Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

LÁC CƠ NĂNG VÀ LIỆT VẬN NHÃN (Kỳ 4) ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.85 KB, 5 trang )

LÁC CƠ NĂNG VÀ LIỆT VẬN NHÃN
(Kỳ 4)
Liệt động tác nhìn ngang
a. Tổn thương cấu tạo lưới của cầu não (PPRF) gây ra liệt nhìn ngang cùng
bên, nhưng phản xạ tiền đình – mắt không ảnh hưởng.
b. Tổn thương bó dọc giữa (MLF) gây ra hội chứng liệt mắt gian nhân: mắt
bên tổn thương bị hạn chế đưa vào, mắt bên kia đưa ra thì xuất hiện rung giật nhãn
cầu đặc trưng, quy tụ bình thường.
c. Tổn thương kết hợp cả PPRF và MLF gây ra “Hội chứng một và một
nửa“: Liệt nhìn ngang cùng bên và liệt mắt gian nhân cùng bên.
Liệt động tác nhìn đứng
Tổn thương trung tâm nhìn đứng (nhân kẽ của bó dọc giữa) gây ra:
a. Hội chứng Parinaud: Gồm tam chứng (1)liệt động tác nhìn đứng, (2) mất
phản xạ đồng tử với ánh sáng nhưng còn phản xạ đồng tử nhìn gần (light – near
dissociation) và (3) mắt rung giật kèm theo nhãn cầu co rút vào hốc mắt
(convergence – retraction nystagmus).
b. Hội chứng Steel – Rechardson – Olszewski: Liệt trên nhân tuần tiến (liệt
nhìn xuống, sau đó liệt nhìn lên, cuối cùng liệt cả động tác nhìn ngang) kèm theo
co cứng ngoại tháp, giả liệt hành tủy, nói khó, sa sút trí tuệ.
III. ĐIỀU TRỊ LÁC
Việc điều trị lác cần được tiến hành sớm, trước tuổi đi học thì mới hy vọng
phục hồi cả được thị giác 2 mắt và thẩm mỹ. Nếu để quá muộn thì chỉ có thể đạt
được yêu cầu thẩm mỹ.
Quá trình điều trị lác gồm 3 giai đoạn: (1) Điều chỉnh bằng kính, (2) điều trị
nhược thị và (3) phẫu thuật để phục hồi sự cân bằng 2 mắt.
3.1. Chỉnh kính.
Chỉnh kính là một khâu quan trọng trong điều trị lác, đặc biệt là đối với lác
do điều tiết thuần tuý. Điều chỉnh kính làm cho ảnh rõ nét và tạo thuận lợi cho việc
phối hợp thị giác 2 mắt.
- Viễn thị: Mức độ viễn thị cần điều chỉnh phụ thuộc vào tuổi bệnh nhân và
bệnh lác nếu có. Một đứa trẻ dưới 2 tuổi không lác thì viễn thị 4D mới cần chỉnh


kính, nếu có lác trong thì cần chỉnh kính cho cả viễn thị 2D.
- Loạn thị: Cần chỉnh kính nếu loạn thị từ 1D trở lên,
- Cận thị: Trẻ dưới 2 tuổi, cần chỉnh kính nếu cận thị – 5D trở lên. Trong
khoảng 2 – 4 tuổi, độ cận thị cần chỉnh kính là -3D. Trẻ lớn hơn, độ cận thị cần
chỉnh thấp hơn để trẻ có thể đọc được chữ trên bảng ở trường học.
3.2. Điều trị nhược thị
Nói chung, ngày nay điều trị nhược thị có nhiều phương pháp, từ đơn giản
đến phức tạp, tùy theo các điều kiện cho phép và nhất là điều kiện của bệnh nhi
(và gia đình) về mặt kinh tế – xã hội, hoàn cảnh mà thầy thuốc lựa chọn phương
pháp thích hợp.
Các phương pháp bịt mắt
Bịt mắt lành để chữa nhược thị cho mắt lác là phương pháp cổ xưa nhất
nhưng cho đến ngày nay nó vẫn được ứng dụng nhiều nhất vì nó mang lại hiệu quả
nhanh nhất, cao nhất và dễ thực hiện nhất
Gần đây một số tác giả đề xuất các phương pháp gia phạt cũng là những
biến thế của phương pháp bịt mắt. Có các kiểu gia phạt gần, gia phạt xa, tuỳ theo
bệnh lý mà vận dụng.
3.3. Điều trị phẫu thuật.
- Làm yếu cơ:
+ Lùi cơ: Đưa chỗ bám cơ lùi về phía sau nhằm thu ngắn đoạn cung tiếp
xúc của cơ với nhãn cầu làm cơ co lại và yếu đi, làm cho nhãn cầu trở về phía đối
lập. Nguyên tắc là càng lùi nhiều nhãn cầu càng trả nhiều, độ lác càng giảm. Tuy
vậy chỉ được lùi tối đa bằng chiều dài cung tiếp xúc. Vì nếu lùi càng quá mức xa
thì cơ càng mất tác dụng làm xoay nhãn cầu mà chỉ còn tác dụng kéo tụt nhãn cầu
ra sau.
+ Cắt buông cơ: Cắt đứt cơ mà không cần khâu lại thường dùng cho cơ
chéo bé.
- Làm khoẻ cơ:
+ Rút cơ.
+ Gấp cơ: Có thể gấp một đoạn cơ hoặc gân cơ để tăng cường tác dụng

(thường gấp cơ chéo lớn).
+ Khâu cơ ra trước: Khâu chỗ bám cơ ra trước, thường dùng để tăng cường
tác dụng của một cơ trước đó đã được lùi.
+ Di thực cơ vận nhãn lân cận để thay thế động tác của cơ bị liệt./







×