Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Làm gì khi con nói bậy - Phần cuối pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.62 KB, 6 trang )

Làm gì khi con nói bậy
- Phần cuối

Học từ mới và khám phá ranh giới là những việc quan
trọng trong quá trình trưởng thành của con; nhưng đi
cùng với đó thường có cả việc bé dùng những từ khiến
bố mẹ đặc biệt không vừa lòng chút nào. Thật đau đầu!
Hãy cùng Webtretho chia sẻ vài kinh nghiệm để giúp
“cái miệng bé xinh thế, chỉ nói điều hay thôi”, các bạn
nhé.
Nói chuyện
Khi con đến tuổi thiếu niên thì việc nói bậy gần như là một
“nghi lễ gia nhập” vậy. Việc này quả thật không dễ dàng gì
với các bậc phụ huynh, chúng ta lo con sẽ trở thành… mối
đe dọa cho xã hội. Nhưng hãy thử nhớ lại mình đã như thế
nào khi ở tuổi như con bây giờ. Việc trẻ nói bậy có rất
nhiều lý do, và bạn cần nói chuyện với con để hiểu được
vấn đề trước khi đi đến bất cứ kết luận nào.
Nếu từ ngữ khó chịu đi cùng với thái độ hung hăng thì bạn
cần can thiệp; nhưng trong hầu hết trường hợp, đó chỉ là
cách mà các cô các cậu thêm mắm muối cho lời nói của
mình hoặc để tỏ ra là mình đã lớn. Đó là một phần của quá
trình trưởng thành. Nhưng bên cạnh đó cũng còn có một
phần khác, đòi hỏi các con phải biết cách ăn nói “phải
phép” với người lớn hơn, nghiêm túc, lịch sự. Và để học
được điều đó, con cần sự giúp đỡ, hướng dẫn của bố mẹ rất
nhiều. Một thông điệp rõ ràng về sự tôn trọng có thể đem
lại hiệu quả hơn là bạn cứ kè kè theo sau làm “công an văn
hóa” cho từng từ con nói ra.

Bố mẹ hãy giúp con hiểu vì sao không nên nói bậy. (Ảnh:


Inmagine)
Hãy giúp con hiểu rằng việc chế giễu người khác là thô lỗ,
sẽ khiến bé gặp phải rắc rối cả ở nhà, ở trường, ở sân
chơi… Có thể con bạn chỉ mới đang học về sự đồng cảm và
không phải lúc nào cũng có thể nhớ để nghĩ về cảm xúc của
người khác trước tiên, nhưng bé vẫn cần biết được mình
đang làm người khác tổn thương, ngay cả khi bé không hề
cố ý.
Giải thích
Đôi khi không hiểu một từ có nghĩa là gì sẽ khiến cho từ ấy
trở nên bí ẩn và thú vị. Cách nói “Nói như thế là không
được!” dường như quá mơ hồ với những bé nhỏ. Nếu bạn
cảm thấy con đã sẵn sàng, hãy giải thích cho con một cách
đơn giản rằng: “Đó là từ không hay để chỉ hành vi giao
phối.” Tuy nhiên với những tiếng chửi bậy và “đa dạng”
của người lớn, bạn không cần giải thích kỹ càng chúng có
nghĩa là gì, chỉ cần bé hiểu: “Đó là từ xúc phạm người
khác, con thử nghĩ xem mình đã làm người khác cảm thấy
như thế nào.”
Phải phạt thôi!
Dĩ nhiên, thưởng phạt ở mỗi lứa tuổi một khác nhau, tùy
theo mức độ hiểu biết và trưởng thành của đứa trẻ. Khi một
đứa trẻ còn rất nhỏ nói bậy, đó thường chỉ đơn giản là
chúng đang lặp lại những gì nghe được, vậy nên lờ đi, và
thỉnh thoảng nhắc rằng những từ đó “không hay, không
nên” là đủ rồi. Tuy nhiên, trẻ đến tuổi đi học, chuẩn bị vào
tuổi teen hay đang tuổi teen đều đã có khả năng tuân theo
những quy định (hay mong muốn) của bố mẹ về việc sử
dụng từ ngữ, đặc biệt là khi ở nhà. Con cần hiểu được
những gì người khác trông đợi ở mình và cần chịu trách

nhiệm về những hành động của mình.
Không chỉ cần giúp con hiểu được hậu quả của việc nói
bậy, mà bố mẹ còn phải cương quyết một khi đã đặt ra
những quy định. Đừng để việc nói bậy đạt được kết quả!
Nếu con vùng vằng nói bậy vì muốn đòi thứ gì đó, hãy chắc
chắn bé không đạt được mục đích ấy. Bạn không nên nói
rằng, “Con nói nghe không hay chút nào cả, nhưng kem
của con đây.”

Thử dùng đòn kinh tế để tác động đến thói quen của bé
xem sao. (Ảnh: Inmagine)
Và hãy nhớ rằng việc dùng những từ bậy bạ không chỉ là
cách nổi loạn của trẻ lớn, mà còn là cách để chúng chuyển
hướng sự chú ý của bạn. Vậy nên nếu bạn đang “trị tội”
quên lệnh giới nghiêm và con trốn tránh bằng cách lẩm
bẩm những lời không hay, đừng chuyển ngay sự chú ý sang
cái mồm hư kia. Tội nào ra tội ấy, “xử lý” xong việc này
hẵng chuyển sang việc khác.
Có một cách để bạn tác động đến thói quen nói bậy của
con: dùng đòn kinh tế! Mỗi tháng, bạn có thể cho con một
khoản tiền (phù hợp với tuổi của con), và cứ mỗi lần bé nói
bậy thì khoản tiền ấy sẽ bị trừ đi; đến hết tháng, bé sẽ được
“lãnh” số tiền còn lại. Với số tiền phạt thu được, bạn có thể
dùng để mua quà thưởng cho con khi thực hiện tốt, rất lâu
không nói bậy chẳng hạn.
Hoặc không dùng đến tiền, bạn có thể đưa ra quy định cứ
bao nhiêu lần nói bậy thì bé sẽ bị nghỉ một buổi chơi điện
tử hay xem TV… Con bạn sẽ tự biết quyết định việc nói
bậy kia có đáng hay không (ít nhất là khi ở nhà). Và tốt
nhất là cả nhà nên cùng tham gia, vừa tạo môi trường tích

cực cho con, vừa giúp bố mẹ rèn khả năng kiểm soát bạn
thân nữa.
Bạn thấy có lý chứ? Vậy cùng thực hiện ngay thôi nào!

×