Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

KINH CÂN VÀ CÁCH VẬN DỤNG (Kỳ 4) doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.15 KB, 5 trang )

KINH CÂN VÀ CÁCH VẬN DỤNG
(Kỳ 4)

D. KHẢO SÁT HUYỆT HỘI CỦA 3 KINH CÂN DƯƠNG Ở CHÂN

Huyệt Quyền liêu: hõm tạo bởi cung gò má và xương hàm trên. Trong
trường hợp cả 3 kinh cân đều bị bệnh, huyệt hội này thường phản ứng và đau.
Việc chẩn đoán đường kinh cân nào bị bệnh ở đầu mặt được dựa vào:
- Xuất hiện điểm đau ở huyệt Quyền liêu.
- Vùng đau lan theo kinh nào?
Ví dụ:
+ Đau lan từ góc trán xuống hàm dưới: bệnh ở kinh cân Đởm.
+ Đau dây V kèm đau từ khóe mắt trong: bệnh ở kinh cân Bàng quang.
+ Đau dây V kèm đau các cơ vùng quanh môi lan đến khóe mắt trong: bệnh
ở kinh cân Vị.

III. HỆ THỐNG THỨ 2: (3 KINH CÂN ÂM Ở CHÂN)

A. KINH CÂN TỲ

1. Lộ trình đường kinh:
Xuất phát góc trong gốc ngón cái (huyệt Ẩn bạch), chạy đến mắt cá trong,
chạy lên theo mặt trong cẳng chân, mặt trong đùi.
Gắn vào tam giác Scarpa, băng ngang bộ phận sinh dục đến huyệt Khúc cốt
và từ đây chia làm 2 nhánh:
- Nhánh ngoài: chạy lên rốn đi sâu vào trong bụng đến các cơ hạ sườn và
thành trong lồng ngực.
- Nhánh trong: chạy vào dương vật và gắn vào cột sống.

2. Triệu chứng rối loạn đường kinh:
- Cứng đau ngón cái đến mắt cá trong.


- Đau mặt trong cẳng chân, gối, đùi.
- Đau xương vệ, đau quanh rốn, hạ sườn, ngực.
- Đau cột sống.
Thiên 13 sách Linh khu: “Khi gây bệnh, nó (túc thái âm) sẽ làm cho từ đầu
ngón chân cái đến mắt cá trong đều đau như chuột rút, xương phụ cốt bên trong
gối bị đau, từ mặt trong vế lên đến háng bị đau, vùng bộ sinh dục bị đau xoắn; rốn
và hai bên hông sườn đau dẫn đến ngực và trong cột sống đau”.
B. KINH CÂN THẬN
1. Lộ trình đường kinh:
Xuất phát từ lưng ngón chân út, chạy xuống lòng bàn chân qua huyệt Dũng
tuyền, chạy theo kinh cân tỳ đến mắt cá trong → chạy đến gót nối với kinh cân
Bàng quang, từ đây chạy lên theo mặt trong cẳng chân gắn vào lồi cầu trong
xương quyển, chạy lên theo kinh cân Tỳ, đến bộ phận sinh dục (huyệt Khúc cốt,
Trung cực), đi vào hố chậu, trở ra vùng mông, chạy lên dọc theo các cơ cạnh gai
sống, gắn vào gáy và nối với kinh cân Bàng quang.
2. Triệu chứng rối loạn đường kinh:
- Cơ co cứng ở vùng đường kinh đi qua.
- Nếu có các rối loạn loại âm chứng: bệnh có cảm giác nặng vùng hố chậu
và không ngửa ra sau được. Ở phụ nữ: rối loạn kinh nguyệt kèm thống kinh.
- Nếu là dương chứng: không cúi ra trước được kèm nặng vùng hố chậu.
Thiên 13 sách Linh Khu: “Khi gây bệnh, nó sẽ làm cho gan bàn chân bị
chuyển cân; cho nên các nơi mà đường kinh kết vào đều đau và đều chuyển cân.
Vì bệnh được biểu hiện các nơi này, cho nên sẽ gây thành động kinh, co quắp và
cứng mình. Nếu bệnh ở ngoài thì sẽ không cúi xuống được, nếu bệnh ở trong thì
không ngửa lên được, cho nên bệnh ở dương thì thắt lưng bị gãy ngược ra sau,
không cúi xuống được; nếu bệnh ở âm thì không ngửa lên được”.
C. KINH CÂN CAN
1. Lộ trình đường kinh:
Xuất phát lưng ngón chân cái, đến gắn vào mắt cá trong, chạy lên theo
xương quyển và gắn phía dưới lồi cầu trong xương này, chạy lên bẹn gắn vào

xương mu và hòa với kinh cân Tỳ và kinh cân Thận.
2. Triệu chứng rối loạn đường kinh:
- Đau ngón chân cái đến mắt cá trong.
- Đau mặt trong gối, đau các cơ mặt trong đùi.
- Rối loạn nguyên nhân bên trong: bất lực.
- Rối loạn nguyên nhân bên ngoài thường là hàn tà: cơ quan sinh dục co
rút
− Rối loạn nguyên nhân bên ngoài th−ờng là nhiệt tà: cơ quan sinh dục
chảy dài
Thiên 13 sách Linh khu: “Khi gây bệnh, nó sẽ làm cho từ ngón chân cái đến
trước mắt cá chân đau, trong xương phụ cốt đau, phía trong vế đau, chuyển cân, bộ
sinh dục bất dụng, liệt không dùng được nữa. Nếu bị thương bên trong nó sẽ
không cứng lên được, nếu bị thương bởi hàn tà thì nó bị teo thụt vào trong; nếu bị
thương bởi nhiệt thì nó bị cứng lên, không nhỏ lại được”.

×