Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.7 KB, 5 trang )
KỸ THUẬT CHÂM VÀ CỨU
(Kỳ 1)
I. KỸ THUẬT CHÂM
A. ĐỊNH NGHĨA CHÂM
Châm là dùng kim châm vào những điểm trên cơ thể gọi là huyệt, nhằm
mục đích phòng và trị bệnh.
B. SƠ LƯỢC VỀ CÁC LOẠI KIM CHÂM
Thời thượng cổ người xưa đã dùng đá mài nhọn để châm (biếm thạch). Sau
đó cùng với sự phát triển, vật liệu để châm không ngừng thay đổi, từ đá mài đến
đồng, sắt, vàng, bạc và ngày nay là thép không gỉ.
Sách Linh khu đã ghi lại 9 loại kim có hình dáng, kích thước và cách dùng
khác nhau. Chín loại kim cổ ấy là: Sàm châm, Viên châm, Đề châm, Phong châm,
Phi châm, Viên lợi châm, Hào châm, Trường châm và Đại châm.
Ngày nay, trong châm cứu ta thường dùng 5 loại kim chính gồm:
- Kim nhỏ (hào châm): hình dáng giống hào châm cổ, nhưng kích thước hơi
khác, có nhiều loại dài ngắn khác nhau. Đây là loại kim thường được dùng nhất
hiện nay.
- Kim dài (trường châm): hình dáng giống như trường châm cổ nhưng ngắn
hơn, thường dùng để châm huyệt Hoàn khiêu (ở mông).
- Kim ba cạnh: tương tự như kim phong châm cổ. Kim có 3 cạnh sắc, dùng
châm nông ngoài da và làm chảy máu.
- Kim cài loa tai (nhĩ hoàn): là loại kim mới chế tạo, dùng để găm vào da và
lưu lâu ở loa tai.