Đề bài: Tìm và phân tích một số mô hình sản xuất theo hướng
phát triển bền vững ở Việt Nam
Bài làm:
Trước hết chúng ta cần phải biết phát triển bền vững là gì? Phát triển bền vững
là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát triển có thể đáp ứng được những
nhu cầu hiện tại mà không tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương
lai. Ở mức độ phát triển của thế giới như hiện nay, yếu tố môi trường đang là một
thách thức lớn nhất cho sự sinh tồn của nhân loại. Phát triển bền vững là một khái
niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện
tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ
tương lai.
Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều quốc gia trên thế giới.
Mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa riêng để
hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó.
Mô hình sản xuất thì có mô hình sản xuất ngành công nghiệp, ngành nông
nghiệp và ngành xây dựng cơ bản… Chúng ta sẽ đi tìm hiểu về một số mô hình sản
xuất theo hướng phát triển bền vững ở nước ta hiện nay.
Mô hình sản xuất lúa - tôm vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trong điều kiện
thủy lợi chưa đồng bộ, trình độ thâm canh của nông dân hạn chế, nuôi tôm chuyên
canh thường xảy ra dịch bệnh, thì mô hình sản xuất lúa - tôm được đánh giá là có triển
vọng tốt nhất.
Về mặt kinh tế: Mô hình sản xuất kết hợp giữa trồng lúa nước và nuôi tôm sú
thì ngoài việc tận dụng được nguồn nước ngọt trong mùa mưa để trồng lúa, nước mặn
nuôi tôm và tạo ra giá trị hàng hóa cao hơn trên cùng đơn vị diện tích, theo điều tra có
đến 2,4 triệu ha bị nước biển xâm nhập mặn, nhiều diện tích chuyên trồng lúa hai
vụ/năm sẽ không thể sản xuất được do nước mặn tràn vào. Lúc đó, mô hình canh tác
một vụ lúa, một vụ tôm là thích hợp nhất. Sự kết hợp này sẽ đem lại giá trị kinh tế cho
các hộ nông dân bởi vì khi chỉ sản xuất một loại là cây lúa chẳng hạn thì chỉ trồng
được một vụ vào mùa mưa khi có nước ngọt, nhưng khi nước mặn tràn vào thì không
thể sản xuất còn nếu chỉ chuyên canh nuôi tôm thì tôm là một loại thủy sản khó chăm
sóc, dễ bị bệnh gây chết hàng loạt gây thiệt hại kinh tế lớn nếu như chăm sóc không
tốt. Kết hợp sản xuất lúa - tôm là một hình thức phát triển kinh tế hợp lý đem lại giá
trị kinh tế cao cho người dân và cho xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.
Về mặt xã hội: Lương thực, thực phẩm là nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống
của con người. Việc trồng lúa trên đất nuôi tôm và nuôi tôm trên đất lúa là điều kiện
để phát triển sản lượng lương thực nhằm bảo đảm an ninh lương thực và phục vụ cho
xuất khẩu lúa, đồng thời cung ứng nguồn tôm nguyên liệu cho xuất khẩu thủy sản.
Việc sản xuất này sẽ giúp người nông dân có thu nhập cao hơn góp phần nào thu hẹp
khoảng cách giàu nghèo trong xã hội. Tôm cũng là một loại thực phẩm giàu giá trị
dinh dưỡng sẽ giúp đảm bảo chất lượng dinh dưỡng trong bữa ăn cho người dân.
Về mặt môi trường: Với mô hình này thì người nông dân không chỉ sản xuất
lúa, nuôi tôm mà còn tận dụng đất các bờ bao trồng rau, màu cho thu nhập khá còn
góp phần cải tạo môi trường, cân bằng sinh thái trong ruộng nuôi, hạn chế được sự lây
lan mầm bệnh trong quá trình sản xuất. Sau khi thu hoạch lúa, gốc rạ còn lại trong
ruộng nuôi là nguồn dinh dưỡng tốt, tạo thức ăn tự nhiên cho tôm. Ngược lại, thức ăn
thừa và vỏ tôm lột chính là nguồn hữu cơ quý giá cho cây lúa phát triển. Như vậy sẽ
tiết kiệm được chi phí thức ăn cho tôm và lượng phân bón lẽ ra phải bón cho lúa. Môi
trường được đảm bảo.
Ðây là mô hình được khuyến cáo vì mức độ bền vững của nó. Ðiều quan trọng
hơn, đây còn là mô hình sản xuất thích ứng với diễn biến bất thường của biến đổi khí
hậu.
Mô hình về sản xuất rau sạch ở nước ta hiện nay
An toàn thực phẩm đang là vấn đề được quan tâm chú ý hiện nay, cuộc sống
ngày càng phát triển thì vấn đề sức khỏe ngày càng được quan tâm chú trọng hơn.
Một số địa phương đã ứng dụng thành công mô hình sản xuất rau sạch cung cấp cho
những thị trường khó tính và hệ thống siêu thị ở Thủ đô Hà Nội như mô hình trồng
rau ngót, quả lặc lày, mướp đắng, bí đỏ ở Lương Sơn cung cấp siêu thị Big C; mô
hình trồng rau an toàn ở xã Bình Thanh cung cấp cho các khách sạn của người Nhật
tại Hà nội.
Về mặt kinh tế: Sản xuất rau sạch đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản
xuất bởi lẽ rau sạch thường được sử dụng để bán trong các siêu thị vì thế giá của
chúng sẽ cao hơn nhiều so với các loại rau bán ngoài các chợ lẻ. Rau sạch không sử
dụng thuốc trừ sâu sẽ giảm được chi phí mua thuốc, chi phí thuê người phun thuốc
làm cho doanh thu cao hơn. Rau sạch được ưa chuộng rộng rãi hiện nay nó đáp ứng
được yêu cầu nâng cao đời sống nhân dân.
Về mặt xã hội: Sản xuất rau sạch sẽ giúp đảm bảo chất lượng cuộc sống cho
người dân, sức khỏe người dân được đảm bảo, làm tăng tuổi tho trung bình của người
Việt Nam. Việc sản xuất này sẽ giúp người nông dân có thu nhập cao hơn góp phần
nào thu hẹp khoảng cách giàu nghèo trong xã hội. Người dân có thể làm giàu từ sản
xuất rau sạch và làm giàu cho xã hội làm giảm tỉ lệ hộ nghèo làm cho mọi người đều
được học hành, nâng cao trình độ dân trí.
Về mặt môi trường: Mô hình sản xuất rau sạch làm giảm ô nhiễm môi trường
vì không dùng thuốc trừ sâu trong việc chăm sóc rau. Vườn rau sạch làm cho người
lao động khi chăm sóc rau có môi trường làm việc thoáng mát sạch sẽ đảm bảo sức
khỏe. sản xuất rau sạch góp phần bảo vệ cuộc sống và cải thiện môi trường.
Khẳng định sự tồn tại cũng như phát triển của bất cứ ngành kinh doanh, sản
xuất nào cũng được dựa trên những nguyên tắc đạo lý cơ bản. Yếu tố được chú trọng
ở đây là tạo ra sự thịnh vượng chung cho tất cả mọi người, không chỉ tập trung mang
lại lợi nhuận cho một số ít, trong một giới hạn cho phép của hệ sinh thái cũng như
không xâm phạm những quyền cơ bản của con người.
Phát triển bền vững là một khái niệm rất rộng lớn. Các thành tố của nó đều có
mối liên hệ với nhau một cách chặt chẽ và có những ý nghĩa khác nhau.
Ở mức độ phát triển của thế giới và Việt Nam hiện nay thì yếu tố môi trường
đang là một thách thức lớn nhất cho sự sinh tồn của nhân lọai. Bởi vì những biến đổi
của tự nhiên sẽ trở thành thảm hoạ nếu như ngay từ bây giờ chúng ta không có ý thức
và lên kế hoạch hành động cụ thể để bảo vệ môi trường và phát triển xã hội theo một
định hướng khoa học. Bởi chính con người là lực lượng làm cản trở và tàn phá tự
nhiên - xã hội mạnh mẽ nhất.