Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Băn khoăn của các phụ huynh trước khi con vào lớp 1 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.23 KB, 6 trang )

Băn khoăn của các phụ huynh
trước khi con vào lớp 1

Trước một số ý kiến
của các nhà tâm lý,
giáo dục cho rằng
không nên “ép trẻ chín
non” với việc bắt trẻ 5
tuổi học trước khi vào
lớp 1. Tuy nhiên, trong
thực tế hiện nay nhiều
trẻ nếu không học trước thì sẽ có nguy cơ “tụt
hậu” so với các bạn. Chính vì vậy, nhiều phụ
huynh có con chuẩn bị vào lớp 1 hiện nay cứ "rối
như tơ" vì phải “đứng giữa hai dòng nước”.
Băn khoăn “đứng giữa hai dòng nước”
Chị Thùy Linh, ở Thành Công, Hà Nội, có con năm học tới
sẽ vào lớp 1, hiện cứ “rối như tơ” vì không biết có nên cho


con đi học trước để chuẩn bị vào lớp 1 hay không. Chị thấy
nhiều nhà quản lý giáo dục, nhiều nhà tâm lý học đều nói
không nên cho trẻ 5 tuổi học trước vì như vậy dễ khiến trẻ
chủ quan, hoặc chán học… khi vào lớp 1, rồi nào là như
vậy thì “ép trẻ chín non”, song thấy thực tế có vẻ khác xa
“lý thuyết” nên chị đã phải đi hỏi kinh nghiệm của rất nhiều
người đã có con từng học lớp 1.
Chính chị Linh cũng đã hỏi tác giả nhưng tôi cũng khó có
thể đưa ra một lời khuyên cuối cùng cho chị và thay vì trả
lời tôi chỉ có thể dẫn chứng một vài trường hợp để chị thấy
cái được và chưa được của việc cho trẻ 5 tuổi học trước


hiện nay. Đến giờ chị vẫn lưỡng lự chưa thể đưa ra quyết
định cuối cùng.
Không chỉ chị Linh mà rất nhiều người cùng có lo lắng như
chị. Chị Lê Thúy Vân (ở Ngã Tư Sở, Hà Nội) có con cũng
đang ở mẫu giáo lớn 5 tuổi, sau một hồi học hỏi kinh
nghiệm của bạn bè, chị cũng phải “cân nhắc lên, cân nhắc
xuống” nhưng đành vất vả thêm vào mỗi chiều tối đưa con
đi học trước để chuẩn bị cho năm học lớp 1.
Chị Vân cho biết, ngày nào cũng phải vội vàng với một mớ
công việc đã được lập chương trình sẵn: 17h hết giờ cơ
quan (cơ quan chị lại ở tận Trung Hòa – Nhân Chính) rồi
“phi như điên” để kịp đón con ở trường mẫu giáo ở mãi tận
Trương Định, sau đó cho con ăn qua loa rồi đưa đến lớp
học chữ ở Trung Tự cho kịp vì 17h30 con chị đã phải bắt
đầu giờ học chữ. Theo chị Vân, vì "biết làm sao được khi
hiện nay hầu như con nhà nào cũng học trước".
Chị Hạnh, ở Vân Hồ, Hà Nội, có cậu con trai đầu nay đã
học khối lớp 3, trường tiểu học Quang Trung, Hoàn Kiếm,
Hà Nội cho biết, vì trước đây không cho học trước khi vào
lớp 1 nên mỗi khi đón con và trao đổi với cô giáo chị luôn
nhận được sự nhận xét của cô giáo là cháu viết rất chậm so
với các bạn ở lớp và chữ thì xấu.
Vì vậy, suốt học kỳ đầu lớp 1 của cậu cả, ngày nào
cũng như ngày nào, tối về nhà cậu lại phải ngồi viết
bài bù trong khi các bạn thì được chơi vì đã viết xong
ở lớp. Chị không nỡ để con thua kém bạn bè và tự ti
về bản thẩn nên mỗi tối lại phải kèm cặp con. Tối nào
hai mẹ con chị cũng phải mất 2 tiếng đồng hồ “đánh
vật” với những con chữ và cả “đánh vật” với nhau,
khiến cậu bé luôn mồm kêu “con ghét nhất cái môn

tập viết này”.
Rút kinh nghiệm từ cậu đầu, giờ đến cậu con trai thứ 2
chuẩn bị vào lớp 1, chị Hạnh phải “cấp tốc” cho con đi học
trước. Theo chị, thôi thì cháu “được chữ nào thì được còn
hơn không”. Tuy nhiên, chị cũng cẩn thận tìm cho con học
tại một cô giáo đã có nhiều kinh nghiệm trong việc dạy trẻ
lớp 1 và quan trọng là phải dạy cách viết đúng và chuẩn.
Học trước cũng khổ!
Để con tự tin hơn khi vào lớp 1, nhiều phụ huynh đã cho
con luyện chữ trước lúc đến trường. Việc làm này đôi khi
khiến cả phụ huynh và học sinh rơi vào cảnh “khóc dở,
mếu dở”.
Hội trưởng hội phụ huynh khối 1, Trường tiểu học Đoàn
Thị Điểm (Khu đô thị Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội), chị
Trần Anh T. cho biết, mới 2 tháng đầu năm học 2008 -
2009, một học sinh cùng lớp với con chị đã dứt khoát
không chịu đi học nữa và chị đã phải giúp đỡ bố mẹ cháu
tìm hiểu việc này. Khi tìm hiểu chị T. được cháu kể lại,
cháu không muốn đi học vì sợ bị cô giáo phạt do viết chậm
và sai nét chữ. Chị T. lấy vở học thêm hai tháng hè của
cháu, đem so với nét chữ học tại trường hai tháng qua của
các cháu mới “tá hỏa”, vì cô giáo dạy thêm trước đó đã…
luyện sai hoàn toàn nét chữ. Như vậy, đáng ra cháu bé biết
viết chữ đúng, thế mà bị nhồi nhét toàn chữ sai nên phải
đánh vật ra… sửa lại.
Cô Trần Thị T. (một giáo viên từng dạy lớp 1 đã nghỉ hưu ở
quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết, nhiều phụ huynh đã
gửi gắm con em cho mình dạy vì sợ con vào lớp 1 không
theo kịp chương trình. Cô cho rằng, một số bài trong
chương trình lớp 1 hiện khá nặng. Bên cạnh môn Tiếng

Việt, một số bài Toán hình được đưa vào lớp 1 là khá khó
khăn cho các em như việc phải tư duy về điểm, đoạn thẳng,
đếm số hình lồng vào nhau…
Chương trình của lớp 1 hiện nay, các em học đọc chữ nào
là đồng thời học viết chữ đó luôn. Song song với việc dạy
học sinh phát âm cho đúng, giáo viên cũng phải dạy các em
cách cầm bút, cách ngồi sao cho ở tư thế đúng. Tuy nhiên,
do sĩ số học sinh trong lớp thường quá đông, với khoảng
trên 45 em/1 lớp phổ biến ở nhiều trường hiện nay trong
khi với 1 cô giáo đứng lớp thì việc đòi hỏi giáo viên phải
quân tâm và “dạy kỹ” nắn cho từng em một cách chu đáo là
rất khó. Mà thực tế việc dạy cho những trẻ được học trước
rõ ràng giáo viên sẽ nhàn hơn vì vậy nhiều giáo viên cũng
thích dạy “trẻ đã biết” hơn.
Cũng theo cô T., các cháu còn nhỏ mới bước vào lớp 1 phải
làm quen với một môi trường khác hẳn về tính “gò bó” và
“kỷ luật” so với ở mẫu giáo vì vậy đòi hỏi giáo viên lớp 1
phải rất kiên nhẫn để giúp các cháu rèn luyện và sửa sai.
Trong khi, nhiều cô giáo hiện nay “chủ quan” nghĩ rằng
hầu hết em nào chẳng học trước nên sẽ dạy theo số đông đã
biết chứ ít người thực sự tâm huyết để dạy theo số ít “chưa
biết tý nào”. Vì vậy, nhiều phụ huynh biết trước tình thế
nên đành phải gắng cho con đi học trước dù biết con sẽ "vất
vả" sớm.

×