Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

KINH CÂN VÀ CÁCH VẬN DỤNG (Kỳ 7) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.04 KB, 5 trang )

KINH CÂN VÀ CÁCH VẬN DỤNG
(Kỳ 7)

2. Triệu chứng rối loạn của đường kinh:
Rối loạn đường kinh do nguyên nhân bên trong:
- Đau dọc theo bên trong thành ngực kèm cảm giác ép ở thượng đòn.
- Đau cứng cơ dọc theo lộ trình đường kinh:
Thiên 13, sách Linh khu viết: “Bệnh của nó xảy ra sẽ làm cho suốt con
đường mà nó đi qua đều bị chuyển cân cho đến vùng ngực bị đau, chứng tức bôn”.
Chú thích: “tức bôn” được chú giải như sau:
Nội kinh giảng nghĩa: “Tức bôn là một trong ngũ tích. Chứng này khiến
cho người bệnh hô hấp dồn dập, gấp rút”.
Điều 56, sách Nạn kinh có ghi: “Tích khí của phế gọi là tức bôn hình thành
ở dưới sườn phía hữu, to như cái ly úp xuống, bệnh lâu không dứt khiến cho người
bệnh bị vào trạng thái lúc hàn, lúc nhiệt, ho suyễn, phát ra phế ung”.
Thiên 4, sách Linh khu: “Phế mạch khi hoạt thậm gây thành chứng tức
bôn”.

C. KINH CÂN TÂM

1. Lộ trình đường kinh:
Xuất phát từ góc ngoài gốc ngón út (thiếu thương), theo kinh chính lên
cạnh trong khuỷu chạy lên đến vùng dưới nách ở huyệt Uyên dịch, từ đây đi vào
trong lồng ngực chạy theo đường giữa đến tâm vị rồi đến rốn.

2. Triệu chứng rối loạn của đường kinh:
- Do nguyên nhân bên trong: đau lồng ngực làm cản trở vận hành khí huyết
dẫn đến triệu chứng “u” vùng thượng vị kèm triệu chứng buồn bã, đau ở rốn và
cảm giác bị nhức ở cùi chỏ và cổ tay.
- Do bên ngoài: đau cứng cơ dọc theo đường kinh.
Thiên 13 sách Linh khu: “Nếu gây bệnh, nó (thủ thiếu âm) sẽ làm cho gân


bên trong co rút, tiếp nhận lấy bệnh phục lương, xuống dưới làm cho khuỷu tay
như bị một màn lưới co kéo”.
Nếu gây bệnh, thì nó sẽ làm cho con đường mà nó đi qua sẽ bị chuyển cân,
cân bị thống”.
Chú thích: phục có nghĩa là cái gì đó núp dưới tâm, rồi vươn dài tới rốn như
bắc một chiếc cầu nối liền hai vùng, cho nên mới gọi là phục lương (Du Thượng
Thiện chú giải).

D. KHẢO SÁT HUYỆT HỘI 3 KINH CÂN ÂM Ở TAY

Huyệt Uyên dịch (liên sườn 5, nách giữa) sẽ phản ứng khi 3 đường kinh cân
âm ở tay có bệnh.
Nếu một trong 3 đường kinh bị bệnh, các triệu chứng sẽ khác nhau ở vị trí
đau lan.

Ví dụ:
- Đau nách kèm đau ở ngực không định được ở hố thượng đòn đau vai kèm
tức ngực: bệnh ở kinh cân Phế.
- Đau nách kèm đau định được ở hạ sườn, ở ngực: bệnh ở kinh cân Tâm
bào.
- Đau nách kèm đau bụng, ngực (đặc biệt vùng trên rốn) kèm triệu chứng
có “u” ở thượng vị: bệnh ở kinh cân Tâm.






×