Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

10 cách giúp trẻ tạo thói quen tốt cho sức khỏe pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.96 KB, 6 trang )

10 cách giúp trẻ tạo thói
quen tốt cho sức khỏe








Nuôi con khôn lớn và khỏe mạnh là mong ước của tất cả
các ông bố bà mẹ. Tuy nhiên để tập cho trẻ những thói
quen tốt không phải là việc dễ dàng mà ai cũng có thể
làm được. Những hướng dẫn qua công việc thường
ngày sau đây sẽ giúp bạn.

1. Bạn hãy là một mô hình mẫu. Trước tiên, bạn cần phải
bắt đầu những thói quen và các bài luyện tập bắt đầu từ
mình. Điều này dễ dàng tác động đến trẻ và dễ thuyết phục
trẻ thực hiện cùng bạn. Bạn nên nhớ kỹ một điều, cha mẹ
không thể đòi hỏi ở con cái những điều mà bản thân mình
không có.

2. Sẽ dễ dàng hơn nếu cả nhà sắp xếp thời gian để cùng
luyện tập. Hãy lập một thời gian biểu chung để mọi thành
viên trong gia đình tham gia vận động và có những cuộc
đua. Bạn có thể cùng bé đi bộ, chạy bộ, chạy xe đạp, đi bơi,
chơi trốn tìm hoặc trồng hoa. Ngoài lợi ích cho sức khỏe,
gia đình bạn còn có thời gian để bên cạnh nhau.
3. Hạn chế tối đa thời gian ngồi trước tivi và màn hình
máy tính. Nhất là đối với trẻ em dưới 5 tuổi. Thói quen


xem quá nhiều phim ảnh và chơi điện tử thường dẫn tới
một lối sống ù lì, lười vận động. Vừa ăn vừa xem cũng là
nguyên nhân chính làm tăng cân, béo phì, các bệnh về tim
mạch và tiêu hóa.
4. Động viên con thực hiện những hoạt động mà bé thật
sự có hứng thú. Mỗi trẻ em cũng là một cá thể độc lập.
Hãy để con bạn tự trải nghiệm những hoạt động khác nhau
cho đến khi bé tự tìm được trò mà bé yêu thích, như thế
những hoạt động này sẽ bền bĩ và siêng năng hơn. Bạn
không nên ép bé luyện tập những hoạt động mà bạn muốn
hướng bé tới.
5. Hãy khen ngợi và tán dương thay vì chê bai và bài
xích. Ngay cả bản thân bạn cũng thích được khen về một
công việc bạn đã bỏ công sức ra làm ra. Việc khen ngợi sẽ
giúp bé có một hình tượng tốt về bản thân, dễ thành công
và tự tin hơn.

6. Đặt ra những mục tiêu và giới hạn, như hoạt động mỗi
tuần hai lần hay giảm bớt hai gói snack một tuần. Sau đó
hãy nâng cao dần mục tiêu để luyện tập cho bé một ý chí
thực hiện và có tinh thần để vượt qua những thử thách.
7. Đừng khi nào dùng thức ăn và tiền như là một phần
thưởng. Thức ăn vặt và tiền sẽ dễ dàng tạo nên cho bé
những thói quen xấu. Bạn hãy tìm ra những phần thưởng
mang giá trị tinh thần cao hơn để góp phần tạo nên cho bé
một tâm hồn giàu cảm xúc và một phẩm hạnh tốt.
8. Bữa ăn gia đình là một khoảng thời gian không thể
thiếu để tạo dựng cho các thành viên một nền tảng tinh
thần và sức khỏe vững chắc. Khi mọi người ăn cơm cùng
nhau trong không khí vui vẻ, trẻ sẽ ăn nhiều hơn những

thức ăn bổ dưỡng thay vì ăn vặt và các món snack. Bạn hãy
cho trẻ cơ hội cùng bạn vào bếp để bé “nấu” những món ăn
cho cả gia đình. Tham gia đều đặn vào bữa cơm gia đình
đều đặn sẽ giúp bé giữ được thói quen này về sau khi bé đã
trưởng thành như một việc làm không thể thiếu mỗi ngày.



9. Hãy tập cho bé thói quen đọc thành phần, công dụng
và hạn sử dụng mỗi loại thực phẩm trước khi bé mở ra.
Từ đó bạn có thể tập cho bé biết cái gì là tốt cho sức khỏe
và cái gì là không nên ăn. Đây chính là hành vi làm thay
đổi thói quen và tạo nên tính cách của một con người.
10. Nhắc nhở bé lưu tâm đến những người đang giúp đỡ
bé ở nhà và ở trường, như người giúp việc, cô giáo hoặc
bảo mẫu. Để ý những thức ăn ở trường và cách chăm sóc
của mọi người dành cho bé. Quan trọng nhất, bạn hãy tập
cho bé thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng để
biết được những chỉ số sức khỏe cần thiết.

×