Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Phòng tránh bệnh mùa thu - đông cho trẻ ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.68 KB, 9 trang )

Phòng tránh bệnh mùa
thu - đông cho trẻ


Thời gian chuyển mùa Thu – Đông thời tiết có vẻ đẹp,
mát mẻ đôi khi se lạnh. Nhưng thời điểm này cũng là
lúc xuất hiện rất nhiều dịch bệnh, nhất là trẻ em. Tuy
nhiên, cha mẹ vẫn có thể phòng tránh cho con trẻ bằng


cách giữ gìn vệ sinh và đảm bảo chế độ dinh dưỡng
hằng ngày.
Thủy đậu
Thủy đậu, đôi khi còn gọi là bỏng rạ là một loại bệnh cấp
tính do vi rút gây ra. Nguồn lây nhiễm chính của bệnh này
là tiếp xúc với vi rút gây bệnh, như hít phải vi rút từ người
bị bệnh thở ra trong không khí hoặc tiếp xúc gần với người
bệnh. Trẻ sẽ bị phát bệnh sau 14 – 15 ngày tiếp xúc với
nguồn bệnh. Bệnh thủy đậu nếu không được phát hiện và
điều trị sớm sẽ gây ra rất nhiều biến chứng.

Triệu chứng: Trẻ hơi sốt, nghẹt mũi, chảy nước mũi, ho,
mệt mỏi, biếng ăn. Sau một hai ngày, da trẻ nổi những mụt
nhỏ màu hồng, mộng nước ở lưng trước rồi mới lan nhanh
ra tay và chân, gây ngứa.
Phòng tránh: Cách tốt nhất để phòng tránh bệnh thủy đậu
cho trẻ là tiêm phòng. Đối với trẻ từ 1 đến 12 tuổi: chích
ngừa một lần duy nhất dưới da. Đối với trẻ hơn 12 tuổi:
chích 2 mũi, mũi sau cách mũi đầu 6 đến 10 tuần. Cách ly
trẻ với nguồn bệnh. Những trẻ đã bị bệnh, sau khi khỏi
bệnh cần được nghỉ học khoảng 10 ngày và phải vệ sinh


sạch sẽ các nốt bỏng trước khi quay trở lại trường học.

Cảm cúm

Cảm cúm là bệnh do một loại siêu vi gây ra mà trẻ em
thường mắc phải trong thời gian chuyển mùa, thời tiết thay
đổi. Các vi rút gây cảm cúm thường được lây truyền bởi
các hạt khí dung nhỏ, hạt khí dung lớn hoặc qua tiếp xúc
trực tiếp. Bệnh sẽ phát sau khi trẻ tiếp xúc với nguồn lây
bệnh từ 1 – 2 ngày.
Triệu chứng: Trẻ có thể sốt, nghẹt mũi, đau họng, ho, hắc
hơi, nhức mỏi toàn thân. Trong đó triệu chứng nghẹt mũi,
chảy mũi nước sẽ kéo dài hơn các triệu chứng khác.
Phòng tránh: Cần luôn giữ ấm cho trẻ khi thời tiết thay đổi,
nhất là các vị trí quan trọng như bàn chân, bàn tay, ngực,
cổ, đầu. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với nhiều người, nhất là
với những người có biểu hiện bị cúm. Cho trẻ uống nước
ấm, tránh ăn những thức ăn lấy trực tiếp ra từ tủ lạnh, kem,
đá. Tăng cường dinh dưỡng và vitamin C, cho trẻ uống
nước đầy đủ vào mùa lạnh để giúp trẻ có sức đề kháng.
Viêm họng

Viêm họng đa số là do các chủng vi rút gây ra. Một số trẻ
khác bị viêm họng do bị dị ứng với thời tiết lúc giao mùa.
Những trẻ sử dụng thuốc kháng sinh quá liều, nước súc
miệng hoặc các thuốc xịt họng không đúng chỉ định cũng
có thể bị viêm họng do nấm.
Triệu chứng: Vòm họng trẻ sưng đỏ. Tuyến nước bọt bị
sưng, niêm mạc họng phù nề. Trẻ đau họng, khó nuốt
thường đi kèm với triệu chứng sốt nhẹ, đau tai, ho.

Phòng tránh: Cần biết những yếu tố nào thường gây dị ứng
qua đường thở cho trẻ để phòng tránh. Đeo khẩu trang cho
trẻ khi ra đường, nhất là những chỗ đông dân cư và gần
những khu công nghiệp. Trong phòng trẻ sinh hoạt và
thoáng khí cần phải giữ cho không khí thoáng gió, ấm và
đủ độ ẩm. Tránh đưa trẻ đến những nơi đông người, nhất là
trẻ nhỏ dưới 3 tuổi.

Ảnh: Inmagine

Sốt phát ban

Sốt phát ban thường gây ra bởi vi rút sởi hoặc vi rút
rubella. Bệnh gây ra bởi vi rút sởi còn gọi là ban đỏ, bệnh
gây ra bởi vi rút rubella còn gọi là ban đào. Sốt phát ban
thường lây truyền qua đường hô hấp, hít thở chung nguồn
khí với người bệnh.
Triệu chứng: Trẻ mệt thấy mệt mỏi, đau đầu, sổ mũi, đau
họng, viêm kết mạc mắt, niêm mạc vòm họng có thể xuất
hiện những chấm xuất huyết nhỏ. Ở vị trí gần hai bên cổ,
sau tai của trẻ sẽ xuất hiện hai hạch sưng to và đau. Da trẻ
sẽ xuất hiện những nốt đỏ nhỏ li ti ở vùng mặt rồi sau đó
lan nhanh ra toàn thân và chân tay.
Phòng tránh: Cần cho trẻ chích ngừa sởi và rubella theo
chương trình tiêm chủng mở rộng. Tiêm mũi tiêm 3 trong 1
ngừa 3 bệnh: sởi, quai bị, rubella. Mũi đầu tiêm ở thời điểm
trẻ từ 1 tuổi trở lên, mũi 2 là mũi củng cố cách mũi đầu vài
năm hoặc lúc cháu bé bắt đầu đi học.
Mắt đỏ


Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ
cho trẻ giúp trẻ tăng cao
Mắt đỏ, đôi khi còn được gọi
là viêm màng kết thường được
gây ra bởi vi rút và vi khuẩn.
Nếu mắt trẻ bị đỏ đi kèm theo những triệu chứng giống như
bệnh cảm lạnh thì bệnh do vi rút gây ra. Các loại vi khuẩn
thường làm cho mắt bé tiết rất nhiều dịch vàng khiến cho
mi mắt dày lên, dính lại với nhau. Những em bé nhũ nhi
cũng thường bị viêm màng kết do dị ứng với khói thuốc
hoặc bụi bẩn. Bệnh có thể lây lan do trẻ tiếp xúc với người
đã bị bệnh, cho trẻ dùng chung các vật dụng vệ sinh cá
nhân.
Triệu chứng: Một trong hai, hoặc cả hai mắt của trẻ có
nhiều vân đỏ như những mạch máu li ti, mí mắt rủ xuống,
ửng đỏ. Các yếu tố gây viêm nhiễm, dị ứng hoặc một yếu tố
kích thích, di chuyển vào bao phủ lòng trắng rồi vào bên
trong mắt. Để chống lại yếu tố này, cơ chế phòng vệ của
mắt sẽ phản ứng bằng cách chảy nước hoặc đóng nhử
(ghèn).
Phòng tránh: Tránh cho trẻ đi bơi tại những hồ nước trong
mùa đang có dịch bị đau mắt đỏ và khí hậu đang có biến
sức đề kháng. Ảnh:
Inmagine
động. Thường xuyên giữ vệ sinh mắt, có thể dùng nước
muối sinh lý Nacl 9% để nhỏ mắt cho trẻ. Tránh tiếp xúc
với người bị bệnh và không dùng chung đồ dùng vệ sinh cá
nhân, nhất là khăn lau. Thường xuyên rửa tay sạch sẽ bằng
xà bông. Bổ sung vitamin C đầy đủ để giúp trẻ tăng cường
sức đề kháng.

Viêm đường hô hấp

Khi thời tiết bắt đầu chuyển mùa, các loại vi rút hợp bào rất
phát triển. Virus này trong không khí và khi xâm nhập vào
cơ thể trẻ sẽ dễ dàng phá vỡ hệ thống đề kháng chưa hoàn
chỉnh của trẻ em, nhất là hệ hô hấp. Đây là một loại virus
nguy hiểm có khả năng làm cho trẻ bị viêm đường hô hấp,
tùy theo từng mức độ từ nhẹ đến nặng. Bệnh lây truyền qua
đường miệng, nước bọt, tiếp xúc tay và các đồ dùng để ăn
uống.
Biểu hiện: Trẻ có thể đột ngột sốt cao, đau đầu, lạnh toàn
thân, đau toàn thân, đau họng, ho, mệt mỏi, chán ăn, khó hít
thở, tiêu chảy nhẹ.
Phòng tránh: Thường xuyên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng.
Giữ ấm cơ thể cho trẻ và hạn chế đưa trẻ đến chỗ đông
người. Đeo khẩu trang cho trẻ khi đi ra đường. Tránh cho
trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá. Bổ sung đầy đủ chất dinh
dưỡng cho trẻ. Không nên cho trẻ đi bơi ở những bể bơi
công cộng hoặc những khu vui chơi giải trí dưới nước.

×