Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Bệnh ở tuổi mãn kinh doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.03 KB, 2 trang )

Bệnh ở tuổi mãn kinh

Các bà, các cụ bà có bệnh riêng không giống các ông, các cụ ông. Các bà, các cụ bà
đã qua giai đoạn có kinh - chửa đẻ và bây giờ hết kinh, không còn khả năng mang
thai đó là nguyên nhân sinh bệnh. Bệnh của người hết kinh là: chóng mặt, hoa mắt,
có cơn bốc nóng, tính tình thay đổi, huyết áp dao động, thích nằm, ít vận động, béo
phì, tiểu đường, chán ăn mất ngủ, đau lưng mỏi gối
Ở một số nước người ta dùng nội tiết tố kéo dài thời gian có kinh tới 55-60 tuổi để cho da
dẻ cảm thấy trẻ trung, còn yêu đời và ham hoạt động. Nhưng cũng có mặt trái là chống lại
quy luật của tự nhiên nên thuốc nội tiết đã gây không ít biến chứng, lợi bất cập hại: có
người giòn xương dễ gẫy – có người ung thư (vú, bộ phận sinh dục). Tính tình không phù
hợp với tuổi thì con cháu lại khó gần.
Đông y có nêu quy luật đối với phụ nữ như sau:
- 7 tuổi, thiên quý đến tức là chức năng của thận bắt đầu hoạt động – thận tàng tinh nên
các cháu phát triển nhanh – thận chủ cốt nên thay răng mọc tóc, tóc dài ra
- 7 x 2 = 14 tuổi, thiên quý đầy đủ, có nhiều biến đổi, phát dục nhanh, tính tình dễ hờn
giận, làm nũng, hay thích ngắm mình, bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt và có khả năng có
thai.
- 7 x 7 = 49 tuổi, thiên quý bắt đầu cạn, hoạt động sinh dục giảm, kinh nguyệt rối loạn,
đau lưng mỏi gối, dễ hoa mắt chóng mặt khi thay đổi tư thế. Bởi thận chủ xương tủy.
Thận sinh tinh, tinh sinh tủy, tủy sinh huyết. Đi khám các bác sĩ thường bảo các bà, các
cụ bà loãng xương, thoái hóa xương, răng rụng, khí huyết suy giảm.
Phòng bệnh bằng cách nào?
Các cụ cần giáo dục cho con cháu giữ gìn từ trẻ để bảo vệ tạng thận. Kinh sợ hại thận, khi
cháu bé bị dọa, quát mắng nhiều dễ sinh hại thận. Ngày xưa các cụ thường nói: “Sợ vãi
đái” là vậy.
Tuổi phụ nữ cần chú ý những ngày hành kinh, ngày mang thai, thời gian sau đẻ, tránh
lạnh, tránh ẩm, tránh quan hệ tình dục trong thời gian hậu sản (6 tuần sau đẻ).
Hằng ngày có chế độ lao động hợp lý, tránh khiêng vác nặng kéo dài để bảo vệ hệ xương,
xương thuộc thận, luôn chú ý đa dâm hại thận.
Đa dâm gây hại tinh, tinh giảm thì khí huyết cũng giảm, khí huyết giảm sức đề kháng


giảm, nhiều bệnh sẽ dễ xâm nhập.
Chế độ ăn uống cần lưu ý: Thức ăn ngọt quá hại tỳ, chua quá hại can, cay quá hại phế,
đắng quá hại tâm, mặn quá hại thận.
Giai đoạn làm mẹ chồng cố gắng “hòa khí” vị tha để khí bớt bốc. Thận sẽ khỏe bởi bình
thường thận chủ nạp khí.
Thuốc dùng có thể tùy chứng bệnh mà thầy thuốc sẽ chọn các vị thuốc và bài thuốc thích
hợp. Các bà có thể tự điều chỉnh cảm giác “bốc hỏa”, lúc nóng lúc rét bằng:
- Ngải cứu non xào trứng.
- Dùng quả dâu chín ngâm đường uống.
- Nếu đau lưng mỏi gối: Dùng lá ngải cứu hoặc lá cúc tần, lá lốt rang nóng trải lên
giường, nằm ngửa đè lưng vào các lá trên, sau 30 phút lá nguội rang lại lần thứ 2.
- Nếu huyết áp dao động (nghĩa có ngày tăng: huyết áp tối đa trên 140, huyết áp tối thiểu
trên 90, có ngày huyết áp bình thường) có thể hằng ngày uống các loại trà dược sau: hoa
cúc vàng 8g, hoa hòe sao 10g, thảo quyết minh sao 16g.
- Nếu đau đầu, miệng đắng tính tình thay đổi, dễ bực tức có thể dùng bài thuốc: bạch
thược 12g, bạch truật 12g, bạch linh 12g, sài hồ 12g, đương quy 12g, hương phụ chế 16g,
đan bì 8g, chi tử 8g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
Ngoài thuốc có thể tập dưỡng sinh, Yoga có nhiều động tác thích hợp cho lứa tuổi các bà,
các cụ.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×