Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Xuất huyết dưới màng nhện doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.35 KB, 5 trang )

Xuất huyết dưới màng nhện

Biện chứng đông y: ứ huyết nội trở, uất lâu sinh nhiệt, nhiệt làm tổn
thương kinh mạch, huyết không đi đúng đường tràn ra mà thành bệnh.
Cách trị:
Hành khí hoạt huyết, khử ứ sinh tân.
Đơn thuốc:
Huyết phủ trục ứ thang.
Công thức:
Đương quy 9g, Sinh địa hoàng 15g, Đào nhân 15g, Hồng hoa 9g, Chỉ thực
9g, Xích thược 15g, Sài hồ 6g, Cam thảo 3g, Cát cánh 4,5g, Xuyên khung 4,5g,
Ngưu tất 9g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.

Hiệu quả lâm sàng
Triệu XX, nữ, 11 tuổi. Vào viện ngày 10-11-1973. Giữa trưa hôm đó bệnh
nhi muốn ra ngoài chơi, đột nhiên hôn mê ngã lǎn ra đất, nôn, vội vàng đưa đến
bệnh viện cấp cứu.
Khám thấy: thân nhiệt 36,7 độ C, mạch đập 98 lần/phút, huyết áp 110/60
mmHg, bạch cầu 32.400/mm3, đang trong trạng thái hôn mê, sắc mặt trắng bệch,
phản xạ với ánh sáng chậm, cổ cứng, chân tay lạnh, tim phổi gan lách không có gì
khác thường.
Cho tiêm penixillin, gentamyxin và truyền dịch. Ngày thứ ba sau khi vào
viện, bệnh tình vẫn chưa đỡ, vẫn ở trạng thái nửa hôn mê, thân nhiệt 38,3 độ C,
đồng tử bên phải to hơn bên trái, phản xạ với ánh sáng chậm, rãnh mũi mép phía
bên phải nông, cổ cứng rõ rệt, Kerning và Brudzinski đều dương tính, phía bên
phải rõ rệt.
Sau khi vào viện 4 ngày, tiến hành chọc ống sống, dịch não tủy có máu,
phần trên trong, có màu vàng nhạt, chẩn đoán lâm sàng là xuất huyết dưới màng
nhện. Đông y nhận định rằng chủ yếu là ứ huyết nội trở, tràn ra thành bệnh, cần
phải hành khí hoạt huyết, khử ứ sinh tân. Sau khi khám cho dùng "Huyết phủ trục
ứ thang".


Dùng thêm ít thuốc trấn tĩnh Aminazin, Luminal. Uống được 10 thang giảm
nhiều đau đầu, các triệu chứng kích thích màng não đã hết, tinh thần khá lên. Xét
nghiệm lại dịch não tủy, các chỉ tiêu đều trở về bình thường. Tiếp tục chǎm sóc thì
tình trạng cháu bé ổn định, bệnh khỏi. Ngày 17-12-1973 ra viện.

Bàn luận:
Bài thuốc "Huyết phủ trục ứ thang" nguyên lấy từ "Y lâm cải thác", có tác
dụng hoạt huyết hóa ứ, chủ trị ứ huyết ngưng trở, kiêm can khí uất trệ, có các triệu
chứng như đau ngực, đau mạng sườn, đau đầu mất ngủ, tim đập hồi hộp, hay tức
giận, trong y vǎn đã ghi lại không ít người dùng bài thuốc này để trị đau thắt ngực,
các di chứng sau chấn động sọ não, đều có kết quả tốt.
Chúng tôi điều trị xuất huyết dưới màng nhện, đã quan sát trên lâm sàng
nhiều nǎm, thấy kết quả khả quan. Từ thực tế đó nhận thấy rằng nếu bệnh ở giai
đoạn đầu, thoạt tiên nên dùng "Tê giác địa hoàng thang gia giảm" để lương huyết
cầm máu, chờ bệnh tình ổn định, lại cho dùng "Huyết phủ trục ứ thang", thì kết
quả sẽ lý tưởng.

Viêm túi mật cấp

Biện chứng đông y: Hỏa gặp khí của can đởm làm trở ngại khí, khí huyết
bất lợi.
Cách trị: Sơ can lợi đởm
Đơn thuốc: Gia giảm sài hồ thang.
Công thức: Sài hồ 18g, Đại hoàng 9g, Bạch thược 9g, Chỉ thực 9g, Hoàng
cầm 9g, Bán hạ 9g, Uất kim 9g, Sinh khương 12g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
Sắc 2 lần chia uống làm 3 lần.
Hiệu quả lâm sàng: Lý XX, nữ, 54 tuổi. Bệnh nhân đột nhiên đau kịch liệt
ở vùng gan, đau thúc vào dạ dày, lǎn lộn trên giường, mồ hôi vã ra. Tiêm dolantin
mới hết đau, nhưng không bao lâu lại đau. Bệnh nhân to béo, hai má đỏ phây, lưỡi
đỏ sẫm, rêu vàng, đã 4 ngày chưa đại tiện mà miệng thì đắng nôn luôn. Tây y chẩn

đoán là viêm túi mật cấp (sỏi mật?). Đông y cho chứng này là khí uất hỏa kết ở
can đởm, hoàng ngạch sang vị, làm cho phủ khí bất lợi, do đó đại tiện bí kết không
thông; hỏa gặp khí của can đởm là trở ngại khí, vì vậy khí huyết đều không lợi,
gây đau đớn không chịu nổi với miệng đắng, nôn luôn. Sau khi chẩn đoán, cho
uống Gia giảm sài hồ thang, hết một thang thì hết đau, ngủ được, hết 2 thang thì
đại tiện được, hết nôn, hết 3 thang thì đại tiện dễ dàng, hết đau đớn và các chứng
khác.


×