nhớ lời khuyên này: tất cả mọi người ở gần khu vực bạn đang kinh
doanh phải có tấm danh thiếp của bạn. Đúng ra bạn phải trao cho họ hai cái: một
dành cho họ và một cái nữa để họ gửi cho bạn bè.

Những người này cũng có thể là láng giềng của bạn. Chúng ta cũng mong muốn
ủng hộ láng giềng của mình. Chúng ta sống cùng những người láng giềng trong
một môi trường, hoàn cảnh và có những thử thách, thành công tương tự. Hãy chia
sẻ với họ về công việc và những mối bận tâm của bạn và nếu được, hãy yêu cầu họ
hỗ trợ bằng cách trở thành khách hàng của mình. Đổi lại, nếu họ cũng đang kinh

doanh một ngành nghề nào đó, bạn cũng có thể là một khách hàng ủng hộ nhiệt
tình.

Ấn tượng tốt đẹp ban đầu là cực kỳ quan trọng. Đừng phá hủy mọi nỗ lực bằng
việc cung cấp những loại sản phẩm hoặc dịch vụ tồi. Do những khách hàng cũng
là bạn bè của bạn, nên họ mong chờ và xứng đáng được nhận một sản phẩm/dịch
vụ với chất lượng tương xứng với đồng tiền mồ hôi nước mắt mà họ đã bỏ ra. Chất
lượng sản phẩm mà bạn cung cấp phải có tác dụng củng cố mối quan hệ đó chứ
không phải phá hủy nó. Nếu có bất cứ điều gì không ổn hoặc chưa tốt, hãy tìm
cách điều chỉnh ngay.

Bạn bè của chúng ta có các mối quan hệ với rất nhiều người khác – những người
hoàn toàn có thể là khách hàng tương lai của chúng ta. Do đó bạn cũng cần tranh
thủ các cơ hội làm quen với họ.

Lời kết

Trở ngại lớn nhất mà bạn cần vượt qua khi làm quen với những người bạn mới là
sự e ngại. Bạn cần phải chui ra khỏi cái vỏ ốc an toàn của chính mình, gặp gỡ và

×