Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Nghị luận xã hội ( 4)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.26 KB, 13 trang )

Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí
I- Kiến thức cơ bản :
1- Phân loại chung về văn nghị luận:
- Căn cứ vào đề tài, văn nghị luận gồm 2 loại:
+ Nghị luận văn học
+ Nghị luận xã hội.
- Trong mỗi loại lại có nhiều kiểu cụ thể:
+ Nghị luận về một tư tưởng đạo lí
+ Nghị luận về một hiện tượng đời sống
+ Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi
+ Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
+ Nghị luận về một ya kiến bàn về văn học
- Lưu ý : cũng có khi người ta dựa vào một tác phẩm, một hiện tượng văn học mà bàn
đến những vấn đề đời sống. Các đề này phải xếp vào đề nghị luận xã hội
- Đề văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí rất gần với đề văn nghị luận về một hiện tựợng
đời sống. Tuy nhiên đề văn nghị luận về một hiện tượng đời sống xuất phát từ một hiện
tượng đã, đang xảy ra, từ đó mà lí giải cắt nghĩa, đánh giá và rút ra bài học cần thiết. Trái
lại đề văn về một tư tưởng đạo lí lại đưa ra một quan niệm tư tưởng một đạo lí để người
viết giải thích, bày tỏ ý kiến đánh giá, nhận xét rút ra những bài học cần thiết về tư tưởng
đạo lí ( Xem bài tập 1 – SGK bài tập 12 tập 1 trang 6)
2- Cách làm bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
Muốn làm tốt bài văn nghị luận về một vấn dề tư tưởng đạo lí ngoài các yêu cầu
chung đối với mọi bài văn cần chú ý vận dụng các phép lập luận giải thích chứng minh
phân tích tổng hợp
+ Trước hết hãy tìm hiểu sâu về tư tưởng đạo lí được đem ra bàn bạc
+ Tìm hiểu tư tưởng đạo lí bằng cách phân tích, giải thích theo từng ý, từng vế của vấn
đề được nêu
+ Phát biểu nhận định, đánh giá của mình về tư tưởng đạo lí
+ Nêu các luận cứ và phân tích các luận cứ đê khẳng định nhận định, đánh giá của
mình
Dàn bài chung


- Mở bài : giới thiệu vấn đề tư tưởng đạo lí cần bàn luận
- Thân bài :
+ Giải thích nội dung vấn đề tư tưởng đạo lí
+ Chứng minh nội dung vấn đề tư tưởng đạo lí
+ Nhận định đánh giá vấn đề tư tưởng đạo lí đó trong bối cảnh của cuộc sống riêng chung
- Kết bài : Kết luận tổng kết nêu nhận thức mới tỏ ý khuyên bảo hoặc tỏ ý hành động
Bài làm cần chọn góc độ riêng để giải thích đánh giá và đưa ra ý kiến của người viết
II- Luyện tập
Đề 1: “ Một con người sao có thể nhận thức được chính mình? Đó không phải là việc
của tư duy mà là của thực tiễn. Hãy ra sức thực hiện bổn phận của mình, lúc đó bạn
lập tức hiểu được giá trị của mình"(Gớt)
1- Mở bài: Giới thiệu vấn đề và nêu ý kiến của Gớt
2-Thân bài:
a- Giải thích , chứng minh :
(?) Nội dung chính trong ý kiến của Gớt ?
* Giải thích
- Một con người sao có thể nhận thức được chính mình? : làm thế nào để có thể tự nhận
thức giá trị bản thân? ta là ai trong cuộc sống này ? Một con người không thể tự đánh giá
mình như thế nào ?
- Đó không phải là việc của tư duy mà là của thực tiễn: đó ko phải là việc của tư duy - tức
là ko nằm trong suy nghĩ, đầu óc của mỗi chúng ta, mà là của thực tiễn - tức là của hành
động, của cái biểu hiện ra bên ngoài.
 Thực tiễn là thước đo chân lí, kết quả hoạt động thực tế của bản thân là căn cứ để mỗi
người tự nhận thức và hoàn thiện mình
* Chứng minh
Muốn tìm hiểu giá trị bản thân, không nên ngồi một chỗ mà nghĩ xem nó ở đâu, nó là
gì? mà phải biết hành động, khi đó giá trị bản thân sẽ lộ diện và được khẳng định, kiểm
chứng. Hãy tham gia công tác xã hội, khi đó anh sẽ biết uy tín của mình; hãy tham gia
hoạt động văn nghệ, sẽ biết tài năng văn nghệ của mình; hãy giao tiếp rộng rãi, sẽ biết
mình vụng hay khéo

Chúng ta ko thể ngồi tự nghĩ ra định mức giá trị bản thân ta đến đâu, mà "hãy ra sức
thực hiện bổn phận của mình" - tức là khi những giá trị còn tiềm ẩn đã được đánh thức
bằng sự tự nguyện, ý thức trách nhiệm để đem ra bằng những hành động thiết thực để
phục vụ cho cuộc sống . "lúc đó bạn sẽ lập tức hiểu được giá trị của mình".
Gớt đã khẳng định: giá trị con người nằm ở những gì anh ta làm và cống hiến cho xã
hội, cho cuộc đời, chứ nó ko tự nhiên mà có nếu anh ta chỉ biết tự huyễn hoặc hay ngồi tự
ngẫm xem mình có giá trị ở đâu mà chưa hề đóng góp bổn phận của mình với cộng đồng.
Một người nhạc sĩ có tài, anh ta luôn tự hào, tự kiêu về cái tài của mình, khi học trong
nhạc viện, anh luôn được khen ngợi rằng có năng khiếu. Sau khi tốt nghiệp, anh vẫn với
cái tâm lý đó: đề cao cái tôi. Anh luôn tự nâng cao giá trị bản thân khi nói chuyện với bất
cứ ai. Rồi thời gian trôi qua, khi chứng kiến nhiều người bạn thành danh, có tên tuổi, thậm
chí những người trước kia tưởng như kém hơn mình cũng đã làm nên sự nghiệp, còn mình
thì vẫn chưa có gì - tức là vẫn chưa tồn tại trong lòng công chúng. Anh bắt đầu hoang
manh, đặt dấu hỏi mình là ai, mình có tài thực sự hay ko?
Nhưng có lẽ anh đã quên mất 1 điều: mình đã thực sự cống hiến với vai trò như 1
người nghệ sĩ có những tác phẩm có giá trị cho đời hay chưa, hay đó chỉ là sự lao động hời
hợt của chính anh. Điều anh đang đi tìm, đang thắc mắc hoá ra ko nằm ở cái vốn tự có của
anh, mà nó nằm ở những mồ hôi anh đáng nhẽ phải đổ ra để đánh đổi lấy 1 sự nghiệp vẻ
vang, để được mọi người công nhận, để được khẳng định bản thân mình.
Nếu anh muốn có được những gì mà những người bạn anh đã đạt được, thì việc anh
phải làm ko phải là lo âu, hoang mang về cái tài, cái giá trị của mình ở đâu, tại sao mình có
tài mà mình ko bằng người, không hơn người, mà anh hãy làm việc 1 cách thực sự để cho
ra đời những tác phẩm âm nhạc. Những đứa con tinh thần ấy - cái thành quả thu được ấy
đạt được kết quả thế nào, công chúng và giới chuyên môn đón nhận hay ko? nó có thành
công hay ko? anh mới thấy được mình là ai? giá trị của mình đến đâu? Đó cũng chính là
điều Gớt phần nào muốn nói.
Suy ra những trường hợp tương tự.
b- Nhận định; đánh giá
- Gớt đề cập đến một vấn đề quan trọng:
+ Nhận thức chính mình; một vấn đê được nhiều nhà triết học từ xa xưa quan tâm: mỗi

người cần biết mình là ai mới có cách sống và hành động phù hợp, đạt được thành công.
Không ít người hoặc mơ mộng hoặc ảo tưởng về bản thân, hoặc không biết được năng lực
bản lĩnh thực của mình
+ Những thành công và thất bại từ thực tiễn học tập, lao động giao tiếp giúp con người
nhận thức đúng đắn về bản thân mình có thêm động cơ để phấn đấu hoàn thiện mình
3- Kết bài: Rút ra bài học, liên hệ bản thân
Câu nói của Gớt động viên khích lệ mọi người tham gia vào thực tiễn. Nhiều người
nhút nhát, e ngại chỉ thích ngồi tư duy, tưởng tượng, ảo tưởng về giá trị của mình. Những
ai muốn thực sự hiểu mình thì hãy tích cực thể hiện mình trong thực tiễn
Đề 2: Nhà văn Nga Lep Tôn- xtôi có nói: Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí
tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có
cuộc sống” Anh chị hãy nêu suy nghĩ về vai trò của lí tưởng trong cuộc sống con người.
Yêu cầu nghị luận: Suy nghĩ về vai trò của Lí tưởng và Lí tưởng của riiêng mình
1- Mở bài:
- Kể một số tấm gương về cuộc sống tốt đẹp có ý nghĩa của những người sống có lí tưởng
- Dẫn câu nói của nhà văn Nga
2-Thân bài:
* Giải thích các khái niệm “ Lí tưởng” “ Cuộc sống” ; chỉ ra ý nghĩa chung của câu nói
của Lep Tôn- xtôi
(?) Lí tưởng là gì ? tại sao nói lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường ? Ngọn đèn chỉ đường là gì?
Nó quan trọng như thế nào? Nêu ví dụ ?
- Lí tưởng là ước mơ là khát vọng định hướng cuộc sống. Lí tưởng là mơ ước là mục tiêu
phấn đấu của mỗi cá nhân, cái đích để hướng tới trong cuộc sống. Là mục đích sống
- Con người sống phải có lí tưởng. Không có lí tưởng không có cuộc sống: không có lí
tưởng cuộc sống vô nghĩa, không có giá trị, cuộc sống chỉ có nghĩa khi ta có mục tiêu hoài
bão, mơ ước và phấn đấu để đạt được …
- Lí tưởng là động lực để cho mỗi người phấn đấu. Sống để thực hiện lí tưởng không phải
chỉ tồn tại
- Lí tưởng giúp con người không đi lạc đường. Khả năng lạc đường trước cuộc đời là rất
lớn nếu không có lí tưởng

* Bày tỏ ý kiến đánh giá, phát biểu của bản thân ( tán thành hay không tán thành- chứng
minh, bảo vệ quan điểm của mình bằng lí lẽ dẫn chứng cụ thể)
- Câu nói của nhà văn Nga hoàn toàn đúng
+ Lí tưởng tốt đẹp có vai trò chỉ đường cho chính sự nghiệp cụ thể mà mỗi người theo
đuổi: khoa học, giáo dục kinh doanh…
+ Lí tưởng tốt đẹp, thực sự có vai trò chỉ đường là gì? Đó là lí tưởng và dân vì nước, vì gia
đình và vì hạnh phúc của bản thân. ( Có những người sống vì những lí tưởng cao đẹp, đó
là lí tưởng gắn liền với lợi ích dân tộc, cộng đồng: “ Cả đời tôi chỉ có một ham muốn, một
ham muốn tột bậc là nhân dân ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành ”
+ Lí tưởng xấu có thể làm hại cuộc đời của một người và nhiều người. Không có lí tưởng
tốt đẹp thì không có cuộc sống tốt đẹp
* Bày tỏ lí tưởng của riêng mình ( Nêu cụ thể, phân tích,lí giải)
- Lí tưởng riêng của mỗi người : Vấn đề bức thiết đặt ra cho mỗi HS tốt nghiệp THPT là
chọn ngành nghề, một ngưỡng cửa để bước vào thực hiện lí tưởng. Phấn đấu đạt tốt
nghiệp, thi đỗ đại học là động lực để học tập nghiên cứu
3- Kết bài : Khẳng định lại một lần nữa vai trò to lớn của lí tưởng đối với cuộc sống
con người, đối với dân tộc đối với mỗi thời đại, thế hệ và cá nhân
3: Anh ch hóy tr li cõu hi sau ca nh th T Hu: "ụi ! Sng p l th no hi
bn"( Mt khỳc ca)
1- Tìm hiểu đề:
(?) Câu hỏi của Tố Hữu nêu lên vấn đề gì ?
(?) Với thanh niên, học sinh ngày nay sống thế nào đợc coi là sống đẹp? Để sống đẹp con
ngời cần rèn luyện những phẩm chất nào?
(?) Với đề bài trên cần vận dụng những thao tác lập luận nào?
(?) Bài viết cần sử dụng những t liệu thuộc các lĩnh vực nào trong cuộc sống để làm dẫn
chứng? Có thể nêu dẫn chứng trong văn học đợc không? vì sao?
- Câu thơ của Tố Hữu nêu lên vấn đề sống đẹp trong đời sống mỗi con ngời. Đây là vấn
đề mà mỗi ngời muốn xứng đáng là con ngời cần nhận thức đúng và rèn luyện tích cực
- Để sống đẹp mỗi con ngời cần xác định: lí tởng( mục đích sống) đúng đắn, cao đẹp; tâm
hồn, tình cảm lành mạnh, nhân hậu; trí tuệ( kiến thức) mỗi ngày thêm mở rộng, sáng suốt;

hành động tích cực, lơng thiện Với thanh niên, hs muốn sống đẹp cần thờng xuyên học
tập, rèn luyện để từng bớc hoàn thiện nhân cách
- Có thể sử dụng các thao tác lập luận nh: giải thích ( sống đẹp); phân tích ( các khía cạnh
biểu hiện của sống đẹp); chứng minh, bình luận ( nêu những tấm gơng ngời tốt, bàn cách
thức rèn luyện để sống đẹp; phê phán lối sống ích kỉ, vô trách nhiệm, thiếu ý chí nghị lực)
- Dẫn chứng chủ yếu dùng t liệu thực tế, có thể lấy dẫn chứng trong thơ văn nhng không
cần nhiều
2- Lp dn ý
a- M bi :
Ngy xa, ụng b ta cú rt nhiu cõu núi, cõu danh ngụn, cõu tc ng nhm rn dy,
nhc nh con chỏu mỡnh. Vi mong mun con chỏu mỡnh s mang nhng c tớnh tt
lm p cuc sụng. iu m mi ngi vn quen gi l sng p, th nhng nhiu
ngi hin nay vn khụng hiu ht c ý ngha ca nú. Nh th T Hu ó tng hi
rng: ụi! Sng p l th no, hi bn?. Vy theo bn, bn s tr li nh th nh th
no?
b- Thõn bi
* Gii thớch: th no l sng p:
Tựy vo suy ngh ca tng ngi m sng p c cm nhn theo nhiu cỏch khỏc
nhau, nhng dự th no thỡ nú cng mang mt ý ngha tt p. Sng p l sng cú mc
ớch, sng cú tỡnh cm, cú lý tng, sng vỡ mi ngi,Sng p l mang li nim vui
cho ngi khỏc m khụng phi vỡ mt li ớch cỏ nhõn no, cng khụng phi mi ngi
chỳ ý khen ngi. Sng nh th ch vi mt mc ớch sng tt p, giỳp ớch cho i mang
li nim vui cho mi ngi.
* Phõn tớch nhng biu hin ca sng p, gii thiu mt s tm gng sng p
Trong sch, nhõn hu, v tha l nhng phm cht tt ó c hỡnh thnh to nờn
nhng li sng p. Nhng khi sinh ra con ngi ta khụng th cú c nú ngay m phi
tri qua nhng quỏ trỡnh hc tp, rốn luyn hỡnh thnh nú trong mi con ngi. Ta
thng bt gp nhng ngi ta tip xỳc nhiu cỏi tt, cỏi xu khụng cú ai l hon ton
tt hay hon ton xu. chp nhn c nhng cỏi tt ln cỏi xu ca mt ngi hn rt
khú, nhng ta hóy c gng tip nhn v chia s vi h nhng khú khn, vt v trong i

sng. ú lỏ mt cỏch ci thin con ngi mỡnh v gúp phn mang li hnh phỳc cho
mi ngi.
Trong i sng hng ngy ta bt gp rt nhiu tm gng tt v li sng p nh:
Nguyn Hu n ó ht lũng thm nom, chm súc cho nhng bnh nhõn ung th, mt em
hc sinh vựng nỳi hng ngy cừng bn b ct hai chõn n trngKhụng ch cú vy, ta
cũn thy nú trong nhng cõu chuyn nh Lu Bỡnh Dng L, Ngi con hiu tho
* Phờ phỏn nhng quan nim v li sng khụng p trong i sng:
Nhng ngy nay khụng ớt ngi ch bit sng cho riờng mỡnh, khụng cn quan tõm
n mi ngi, nh ụng b hay núi ốn nh ai ny rng, thm chớ h cũn sn sng ch
p lờn cuc sng ca ngi khỏc kim li ớch cho bn thõn mỡnh. ú l mt trong
nhng quan nim sai lm v li sng, ú l mt li sng ớch k v nh nhen, nu nh
khụng sm khc phc thỡ hu qu s khụng tt cho th h con chỏu sau ny,nú bin mi
ngi tr nờn vụ cm v khi ú cuc sng s rt t nht , bun chỏn
* Xỏc nh phng hng bin phỏp phn u cú th sng p:
cho xó hi tt p hn, trc ht ta phi lm p con ngi ó, lm p õy
khụng phi l i thm m p dung nhan m l lm p nhõn cỏch con ngi.Ta phi
rốn luyn tớnh t lp hũa ng bit yờu thng, giỳp nhng ngi xung quanh mỡnh dự
ú l mt vic lm rt nh.Suy ngh trong tng li núi, c ch s giỳp ta rốn luyn phm
cht tt p hn.
Để sống đẹp mỗi con ngời cần xác định: lí tởng( mục đích sống) đúng đắn, cao đẹp;
tâm hồn, tình cảm lành mạnh, nhân hậu; trí tuệ( kiến thức) mỗi ngày thêm mở rộng, sáng
suốt; hành động tích cực, lơng thiện Với thanh niên, hs muốn sống đẹp cần thờng xuyên
học tập, rèn luyện để từng bớc hoàn thiện nhân cách
3- Kt bi : Khng nh ý ngha ca cỏch sng p
Sng p l mt chun mc cao nht trong nhõn cỏch con ngi, cõu th ca T Hu
cú tỏc dng gi m, nhc nh chung cho mi ngi c bit l th h tr hiờn nay phi bit
gi gỡn truyn thng tt p ca dõn tc nh Lỏ lnh ựm lỏ rỏch, Nhng cm s
ỏo.xng ỏng vi nũi ging con rng chỏu tiờn, gúp phn xõy dng mt t nc
vn minh giu p.
tham kho:

" mi phm cht ca c hnh u hnh ng"
"o c v luõn lớ l bn cht ca nhõn o"
Th no l mt con ngi vn hoỏ
Ai chin thng m khụng h chin bi
Ai nờn khụn m chng di ụi ln ( T Hu- Dy m i)
Phi chng cỏi nt ỏnh cht cỏi p?
Lm ngi thỡ khụng nờn cú cỏi tụiNhng lm th thỡ khụng th khụng cú cỏi tụi
( Viờn Mai)
Hc bit, hc lm, hc chung sng, hc t khng nh mỡnh (UNESCO)
Chỳng ta phi thc hin c tớnh trong sch, cht phỏc, hng hỏi, cn kim, xoỏ b
ht nhng vt tớch nụ l trong t tng v hnh ng ( H Chớ Minh)
Mi tit kim suy cho cựng l tit kim thi gian ( Mỏc)
Hiu thu ỏo thỡ s tha th c tt c, con ngi s tr nờn bit khoan dung (-
Xtan- nh vn Phỏp)
Gn mc cú nht thit b en khụng?
Trong thụng ip nhõn ngy th gii phũng chng AIDS, tng th kớ Cụ- phi-an- nan
núi: Trong th gii khc lit ca AIDS, khụng cú khỏi nim chỳng ta v h . Trong
th gii ú im lng ng ngha vi cỏi cht Anh ch suy ngh nh th no v ý kin
trờn?
Viết bài làm văn số 2: Nghị luận xã hội
Kĩ năng viết kiểu bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống

I. Dàn ý bài nghị luận về một hiện tượng đời sống
1. Mở bài: Giới thiệu hiện tượng đời sống cần nghị luận
2. Thân bài
- Luận điểm 1: Nêu rõ hiện tượng đời sống cần nghị luận.
- Luận điểm 2: Phân tích các mặt đúng - sai, lợi - hại của hiện tượng đời sống đang nghị
luận (Dùng dẫn chứng từ cuộc sống để chứng minh)
- Luận điểm 3: Chỉ ra nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đời sống trên ( Dùng dẫn chứng từ
cuộc sống để chứng minh)

- Luận điểm 4: Đánh giá hiện tượng đời sống đang nghị luận, bµy tá th¸i ®é ý kiÕn vÒ
hiÖn tîng x· héi ®ã
3. Kết bài: - Khái quát lại vấn đề đang nghị luận.
- Bày tỏ thái độ của bản thân về hiện tượng đời sống đang nghị luận

II. Đề tham khảo
Đề 1: Anh (chị), hãy trình bày quan điểm của mình trước cuộc vận động “Nói không với
những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.
1. Tìm hiểu đề .
- Nội dung bình luận: hiện tượng tiêu cực trong thi cử hiện nay.
- Kiểu bài:nghị luận xã hội với các thao tác bình luận, chứng minh…
- Tư liệu: trong đời sống xã hội.
2. Lập dàn ý (gợi ý)
a) Mở bài.
- Nêu hiện tượng, trích dẫn đề, phát biểu nhận định chung…
b) Thân bài.
- Phân tích hiện tượng.
+ Hiện tượng tiêu cực trong thi cử trong nhà trường hiện nay là một hiện tượng xấu cần
xoá bỏ, nó làm cho học sinh ỷ lại, không tự phát huy năng lực học tập của mình…
+ Hiện tượng lấy tỉ lệ để nâng thành tích của nhà trường.
+ Hãy nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục.
- Bình luận về hiện tượng.
+ Đánh giá chung về hiện tượng.
+ Phê phán các biểu hiện sai trái:
. Thái độ học tập gian lận.
. Phê phán hành vi cố tình vi phạm, làm mất tính công bằng của các kì thi.
c) Kết bài.
- Kêu gọi học sinh có thái độ đúng đắn trong thi cử.
- Phê phán bệnh thành tích trong giáo dục.
Đề 2: Báo tuổi trẻ ngày 12 – 7 – 2004 đưa tin:

“Theo Ban Chỉ đạo tuyển sinh đại học năm 2004, sau hai đợt thi đã có 2637 thí sinh bị
đình chỉ thi, chủ yếu do mang và sử dụng tài liệu trong phòng thi. Hình thức mang tài liệu,
phao thi ngày càng tinh vi, chúng được giấu trong thước kẻ, điện thoại di động, trong đế
giày”.
Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về thực trạng đó?
1) Tìm hiểu đề, tìm ý:
- Nội dung bình luận: Hiện tượng nhiều thí sinh bị đình chỉ thi, chủ yếu do mang và sử
dụng tài liệu trong phòng thi.
- Tìm ý: (Dựa theo các câu hỏi)
+ Số lượng lớn thí sinh vi phạm phản ánh thực trạng gì về đạo đức của thí sinh ?
+ Các hình thức mang tài liệu tinh vi chứng tỏ điều gì ?
+ Hiện tượng trên cho thấy mức độ nghiêm trọng như thế nào ?
- Thao tác lập luận: Giải thích, chứng minh,bình luận.
- Phạm vi dẫn chứng: Lĩnh vực tuyển sinh.
2) Lập dàn ý (gợi ý)
* Mở bài: Nêu hiện tượng, trích dẫn đề, nhận định chung.
* Thân bài:
- Phân tích hiện tượng.
+ Hiện tượng vi phạm trên chứng tỏ một bộ phận thí sinh chưa có thái độ học tập, thi cử
đúng đắn, năng lực chưa vững vàng, thiếu tự tin.
+ Hành động gian lận.
+ Hiện tượng phạm pháp có ý thức.
+ Chứng tỏ các giám thị đã có thái độ nghiêm khắc rất cần thiết.
- Bình luận hiện tượng:
+ Đánh giá chung về hiện tượng: Số thí sinh vi phạm kia rất đáng phê phán ( Thái độ học
tập, thái độ gian lận, cố tình vi phạm).
+ Không nên vì một số ít có thái độ sai phạm mà “vơ đũa cả nắm”, đánh giá sai toàn bộ
thí sinh.
+ Biểu dương tinh thần làm việc có trách nhiệm của các giám thị.
* Kết bài: Kêu gọi học sinh có thái độ đúng đắn trong thi cử, đảm bảo chất lượng của các

kỳ thi tuyển sinh (Tiếng nói của một hs sắp tốt nghiệp THPT và sắp thi vào ĐH, CĐ).
Đề tham khảo: “Mỗi công dân cần có suy nghĩ và hành động như thế nào nhằm góp
phần giảm thiểu tai nạn giao thông?”
Nhiều người hiện nay cho rằng “ vào đại học là con đường lập thân duy nhất của
thanh niên” suy nghĩ của anh chị ?
Viết một đoạn văn khoảng 400 từ bàn về hiện tượng nghiền Karaoke và internet
của giới trẻ hiện nay?
Viết một đoạn văn nghị luận ( khoảng 400 từ) về một hiện tượng đời sống đã làm
anh chị quan tâm, muốn được tham gia đánh giá và bàn luận
“V ăn h ọc là một trong những loại hình nghệ thuật không thể thiếu của con
người, song một số bạn học sinh lại ngại học Ngữ văn, nhất là làm văn. Anh chị hãy
phân tích và bình luận hiện tượng đó”
Mặc dù biết sai nhưng nhiều vẫn học tủ, dẫn đến những kết quả không mong muốn
trong các kì thi. Anh chị hãy phân tích và bình luận hiện tượng ấy.
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP CHUẨN BỊ BÀI VIẾT SỐ 1- NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
1. Kết quả cần đạt:
- Củng cố kiến thức về văn nghị luận đã học ở THCS và HK II ở lớp 10.
- Viết được bài NLXH có nội dung sát với thực tế cuộc sống và học tập của học sinh
THPT.
2. Để làm tốt bài viết số 1, học sinh cần:
a. Ôn lại kiến thức đã học ở HK II lớp 10 về văn nghị luận
- Lập dàn ý bài văn nghị luận.
- Lập luận trong văn nghị luận.
- Các thao tác nghị luận.
b. Xem kĩ SGK- trang 14,15
- Hướng dẫn chung.
- Một số đề tham khảo.
- Gợi ý cách làm bài.
3. Đề tham khảo
“ Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”

Viết một bài văn nghị luận bày tỏ ý kiến của anh (chị) về câu nói trên.
Gợi ý cách làm bài:
a. Tìm hiểu kĩ đề để xác định được:
- Cần phát biểu ý kiến về vấn đề gì?
- Phát biểu về ý kiến đó ở tư cách nào? Bài làm là tiếng nói của ai?
- Phát biểu ý kiến đó với ai và để làm gì?
b. Xác định các luận điểm, luận cứ và lựa chọn thao tác lập luận phù hợp.
Ví dụ:
- Đối tượng được hướng đến trong câu nói này là của ai?
- Vì sao “mỗi ngày đến trường là một niềm vui”?
- Niềm vui đó được biểu hiện cụ thể như thế nào?
- Ý thức của mỗi cá nhân trước niềm vui ấy?
c. Lập dàn ý và viết bài: Cần chú ý:
- Bố cục bài văn
- Dùng từ chuẩn xác.
- Không mắc lỗi chính tả.
- Câu đúng ngữ pháp.
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
I. Kĩ năng:
- Vận dụng các thao tác lập luận: giải thích, chứng minh, bình luận
- Trình bày ý rõ ràng, mạch lạc, nêu được những suy nghĩ riêng của bản thân.
II. Các ý chính:
1. Quan niệm về niềm vui trong cuộc sống.
2. Niềm vui được đến trường của HS:
a. Được tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất.
b. Được sống trong một môi trường thân thiện với thầy, cô, bạn bè .
c. Được rèn luyện, hoàn thiện nhân cách .
d. Được mang lại niềm vui cho nhiều người khác.
3. Những suy nghĩ sai lệch về việc đến trường của những học sinh chưa nhận thức đúng về
học tập.

4. Sự bất hạnh của những người không được đến trường.
5. Khẳng định niềm vui, niềm hạnh phúc lớn, ý nghĩa cuộc sống khi được đến trường.
6. Những hành động tích cực của bản thân để niềm vui đến trường ngày càng được nhân
lên.
_____________________________
BÀI LÀM VĂN SỐ 5
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT Ý KIẾN BÀN VỀ VĂN HỌC
I. Kết quả cần đạt:
- Củng cố và nâng cao kiến thức làm văn nghị luận về các mặt: tìm hiểu đề, lập dàn ý,
diễn đạt
- Viết được bài văn nghị luận văn học thể hiện ý kiến của mình một cách rõ ràng, mạch
lạc, có sức thuyết phục.
II. Để làm tốt bài viết số 5, HS cần:
- Xem lại bài Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
- Ôn lại các kiến thức cơ bản về văn nghị luận, cách vận dụng các thao tác lập luận,
xác lập luận điểm rõ ràng, dẫn chứng thuyết phục…
- Đọc lại các văn bản văn học, văn bản lí luận văn học đã học.
- Tìm đọc tham khảo một số đoạn văn, bài văn hay.
- Xem lại các bài viết đã thực hiện ở học kì I để tránh những lỗi về diễn đạt, lập luận
thường mắc.
III. Đề tham khảo:
Đề 1: Trình bày suy nghĩ của anh chị đối với ý kiến của nhà văn Thạch Lam: “ Văn
chương là thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay
đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong
phú hơn”.
Đề 2: Buy-phông, nhà văn Pháp nổi tiếng, có viết: “ Phong cách chính là người”. Anh
chị hiểu ý kiến trên như thế nào?
IV. Hướng dẫn làm bài:
Đề 1
1. Tìm hiểu đề:

a. Thể loại: Nghị luận (Giải thích, bình luận, chứng minh) một ý kiến bàn về văn
học.
b.Nội dung: Chức năng của văn học
- Thạch Lam không tán thành quan điểm văn học thoát li thực tế: Thế giới dối trá và
tàn ác
- Khẳng định giá trị cải tạo xã hội và giá trị giáo dục của văn học
c.Phạm vi tư liệu:
- Tác phẩm Thạch Lam
- Những tác phẩm văn học tiêu biểu khác.
2. Lập dàn ý :
a. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Thạch Lam: nhà văn có quan điểm rất tiến bộ về văn học trước
CMTT
- Trích dẫn ý kiến của Thạch Lam về chức năng của văn học.
b.Thân bài:
* Giải thích về ý nghĩa câu nói:
Thạch Lam nêu lên chức năng to lớn và cao cả của văn học:
- Phản ánh hiện thực cuộc sống
- Làm thay đổi cuộc sống
- Làm lòng người trong sạch và phong phú hơn.
* Bình luận và chứng minh ý kiến:
- Đó là một quan điểm rất đúng đắn về giá trị văn học:
+ Trước CM Tháng Tám: quan điểm tiến bộ.
+ Ngày nay: vẫn còn nguyên giá trị.
+ Chọn và phân tích một số dẫn chứng (Truyện Kiều, Số đỏ, Chí Phèo, Hai đứa
trẻ ) để

chứng minh nội dung:
. Phản ánh hiện thực
.Tác dụng cải tạo xã hội của văn học.

.Tác dụng giáo dục con người.của văn học
c-Kết bài:
- Khẳng định sự đúng đắn và tiến bộ trong quan điểm sáng tác của Thạch Lam.
- Nêu tác dụng của ý kiến trên đối với người đọc:
+ Hiểu và thẩm định đúng giá trị của tác phẩm văn học.
+ Trân trọng, yêu quý và giữ gìn những tác phẩm văn học tiến bộ của từng thời kỳ.
Đề 2
Các ý chính:
* Giải thích khái niệm phong cách: phong cách chính là cái độc đáo và phần đóng
góp riêng của nhà văn.
* Phân tích và chứng minh: Các phương diện của phong cách
- Những nét độc đáo về nội dung: cách nhìn con người và cuộc sống ( từ việc lựa chọn
đề tài, xác định chủ đề), cách lí giải những vấn đề về cuộc sống, con người,…
- Những nét độc đáo về nghệ thuật: cách lựa chọn các thủ pháp nghệ thuật, tổ chức
kết cấu, sử dụng ngôn ngữ,
* Yêu cầu trong việc đọc văn: phát hiện được sự độc đáo trong phong cách của mỗi
nhà văn
* Bài học về quá trình phấn đấu của người cầm bút.
_______________________________
BÀI LÀM VĂN SỐ 6
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM, MỘT ĐOẠN TRÍCH VĂN XUÔI
I. Yêu cầu về kiến thức:
Đọc lại các tác phẩm ( các đoạn trích ) truyện và tuỳ bút đã học trong chương trình
Ngữ văn 12.
- Tóm tắt, nắm vững cốt truyện, nhân vật, chi tiết, sự việc chính của mỗi truyện; dòng
ý nghĩ, cảm xúc và những lời văn đẹp của mỗi thiên tuỳ bút.
- Nắm vững những nội dung cơ bản và đặc sắc nghệ thuật của từng tác phẩm ( đoạn
trích ).
- Chia tách từng phương diện để khảo sát, nhận xét. Tìm phương diện đặc sắc để nghị
luận:

( Đặc sắc kết cấu, tình huống truyện, ngôn ngữ, giọng văn, giá trị hiện thực và ý nghĩa
truyện,
nhân vật: số phận, tính cách, hành động, ngôn ngữ, tâm trạng, diễn biến nội tâm ; các thủ
pháp nghệ thuật: dựng chuyện, kể chuyện, dựng đoạn dối thoại )
- Ghi lại những ý kiến, đánh giá, những điều muốn bàn luận cùng cảm nghĩ vể tác
phẩm, các khía cạnh của tác phẩm ( đoạn trích ).
II. Yêu cầu về kĩ năng:
1. Ôn lại các kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý một bài văn nghị luận văn học; đặc biệt
bàn về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi; kĩ năng nêu dẫn chứng, lí lẽ, luận cứ,
luận điểm.
2. Vận dụng kết hợp tốt, phù hợp các thao tác nghị luận, nhất là các kĩ năng phân tích
và lập luận.
3. Diễn đạt phải chính xác, rành mạch, chặt chẽ phù hợp với tính chất của một bài nghị
luận văn học.
4. Đọc lại bài viết số 5 để khắc phục các lỗi về: diễn đạt, dùng từ, đặt câu, chính tả
III. Đề tham khảo:
Đề 1:“ Rừng Xà nu” là bản anh hùng ca về cuộc chiến đấu của nhân dân Tây Nguyên
trong chiến tranh chống Mĩ cứu nước. Hãy phân tích tác phẩm “ Rừng Xà nu”của nhà văn
Nguyễn Trung Thành để làm sáng tỏ nhận định trên.
Đề 2: Phân tích vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của dòng sông Hương khi chảy vào lòng
thành phố Huế trong tuỳ bút “ Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
IV. Hướng dẫn tìm hiểu đề và lập dàn ý:
Đề 1:
1. Tìm hiểu đề:
- Nội dung yêu cầu nghị luận: phân tích tác phẩm “Rừng Xà nu”( của Nguyễn Trung
Thành) để thấy được đó là bản anh hùng ca về cuộc chiến đấu của nhân dân Tây Nguyên
trong chiến tranh chống Mĩ cứu nước.
- Các thao tác nghị luận: phân tích, chứng minh, bình luận.
- Phạm vi tư liệu: tác phẩm “Rừng Xà nu”( của Nguyễn Trung Thành)
2. Lập dàn ý:

a. Mở bài:
Giới thiệu ngắn gọn những đặc điểm nổi bật về: tác giả, tác phẩm, đối tượng nghị
luận.( Nguyễn Trung Thành am hiểu sâu sắc về đời sống của con người và vùng đất Tây
Nguyên, đặc biệt là phẩm chất anh hùng của nhân dân Tây Nguyên trong cuộc kháng
chiến chống Mĩ; sáng tác mang đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn; “ Rừng xà nu là
bản anh hùng ca cứu nước”)
b.Thân bài:
*Sơ lược cốt truyện.
*.Ấn tượng đầu tiên đối với bạn đọc là hình tượng cây xà nu:
- Trong tầm đại bác của đồn giặc
- Trong đời sống hàng ngày của dân làng Xô Man.
- Tham dự vào những sự kiện trọng đại của làng.
Rừng xà nu bạt ngàn, bất tận.
Mở đầu và kết thúc tác phẩm là hình tượng rừng xà nu: thể hiện sức sống mãnh liệt, bạt
ngàn đồng thời là biểu tượng trọn vẹn cho nỗi đau, phẩm chất, sức mạnh của dân làng Xô
Man, nhân dân Tây Nguyên, của cả dân tộc, gợi ra ý nghĩa của tác phẩm.
* Hình ảnh con người:
Dân làng Xô Man:
- Cụ Mết- già làng cách mạng: được xem là cây xà nu lâu năm vững chãi; là linh hồn,
chiếc gạch nối giữa Đảng và dân làng.
+ Ngoại hình.
+ Ngôn ngữ.
+ Tính cách.
Tiếng nói của cụ là tiếng nói thiêng liêng của dân tộc với những kinh nghiệm
xương máu.
- Chị Dít ( tiếp nối từ Mai): hiện tại là bí thư chi bộ của dân làng Xô Man.
+ Ngoại hình.
+ Tính cách ( khi còn bé, lúc lớn lên )
Có thể nói, Dít là cây xà nu mà đại bác quân thù không giết nổi: gan lì, dũng
cảm, trưởng thành nhanh chóng, kế thừa và gánh vác sự nghiệp cha anh một cách vững

vàng.
- Bé Heng: như một cây xà nu con, nhanh nhẹn, hiểu biết, đầy lòng tự tin; hứa hẹn
sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
- Câu chuyện anh hùng của Tnú- nhân vật sử thi điển hình: đó là câu chuyện của
một đời người nhưng được kể trong một đêm.
+ Hoàn cảnh: mồ côi cha mẹ, được dân làng Xô Man đùm bọc, nuôi dưỡng. Sau
đó làm liên lạc cho anh Quyết, bị giặc bắt, vượt ngục trở về lãnh đạo dân làng.
Anh đã vượt qua những bi kịch cá nhân để cầm súng.
+ Khi còn nhỏ: xuất hiện trong tính cách anh hùng, sớm tỏ ra thông minh, gan
dạ, quả cảm.
+ Khi lớn lên lãnh đạo dân làng: anh đã biết vượt qua đau đớn, bi kịch cá nhân
để chiến đấu ( bất lực khi nhìn cảnh vợ con bị tra tấn, chịu đựng ngọn lửa tra tấn;
yêu thương, gắn bó sâu nặng với buôn làng, quê hương )
Chú ý: nêu dẫn chứng phải tiêu biểu, đầy đủ, nhất là những chi tiết nghệ thuật:
bàn tay Tnú, tiếng chày giã gạo của người Strá
c. Kết luận: Nhận xét, đánh giá chung về tác phẩm.
- Đặc sắc về nghệ thuật: cốt truyện khéo léo, cách kể chuyện sinh động,
giọng điệu sử thi, ngôn ngữ sử thi, nhân vật sử thi
- Qua cách khắc hoạ những phẩm chất anh hùng của tập thể dân làng Xô
Man, truyện ngắn “Rừng xà nu” được xem là bài ca về chủ nghĩa anh hùng
cách mạng của nhân dân Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
Đề 2:
1. Tìm hiểu đề:
- Nội dung yêu cầu nghị luận: vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của dòng sông Hương khi
chảy vào lòng thành phố Huế trong tuỳ bút “ Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng
Phủ Ngọc Tường.
- Các thao tác nghị luận: phân tích, chứng minh, bình luận.
- Phạm vi tư liệu: tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông”
2. Lập dàn ý:
a. Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn những đặc điểm nổi bật về: tác giả, tác phẩm, đối tượng

nghị luận.( H.P.N.T là nhà văn có vốn hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, chuyên viết
về thể loại tuỳ bút; sáng tác kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và trữ tình > Lối
hành văn hướng nội súc tích, mê đắm và tài hoa; sông Hương trong sáng tác của HPNT )
b. Thân bài:
* Sơ lược về hành trình của sông Hương ở phía thượng nguồn, khi chảy qua Trường Sơn,
khi ra khỏi rừng, ngoại vi thành phố Huế.
* Sông Hương chảy vào thành phố Huế: như tìm thấy chính mình khi gặp thành phố thân
yêu.
- Vui tươi hẳn lên.
- Kéo một hướng thẳng thực yên tâm theo hướng tây nam – đông bắc.
- Uốn một cánh cung nhẹ sang Cồn Hến.
Sông Hương mềm hẳn đi như một tiếng “ vâng” không nói ra của tình yêu.
- So sánh sông Hương với các con sông khác trên thế giới
- Sông Hương được cảm nhận từ nhiều góc độ:
+ Hội hoạ: Sông Hương và chi lưu tạo những nét thật tinh tế.
+ Âm nhạc: điệu slow chậm rãi, sâu lắng, trữ tình.
+ Tình yêu: người tình dịu dàng và chung thuỷ.
Lối biểu đạt tài hoa, lãng mạn bay bổng.
c. Kết bài:
Nhận xét, đánh giá chung vể tác phẩm, đoạn trích: đặc sắc nghệ thuật, tình yêu của tác giả
đối với Sông Hương, xứ Huế, đất nước
___________HÓt___________

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×