Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Chủ nghĩa Tư bản hiện đại ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.89 KB, 16 trang )

Tác động của toàn cầu hoá, khu vực hoá đối với các nước đang
phát triển.
I. Tác động tích cực của toàn cầu hoá, khu vực hoá đối với các nước
đang phát triển
1. Phát huy được lợi thế so sánh để phát triển.
Toàn cầu hoá, khu vực hóa (TCH, KVH) tạo ra những thời cơ thuận lợi cho
sự phát triển của các nước đang phát triển (ĐPT). Một trong những thời cơ
thuận lợi đó là các nước ĐPT nếu chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong hội
nhập thì sẽ phát huy được lợi thế so sánh của mình trong quan hệ kinh tế
quốc tế. Trong quá trình TCH, KVH sẽ có sự phân chia thành các nhóm
nước với những lợi thế so sánh tương ứng để bổ sung cho nhau trong sự hợp
tác và phát triển. Lợi thế so sánh luôn biến đổi phụ thuộc vào trình độ phát
triển của mỗi nước. Nước nào có nền kinh tế càng kém phát triển thì lợi thế
so sánh càng suy giảm. Đa số các nước ĐPT chỉ có lợi thế so sánh bậc thấp
như lao động rẻ, tài nguyên, thị trường Đó là một thách thức lớn đối với
các nước ĐPT. Nhưng TCH, KVH cũng mang lại cho các nước ĐPT những
cơ hội lớn mới, nếu biết vận dụng sáng tạo để thực hiện được mô hình phát
triển rút ngắn. Chẳng hạn, bằng lợi thế vốn có về tài nguyên, lao động, thị
trường, các ngành công nghiệp nhẹ, du lịch, dịch vụ các nước ĐPT có thể
tham gia vào tầng thấp và trung bình của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế toàn
cầu với cơ cấu kinh tế có các ngành sử dụng nhiều lao động, nhiều nguyên
liệu, cần ít vốn đầu tư, công nghệ trung bình tiên tiến tạo ra những hàng hoá
- dịch vụ không thể thiếu trong cơ cấu hàng hoá - dịch vụ trên thị trường thế
giới. Để làm được việc đó các nước ĐPT có cơ hội tiếp nhận được các dòng
vốn quốc tế, các dòng kỹ thuật - công nghệ mới và kỹ năng quản lý hiện đại.
Nhưng cơ hội đặt ra như nhau đối với các nước ĐPT, song nước nào biết tận
dụng nắm bắt được chúng thì phát triển. Điều đó phụ thuộc vào nhân tố chủ
quan, vào nội lực của mỗi nước.
Việc phát huy tối đa lợi thế so sánh trong quá trình TCH, KVH của các
nước ĐPT là nhằm tận dụng tự do hoá thương mại, thu hút đầu tư để thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội. Tỷ trọng mậu dịch thế giới trong


tổng kim ngạch mậu dịch thế giới của các nước ĐPT ngày một tăng (1985:
23%, 1997: 30%). Các nước ĐPT cũng ngày càng đa dạng hoá, đa phương
hoá trong quan hệ kinh tế quốc tế, tỷ trọng hàng công nghiệp trong cơ cấu
hàng xuất khẩu ngày càng tăng (1985: 47%, 1998: 70%) và các nước ĐPT
đang nắm giữ khoảng 25% lượng hàng công nghiệp xuất khẩu trên toàn thế
giới.
2. Tăng nguồn vốn đầu tư
Kinh tế TCH, KVH biểu hiện nổi bật ở dòng luân chuyển vốn toàn cầu.
Điều đó tạo cơ hội cho các nước ĐPT có thể thu hút được nguồn vốn bên
ngoài cho phát triển trong nước, nếu nước đó có cơ chế thu hút thích hợp.
Thiết lập một cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư nội địa hợp lý là cơ sở để định
hướng thu hút đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm các
ưu đãi từ những điều kiện và môi trường đầu tư bên trong để thúc đẩy
chương trình đầu tư của họ. Các nước đang phát triển đã thu hút và sử dụng
một lượng khá lớn vốn nước ngoài cùng với nguồn vốn đó, vốn trong nước
cũng được huy động. Theo Báo cáo đầu tư thế giới của UNCTAD, năm
1996 các nước ĐPT tiếp nhận 129 tỷ USD FDI, đến năm 1999 FDI vào các
nước ĐPT tăng lên 198 tỷ USD, trong đó 97 tỷ USD vào Mỹ Latinh (Braxin
chiếm 31 tỷ), 91 tỷ USD vào Châu Á (riêng Trung Quốc chiếm 40 tỷ).
TCH, KVH đã tạo ra sự biến đổi và gia tăng cả về lượng và chất dòng luân
chuyển vốn vào các nước đang phát triển, nhất là trong khi các nước ĐPT
đang gặp rất nhiều khó khăn về vốn đầu tư cho phát triển. Chẳng hạn, lượng
vốn đầu tư vào các nước ĐPT tăng khá nhanh: 1980: 30 tỷ USD; 1990: 60 tỷ
USD; 1996: gần 200 tỷ USD; năm 1997 các nước ĐPT thu hút tới 37%
lượng vốn FDI toàn thế giới. Trong dòng vốn đầu tư vào các nước ĐPT thì
dòng vốn tư nhân ngày càng lớn.
3. Nâng cao trình độ kỹ thuật - công nghệ
Trước xu thế TCH, KVH, các nước ĐPT tuỳ theo vị thế, điều kiện lịch sử
cụ thể và trình độ phát triển của mình đều có cách thức riêng phát triển theo
con đường rút ngắn. Hai trong số nhiều con đường phát triển là: Thứ nhất,

du nhập kỹ thuật - công nghệ trung gian từ các nước phát triển để xây dựng
những ngành công nghiệp của mình như là một bộ phận hợp thành trong
tầng công nghiệp hiện đại. Tuỳ thuộc vào khả năng vốn, trí tuệ mà các
nước ĐPT lựa chọn một hoặc cùng lúc cả hai con đường phát triển nói trên.
TCH, KVH cho phép các nước ĐPT có điều kiện tiếp nhận các dòng kỹ
thuật - công nghệ tiên tiến, hiện đại từ các nước phát triển để nâng cao trình
độ kỹ thuật - công nghệ của mình. Nhưng điều đó còn phụ thuộc vào khả
năng của từng nước biết tìm ra chiến lược công nghiệp hoá rút ngắn thích
hợp.
Trong quá trình TCH, KVH các nước ĐPT có điều kiện tiếp cận và thu hút
những kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại của thế giới, qua đó mà nâng
dần trình độ công nghệ sản xuất của các nước ĐPT. Do vậy, mà ngày càng
nâng cao được trình độ quản lý và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế các
nước ĐPT. TCH, KVH được đánh giá như một công cụ đặc hiệu để nâng
cao trình độ kỹ thuật - công nghệ ở các nước ĐPT. Bởi lẽ, trong quá trình
tham gia vào liên doanh, liên kết sản xuất quốc tế, hợp đồng hợp tác kinh
doanh, các dự án FDI các nước ĐPT có điều kiện tiếp cận những công
nghệ, kiến thức và kỹ năng hết sức phong phú, đa dang của các nước đang
phát triển.
4. Thay đổi được cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực
TCH, KVH đòi hỏi nền kinh tế của các quốc gia, trong đó có các nước ĐPT
phải tổ chức lại với cơ cấu hợp lý. Kinh tế thế giới đang chuyển mạnh từ nền
kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức. Nhưng ở các nước phát triển
những ngành có hàm lượng chất xám, hàm lượng công nghệ cao, hàm lượng
vốn lớn đang chiếm ưu thế, còn ở những nước ĐPT chỉ có thể đảm nhận
những ngành có hàm lượng cao về lao động, nguyên liệu và hàm lượng thấp
về công nghệ, vốn. Tuy nhiên, nếu nước ĐPT nào chủ động, biết tranh thủ
cơ hội, tìm ra được con đường phát triển rút ngắn thích hợp, thì có thể vẫn
sớm có được nền kinh tế tri thức. Điều đó đòi hỏi một sự nỗ lực rất lớn. Quá
trình TCH, KVH sẽ dẫn đến tốc độ biến đổi cao và nhanh chóng của nền

kinh tế toàn cầu, điều đó buộc nền kinh tế mỗi nước, muốn phát triển, không
còn con đường nào khác là phải hoà nhập vào quỹ đạo vận động chung của
nền kinh tế thế giới. Nền kinh tế nào bắt kịp dòng vận động chung thì phát
triển, không thì dễ bị tổn thương và bất định. Mỗi nước ĐPT cần phải tìm
cho mình một phương thức để chuyển dịch cơ cấu kinh tế thích hợp để có
thể phát triển rút ngắn. Hầu hết các nền kinh tế của các nước ĐPT đều tiến
tới mô hình kinh tế thị trường mở, hội nhập quốc tế dựa vào xuất khẩu các
sản phẩm công nghiệp chế biến. Đây là một mô hình kinh tế được chuyển
dịch theo hướng tích cực. Nhưng nền kinh tế thị trường mở, hội nhập quốc tế
đòi hỏi chính phủ các nước phải có quan niệm đúng và xử lý khéo quan hệ
giữa tự do hoá và bảo hộ ở mức cần thiết; đồng thời phải nắm bắt được các
thông lệ và thể chế kinh tế bên trong, giải quyết đúng đắn việc kết hợp các
nguồn lực bên ngoài thành nội lực bên trong để phát triển. Nền kinh tế thị
trường mở, hội nhập quốc tế muốn phát triển ổn định, đòi hỏi cơ cấu kinh tế
bên trong phải đủ mạnh, cơ cấu xuất khẩu đa dạng, thể chế kinh tế linh hoạt
và có năng lực thích ứng để đương đầu với những thay đổi của các điều kiện
phát triển toàn cầu. Điều đó buộc các nước ĐPT phải tìm ra con đường công
nghiệp hoá rút ngắn thích hợp. Nhiều nước chọn mô hình công nghiệp hoá
hướng về xuất khẩu, dựa vào tăng trưởng các sản phẩm công nghiệp chế tạo.
Phát triển công nghiệp chế tạo sẽ giúp nền kinh tế các nước ĐPT nhanh
chóng chuyển được nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp
và từng bước chuyển tới nền kinh tế tri thức. Sự dịch chuyển này đến đâu
phụ thuộc vào trình độ thích ứng về tiếp nhận công nghệ, khả năng về vốn,
khai thác thị trường. Dù bước chuyển dịch ở trình độ nào, nền kinh tế ở các
nước ĐPT đều chú trọng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp chế biến và
dịch vụ; đồng thời tập trung nỗ lực phát triển các ngành có khả năng cạnh
tranh. Chính vì vậy, cơ cấu kinh tế của nhiều nước ĐPT đã có nhiều biến đổi
theo hướng tích cực: giảm tỷ trọng các ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng các
ngành công nghiệp và dịch vụ. Cơ cấu hàng xuất khẩu cũng thay đổi, chất
lượng hàng hoá xuất khẩu được nâng lên theo hướng đạt các tiêu chuẩn quốc

tế, tỷ trọng sản phẩm qua chế biến đã tăng từ 5,65% (năm 1980) lên 77,7%
(năm 1994).
TCH, KVH đang mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho các quốc gia cơ cấu
lại nền kinh tế của mình. Nền kinh tế toàn cầu đang biến đổi nhanh chóng,
thì nền kinh tế của các nước ĐPT, nếu muốn phát triển, không còn con
đường nào khác là phải nhanh chóng hoà nhập vào quỹ đạo vận động chung
của nền kinh tế thế giới. Các nước phải bắt kịp các động thái của dòng vận
động tiền vốn, kỹ thuật - công nghệ, hàng hoá - dịch vụ khổng lồ của thế
giới. Tính bất định và mức độ dễ bị tổn thương với tính cách là hệ quả của
những động thái này đang ngày càng gia tăng, nhất là đối với nền kinh tế các
nước ĐPT.

5. Mở rộng kinh tế đối ngoại
TCH, KVH làm cho quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế trở thành xu
hướng tất yếu và diễn ra hết sức mạnh mẽ do sự phát triển cao của lực lượng
sản xuất dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ. TCH,
KVH đang diễn ra với tốc độ cao, càng đòi hỏi mạnh mẽ việc mở rộng quan
hệ kinh tế đối ngoại của mỗi nền kinh tế, đặc biệt là đối với các nước ĐPT.
Và chỉ bằng cách đó mới có thể khai thác có hiệu quả nguồn lực quốc tế.
Đồng thời, TCH, KVH, quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế càng đẩy
mạnh thì càng tạo ra những cơ hội và thách thức mới mà chỉ có sự phối hợp
quốc tế, mở rộng kinh tế đối ngoại thì mới có thể tranh thủ được những cơ
hội, vượt qua được những thách thức. Thực tế lịch sử cũng đã khẳng định
rằng: ngày nay không một quốc gia nào có thể phát triển được nếu không
thiết lập quan hệ kinh tế với các nước khác, và do vậy không một quốc gia
nào, kể cả các nước ĐPT, lại không thực hiện việc mở rộng quan hệ kinh tế
đối ngoại.
Trong hoàn cảnh quốc tế hoá đời sống kinh tế ngày càng sâu rộng, quá
trình TCH, KVH được thúc đẩy mạnh mẽ, các quan hệ kinh tế đối ngoại trở
thành một nhân tố không thể thiếu để thực hiện tái sản xuất mở rộng ở mỗi

nước, nhất là những nước ĐPT.

6. Cơ sở hạ tầng được tăng cường
Quá trình TCH, KVH đã tạo ra cơ hội để nhiều nước ĐPT phát triển hệ
thống cơ sở hạ tầng về giao thông vận tải, về bưu chính viễn thông, về điện,
nước ở các nước ĐPT, mức thu nhập tính theo đầu người rất thấp, do đó
tích luỹ cũng vô cùng thấp vì phần lớn thu nhập dùng vào sinh hoạt. Trong
khi đó các nước ĐPT lại rất cần những lượng vốn lớn để xây dựng kết cấu
hạ tầng và xây dựng những công trình thiết yếu nhằm phát triển kinh tế. Bởi
vậy, xuất hiện khoảng cách lớn giữa nhu cầu đầu tư và tích luỹ vốn. Cho nên
các nước ĐPT muốn tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng thì phải biết tạo môi
trường thuận lợi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Chỉ có thông qua các
quan hệ kinh tế đối ngoại mới có thể cải tạo, đổi mới và nâng cao trình độ
công nghệ của các cơ sở sản xuất hiện có; cải tiến, hiện đại hoá công nghệ
truyền thống; xây dựng những hướng công nghệ hiện đại Nhờ đó mà xây
dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế.

7. Học tập kinh nghiệm quản lý tiên tiến
Các nước có nền kinh tế phát triển thường có phương thức, cách thức quản
lý nền kinh tế tiên tiến với những công cụ quản lý hiện đại. Thông qua các
quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế các nước ĐPT học tập những kinh nghiệm
quản lý tiên tiến hiện đại của các nước phát triển. Học tập trực tiếp qua các
dự án đầu tư, qua các Xí nghiệp, Công ty liên doanh , qua việc đàm phán
ký kết các hợp đồng kinh tế

II. Tác động tiêu cực của toàn cầu hoá, khu vực hoá đối với các nước
đang phát triển

1. Tăng trưởng kinh tế không bền vững do phụ thuộc vào xuất khẩu
Nền kinh tế các nước ĐPT đang cơ cấu lại theo chiến lược kinh tế thị

trường mở, hội nhập quốc tế. Nhưng trong quá trình đó, tốc độ tăng trưởng
kinh tế của nhiều nước ĐPT phụ thuộc phần lớn vào xuất khẩu. Mà xuất
khẩu lại phụ thuộc vào sự ổn định của thị trường thế giới, vào giá cả quốc tế,
vào lợi ích của các nước nhập khẩu, vào độ mở cửa thị trường của các nước
phát triển do vậy, mà chứa đựng nhiều yếu tố bất ổn, khó lường trước.
Những thập niên gần dây, ở nhiều nước ĐPT, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế và
thu nhập đầu người bị giảm. Đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX tỷ lệ tăng trưởng
kinh tế hàng năm của Châu Phi là 5%, nhưng hiện nay đã giảm xuống 2,6%.
Trong hơn 10 năm qua, thu nhập đầu người của hơn 100 nước ĐPT giảm đi,
hơn 60 quốc gia bình quân đầu người về tiêu dùng giảm đi mỗi năm 1%.

2. Lợi thế của các nước đang phát triển đang bị yếu dần
Nền kinh tế thế giới đang chuyển mạnh từ nền kinh tế công nghiệp sang
nền kinh tế tri thức. Do vậy mà những yếu tố được coi là lợi thế của các
nước ĐPT như tài nguyên, lực lượng lao động dồi dào, chi phí lao động
thấp sẽ yếu dần đi, còn ưu thế về kỹ thuật - công nghệ cao, về sản phẩm sở
hữu trí tuệ, về vốn lớn lại đang là ưu thế mạnh của các nước phát triển. Ba
dòng luân chuyển toàn cầu là kỹ thuật - công nghệ, thông tin và vốn đang trở
thành động lực thúc đẩy TCH, KVH. Trong quá trình đó, lợi thế so sánh của
các nước cũng biến đổi căn bản: trên phạm vi toàn cầu lợi thế đang nghiêng
về các nước phát triển vì ở đó dang có ưu thế về trí tuệ, hàm lượng công
nghệ cao và vốn lớn. Các nước ĐPT đang bị giảm dần ưu thế do lợi thế về
lao động rẻ, tài nguyên phong phú đang bị suy yếu. Và các nước càng kém
phát triển thì càng phải chịu nhiều thua thiệt và rủi ro do sự suy giảm về lợi
thế so sánh gây ra. Đó là thách thức cho các nước đi sau. TCH, KVH trong
khi làm tăng vai trò của các ngành công nghiệp, dịch vụ, nhất là những
ngành có công nghệ cao, lao động kỹ năng thì sẽ giảm tầm quan trọng của
các hàng hoá sơ chế và lao động không kỹ năng. Cuộc cách mạng công nghệ
sinh học, tin học, điện tử làm giảm tầm quan trọng của các mặt hàng công
nghệ thô. Do đó, các nước ĐPT, trước đây được coi là giàu có, được ưu đãi

về tài nguyên thiên nhiên, thì ngày nay đang trở thành những nước nghèo.
Sự tiến bộ về khoa học - công nghệ không chỉ làm thay đổi cơ cấu, mà còn
làm thay đổi về lợi thế so sánh giữa các nước phát triển và đang phát triển.
Các ngành công nghiệp hiện đại sử dụng ngày càng ít tài nguyên thiên nhiên,
do đó, tài nguyên thiên nhiên không còn là lợi thế lớn, không còn là yếu tố
cạnh tranh quan trọng. Trong nền kinh tế hiện đại, chỉ có công nghệ tri thức,
kỹ năng tinh xảo được coi là các nguồn lực có lợi thế so sánh cao. như vậy,
các nước ĐPT, các nhà xuất khẩu hàng hoá sơ chế và lao động không kỹ
năng ngày càng bị rơi vào tình thế bất lợi. Hơn nữa, TCH buộc các nước
ĐPT hoạt động theo nguyên tắc của thị trường toàn cầu, làm hạn chế tính
hiệu quả của chính sách phát triển quốc gia của họ. Trong nền kinh tế toàn
cầu hiện nay, tầm quan trọng của nguyên liệu thô và lao động kỹ năng thấp
đang giảm dần, trong khi lao động kỹ năng và tri thức ngày càng trở nên
quan trọng. Lợi thế đang ngày càng nghiêng dần về phía các nước phát triển.

3. Nợ nần của các nước đang phát triển tăng lên
Sau một thời gian tham gia TCH, KVH nợ nần của nhiều nước ĐPT ngày
càng thêm chồng chất. Khoản nợ quá lớn (trên 2200 tỷ USD) là gánh nặng
đè lên nền kinh tế của các nước ĐPT, nó là lực cản kéo lùi tốc độ tăng
trưởng kinh tế của các nước này. Theo báo cáo của WB về tình hình tài
chính toàn cầu năm 1999, tỷ lệ nợ nước ngoài so với GNP của Braxin là
24%, Mêhicô là 38%, Inđônêxia là 65%, Philippin là 51% Những khoản
nợ quá lớn đang làm cho nền kinh tế một số nước ĐPT ngày càng phụ thuộc
vào nền kinh tế các nước chủ nợ, mà chủ yếu là các nước tư bản phát triển.
Có những nước khoản vay mới không đủ dể trả lời những khoản vay cũ.
Điều đó càng làm cho nền kinh tế một số nước ĐPT lâm vào bế tắc, không
có đường ra, dẫn đến vỡ nợ, phá sản. TCH như cỗ xe khổng lồ nghiền nát
nền kinh tế một số nước bị vỡ nợ.

4. Sức cạnh tranh của nền kinh tế yếu kém

TCH, KVH đã làm cho vấn đề cạnh tranh toàn cầu trở nên ngày càng quyết
liệt. Xuất phát điểm và sức mạnh của mỗi quốc gia khác nhau, nên cơ hội và
rủi ro của các nước là không ngang nhau. Nền kinh tế của các nước ĐPT dễ
bị thua thiệt nhiều hơn trong cuộc cạnh tranh không ngang sức này. Càng
phải phá bỏ hàng rào bảo hộ thì thách thức đối với các nước ĐPT càng lớn.
Chính sự yếu kém về kỹ thuật, công nghệ, vốn, kỹ năng tổ chức nền kinh tế
của các nước ĐPT sẽ làm cho chênh lệch về trình độ phát triển giữa các
nước ĐPT với các nước phát triển sẽ ngày càng cách xa hơn. Từ đó cho thấy
rằng: việc áp dụng nguyên tắc cạnh tranh bình đẳng cho các nước có trình độ
kinh tế khác xa nhau thực chất là một sự bất bình đẳng. Trên một sân chơi
ngang bằng, cạnh tranh ‘’bình đẳng’’ những nền kinh tế lớn mạnh, những
công ty có sức mạnh nhất định sẽ chiến thắng những nền kinh tế còn kém
phát triển, những công ty còn nhỏ yếu. Tính chất bất bình đẳng trong cạnh
tranh quốc tế hiện nay đang đem lại những thua thiệt cho các nước ĐPT.

5. Mở rộng lãnh thổ, tăng thêm dân số.
Trước khi CHXH ở Liên Xô và Đông Âu (cũ) tan rã, các nước ĐPT trên
thế giới là 163/191 quốc gia và khu vực. Hiện nay con số này là 180/210.
Bởi lẽ các nước Liên Xô và Đông Âu là 9 nước, nay đã chia tách thành 28
nước. Điều đó làm cho dân số ở các nước ĐPT hiện nay tăng thêm khoảng
hơn 400 triệu, đất đai tăng thêm hơn 25 triệu km
2
.

6. Phân hoá giàu nghèo giữa hai nhóm nước: phát triển và đang phát
triển tăng lên
Quá trình TCH, KVH là quá trình làm tăng thêm sự phân hoá giàu nghèo
giữa hai nhóm nước: phát triển và đang phát triển. Hiện nay các nước phát
triển đang nắm giữ 3/4 sức sản xuất của toàn thế giới, 3/4 phân ngạch mậu
dịch quốc tế, là nơi đầu tư và thu hút chủ yếu các luồng vốn FDI (năm 1999

trong 827 tỷ USD tổng vốn FDI của thế giới, các nước phát triển chiếm 609
tỷ USD, riêng EU gần 300 tỷ USD, Mỹ gần 200 tỷ USD). Các Công ty
xuyên quốc gia lớn nhất thế giới cũng chủ yếu nằm ở các nước phát triển.
Các nước này cũng nắm giữ hầu hết các công nghệ hiện đại nhất, các phát
minh, sáng chế, bí quyết và các sản phẩm chất xám khác. Đây cũng là nơi
liên tục thu hút được "chất xám" của toàn thế giới. Ngoài ra các thiết chế
kinh tế, tài chính, tiền tệ, thương mại quốc tế như WTO. IMF, WB đều
nằm dưới sự chi phối của các nước phát triển, đứng đầu là Mỹ. Với những
sức mạnh kinh tế to lớn như vậy, các nước phát triển đang chi phối nền kinh
tế toàn cầu. Còn các nước ĐPT thì nền kinh tế chưa đủ sức để chống đỡ
được vòng xoáy của cạnh tranh trong nền kinh tế thế giới. Do vậy mà các
nước ĐPT ngày càng bị nghèo đi so với tốc độ giàu nhanh của các nước phát
triển. Năm 1998, 24 quốc gia phát triển chiếm khoảng 17% dân số thế giới
thì chiếm tới 79% giá trị tổng sản lượng kinh tế quốc dân toàn thế giới; còn
các nước ĐPT chiếm 83% dân số thế giới thì chỉ chiếm 21% giá trị tổng sản
lượng kinh tế quốc dân toàn thế giới; 20% số dân thế giới sống ở những
nước thu nhập cao tiêu dùng 86% số hàng hoá của toàn thế giới. 20% số dân
nghèo nhất thế giới năm 1998 chỉ chiếm 1,1% thu nhập toàn thế giới, tỷ lệ
đó năm 1991 là 1,4%, năm 1996 là 2,3%. Hiện nay, tài sản của 10 tỷ phú
hàng đầu thế giới đã đạt 133 tỷ USD tương đương với 1,5 lần thu nhập quốc
dân của tất cả các nước ĐPT.

7. Môi trường sinh thái ngày càng xấu đi
Việc chuyển dịch những ngành đòi hỏi nhiều hàm lượng lao động, tài
nguyên nhiều những ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường sang các
nước ĐPT; việc các nhà tư bản nước ngoài đầu tư vào các nước ĐPT ngày
càng trở nên xấu đi nhanh chóng. Hơn nữa, trong quá trình TCH sự phát
triển của các nước phát triển không chỉ dựa vào tài nguyên giá rẻ, sức lao
động rẻ, thị trường giá rẻ, hàng hoá và dịch vụ rẻ; mà còn dựa vào đầu độc
môi trường sinh thái ở các nước ĐPT. 2/3 rừng của thế giới đang bị phá huỷ

và đang mất đi với tốc độ mỗi năm 16 triệu ha. Lượng gỗ dùng cho sản xuất
giấy (gần như toàn bộ lấy từ các nước ĐPT) thập kỷ 90 gấp đôi thập kỷ 50,
mà tiêu dùng chế phẩm giấy của Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu chiếm 2/3 thế giới.
Toàn thế giới mỗi năm có 2,7 triệu người chết vì không khí bị ô nhiễm, thì
90% số người đó là ở các nước ĐPT. Ngoài ra, mỗi năm còn có khoảng 25
triệu người bị trúng độc vì thuốc trừ sâu, 5 triệu người bị chết vì nhiễm bệnh
do nước bị nhiễm bẩn

III. Đối sách của các nước đang phát triển

1. Chủ động hội nhập từng bước vững chắc
TCH, KVH là xu thế khách quan do sự phát triển cao của lực lượng sản
xuất xã hội, trước hết là những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học -
công nghệ quy định. TCH, KVH không chỉ là thách thức nghiêm trọng, mà
còn là cơ hội cho các nước ĐPT. Do vậy, các nước ĐPT tất yếu phải tham
gia quá trình TCH, KVH. Nhưng vấn đề là biết chủ động hội nhập từng bước
vững chắc.
Quá trình TCH, KVH đòi hỏi nền kinh tế các nước ĐPT phải theo mô hình
kinh tế thị trường mở, hội nhập quốc tế. Nhưng thực hiện mở cửa nền kinh
tế, hội nhập kinh tế quốc tế phải thực sự chủ động, thận trọng và từng bước
vững chắc. Thực hiện tự do hoá nền kinh tế một cách quá nhanh sẽ dẫn đến
hậu quả to lớn. Các nước ĐPT cần thấy rằng nội lực trong nước là nhân tố
tiên quyết quyết định, còn ngoại lực là nhân tố hết sức quan trọng không thể
thiếu. Một nền kinh tế, nhất là ở các nước ĐPT, không thể phát triển bền
vững nếu chỉ dựa vào vốn bên ngoài, phục vụ thị trường nước ngoài. Điều
quan trọng nhất đối với các nước ĐPT là phải phát huy cao độ nội lực của
mình, đồng thời thu hút đầu tư nước ngoài với cơ cấu hợp lý, đúng mục
đích. Mở rộng thị trường xuất khẩu là vô cùng quan trọng, nhưng đồng thời
phải chú ý đúng mức đến thị trường trong nước. Thị trường trong nước là cơ
sở để giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện công

bằng xã hội.

2. Biết lợi dụng những yếu tố thuận lợi
TCH, KVH là thách thức nghiêm trọng, đồng thời cũng là cơ hội cho các
nước ĐPT. Các nước ĐPT cần tích cực chủ động tham dự, đề ra đối sách
tương ứng, khéo tranh thủ cái lợi, tránh cái hại, chẳng hạn như thu hút đầu tư
nước ngoài để bù đắp những thiếu hụt về vốn trong nước. Nhập trang bị kỹ
thuật, công nghệ hiện đại, quy trình quản lý tiên tiến, thực hiện bước nhảy
vọt về hiện đại hoá kỹ thuật - công nghệ, quản lý, phát huy ưu thế tương
đối, khai thác thị trường quốc tế
Trong quá trình TCH đang bị chi phối, áp đặt bởi các nước tư bản phát
triển, nhưng với số lượng trên 100 nước trong tổng số 145 nước của WTO,
vị thế của các nước ĐPT không thể bị coi nhẹ. Các nước tư bản phát triển
không thể không tính đến những phản ứng của các nước ĐPT và cũng không
thể áp đặt các nước ĐPT hoàn toàn tuân theo ý muốn và lợi ích của các nước
phát triển. Thị trường của các nước ĐPT về lâu dài vẫn có tính hấp dẫn. Nếu
sức mua của thị trường các nước này được nâng lên thì đây sẽ là một dung
lượng thị trường lớn mà các nước phát triển không thể bỏ qua. Bởi vậy các
nước phát triển nhiều khi phải tham gia giải quyết các vấn đề ở nhiều nước
ĐPT. Các nước ĐPT cần lợi dụng điều này để làm lợi cho mình.
Ngay trong quá trình TCH, về nguyên tắc các nước phát triển nhất trí với
nhau và có cùng quan điểm, nhưng xét về lợi ích trên từng vấn đề, từng lĩnh
vực thì lại có nhiều mâu thuẫn khó giải quyết. Vì vậy, các nước ĐPT phải
biết lợi dụng điều này để làm lợi cho mình.

3. Vừa hợp tác, vừa đấu tranh
TCH, KVH là quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh. TCH ngày nay chủ yếu
do các nước TBCN phát triển dẫn dắt và thúc đẩy. Họ đề ra và định đoạt lề
lối và quy tắc quốc tế áp dụng trong quan hệ quốc tế hiện nay. Trong đó có
khá nhiều điều khoản bất hợp lý, không công bằng, kỳ thị và gây tổn hại cho

các nước ĐPT. Chẳng hạn, nông sản là sản phẩm chủ yếu do các nước ĐPT
xuất khẩu, nhưng các nước phát triển lại đặt ra mức thuế rất cao. Mức thuế
quan trung bình mà các nước phát triển áp đặt đối với hàng hoá của các nước
ĐPT rất nặng so với mức thuế giữa họ với nhau. Họ còn quy định đưa quá
trình sản xuất vào cái gọi là ‘’tiêu chuẩn thương mại công bằng’’ quốc tế,
cho rằng hàng hoá của các nước ĐPT sản xuất sử dụng lao động rẻ mạt trong
điều kiện sản xuất thô sơ không phải là sản xuất tiêu chuẩn và vì vậy họ cự
tuyệt nhập khẩu. Đó là một điều cực kỳ phi lý và áp đặt. Do đó, các nước
ĐPT để mưu lợi ích cho mình, vừa phải đấu tranh kiên quyết có lý, vừa phải
có tình trên vũ đài quốc tế như tại Liên Hiệp Quốc, WTO để bảo vệ quyền
lợi chính đáng của các nước ĐPT trong quan hệ quốc tế với các nước phát
triển. Các nước ĐPT cần khéo triển khai đấu tranh trong thời gian và trường
hợp thích hợp để phá bỏ trật tự kinh tế thế giới cũ hiện tồn tại nhiều điều bất
hợp lý, tích cực tham gia xây dựng quy tắc giao lưu và hợp lý, tích cực kêu
gọi sửa đổi các quy tắc không công bằng, không hợp lý, từng bước xây dựng
trật tự thế giới mới công bằng, hợp lý, thật sự phù hợp lợi ích của các nước
ĐPT. Chỉ có dám và giỏi đấu tranh thì các nước đang phát triển mới có thể
không bị TCH TBCN đè bẹp, mà còn có thể giữ được tính độc lập của quốc
gia dân tộc mình, đồng thời còn ngày càng phát triển mạnh lên. Các nước
ĐPT nếu đoàn kết, có tiếng nói chung, trên cơ sở nhận biết được lợi ích
chung lâu dài, thì sẽ dành được thắng lợi ở nhiều mặt. Khi tiếng nói chung
đó càng mạnh mẽ, thể hiện sự đồng tâm, hiệp lực sẽ làm cho bản thân bên
trong các nước phát triển cũng như các tổ chức kinh tế quốc tế sẽ có những
biểu hiện và thái độ khác đi, đối xử với các nước ĐPT khác đi.

4. Liên kết để có tiếng nói chung
TCH TBCN sẽ dẫn đến sự thống trị của các nước TBCN phát triển đối với
toàn thế giới, do đó các nước ĐPT phải biết liên kết lại mang tính toàn cầu
để chống lại sự thống trị đó. Các nước ĐPT hiện nay đều đang đứng trước
nhiệm vụ chung là chống lại chủ nghĩa bá quyền, duy trì hoà bình thế giới,

phát triển nền kinh tế quốc dân. Đứng trước TCH TBCN, các nước ĐPT
đang phải đối đầu với nhiều khó khăn và vấn đề chung. Các nước ĐPT có ưu
thế về số lượng quốc gia, dân số, diện tích, đường giao thông chiến lược, tài
nguyên và có truyền thống đoàn kết hợp tác, chi viện lẫn nhau. Các tổ
chức như ‘’Phong trào không liên kết’’, ‘’nhóm 77 nước’’ đã, đang và tiến
hành đấu tranh trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế Chỉ cần các nước ĐPT
nhận rõ hơn nữa sự tồn tại và lợi ích chung căn bản, kiên trì cùng tôn trọng
chủ quyền các nước, không can thiệp vào công việc nội bộ, bình đẳng cùng
có lợi, cùng nhau hợp tác, liên kết tìm tiếng nói chung thì nhất định giải
quyết thoả đáng các vấn đề do lịch sử để lại, từng bước liên kết với nhau,
đoàn kết đấu tranh thì nhất định nâng cao được hơn nữa vị thế của các nước
ĐPT, nhất định đẩy mạnh được việc xây dựng trật tự mới về chính trị, kinh
tế thế giới công bằng, hợp lý. Nếu các nước tư bản phát triển cứ tiếp tục
không tôn trọng những quy tắc chung đã đề ra, thì các nước ĐPT, nhất định
đẩy mạnh được việc xây dựng trật tự mới về chính trị, kinh tế thế giới công
bằng, hợp lý. Nếu các nước tư bản phát triển cứ tiếp tục không tôn trọng
những quy tắc chung đã đề ra, thì các nước ĐPT đương nhiên phải hợp sức
lại để có lập trường phản bác chung.

×